Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, August 26, 2016

CHUYỆN VỀ MẸ NHÀ THƠ YẾN LAN - Lâm Bích Thủy

                 
          Nhà thơ Yến Lan lúc 
cộng tác với tạp chí TTTN




           CHUYỆN VỀ MẸ NHÀ THƠ YẾN LAN 
                  Trích: Hồi ký về người cha là thi sĩ

     Bà nội tôi mất khi cha tôi còn nhỏ xíu nhưng bà luôn hiện hữu trong cuộc sống của gia đình. Theo lời kể của cha, Bà nội vừa đẹp người vừa đẹp cả nết; phụ nữ trong huyện ít ai bì kịp. Bà rất khéo taycái tâm chứa nhiều đức độ và rất thông minh, lại hiền lành, tốt bụng nên bà con xóm giềng thương lắm. Nói nôm na theo kiểu hiện đại – trong bà hội đủ đức tính của người phụ nữ thời Phong Kiến “ngôn, dung, công, hạnh”. Ba tôi rất tự hào về người mẹ của mình.  Ông có thơ:

       MẸ TÔI

Thuở ông ngoại bút nghiêng lận đận
Câu đối trướng đã chán nghề gieo vận
Sinh ra mẹ tôi xinh gái nhất làng
Không hát xướng, chống chèo, chỉ ham may vá
Bạn chài lưới thường vào đổi cá
Trả công khâu từ chiếc yếm, cái màn
Hăm mấy tuổi đầu, mẹ mới sang ngang
Trên đôi mắt vừa gạt khô ngấn lệ..

     Mẹ cậu Lang khéo tay, vì không đủ tiền mua chiếc máy Singer giá 120đ  Đông Dương; trong khi hàng tháng, nhà chỉ dám tiêu pha từ 5- 10 xu. Nên bà mở hiệu may tay tại nhà, ở phía bên kia sông Côn. Bà may khéo, đường kim mũi chỉ đều như hạt gạo, thẳng như may máy. Tài thêu, rua của bà không chê vào đâu được: chim, cò, rồng rắn qua tay bà, chúng như động đậy. Vì thế, trong huyện, có tới ba cửa hiệu, nhưng phần lớn, nhà giàu, quan lại hầu hết đềđến nhà bà thuê may, vá hoc thêu thùa. Nhờ vậy, khi bà còn sống mà cuộc sống của gia đình cậu Lang rất ổn định.
  
     Tiếng lành đồn xa. Lần nọ, quan huyện cho vời bà vào dinh. Chân bà vừa chạm bậc thềm cửa chính; quan đã hỏi để đáp trả câu chào của bà:  
       Nghe nói bà rất khéo tay, vy bà may cho ta bộ lễ phục
     Dừng giây lát, quan tiếp: 
     - Người ta còn bảo rng làm  ăn đó, đúng vậy không bà? Nếu đúng, ta thách bà lấy được của ta, dù chỉ một rẻo vải nhỏ cũng sẽ được trả công hậu và còn được thưởng cho thúng gạo. Nếu không, coi như bà may không công cho ta đấy”. 
     Mẹ cậu Lang lễ phép cúi đầu đồng ý. (Lúc này mẹ cậu còn rất trẻ).    
                                                                              
     Để dễ bề kiểm soát, quan buộc bà vào nhà quan để may; chiều tối mới được về. Và để chắc ăn, trước khi đưa bà ra cửa, gia nhân khám người bà không sót chỗ nào, rồi kèm tới tận cổng. Sau đó, vào nhà, kiểm tra cẩn thận lại từng viên gạch, xó xỉnh, không để sót một rẻo vải thừa nào. Cứ như vậy, sau vài ngày may, thêu, mẹ cậu Lang trình quan bộ lễ phục. Cầm b l phục lên xem, quan gật gật cái đầu ra vẻ hài lòng và tủm tỉm cười rồi tấm tắc khen:
     – Chà, chà! quả lời đồn không sai; bà khéo tay quá, đường kim, mũi chỉ thật tinh xảo. Chỉ có hai màu vàng đậm, nhạt mà ta nhận ra các con vật trên áo, tài hoa thật!

      Thấy quan khen mà không đả động đến tiền công; bà hiểu ngay là ngài thực hiện lời hứa vì  chưa chứng minh được “Làm nghề nào ăn nghề đó”. Bà đành lẳng lặng tay không ra về, trước sự đắc ý của các gia nhân nhà quan!

      Thế rồi, hai hôm sau, gia nhân nhà quan tới mắng vốn:
      – Bà may kiểu gì vậy, may hôm nay có việc quan phải mặc lễ phục, vmới xỏ tay vào, chỉ đã tuột hết. Bà mau vào khâu lại cho quan, kẻo quan gin.
                                
     Vậy là trúng kế của mẹ cậu Lang rồi. Không phải bà may dối mà đó là chủ ý để dẫn đến việc nhà quan phải mời bà vào lần nữa. Lần này, nhà quan không bận tâm đến vấn đề vải thừa. Chỉ có việc khâu lại chỗ bị tuột chỉ, có gì phải lo? Song, chính lúc này, mẹ cậu Lang mới có cơ hội lấy được vải thừa để minh chứng cho ngài thấy “làm  ăn nấy” là chuyện thường ngày ở huyện. Mảnh vải bà lấy được to bằng cả lưng áo, bà lận ở trong, phần trên lưng. Bà may khéo đến độ không ai phát hiện ra. Bà tin, dù muốn hay không, quan cũng sẽ gọi bà vào sửa lỗi này. Sau đó bà cẩn thận may lại áo cho quan rồi về.

      Ngay chiều hôm đó, bà đem mảnh vải trình quan để lấy tiền công và gạo thưởng. Cầm mảnh vải khá to trên tay, quan gật đầu, thán phục. Ngài hỏi bà cách lấy. Mẹ cậu Lang thật thà tường thuật lại cho quan nghe. Nghe xong, quan không giận mà khen sự nhanh trí, giảo hoạt của bà. Ngài nói “Bà xứng đáng được hưởng những gì ta đã hứa”. Quan gọi người nhà mang tiền và thưởng cho bà thúng gạo. Ngài không quên nhắc lại “làm nghề nào ăn nghề đó không sai.

      Khi mẹ cậu Lang mất, bà được an táng tại Gò Nổ, cách đường xe lửa 500m (nay gần Đài phát sóng thị xã An Nhơn). Thầy địa lý có nói “Sau này, gia đình ông phát về văn chương, ở con trai thứ.” Có lẽ thầy địa lý đã đúng! Em trai thứ – Lâm Huy Nhuận đã học và kiếm cơm bằng cây bút và giấy mực với chức danh nhà báo, nhà thơ tại Đài Tiếng Nói ViNam.

     Bà nội tôi mất lúc ba chưa đầy 6 tuổi (dương). Hình dáng bà chỉ mờ mờ, lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí, nhưng được ông khắc họa rất nét bằng ký ức của người cha  

             DÁNG MẸ

Tưởng tượng không ra hình dáng mẹ
Đêm dài con thức vẽ chân dung
Thôi đành mượn nét xưa cha kể
Trên mỗi kim còng  một sống lưng
          
     Có một thực tế, luôn hiện hữu trong dòng họ Lâm nhà tôi. Đời nào cũng vậy, nghèo kiết xác, cuộc đời luôn gặp gian truân và trắc trở. Hình như điều đó, được trời ấn định từ ngày xưa! Vô tình, có chị cán bộ xem lý lịch của tôi, chép miệng vẻ cảm thông “Ai mang họ Lâm nghèo đến ba đời em ạ!” Tôi bị câu nói chị ám ảnh hoài. Không biết chị dựa vào đâu mà nói vậy!”                                      
     Nhưng quả thật, nó vận đúng vào ba đời họ Lâm nhà tôi đến thế! Tôi không biết đời ông cố; nhưng ông nội, các cô, bác, họ hàng nhà tôi tại thế kỷ này vẫn là những người nghèo nhất thị trấn An Nhơn.
  
     Nay quê nhà được lên Thị xã. Điều này chắc chắn cái nghèo của họ Lâm nhà tôi có lẽ đã đến lúc nói lời tạm biệt rồi nhỉ, phải không các bạn!?
                                                                            Lâm Bích Thủy


READ MORE - CHUYỆN VỀ MẸ NHÀ THƠ YẾN LAN - Lâm Bích Thủy

NHƯ LÁ NGÂY NGÔ - Thơ Hoành Trần


Ảnh đại diện của Hoành Trần
      Tác giả Hoành Trần




NHƯ LÁ NGÂY NGÔ

Lá rơi có phải là thu?
Chút se sắt lạnh chút mù là đây!
Tình thu vừa chớm hao gầy,
Đem đong sợi nhớ hốt đầy giọt thương.
Bên ni áo tím tan trường,
Để ai ngơ ngẩn vấn vương nỗi đời.
Rứa thôi mùa thu vàng ơi,
Phương xa chừ lượm lá rơi xếp vòng,
Vòng nào đã níu gót hồng!
Níu hoài chỉ được cõi lòng đắng cay.
Thu qua mà nào có hay,
Đông về cho buốt má hây hây dòn,
Em xưa đâu còn hiền ngoan,
Ta chừ cũng lắm đa đoan sự đời,
Xin lỗi em tạ lỗi người.
Nhớ quên quên nhớ khóc cười ngây ngô!
                                            Hoành Trần
                                                26/8/16


READ MORE - NHƯ LÁ NGÂY NGÔ - Thơ Hoành Trần

SẼ CÓ MỘT NGÀY - Thơ Hiệp Kim Áo Tím



                 Hiệp Kim Áo Tím


SẼ CÓ MỘT NGÀY 

Sẽ có một ngày anh về thăm.
Đà Lạt bao thay đổi thăng trầm.
Con dốc nhỏ buổi chiều tắt nắng.
Bất chợt mây mù mưa lâm râm.
Bên hồ nhè nhẹ bước chân ai.
Thu về lặng lẽ lá vàng phai.
Một đời nhung nhớ bên đồi vắng.
Anh nhớ thương hoài đôi mắt nai.
Sẽ có một ngày ta gặp nhau.
Tóc đen ngày ấy đã phai màu.
Mắt nai trong vắt đâu còn nữa.
Chỉ còn vương vất một niềm đau.
Sẽ có một ngày anh trở về.
Ngắm vườn hoa tím thỏa đam mê.
Nhỏ ơi, vắng nhỏ sao buồn thế, 
Một mình lặng lẽ buồn lê thê.
Sẽ có một ngày về bến mơ
Lòng buồn anh viết vội dòng thơ.
Tặng người yêu dấu giờ xa vắng.
Như cánh chim bay nẻo xa mờ.
                 Hiệp Kim Áo Tím
               Đà Lạt – 16/09/2015 


READ MORE - SẼ CÓ MỘT NGÀY - Thơ Hiệp Kim Áo Tím