Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, December 3, 2019

GẶP LẠI BẠN XƯA - Thơ Tịnh Đàm


 
          Nhà thơ Tịnh Đàm


GẶP LẠI BẠN XƯA
(Gửi tặng bạn Phương Cần Thơ)

Tình cờ, mình gặp nhau đây
Tóc xanh giờ bạc hao
Còn mình, phố thị mưu sinh gầy nét xưa !
Phận người, thế sự đẩy đưa
Bạn xa phố thị, nắng mưa ruộng đồng .

Trời mênh mông, nước mênh mông
Nợ cơm áo vẫn bận lòng sớm, hôm.
An nhiên, tự tại tâm hồn
Nụ cười, ánh mắt thảo thơm nghĩa tình.


Cơm rau hai bữa tâm tình sẻ chia.
Hẹn lần... cứ hẹn thìa lia
Con yêu, vợ quý mai kia đủ đầy.

Vợ thì an phận thợ may
Xích lô thời hết đặt bày cuộc chơi !
Thôi thì... vé số cầm hơi
Quên đi những tháng năm đời trả vay !

Tuổi già đến sớm nào hay
Cười khan một tiếng... thương thay cuộc đời !
Gặp đây, xin có đôi lời
Mai xa còn nhớ tình người... trong nhau.

                                                   TỊNH ĐÀM

READ MORE - GẶP LẠI BẠN XƯA - Thơ Tịnh Đàm

MÙA PHƯỢNG | KHÓI SƯƠNG KỶ NIỆM | MÀU XANH THUỞ NỌ - Chùm thơ Nguyễn Trung Giang

Nhà thơ Nguyễn Trung Giang



MÙA PHƯỢNG

Giả từ áo trắng ra đi
Dùng dằng sách vở níu ghì chân son
Bụi bay lên mắt mi buồn
Tìm trong nhau chút dỗi hờn...  rồi xa
Phượng rơi đốm lửa tình hoa
Đường chung áo trắng vậy mà lạc nhau
Em đừng buông thả ngón sầu
Để ta nắn nót bể dâu cung đời
Mai đây chia biệt phương trời
Nhớ thương áo trắng thành lời yêu em
Bên bờ kỷ niêm gọi tên
Phượng rơi tan tác trên miền dấu yêu



KHÓI SƯƠNG KỶ NIỆM

Làn khói uốn trong đêm
Vẩn vơ dòng hư thực
Lượn quanh miền ký ức
Bay về lối không tên

Em thả nhớ lên mây
Ta bồng bềnh lãng tử
Cùng mơ cùng lở dở
Cùng nhập cuộc hao gầy

Ngày em chưa qua sông
Ta gập ghềnh mơ ước
Ngày em đi lấy chồng
Ta hốt hoảng chờ mong

Dòng trôi hai chiếc bóng
Hai phương trời ngóng trông
Đêm thức cùng thơ dại
Nồng nàn tiếng thủy chung



MÀU XANH THUỞ NỌ

Chắc em còn giữ lại
Chút tình của ngày xưa
Nên ta hoài lục lọi
Trong vũng nhớ vô bờ

Ta dốc lòng cạn kiệt
Viết lên em tứ thơ
Em chưc chờ ly biệt
Ta ngậm nỗi mong chờ

Tim lúc nào cũng cháy
Em cứ như thờ ơ
Câu thơ tình dễ gãy
Thành sương khói neo bờ

Cảm ơn em ngày xưa
Không theo ta làm vợ
Nên màu xanh thủa nọ
Vẫn theo ta đến giờ

Em ở phương trời nào
Còn có chút tương tư
Nhớ nhung mùa dang dở
Còn buồn đến mai sau

Thương màu xanh thủa nọ
Đẹp hai đứa chúng mình
Dẫu còn trong kỷ niệm
Ngày xưa vẫn lung linh

READ MORE - MÙA PHƯỢNG | KHÓI SƯƠNG KỶ NIỆM | MÀU XANH THUỞ NỌ - Chùm thơ Nguyễn Trung Giang

GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ - Tạp văn của Hoàng Đằng


  
                  Tác giả Hoàng Đằng


GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
                              Tạp văn của Hoàng Đằng

Có người hỏi tôi: “Vì sao sáng tạo chữ Quốc Ngữ là công trình của nhiều người, mà bây giờ khi nói đến chữ Quốc Ngữ ai cũng chỉ nghĩ ngay đến giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ)?”

Trước khi tìm hiểu và suy luận để có câu trả lời cho câu hỏi trên, tôi xin giải thích mấy từ “Chữ Quốc Ngữ”.

“Quốc”“nước”, “ngữ”“tiếng nói”; “quốc ngữ” là tiếng nói của người trong nước. “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân” đều nói thứ tiếng ấy, nên thứ tiếng ấy được gọi là quốc ngữ. Người xưa gọi là “quốc âm”
(Quốc Âm Thi Tập, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị…)

Chữ ghi lại tiếng nói ấy là “chữ Quốc Ngữ”, “chữ Quốc Âm”. Còn Quốc Gia Văn Tự thì khác, Quốc Gia Văn Tự là thức chữ (văn tự) được dùng trong việc công, trong chính quyền; dân trình bày gì lên chính quyền, chính quyền phổ biến gì xuống dân bằng văn bản thì văn bản phải được viết bằng thứ chữ ấy.
Vì vậy, chữ Hán, dù không thể hiện tiếng nói người Việt, vẫn đã được xem là “Quốc Gia Văn Tự” của nước ta trong thời gian dài của lịch sử, trong khi chữ Nôm đã có, ít ra từ đời Trần (thế kỷ XIII) và chữ Quốc Ngữ đã có từ thế kỷ XVII, thế mà chữ Nôm không “phổ cập” đóng vai trò Quốc Gia Văn Tự và chữ Quốc Ngữ cũng mới phổ cập đóng vai trò Quốc Gia Văn Tự từ năm 1945 – năm Việt Nam có nền độc lập sau gần 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ, dù kể từ độc lập do đế quốc Nhật giao hay từ độc lập do giành được qua Cách Mạng tháng 8.

Vì nghĩ như vậy, tôi đã nói Việt Nam có đến 2 chữ quốc ngữ: chữ quốc ngữ hệ chữ Hán, đó là chữ Nôm và chữ quốc ngữ hệ chữ La Tinh, đó là chữ Quốc Ngữ đang dùng hiện nay.

Trong bài viết này, chữ Quốc Ngữ nói đến là chữ quốc ngữ hệ chữ La Tinh.

Đúng là việc sáng chế ra Chữ Quốc Ngữ đã được làm trước khi giáo sĩ Đắc Lộ (1591 – 1660) đến nước ta năm 1624 và do nhiều người làm.

Giáo sĩ Đắc Lộ chỉ là học trò học tiếng Việt của giáo sĩ Francisco de Pina (1585 – 1625) - người được lịch sử cho biết rất thông thạo tiếng Việt. Và còn nhiều, nhiều giáo sĩ nữa cũng thông thạo tiếng Việt.
Vừa rồi, chính quyền thành phố Đà Nẵng đề xuất tên hai giáo sĩ Tây Phương Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes để đặt tên cho hai tuyến đường trong thành phố do trân trọng công lao của hai Ngài trong sáng tạo chữ Quốc Ngữ. Nhờ thế, thêm nhiều người Việt biết đến giáo sĩ Francisco De Pina.

Sử sách cho biết giáo sĩ Francisco De Pina – người Bồ Đào Nha -  đến nước ta năm 1617 trước Đắc Lộ; Ngài thông thạo tiếng Việt, giảng đạo bằng tiếng Việt, mở trường và viết tài liệu dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ khác, trong đó có Đắc Lộ. Ngoài ra, Ngài truyền giáo ôn hoà, được lòng chính quyền, nhờ vậy, Ngài mới có thể thi hành mục vụ bên cạnh chính quyền sở tại ngay trong dinh trấn Quảng Nam, còn gọi là dinh trấn Thanh Chiêm vì đặt tại làng Thanh Chiêm, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dinh trấn Quảng Nam là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế và văn hoá xứ Đàng Trong, về tầm quan trọng, chỉ xếp sau Phú Xuân (Huế).
Rủi là Francisco De Pina mất sớm (1625) lúc mới 40 tuổi do đuối nước ở biển Đà Nẵng khi cố cứu người trên một thuyền bị đắm.
Việc mất sớm của Francisco De Pina là một trong những lý do khiến giáo sĩ Đắc Lộ là người được biết đến nhiều hơn, được tôn sùng hơn từ trước tới nay.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do nữa.

Dựa theo một số tài liệu đã đọc, tôi suy luận như thế này:

1- Đầu thế kỷ XVII, để dễ dàng việc truyền giáo, nhiều nhà truyền giáo phương Tây đã học tiếng Việt thành thạo, sáng chế ra chữ Quốc Ngữ, mở trường dạy chữ Quốc Ngữ và viết tác phẩm bằng chữ Quốc Ngữ để phổ biến.
Tuy nhiên, vì điều kiện khó khăn, việc lưu trữ không tốt; ngày nay, các tác phẩm ấy phần lớn không còn.
Trong các giáo sĩ Tây phương viết tài liệu, sách, từ điển bằng chữ Quốc Ngữ, có thể kể:
- Giáo sĩ Francisco De Pina đã có soạn tài liệu giảng dạy: “Phương Pháp Latinh hoá tiếng Việt”, “Ngữ Pháp tiếng Việt”, đã có dịch từ chữ Latinh sang chữ Quốc Ngữ một số kinh: “Kinh Lạy Cha”, “Kinh Kính Mừng”, “Kinh Tin Kính”, “Kinh Sáng Danh” …,
- Giáo sĩ Gaspar De Amaral đã có soạn từ điển Việt – Bồ …
- Giáo sĩ Antonio De Barbosa đã có soạn từ điển Bồ - Việt …
- Giáo sĩ Đắc Lộ đã có soạn từ điển Việt – Bồ - La và đã viết “Phép Giảng 8 Ngày” …

May mắn chỉ dành cho giáo sĩ Đắc Lộ! Tác phẩm của Ngài vẫn còn và được các nhà nghiên cứu còn dùng, thành thử, tên Ngài nhiều người biết.

2- Vào thế kỷ XV, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dùng tàu thuyền đi khám phá các vùng đất mới trên trái đất. Toà Thánh muốn kết hợp việc truyền giáo vào việc thám hiểm, giáo hoàng Alexandre VI ký hiệp ước Tordesillas năm 1494 giao cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha công việc truyền giao ở những vùng đất đã khám phá và sẽ khám phá, trong đó, Bồ Đào Nha trách nhiệm việc truyền giáo ở Á Châu, có trách nhiệm chuyên chở miễn phí các nhà truyền giáo, cấp phương tiện xây nhà thờ, nhà ở …, nhưng Toà Thánh và các nhà truyền giáo phải lệ thuộc công việc vào vua Tây Ban Nha và vua Bồ Đào Nha, muốn phổ biến quyết định gì của Toà Thánh cũng phải được vua Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha chấp thuận.

Vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sử dụng các giáo sĩ Dòng Tên trong việc truyền giáo. Dòng Tên là Dòng Chúa Giêsu (Société des Jésuites), có lẽ được nói gọn lại như vậy vì tục cữ tên của người Việt. Dòng Tên được thành lập ở Paris năm 1535, ban đầu hoạt động trong lãnh vực tu viện và truyền giáo, từ năm 1547, tập trung sang lãnh vực giáo dục.

Trước Dòng Tên, đi theo tàu thuyền của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, nhiều giáo sĩ đã đến nước ta rao giảng Tin Mừng, nhưng do khác biệt quá lớn về ngôn ngữ, về phong tục, tập quán, về tín ngưỡng với dân bản địa, công việc truyền giáo không thành công.
Qua thế kỷ XVII, các giáo sĩ Dòng Tên đến; với tinh thần chịu khó, học ngôn ngữ, nghiên cứu phong tục tập quán, họ đã thành công thu hút được nhiều người theo đạo, trong đó, có những người trong giới “quý tộc”.
Dù là giáo sĩ thuộc Dòng Tên Bồ Đào Nha, Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) là người vùng Avignon – lãnh địa của nhiều đời Giáo Hoàng (sáp nhập vào Pháp từ 1791); có lẽ nhờ thế, Alexandre De Rhodes có uy tín hơn các giáo sĩ khác dưới mắt Toà Thánh và, với uy tín đó, tên tuổi Ngài lan toả đến giới Ki Tô giáo Việt Nam.

3- Tình trạng lệ thuộc công việc của Toà Thánh vào vua Bồ Đào Nha như trình bày ở trên, càng về sau càng làm cho Toà Thánh và các nhà truyền giáo không muốn; vì vậy, Alexandre De Rhodes, với uy tín của mình, tìm chỗ dựa ở nước Pháp; Ngài thúc đẩy thành lập Hội Thừa Sai Paris (Société des Missions Étrangères de Paris) năm 1653. Hội Thừa Sai Paris sau này thay các giáo sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha đóng vai chủ chốt trong việc truyền giáo vào Việt Nam, giai đoạn đầu một mình, giai đoạn sau đi cùng với đoàn quân xâm lược Pháp đánh chiếm nước ta.
Đắc Lộ là ông tổ của Hội Thừa Sai Paris; cho nên khi nói đến chữ Quốc Ngữ - một cộng cụ truyền giáo hiệu quả, tên tuổi Đắc Lộ được nhớ ngay và được nhắc đến, ban đầu, từ nhà thờ, sau lan toả ra toàn xã hội.

Việc truyền đạo Ki Tô ra khắp thế giới, buổi đầu, luôn gặp khó khăn; nhiều nơi và nhiều lần, máu đã đổ. Chuyện đó ở Việt Nam cũng không tránh khỏi.

Nghe bài hát “Biển Hát Chiều Nay”, tôi tự nhiên tâm đắc với câu: “Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương!” Lịch sử phải biết, biết đúng sự thật chừng nào hay chừng ấy, biết để “ôn cố nhi tri tân”; nhưng dùng lịch sử để khêu lại vết thương giữa lòng dân tộc thì xin đừng! Hãy bắt chước cách viết sử của cụ Trần Trọng Kim (1883 - 1953) trong “Việt Nam Sử Lược”, có phê phán nhưng lời lẽ phê phán luôn ôn tồn.

Ngày xưa, ở nước ta, giữa “lương”“giáo”, đã có nhiều chuyện không hay do hiểu lầm, do thế lực không tốt xúi giục.

“Vết thương” ấy trên thân thể dân tộc đã lành ở trong dân chúng, nhưng vẫn còn rỉ máu trong giới “trí thức”. Buồn! “Trí thức” không đóng đúng vai trò của mình là hướng dẫn quần chúng đi vào con đường Chân Thiện Mỹ, không cổ xuý đoàn kết mà khuyến khích chia rẽ.

Hãy xem trên thế giới! Nước nào biết xoá bỏ hận thù trong quá khứ thì giàu mạnh và ngược lại.

Việc dùng tên Alexandre De Rhodes để đặt tên đường đã được làm từ lâu ở Sài Gòn, vậy mà chưa nghe ai chống đối. Ở Sài Gòn, người ta đặt tên đường rất có ý tứ. Hai bên công viên 30/4, bên này là đường Hàn Thuyên (người có công với chữ Nôm), thì bên kia là đường Alexandre De Rhodes (người có công với chữ Quốc Ngữ).

Giá như chính quyền Đà Nẵng không biết chi về lịch sử hết, thì không nghĩ ra chuyện muốn dùng tên 2 giáo sĩ đặt tên đường và không có chuyện cãi vã “nên” hay “không nên” rồi.

Trong cãi vã, đã có những ngôn từ xúc phạm đến người đã mất, vu khống cho người đã mất những ý nghĩ và hành động mà họ không có.

Tội chưa!

                                                          Hoàng Đằng
                                                03/12/2019 (08/11/Kỷ Hợi)

READ MORE - GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ - Tạp văn của Hoàng Đằng

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9) - Nguyên Lạc


 
                Nhà thơ Nguyên Lạc


VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9)
                                                  
Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ” (1) đã đăng trên các trang trong và ngoài nước [*]  hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc in ấn sai chữ cùng sự sáng to chữ mới. Xin thưa trước, đây ch là ngh ch quan.

IN ẤN, HÁT SAI CHỮ TRONG NHẠC

I. TRONG NHC
Trước hết tôi bàn về việc in ấn sai - do bất cứ l do gì - hay hát sai một vài chữ s nh hưởng đến câu nhc. nh hưởng này có thể xấu hoặc tốt tùy trường hợp, nhưng đa số là thay đổi ngha ca câu, ca tác gi muốn nói. Sự thay đổi trong lời nhc cng giống như trong lời thơ vì những lời nhc thường là những lời thơ.

1. Sự thay đổi tình cờ khiến câu nhc lung linh hơn

Chính nhc s Phạm Duy đã từng thừa nhận những cm từ Thái Thanh "lỡ miệng" hát sai đôi khi trở nên "duyên lạ".

a. Như nhạc phẩm "Cho nhau" Phạm Duy viết:
  Cho nhau ngòi bút cùn trơ ...
  Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa
  Cho nốt đêm mơ về già

 Thái Thanh hát:

  Cho nhau ngòi bút còn lưa
  ...
  Cho nối đêm mơ về già

     "Lưa" là một chữ cổ, có nghĩa là còn sót lại, nhưng mang một âm thanh u hoài, luyến lưu, tiếc nuối. Ca dao Bình Trị Thiên có câu:

  Trăm năm dù lỗi hẹn hò
  Cây đa bến Cộ con đò vắng đưa
  Cây đa bến Cộ còn lưa
  Con đò đã thác năm xưa tê rồi.

     Chính Phạm Duy cũng có lần sử dụng chữ "lưa" trong bài Mộng Du: "Ta theo đường mộng còn lưa...".  Dĩ nhiên "ngòi bút cùn trơ" chính xác hơn, nhưng không thi vị bằng "ngòi bút còn lưa".

     "Cho nốt đêm mơ về già", như Phạm Duy đã viết, là cho phứt đi, cho đi cho xong. Thái Thanh thay chữ "nốt" bằng chữ "nối", tình tứ và thủy chung hơn: những giấc mơ về già chỉ là tiếp nối những giấc mơ tuổi xuân mà anh không tặng được em vì gặp em quá muộn; cho nhau chỉ còn trái đắng cuối mùa, nhựa sống trong thân cây chỉ còn dâng được cho em dư vị chua chát và cay đắng.

     Phạm Duy viết:

  Cho nhau thù oán hờn ghen ...
  Cho nhau cho cõi âm ty một miền

     Thái Thanh hát:

  Cho nhau cho nỗi âm ty một miền

     Chữ "nỗi" vô tình buông ra mà hay hơn chữ "cõi", vì "cõi" chỉ là một miền, một không gian, một ý niệm hiện hữu, có vẻ bao la nhưng thực ra hữu hạn. Chữ "nỗi" vô hình, nhỏ bé nhưng vô hạn, đi sâu vào tâm linh con người: - Với tuổi già nỗi chết nằm trong cuộc sống. Cho em nỗi chết là cho tất cả những niềm hoang mang, khắc khoải, đau thương còn lại, nghĩa là chút tình yêu còn lưa trong từng nhịp đập yếu ớt của trái tim đã cạn dần cạn mòn hết những mùa xuân. (Viết theo Thụy Khuê - Thái Thanh, tiếng hát lên trời)

2. Sự thay đổi làm câu nhc dở hơn, đôi khi mất ngha

  a.  Trong câu nhc này có thể xem như là một trong những câu hay nhất của Phạm Duy và tân nhạc Việt Nam:

  Về miền Trung còn chờ mong núi về đồng xanh
  Một chiều nao đốt lửa rực đô thành

     Thái Thanh hát "một chiều mai đốt lửa..." là đánh vỡ một viên ngọc quý. Chữ "nao" mơ hồ, phiếm định, chỉ là giấc mơ ánh sáng, màu sắc của nghệ sĩ -mà Nguyễn Tuân gọi là cơn hỏa mộng- nó chỉ là hình ảnh nghệ thuật, chứ Phạm Duy mong chi ngày "đốt lửa rực đô thành", đốt kinh thành Huế?
(Viết theo Thụy Khuê - Thái Thanh, tiếng hát lên trời)

b. Bài hát nổi tiếng nhất của Trịnh Công Sơn là Diễm Xưa bị ca sĩ hát sai lời - do in ấn sai chăng? - ở câu hát:
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Thông thường, từ thường dùng là “lỡ mai, nhưng ngôn ngữ ngày xưa, người ta cũng hay dùng từ “nhỡ” thay cho từ “lỡ”. Trong câu hát này, nhiều ca sĩ lại hát là: NHỚ MÃI trong cơn đau vùi… làm cho câu hát bị sai ý nghĩa và “tầm thường hóa” một câu hát trách móc rất hay và nhẹ nhàng của tác giả: Chiều này còn mưa sao em không lại? Nhỡ mai trong cơn đau vùi…

c. Trong bài hát Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè - Tác giả: Bắc Sơn,  câu hay bị nhiều ca sĩ hát sai
Đôi mắt cậu buồn hiu phiêu lưu rong chơi
Những ngày đầu chừa ba vá miểng vùa
Nhiều người không biết “miểng vùa” (hay còn gọi là mủng vùa, muỗng vùa) là gì, nên đã hát thành “ba vá miếng dừa”.
Có 4 câu thơ về tóc miểng vùa như sau:
Ngày xưa hớt tóc miểng vùa
Ngày xưa mẹ bắt đeo bùa cầu ông
Đôi ta cùng học vỡ lòng
Dắt tay qua những cánh đồng lúa xanh
Mủng vùa (miểng vùa, cô Hoàng Oanh hát giọng Nam Bộ thành “miểng dùa”) là một cái gáo dừa khô chẻ ra làm đôi để làm gáo múc nước, đựng cơm. Trẻ em ngày xưa chừa tóc ba vá, nhìn như một cái mủng vùa úp ngược trên đầu.
Viết/in/ca sai "miểng vùa" thành "miếng dừa”làm câu nhc mất ngha.

d. Bài hát Xóm Đêm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác trong thập niên 1950 có câu: “qua phên vênh có hai mái đầuNếu là ca sĩ trẻ thì ít người biết “phên” là gì nên tý đổi chữ trong câu hát này thành “chênh vênh”.
“Phên” là tấm che được đan bằng tre của những nhà nghèo thời những năm 1950 ở Sài Gòn. Trong con ngõ nhỏ, nhiều vách nhà được che bằng tấm phên, lâu ngày mưa nắng nó bị cong vênh lên tạo thành một khe hở, nhạc sĩ nhìn qua khe phên vênh ấy, thấy có hai mái đầu chụm lại dưới ánh đèn “hắt hiu vàng ánh điện câu”.
 (Viết theo Người Đưa Tin)

IN ẤN SAI, CHỈNH SỬA CHỮ TRONG THƠ

Như đ biết ở trên, từ sự tình cờ do in ấn, hát sai nguyên bn mà câu nhc "lung linh" hơn. Chuyện này cng thường xy ra ở thơ. Có khi vì in ấn, có khi vì thanh điệu tác gi bài thơ bắt buộc phi sửa đổi vài chữ cho hợp vần, thanh điệu nhưng ngha chữ ấy vẫn không thay đổi. Đó là chuyện "chẳng đặng đừng".  Tuy nhiên, vì không r nguyên do,  có một số thi s "hậu bối" cho rằng chữ ấy là "đầy sáng to", độc đáo nên h vội vàng "mượn" lấy, rồi cố tình gán ghép vào bất k câu thơ nào ca mình để chứng t ta đây "khác người", "cao siêu" mặc dù nơi v trí gán ghép đó không đòi hi phi chnh sửa chữ  vì vần, thanh điệu. Rồi các nhà bình luận "phe ta" vội vàng khen thưởng "gà nhà" ngất trời, mà quên rằng người thường nói: "Khen, tâng bốc quá lố nhiều khi vô tình làm hi người được khen".

Bây giờ ta thử xét vài chữ được khen nêu trên:

I. THẦM TH
Thử đc đnh ngha các chữ có liên quan đến cm chữ thầm th:
. Thầm thì như Thì thầm: nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy
"nói chuyện thì thầm"
Đồng nghĩa: thầm thào, thầm thì, thầm thĩ
. Thầm thĩ (Ít dùng) như thầm thì
"những lời thầm thĩ yêu thương"
(Stratu)
Theo tôi: Ít dùng có nghĩa là ít được chấp nhận và sẽ mai một đi.
"Thầm thĩ " đồng nghĩa với từ thông dụng, ai cũng hiểu: "thầm thì", sao không dùng cụm từ "thầm thì" thông dng này khi không có gì bắt buộc mà phi chnh sửa?
Theo tôi sự chnh sửa có thể giải thích bằng những lý do sau:

a.  Vì vần, thanh điệu
Thí d:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
(Mùa Xuân Chín- Hàn Mặc Tử)
Thầm th ở câu thơ được chnh sửa từ cm chữ "thầm thì" vì thanh điệu. Ở v trí 2 chữ này, câu thơ này cần thanh trắc cho trầm bổng nên tác gi chnh THÌ thành TH, vì THÌ là thanh bằng. Ngha ca câu thơ không thay đối, vì thầm thì và thầm th giống nhau như đnh ngha trên. Theo ch quan tôi, đây là chuyện "chẳng đặng đừng", nếu không có nó tác gi s không cần chnh sửa chữ.
Câu thơ sau đây cùng giống vậy, sửa chữ vì thanh điệu bắt buộc - (Xin được dắu tên tác giả)̉
“Đây tiếng nói Việt Nam! Đây Hà Nội"
Xa muôn trùng vẫn thầm thĩ bên tai! - ABC

Thẩn thơ/Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi.../Người ơi...”/ Dan díu lời thề - XXZ

b. Vì muốn khác người
Nếu v trí chữ trong câu thơ không đòi hi vần, thanh điệu, chuyện "chẳng đặng đừng" không cần đề cập thì nên để nguyên chữ bình d, cùng ngha vì ai cng hiếu, không cần phi chnh sửa. Nếu cố tình sửa chữ thì đó r ràng là muốn "to dáng".
Thử xét 2 câu thơ sau:
Thầm thì tiếng ai đêm đó
Nhớ mi nghìn năm không quên
Theo tôi, không cần phi đổi "thầm thi" ra "thầm th" vì v trí này không đòi hi vần, thanh điệu và c 2 cùng ngha như đ biết.
Mặt khác, thầm thì ngha ai cng hiểu; thầm thì trong đêm thì lời êm du, riêng 2 người nghe. Cm chữ thầm th có thể ít người hiểu ngha; trong đêm mà ging thanh sắc s không êm đềm và nhiều người nghe được, không riêng tư.

Như đ xét trên, ta thấy hai chữ "thầm th " có gì "ghê gớm" hơn thầm thì/ thì thầm đâu? C hai cùng ngha.

II. VĨNH TẬN

   1. Vài hàng về ghép cm chữ
Việt Nam ngày nay hình như xính to chữ mới bằng cách ghép 2 cm chữ.
Thí d
- Kích cầu=  kích thích + nhu cầu,. Chênh chao  = Chênh vênh + chao đảo vân vân...

        2. Cm chữ Vnh tận

     a. Vnh tận do ghép 2 thành tố: Vnh và Tận
Vĩnh : Lâu dài, mãi mãi như vĩnh viễn, vĩnh hằng ...
Tận :
- Hết không còn gì. Như: Năm cùng tháng tận. Tận tâm tận lực: hết sức hết lòng
- Cùng cực, không tới thêm được nữa, tới cùng, cuối cùng
- Tự tận: Chết
(Từ điển Nguyễn Quốc Hùng)

 b. Tận cùng: Đồng nghĩa với cùng tận
Tính t 
- ở chỗ cuối cùng, đến đấy là hết giới hạn, là kết thúc
- ở vị trí tận cùng
Danh t 
- chỗ đến đấy là hết, không còn gì nữa
Đại dương mênh mông, không biết đâu là tận cùng

c.  Ngha ca cm chữ Vnh tận:
Nếu ghép ngha hai chữ trên, ngha ca vnh tận là tận cùng mi mi, tận cùng vnh viễn, sự tận cùng vĩnh cửu.
Ch có sự chết mới tận cùng như vậy. Vậy vnh tận là lằn ranh, là cái bờ phân chia giữa sống và chết: Vnh tận là một giới hn không gian.
- Vnh tận cng có thể được dùng trong giới hn thời gian, tuy nhiên nhiều khi cng không chnh lắm. Thí d : Ít ai nói thời gian vnh tận vì thời gian không bao giờ tận cùng vnh viễn.
- Vnh tận cng có thể dùng trong cm xúc: Cm xúc vnh tận = cm xúc kết thúc vình viễn. Và cng như trên, ch có chết mới kết thúc vnh viễn cm xúc.
- Trong Phật giáo cng thường dùng cm chữ vnh tận: Vĩnh tận - kṣaya (tiếng Phn) : có ngha là dứt sch hết.
Thí d:
Một trong 4 đức Vô súy của Phật là Lậu vĩnh tận vô uý (Phạm sarvāsrava-kṣaya-jñāna-vaiśāradya): Còn gọi là Lậu tận vô sở uý. Phật đã dứt sạch hết tất cả mọi phiền não, không có sự sợ hãi từ các nạn bên ngoài.
Khi dứt sch hết phiền no, sợ hi thì giác ngộ; chưa dứt sch hết - còn bên đây bờ, lằn ranh vnh tận thì còn u mê.
   3. Thử xét chữ "vnh tận" trong các câu thơ này, câu thơ đã được một nhà bình thơ khen "ngấ̉t trời". Đó là cái quyền của nhà bình thơ, tôi trân trọng; ở đây tôi chỉ đưa ra cảm quan riêng của mình.
Đây là các câu thơ, xin được dấu tên tác giả.

“Cảm ơn người
Bên đây bờ vĩnh tận
Những tàn phai
Ta chưa kịp cựa mình”
YYZ

Trước khi phân tích các câu thơ, xin độc gi lưu tâm đến này:
- Trong các bài trước tôi có dẫn lời ca các nhà bình thơ tiền bối: "Trong văn, nhất là thơ nếu b được chữ nào mà ngha ca câu văn, thơ không thay đối thì ta nên b". Tôi s áp dng này vào những nhận xét lần lượt sau:

     a. "Bên đây bờ vĩnh tận"

- Vnh tận, như bàn ở trên là lằn ranh, ranh giới, là bờ phân chia sống chết: Bên đây là sống, bên kia là chết. Vnh tận đ là ranh, bờ rồi nên viết "bờ vnh tận" hình như là dư chữ "bờ". Viết "Bên đây vnh tận" ta cng hiểu là bên đăy bờ sống, còn đang sống. Ở đây vnh tận dùng theo ngha không gian.
- Nếu chỉ riêng câu này thôi thì câu thơ đầy Thiền v, đầy triết ly:́ “Vĩnh tận” dùng ở đây rất tuyệt. Vĩnh tận là một cụm từ hay về mặt ngữ âm, tuy nhiên hơi khó hiểu về ngữ nghĩa.

 Nhưng tác giả không dừng ở đây, tiếp theo là những câu khác.

     b. "Bên đây bờ vĩnh tận/ Những tàn phai/Ta chưa kịp cựa mình"
 Nếu viết vài câu thơ không ngắt dòng như thế này: "Bên đây bờ vĩnh tận những tàn phai /Ta chưa kịp cựa mình". Cng giống trên, vnh tận là bờ/ lằn ranh phân chia 2 bên: Bên đây  là nơi địa vực sinh tồn với những tàn phai của nhân sinh, của cuộc sống; bên kia là hư  không, là cõi chết.
- "Bên đây bờ vĩnh tận những tàn phai": Tác giả khi viết câu này đang ở đâu. Nếu đã ở trong vùng bên kia lằn ranh, vùng hư không thì tác giả  đã tiêu vong rồi, lấy gì mà viết?  Vậy tác giả phải ở nơi địa vực sinh tồn cùng với những tàn phai. Ngay cả cụm chữ "những tàn phai" cũng nói rõ sự nuối tiếc cái rực rỡ, huy hoàng.
- "Ta chưa kịp cựa mình" : Diển tạ̉ nuối tiếc. Nuối tiếc cái rực rỡ, ta đ/ đang tàn phai (già?) dù ta chưa kp làm gì c (cựa mình). Đây là điều đương nhiên, ai cng biết, vì dù ta có làm gì đi nữa thì thời gian vẫn "qua song", sự tàn phai/ già vẫn đến.

     c. "Cảm ơn người"
Nếu ở bên kia ranh giới, trong vùng hư không, thì làm sao nhắn gởi lời cảm ơn?.
Vậy khả năng duy nhấ̉t là nói cảm ơn  với cuộc đời đang sống. Nuối tiếc cái rực rỡ, huy hoàng khóc những tàn phai, muốn vui không được vui, muốn an lành không song.
Lời cảm ơn ở đầu khổ thơ trở nên gượng ép, vì muốn cảm ơn thì phải cm ơn cuộc đời, chứ không phi người: Cảm ơn  cuộc đời đã cho ta sinh tồn, dù nuối tiếc - "chưa kịp cựa mình". Theo tôi, câu đầu khố này chỉ cần viết "Cám ơn" là đủ, bỏ chữ người.

     d. Nhận xét:
Xin nói r trước để tránh hiểu lầm: Tôi đang bàn luận riêng cụm chữ  "vĩnh tận" trong các câu thơ ở văn bn ghi trên.
 - Trong cm xúc, theo tôi chữ "tận cùng/ cùng tận" gin d ai cng hiểu, không cần tra từ điển; nó hay gấp nhiều lần so với chữ khó hiểu "vnh tận". Ti sao?
 Như ta đ biết, "tiếng nói ca một dân tộc là phương tiện dùng để diển t tình tự riêng ca dân tộc đó". Thí du ở đâỵ:  Tận cùng/cùng tận  nỗi nhớ, tận cùng/ cùng tận nỗi thương, tận cùng/ cùng tận những tàn phai, tận cùng cm xúc - toàn thuần Việt - so sánh với vnh tận nỗi nhớ, vnh tận nỗi thương, vnh tận những tàn phai, vnh tận cm xúc -  ghép tiếng Hán với tiếng thuần Việt -  ta thấy cm chữ  thuần Việt hay hơn nhiều lần vì diển t đầy đ tình tự riêng ca dân tộc Viêt như đ nói trên. Cm chữ  ghép không có được điều này. Vnh tận là cm chữ "trung tính", còn tận cùng/ cùng tận là cm chữầy cm xúc".

- Nếu 2 chữ vnh tận được dùng trong thơ Thiền, thơ về đo thì tuyệt; còn dùng với thơ tình tự đời thường thì tôi e là hơi "quá tay", hơi "thậm ngôn".
Các câu thơ tình tự trên nếu viết li gn gàng, gin d, ai cng hiểu như vầy: “Cảm ơn/ Bên đây cùng tận tàn phai/ Ta chưa kịp cựa mình chắc s dễ dàng đánh động cm xúc ngươi hơn.

- Theo tôi, nếu cố tình dùng "cm chữ gán ghép", ngha mù mờ trong khi trong tiếng thuần Việt đ có sẵn những cm chữ cùng ngha, gin d, r ràng ai cng hiếu ch là muốn t ra mình "cao siêu" mà thôi.

   4. Các bài trước tôi có nói:  Trong thơ, dùng chữ bình thường mà to được ngha bất thường hay gắp trăm lần dùng chữ bất thường, "cao siêu" khó hiểu mà ngha mù mờ hay sáo rỗng.
Thí d:
Còn hai con mắt khóc người một con - (Bùi Giáng)
hay gấp trăm lần
Hữu thường hai mắt vô thường một con - (NL)
Câu trên dùng chữ bình thường, ai cng hiểu nhưng ngha nó thm đến no lòng; còn câu dưới toàn chữ "cao siêu", muốn hiểu phi tra từ điển hoặc dành riêng cho "thiểu số tót vời" nhưng ngha thì mù mờ, sáo rỗng, hoặc dành riêng cho bậc "đt đo".

LỜI KẾT

Xin được ghi ra đây trích đon tôi tâm đắc từ nhà bình luận Lê Hữu để xem như lời kết:
-[ Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trườngmà người làm thơ hiểu nghìa r ràng, cố tình đưa vào cho bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu. Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc ...][hết trích]
Tôi ngh thêm:
- Sáng tạo chứ không phải "đố chữ", sáng tạo phải được đa số chấp thuận. Mà muốn chấp thuận, chấp nhận thì h phi hiểu. Không hiểu rõ hoa sao biết nó đẹp xấu? Không biết rõ người con gái sao ta yêu thương được?
- VN chưa có Hàn Lâm Viện, các chữ "sáng to"phi được sự đồng thuận của đa số. nếu không  thì chúng s mai một thôi.
- Thơ viết ra mà người đc không cm, không hiếu là lỗi ở tác gi.
- Điều gin d nhắt là điều khó làm nhất.
-  Chưa chắc tất cả mọi điều ca người "đi trước" "người có tiếng" đưa ra là đúng, ngoi trừ các ông Thánh.

Nguyên Lc
.................
[*] Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ

READ MORE - VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9) - Nguyên Lạc