Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, May 30, 2023

Truyện cổ: CHIẾC NHẪN CỦA VUA SA-LÔ-MÔN - Người kể: Nguyễn Khắc Phước

 



Chiếc Nhẫn Của Vua Sa-lô-môn

 

Một ngày nọ, vua Sa-lô-môn (1), người thông thái nhất thế giới, muốn thử thách sự chính trực và khôn ngoan của người đầy tớ trung thành của mình. Nhà vua triệu tập đầy tớ của mình và yêu cầu anh ta thực hiện một nhiệm vụ, biết rằng nó không thể hoàn thành. Vua Sa-lô-môn nói: "Còn 6 tháng nữa là đến Lễ Lều Tạm (2), trẫm muốn đeo một chiếc nhẫn thần trong ngày lễ. Người nào buồn nhìn chiếc nhẫn sẽ trở nên vui vẻ và người nào vui vẻ nhìn chiếc nhẫn sẽ trở nên buồn bã."

 


Người hầu trung thành ngay lập tức lên đường tìm kiếm chiếc nhẫn bí ẩn. Một tháng trôi qua, hai tháng trôi qua, người hầu đã đến thăm mọi tiệm kim hoàn và người bán rong trong vương quốc, vẫn không tìm thấy chiếc nhẫn. Hai tháng nữa trôi qua, và người hầu đã đến biên giới của vương quốc, nhưng anh ta vẫn chưa tìm thấy ai đã nghe nói về chiếc nhẫn ma thuật như vậy. Người đầy tớ trung thành ngày càng trở nên thất vọng. Với tất cả sức lực của mình, anh ta muốn hoàn thành tâm nguyện của chủ nhân, nhưng dù cố gắng thế nào, anh ta cũng không thể tìm thấy chiếc nhẫn bí ẩn. Anh chán nản và gần như bỏ cuộc, cho đến một ngày trước Lễ Lều Tạm, anh đến xưởng nhỏ của một người thợ kim hoàn nghèo trong một ngôi làng nhỏ. Người đầy tớ không còn gì để mất bèn hỏi ông thợ bạc già: “Thưa ông, ông đã bao giờ nghe nói về một chiếc nhẫn thần kỳ khiến người buồn trở nên vui và người vui trở nên buồn chưa?” Người thợ bạc già suy nghĩ một giây, lấy từ ngăn kéo ra một chiếc nhẫn nhỏ bằng đồng, mài nhẵn rồi đưa cho người hầu. Người hầu, đã mất hết hy vọng trong vài tháng qua, liếc nhìn dòng chữ trên chiếc nhẫn và mắt anh ta sáng lên. Anh ta cảm ơn người thợ bạc, trả cho anh ta một túi tiền vàng và vội vã đến cung điện của nhà vua.

 

Khi người hầu cuối cùng về đến Cung điện, Nhà vua Sa-lô-môn rất vui mừng. Ông ta không tin rằng người hầu của ông sẽ quay lại với một chiếc nhẫn. Người hầu trao chiếc nhẫn cho chủ nhân của mình, vị vua thông thái nhìn nó và nụ cười ngay lập tức biến mất trên khuôn mặt ông. Tất cả các triều thần đều tò mò muốn xem những gì được viết trên chiếc nhẫn ma thuật, và cuối cùng, khi họ nhìn vào nó, họ thấy một câu đơn giản sau: "Dù gì đi nữa, điều này rồi cũng sẽ qua" Câu nói đơn giản này chứa đựng một sự thật mà chúng ta ai phải công nhận là đúng - ngay cả khi cảm thấy như mọi thứ đang diễn ra tuyệt vời và đang đứng đầu thế giới, chúng ta phải nhớ rằng tất cả những điều này có thể biến mất vào một ngày nào đó. Mặt khác, và đây là mặt hạnh phúc của quy luật, mọi đau khổ, mọi thất vọng, mọi thời điểm khó khăn mà đôi khi chúng ta phải trải qua, những điều này rồi cũng sẽ qua đi và chìm vào quên lãng.


Nguồnhttps://www.ba-bamail.com/spirituality/king-solomons-ring-a-short-story-about-life/

 

&&&

 

(1)-King Solomon:  Theo truyền thống Kinh thánh (và một số người nói là thần thoại), Vua Solomon là vị vua thứ ba và là vị vua cuối cùng của Vương quốc Israel cổ đại.

 

(2)-The Feast of Tabernacles: Lễ Lều Tạm hay Sukkot là một lễ hội mùa thu kéo dài một tuần để kỷ niệm cuộc hành trình 40 năm của dân Y-sơ-ra-ên (Israelites) trong vùng hoang dã. Cùng với Lễ Vượt Qua (Passover) và Lễ Các Tuần (the Festival of Weeks), Sukkot là một trong ba lễ hành hương lớn được ghi lại trong Kinh thánh khi tất cả nam giới Do Thái được yêu cầu phải xuất hiện trước mặt Chúa trong Đền thờ ở Jerusalem.

READ MORE - Truyện cổ: CHIẾC NHẪN CỦA VUA SA-LÔ-MÔN - Người kể: Nguyễn Khắc Phước

QUẢNG TRỊ - Thơ Chu Vương Miện

 


QUẢNG TRỊ

Thơ Chu Vương Miện



lâu quá không làm thơ đất nước

từ khi sông núi cuộc đổi đời

bữa bữa thường ăn thêm rau chuối

quanh năm suốt tháng luộc khoai mài

người thân bạn thiết dông qua Mỹ

xứ này trơ trọi 1 mình tôi

mình tôi lóp ngóp về Quảng Trị

cổ thành gạch nát đá cùng vôi

đứng ngó giòng sông còn chẩy miết

đổ về Cửa Việt Thạch Hãn ơi?

Phan Phụng Thạch lâu rồi xanh cỏ

Ngô Xá Đạo Đầu cánh đồng ma

T.Thanh ơi em còn có sống?

đầu ngờ gần quá hoá ra xa

30 năm trước hè đỏ lửa

30 năm sau sót lại mấy thân dừa

1 bữa lang thang về 3 bến

có 1 mình ta chả tiễn đưa

bạn cũ thầy xưa giờ chết tiệt

ngôi trường nửa đổ nửa tan hoang

Quy Thiên Linh Yên mưa lất phất

còn gì ? đâu nửa buổi qua làng

dọc Hành Hoa thôn rồi trở lại

toàn hoa soan tím ngập Tri Bưu

Trường Sơn mây toả xa hút mắt

cát trắng phô ra nẻo Nhan Biều

40 năm quê miềng dư rách nát

côi nớ rú hoang ngợp thanh hao

lâu quá ta chỉ về 1 chắc

sim tím tràn lan mọc quanh rào

La Vang Trung Thượng lau lên trắng

đứng ở Phước Môn tưỏng chiêm bao

hú lên dăm tiếng tìm thân ái

xa xăm như tiếng gió thủa nào ?

tình xưa nghĩa cũ giờ tan ráo

ta về nhìn lại cả tiêu hao

trận gió quay cuồng bên Ái Tử

thì ra thổi tuốt phiá Thượng Lào


40 năm hát bà mẹ Gio Linh

bây giờ Cam Lộ núi vòng quanh

dừng lại Đông Hà nhìn Savannakhét

đất xám tro cỏ mọc tưng bừng


CVM


READ MORE - QUẢNG TRỊ - Thơ Chu Vương Miện

CHÙM THƠ TỰ THÁN - Phạm Ngọc Thái

Nhà thơ Phạm Ngọc Thái


 KIẾP SAU

 
Đi tìm thăm cụ Nguyễn Du
Mới nay mà ngỡ thiên thu hỡi người !
Tôi - Cụ mọi thứ xa vời
Người chuyên lục bát, tôi thời tân thơ
Cố nhân đứng đỉnh đầu xưa
Hậu duệ hiện đại chắc chưa ai cùng
Nước non non nước trùng phùng
Thơ riêng một cõi vẫy vùng ngàn năm
 
Tìm ông HÀN giữa xa xăm
Chỉ xin hóa một ánh trăng cùng Người
Máu xưa loang đỏ góc trời
Câu thơ để lại sáng ngời còn đau
 
Hồ Xuân Hương giờ nơi đâu
Mộ Bà đã mất, ngàn sau thơ còn (1)
 
Tiếng thu ai đó ru hồn (2)
Chào cụ Nguyễn Khuyến: Cụ còn đi câu?
 
... 
 
Kiếp sau qua cuộc bể dâu
Sông thơ bắc một nhịp cầu tôi đi
Thiên thu mai sẽ nói gì
Thi sĩ họ Phạm là chi hả trời !...

 
                       26.5.2023
 
(1)  Nghe nói: Mộ Hồ Xuân Hương trước đây được chôn bên Hồ Tây, bị mất không tìm thấy.
(2)  "Thu điếu" (Đêm thu câu cá) là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến
 
 
 
             TỰ HỌA
 
Sống thì điên đảo thế gian
Để khi nằm xuống lũ tràn, rồng bay
Cánh rồng, cánh phượng rẽ mây
Hồn nơi trái đất, thân say đỉnh trời
Tám mươi năm ở cõi người
Đọa đầy nếm đủ, để cười kiếp sau
Làm ngôi miếu phủ tường rêu
Vô vi trời đất, cao siêu mấy tầng
Thôi... Đời cát bụi trùng phùng
Ngàn thu một bức tượng đồng nước non.

 
                                PNT
                   24.5.2023
READ MORE - CHÙM THƠ TỰ THÁN - Phạm Ngọc Thái

Monday, May 29, 2023

HAI NHÂN VẬT CHÍNH – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Giáo chủ Trương Vô Kỵ do nam tài tử Lương Triều Vỹ thủ vai 
và quận chúa Triệu Mẫn do tài tử Lê Mỹ Nhàn diễn.

Đây là cảnh quay hai nhân vât chính là nam tài tử Lương Triều Vỹ thủ vai giáo chủ Trương Vô Kỵ, và nữ tài tử là quận chúa Triệu Mẫn do tài tử Lê Mỹ Nhàn thủ diễn. Hiện trường là một địa điểm cuả tỉnh Thiểm Tây. Đoàn quần hùng Minh Giáo từ Côn Luân qua Ngọc môn Quan đến địa giới tỉnh Cam Túc rồi vào Thiểm Tây mục đích là đi đón Kim mao Sư vương Tạ Tốn ngoài Băng Hoả đảo. Chỗ dùng để quay phim này rất gần Lục Liễu sơn trang cơ ngơi riêng cuả quận chúa Triệu Mẫn. Dọc đường quan lộ theo chiều Tây Đông, bên lề đường có một cái Đình. Cái đình này thuộc loại mộc đình, làm bằng gỗ, chu vi khoảng 5m, chỉ có mái lá và một cây cột cái, chung quanh trống không, đôi khi có một chiếc băng dài bằng gỗ ngồi được khoảng 4 đến 5 ngườì, nhiều điạ phương thì cũng có như vậy, nhưng nếu lợp ngói thì là cầm đài để cho các vị tài tử ngồi đánh đàn, có nơi lợp ngói goị là thạch đình. Ba cái máy camera đã được chuẩn bị phim pheo sẵn, chỉ cần thấy tay cuả Trương đạo diễn gõ nhẹ vào cái bảng gỗ nghe cách một tiếng cùng tiếng hô [action] là máy rè rè quay ngay. Tất cả là có ba cameramen, một máy chĩa vào mộc đình quay quận chúa giả nam trang và Bát thần tiễn, một máy quay về phía Tây quay phái đoàn Minh Giáo do giáo chủ Trương Vô Kỵ, tả sứ Dương Tiêu, Bạch Mi Ưng Vương và Thanh Dực Bức Vương dẫn dầu, một máy quay về phía Đông  để quay đoàn lính Mông Cổ vừa cưỡi ngựa vừa uống rượu, vừa lấy roi đánh vào lưng dân Hán, còn phía dưới thì lính Mông Cổ lấy dây cột năm ba người dân Hán lại với nhau bất kể lớn bé già trẻ, vừa đá đít, vừa lấy giáo đâm vào lưng kéo lê đi trên mặt đất. Cô gái giả nam trang ngồi trong mộc đình nói:
- Các ngươi ra bảo với chúng nó rằng “thanh thiên bạch nhật như thế này, mà làm những điều thô bỉ như vậy thì không thể coi được! Lệnh thả tất cả những người dân Hán vô tội đó ra!”

Nhưng người Bách Phu Trưởng chỉ huy đám lính Nguyên không tuân lệnh mà xông ngay vào trước mộc đình nói với người giả nam trang như sau:
- Cái mũ trên đầu ngươi đính một viên ngọc lớn, khuôn mặt lại đẹp đẽ chắc cũng là con nhà giàu có chi đây, thôi thì ngươi theo ta về quân doanh mà làm phu nhân hưởng phước?
Người giả nam trang chỉ quắc mắt một cái rồi nói với những người theo hầu:
- Giết hết, không chừa một mạng nào!
 
Quần hùng Minh Giáo đứng đối diện chỉ thấy tám vị tuỳ tùng, tay cầm cung Thước Hoạ, tay cầm ba mũi tên gắn vào cung nhả tên. Lớp lính Mông Cổ trúng tên nằm chết một đống, những tên có ngựa phi ngựa chạy cũng bị những xạ thủ này chạy theo bắn lăn xuống ngựa chết hết. Sau cái phất tay, thiếu nử giả nam trang và tám tuỳ tùng cùng phi ngựa chạy về phía Bắc...

Đứng quan chiêm một lúc, mấy vị trong Minh Giáo bàn tán với nhau. Giáo chủ hỏi ý kiến cuả tả sứ Dương Tiêu. Tả sứ nói:
- Theo ngu ý của thuộc hạ, thì vị mặc quần áo đàn ông là con gái cải nam trang, tuổi chưa quá hai chục, và tám gia nhân phát xạ một lúc cả ba mũi tên, người Hán chúng ta chưa có ai có khả năng này, cách thi triển cung tiễn thuộc vào loại cao thủ thượng thặng, võ lâm Trung Nguyên chưa bao giờ nhìn thấy, nên bổn giáo cẩn trọng là hay nhất.

Phái đoàn cao cấp Minh Giáo nhắm phía Đông đi độ hai canh giờ thì có hai vị trong tám vị xạ thủ ban sáng mặc quần áo màu đỏ đứng cung nghinh bên lề đường và ôm quyền bẩm:
- Chủ nhân chúng tại hạ, gia trang cũng ở gần đây thôi, nghe tin các vị anh hùng Minh Giáo quá đường ngay điạ phương của mình, nên lấy nghiã chủ khách kính mời quí vị vào sơn trang nghỉ ngơi, xơi tạm chén rượu nhạt kết nghiã giang hồ!
 
Sau lúc bàn thảo, mọi ngươì đều đồng ý đi theo hai vị xạ tiễn vào Lục Liễu sơn trang. Sơn trang này trồng toàn một loại cây dương liễu, lối đi trải sỏi trắng, có hồ rộng và có nhiều lầu các. Dưới hồ toàn một loại tuý tiên linh phù [tức hoa thuỷ tiên] và trên các thì treo nhiêu bức cổ hoạ cùng thư hoạ. Chủ nhân là một thiếu nữ khoảng mười tám tuổi, nhan sắc coi có lẽ được liệt vào loại đại mỹ nhân! Sau đó là một màn tiếp tân chiêu đãi rất ư là lịch sự diễn ra.
 
*
Giáo chủ nhìn chung quanh bốn mặt hầm, chung quanh bờ tường bằng sắt đúc, hầm cao khoảng một trượng bên trên có tấm mửng cũng bằng sắt che kín mít. Cũng chỉ vì miếng ăn hớp rượu mà ra nông nỗi như thế này, toàn bộ đầu não Minh Giáo thì ngôì tụng Hoả Ca chờ chết? Mình là giáo chủ tối cao thì bị nhốt hầm sắt này. Cô nương giả trai thì cười không ra cười diễu không ra diễu! 

Trương Vô Kỵ hét lớn lên:
- Hãy thả ta ra?
Cô nương giả trai bèn hô hoán lên:
- Bọn bay đâu? Mở chốt cửa cho chúng ta lên! Gọi chiếu lệ vài câu, rồi cô nàng xả lả nói:
- Giáo chủ thấy chưa? Bọn nô bộc cuả ta đã đi làm công chuyện hết rồi, đợi khi chúng về, không thấy ta chúng sẽ mở cửa hầm cho giáo chủ cùng ta lên!
 
Trương Vô Kỵ ngẫm nghĩ đúng mắc vào kế “Điệu Hổ Ly Sơn” dụ cọp ra khỏi rừng. Bây giờ dù có tuyệt thế võ công nào Cửu Dương thần Công nào Càn Khôn Đại Na Di tâm Pháp cũng bó tay! Chết thì không có gì đáng tiếc? Nhưng chết lãng nhách thế này mơi sau có ngươì biết được đọc được cười không ngậm mồm lại nổi mới thiệt là khổ! Thế rồi ba máu sáu cơn nổi lên, giáo chủ bèn xé ngay một khoảng gấu váy cuả cô nàng, lau xuống đế giầy, nhét ngay vào mồm cô ả. Cô ả chỉ dùng tay xua xua, ý noí là “ thối quá thối quá”. Cũng chả ăn thua nhằm nhò gì thì giáo chủ bèn rút miệng vải dơ đó ra khỏi miệng cô ả. 
Cô ả bèn nói to lên:
- Ngươi có muốn biết ta là ai không?
- Biết hay không thì để làm cái quái gì?
 
Thế là dùng võ cũng không xong, dùng văn xin tha ra cũng không được thôi thì cũng đành xử đến võ liều. Nghĩ là làm liền, giáo chủ đè ngay cô ả ra sàn hầm, cởi giầy cởi vớ cả hai chân nàng ra dẹp vào một chỗ bên cạnh và dồn hết nội lực vào những ngón tay cuả hai bàn tay thi triển môn võ công “ Cù”. Cù tưới hạt sen cù loạn xà ngầu.
 
*  
Bên ngoài đồng hoang thì Tiểu Chiêu đang hai tay cầm hai cờ lệnh lấy ở trong người tả sứ Dương Tiêu, đứng trên một mô đá cao phất tới phất lui điều khiển “Bát Môn Kỳ Trận” huy động Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ tức là Ngũ hành Kỳ chống lại sự ồ ạt tấn công của quân nhà Nguyên. Còn các cao thủ trong Minh Giáo thì thoi thóp thở chờ chết! Lúc giáo chủ Trương Vô Kỵ ôm được một mớ củ thuỷ tiên mầu đỏ [tuý tiên linh phù] về tới nơi, sai cấp kỳ vắt nước cho các đaị hiệp trung hiệp uống. Uống xong mọi người thở phào lai tỉnh bình an vô sự. Ngay lúc đó có một tiếng tù và u u  dài từ xa vọng lại, và tiếng nói trầm hùng của một trong tám vị xạ tiễn:
- Quận chúa lệnh cho Thiên phu Trưởng rút quân ngay lập tức, bất tuân chém đầu!
 
Đoàn quân Mông Cổ kẻ trước người sau, kẻ trên ngựa kẻ dưới đất lẳng lặng cuộn cờ thu trống rút lui có trật tự. 
 
chuvươngmiện

READ MORE - HAI NHÂN VẬT CHÍNH – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện

Sunday, May 28, 2023

ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN - Châu Thạch




MƯA KHỎA THÂN GIỮA BỤI TRẦN
  
Mưa khỏa thân - giữa bụi trần
Giọt như khóc - giọt phân vân kiếp người
Bên này mưa có biếng cười
Bên kia mưa ngủ quên lời yêu thương
Em khuấy mưa - giữa vô thường
Anh giam câu hứa dặm trường lụy mưa
Lời mồ côi - ủ mầm xưa
Trói mưa trần trụi người chưa thấy về
Mưa lay gió cả bốn bề
Đông tây nam bắc nhiêu khê ơi buồn
Giọt sám hối - giọt trào tuôn.
Cho anh nợ một giọt chôn mộ tình.
                
                                  Dung Thị Vân
 
ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN    
                                                                      Châu Thạch
 
Buổi trưa mùa hạ. Nóng ngủ không được. Đọc bài thơ về mưa cho lòng mát hơn. Không ngờ, đọc bài  thơ “Mưa Khoả Thân Giữa Bụi Trần” của Dung thị Vân làm ngủ không được thêm. Ngủ không được là vì cái tựa đề của bài thơ và bài thơ khó hiểu quá. Ngủ không được cũng tại vì bài thơ khó hiểu mà lại cảm thấy hay, thấy thích thú, thấy tâm hồn rung động, kích thích trí suy tư của mình.

Mưa thì có mưa phùn, mưa rào, mưa đá hay mưa to, mưa nhỏ v.v chớ làm gì có mưa khoả thân. Khoả thân được định nghĩa là trần truồng, là loả thể, là con người ở trạng thái không mặc áo quần. Do đó mưa thì không thể nói khoả thân được, vì mưa không phải là người.
Vậy tại sao nhà thơ Dung Thị Vân lại dùng cụm từ “Mưa Khoả Thân”?  Ai muốn hiểu thì người ấy phải tự suy tư.  Tuỳ theo kiến thức, tâm tư, tình  cảm, tuỳ theo mức độ lảng mạn của tâm hồn mình  mà mỗi người sẽ hiểu một cách hoặc giống nhau hoặc sẽ khác nhau.  Với tôi,  mưa khoả thân là cụm từ nhà thơ chỉ một cơn mưa rất lớn, mưa như trút nước, mưa ngập khắp nơi, nước chảy thành dòng thành suối trên các con đường.

Mưa khoả thân cũng có thể là không có mưa gì cả, đó chỉ là một cơn xáo động  tâm hồn, nên tác giả tưởng tượng, nên tác giả  hư cấu hoặc hoang tưởng trong đầu mình. Giãi thích nầy có lý thêm vì câu thơ đầu tiên tác giả viết “Mưa khoả thân – giữa bụi trần” . Bụi trần được hiểu là cuộc sống thực, khổ não, là khổ đế trên trần gian, chớ bụi trần không phải là một vùng thiên nhiên có cảnh vật cho mưa xuống làm ướt được . Vậy câu thơ “Mưa khoả thân – giữa bụi trần”có thể hiểu là một sự biến động  lớn trong tâm hồn khi đứng trước nghịch cảnh xảy ra giữa cuộc đời của tác giả bài thơ.

Cái hay của cụm từ “Mưa Khoả Thân” là, ta đọc và ta biết đây không phải là một trò chơi chữ lố bịch. Ngược lại đây là một cụm từ có tính chất trừu tượng. Linh tính hay giác quan ngoại cảm của ta hiểu được cụm từ “Mưa Khoả Thân” chứa đựng  những điều bí hiểm làm kích động  cho trí tưởng tượng của ta để suy đoán, để suy luận, và để suy diễn.
Tạm hiểu cụm từ “Mưa Khoả Thân Giữa Bụi Trần” là như vậy, bây giờ xin mời cùng đi vào khổ đầu của tác giả:

Mưa khỏa thân - giữa bụi trần
Giọt như khóc - giọt phân vân kiếp người
Bên này mưa có biếng cười
Bên kia mưa ngủ quên lời yêu thương

Khổ  thơ vào đề khẳng định thêm đây là cơn mưa trong lòng tác giả nhiều hơn là cơn mưa ngoài trời, bởi cơn mưa ngoài trời thì giọt mưa rơi giống nhau, không thể có “Giọt như khóc” tức là giọt rơi nặng, “giọt phân vân kiếp người” là giọt rơi chậm, rơi nhẹ nhàng, bởi cơn mưa ngoài trời thì tác giả chỉ biết “Bên nầy mưa có biếng cười”chớ không  thể biết “bên kia mưa ngủ quên lời yêu thương”, trừ ra tác giả có thần thông. Tất cả hình ảnh diễn tả cơn mưa khoả thân trong thơ chẳng qua là nhà thơ tự sự diễn biến xảy ra trong lòng mình, trong con tim đơn phương nhớ thương người xa cách của mình.
Vậy thì, dầu có mưa ngoài trời hay chỉ mưa trong lòng, hoặc mưa ngoài trời kích thích cho mưa trong lòng nặng nề thêm, thì khổ thơ vào đề cũng cho ta biết tác giả nhớ cố nhân, trách cố nhân. Bên nầy mưa biếng cười, vì nhà thơ suy đoán, trách cứ  người “Bên kia mưa ngủ quên lời yêu thương”, lời đã hứa hẹn cùng tác giả năm xưa.
Qua khổ thơ thứ hai nhà thơ dùng những động từ “khuấy”, “giam”, “ủ”, “trói” để vừa diễn tả trạng thái kích động trong lòng vừa diễn tả hình ảnh cơn mưa khoả thân đầy kịch tính:

Em khuấy mưa - giữa vô thường
Anh giam câu hứa dặm trường lụy mưa
Lời mồ côi - ủ mầm xưa
Trói mưa trần trụi người chưa thấy về

“Em khuấy mưa – giữa vô thường” có nghĩa là em làm cho  những biến động tâm hồn nhớ, thương, than, trách, hờn giận bùng phát. Đời là vô thường mà tác giả còn khuấy cho cơn mưa tắm  ướt sự vô thường đó nghĩa là làm cho sự đau khổ tăng lên. “Anh giam câu hứa dặm trường luỵ mưa” có nghĩa là anh mãi làm lữ khách trên dường đời gian khó nên không thể nào thực hiện lời hứa năm xưa quay về với em. “Lời mồ côi” là lời không cha không mẹ, có nghĩa là lời không bảo đảm, không chứng cớ. “Ủ mầm xưa” có nghĩa là những lời hứa hẹn năm xưa luôn nhớ trong lòng của nhau. “Trói mưa trần trụi nghĩa là cầm tù cơn mưa hay những cảm xúc đau thương trong lòng còn mãi, giữ sự ướt át trong lòng mình như cơn mưa không chịu dứt bao giờ. Trói mưa hay cầm tù cơn mưa hay cơn mưa không chju dứt bao giờ chỉ vì “người chưa thấy về”.  Cả khổ thơ diễn tả sự uất ức chất chứa trong lòng và lời kể lể bày tỏ sự  nhớ thương triền miên trong con tim yêu ốm đói tình yêu!

Thế rồi bài thơ được chuyển qua khổ cuối, những giọt mưa khóc, những giọt mưa phân vân bây giờ thành giọt sám hối, giọt trào tuôn:

Mưa lay gió cả bốn bề
Đông tây nam bắc nhiêu khê ơi buồn
Giọt sám hối - giọt trào tuôn.
Cho anh nợ một giọt chôn mộ tình.

Tất cả những giọt mưa trong cơn mưa khoả thân  đều mang tâm trạng, tâm sự của thi nhân. Như vậy cơnMưa Khoả Thân Giữa Bụi Trần” có ý nghĩa là trút bỏ  hết những mảnh vải che dấu ái tình, bày  trần trụi sự thật những gì tình yêu xảy ra trong thực tế và trong sâu kín tâm hồn.
Khổ thơ cuối cùng cho thấy cuồng phong bão táp “mưa  lay gió cả bốn bề” xảy ra trong lòng tác giả. Tác giả đinh ninh rằng tình xưa đã chết vì anh, vì anh đã chôn nó xuống mồ mà không cả nói một lời từ biệt, dầu là một lời từ biệt nhẹ và nhỏ như một giọt mưa, đến nỗi em tự xem như đã “Cho anh nợ một giọt chôn mộ tình”

Thơ của Dung Thi Vân thường là thanh thoat, dễ hiểu, đẹp như những cách bướm màu bay trong vườn hoa làm bắt mắt chúng ta. Tuy thế, thỉnh thoảng nhà thơ có những từ, những cụm từ hay những bài thơ rất trừu tượng, rất khó hiểu, có thể làm đau đầu người khó tính, nhưng cũng có thể làm thăng hoa cho những tâm hồn đồng điệu, hiểu được thơ ấy bằng suy luận, suy đoán, suy diễn hay bằng giác quan ngoại cảm của mình.

Tất nhiên hiểu bằng suy luận, suy đoán, suy diễn  và giác quan ngoài cảm thì khó chính xác, chỉ là để thư giản, có năm ba phút vui với  thơ thôi.
Vậy cho nên Châu Thạch tôi thành thật xin lỗi tác giả Dung Thị Vân và quý ban đọc về những sai trật mà tôi đã viết lên đây. Mong được cười xoà tha thứ!
                            
Châu Thạch

READ MORE - ĐỌC “MƯA KHOẢ THÂN GIỮA BỤI TRẦN” THƠ DUNG THỊ VÂN - Châu Thạch

KHA VÀ EM, XIN MỘT LỐI VỀ GIỮA TIM EM – Thơ Khê Kinh Kha


   
                    Nhà thơ Khê Kinh Kha                    


Kha và Em
 
tôi và em tuy hai mà một
Nên em buồn tôi có vui đâu
Khi mùa thu rơi đầy lá úa
em thẩn thờ Kha cũng âu sầu
 
Kha và em tuy hai mà một
Kha phương này ngồi ngắm sao đêm
Sao nơi kha chứa đầy thương mến
sẽ rơi tình vào trái tim em
 
Kha và em tuy hai mà một
hai con tim một thuở yêu nhau
hai phương trời nhưng chung nỗi nhớ
tình đã trao mộng ước dài lâu
 
Kha và em tuy hai mà một
hai phương trời xa qúa em ơi
nhớ nơi kha bao la như biển sóng
tình nơi em thương nhớ có lên đầy?
 
kha và em tuy một mà hai
hai con tim thổn thức bao ngày
tim nơi kha nhỏ từng giọt lệ
tim nơi em mưa có giăng đầy?
 
anh và em tuy một mà hai
em trách hoài nên mộng thêm vơi
em hững hờ nên đời quá tội
chua xót nào như cỏ mọc muôn nơi
 
kha và em tuy hai mà một
em và kha tuy một mà hai
ôi xa cách tình ngàn hoang vắng
đời cô liêu chỉ một mình anh
mai hồn chết bên bờ hiu quạnh
xin gió trời đưa tình kha về bên em
 
 
Xin một lối về giữa tim em
 
Đời vui từ độ em đến đây
Đến đây em ngự giữa tim tôi
Ôi từ nay trong từng hơi thở
tôi nhớ em nhiều, em yêu ơi
 
có phải biển xanh là mắt em
mây trời là tóc xõa buông mềm
có phải vì em mà thao thức
thao thức mình tôi đã bao đêm
 
có phải em mang tim cỏ dại
em mang mật ngọt gieo giữa đời
mang bao khao khát cùng ước vọng
em ru tình tôi, ru đời tôi
 
kiếp này xin nguyện mãi yêu em
yêu em với tất cả tim mình
dù đời có chia trăm nghìn lối
xin một lối về giữa tim em
 
khê kinh kha
 
READ MORE - KHA VÀ EM, XIN MỘT LỐI VỀ GIỮA TIM EM – Thơ Khê Kinh Kha