Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, December 21, 2022

Chùm ảnh HOA HUỆ - Chúc mừng nhà văn thời danh DOÃN QUỐC SĨ thọ 100 tuổi

 






READ MORE - Chùm ảnh HOA HUỆ - Chúc mừng nhà văn thời danh DOÃN QUỐC SĨ thọ 100 tuổi

SÔNG THÌ QUÁ SÂU - Thơ Chu Vương Miện

 

Nhà thơ Chu Vương Miện

SÔNG THÌ QUÁ SÂU


cầu thì quá cao

dòng nước đen hơn mực tàu

tàu hỏa 1 ngày 

qua vài bận

nhà ga ở ngay chân đồi cát

khói xe lửa bay

gio thổi cát bay

dẫy Trường Sơn ở cạnh  ngay đây

ngày ngày qua Ái Tử

vừa qua Hiếu Giang

mảnh đất cằn

dăm chuyến đò ngang

từ Nhan Biều 

-

anh giầu uống nước trà

anh sang uống cà fe

anh nghèo chơi nứơc lafontaine

thứ lớp người

có kẻ quan có kẻ thầy

có kẻ bán bánh giò

có kẻ bán bánh giầy

có kẻ bán vé số

có kẻ đi bằng 2 tay


Chu Vương Miện


READ MORE - SÔNG THÌ QUÁ SÂU - Thơ Chu Vương Miện

THƯỞNG NGUYỆT - Thơ: Như Nguyệt - Nhạc: Trần Chương Lương - Ca sĩ Phát Đạt trình bày


 


Cùng ngắm trăng thưởng nguyệt

Không thể là tình nhân

Mình là bạn nha em
Cùng lân la chữ nhẫn

Mặc tạo hóa xoay vần

Ta ý hợp tâm đầu

Mình tri kỷ thương nhau

 

Tình bạn chẳng thương đau

Đời sống này an lạc

Được, mất chẳng nề hà
Ta sống đời đạm bạc

Yêu chẳng được thì thương

Gặp nhau cười hễ hả

 

Hai ta cùng dạo sông

Lấp lánh nước đen tuyền

Mỗi người một con thuyền

Chòng chành thuyền lướt sóng

Hai con thuyền song song

 

Anh đàn, hát em nghe

Em đọc thơ thưởng nguyệt
Nhạc réo rắc trên sông

Mình tri kỷ tri âm

Tình bạn quá ấm nồng!

 

Ta nhìn nhau, hiểu nhau

Chẳng cần phải nói nhiều
Thương thôi chẳng cần yêu

Ôi tình thương tuyệt diệu!
Trăng sáng đẹp yêu kiều!

 

Biển long lanh ánh nguyệt

Cùng nâng tách uống trà

Đời nhàn du quá tuyệt

Trăng ngọc ngà kiêu sa


Như Nguyệt

nhunguyet9963@gmail.com

READ MORE - THƯỞNG NGUYỆT - Thơ: Như Nguyệt - Nhạc: Trần Chương Lương - Ca sĩ Phát Đạt trình bày

NHỚ TẾT XƯA - Đoàn Trung Phong



NHỚ TẾT XƯA 

 

Có lẽ trong những chuỗi ký ức đẹp đẽ của mỗi người con chúng ta thì không ai là không nhớ tết cổ truyền dân tộc, để khi những dịp cuối năm, những người con đi xa lại muốn được trở về quê hương, trở về sum họp bên mái ấm gia đình. 

Bâng khuâng khi bắt gặp những ánh mắt trẻ thơ vui đùa, những dòng người xuôi ngược bộn bề, những chuyến xe khách hối hả trên đường, trong cái rét co ro của gió mùa đông bắc, ta lại thấy tết thật đầm ấm biết bao. 

Xưa quê nghèo, nghèo lắm. Tuổi thơ mỗi độ tết đến nó dữ dội, ngọt ngào làm sao khi đầy ắp những kỷ niệm đáng trân quý.


Sáng sớm tinh mơ, khi sương muối vẫn đang bao trùm như chưa muốn ngày sang thì cả nhà đã tất bật với bao công việc cuối năm.

Cha rít vội điếu thuốc Lào rồi giục trâu ra đồng, mùa vụ như quy luật của thiên nhiên, giáp tết là phải cày bừa nhuyễn đất để ra giêng đầu năm xuống đồng gieo cấy. Mẹ tất tả ra vườn, hái mớ rau,  ký đỗ để kịp xuôi chợ bán, và phiên chợ cuối năm này mẹ cho mấy anh em chúng tôi đi cùng.

Chợ cách khá xa, hồi đó chưa có xe đạp nên mẹ còn phải gánh, mấy anh em được theo mẹ vui như người lớn được mùa mặc dù đi bộ xa vừa đói vừa mệt. Khi xuống đến chợ thì mặt trời cũng bắt đầu ngấp nghé đằng đông, mẹ tìm chỗ ưng ý rồi giục tôi soạn hàng để mẹ còn bán, chúng tôi ngoan ngoãn làm theo.

Không khí chợ tết thật náo nhiệt từ tảng sáng , tiếng chào mời râm ran , kẻ mua người bán tấp nập , những sắc màu đa dạng của nhiều loại hàng hóa, chỗ này bán gà vịt , chỗ đằng kia sạp thịt lợn, mấy bà thợ nhuộm cũng nhộn hẳn bên nồi nước nhuộm sôi sùng sục, những cành đào đỏ thắm xen lẫn bên sạp hàng xén đông vui. Nhưng hấp dẫn nhất với tôi là nghe tiếng thử pháo ở cuối góc chợ, tiếng pháo tép, pháo đại thi thoảng bất chợt đánh bùm làm giật hết cả mình, rồi bác bán tò he đủ sắc màu nặn ra nhiều con vật, dụng cụ từ bột gạo, thứ tò he bọn trẻ như chúng tôi đứa nào cũng thích vì khi không ưng chơi nữa là bỏ vô miệng ăn liền .

Mấy anh em liếc mắt nhìn đầy thèm thuồng bên gánh rau của mẹ.

Gần trưa thì mẹ bán xong gánh rau và cũng là lúc mẹ đưa anh em chúng tôi đến quầy quần áo đầu tiên , mỗi đứa được tự chọn cho mình 1 bộ , có niềm vui nào hơn khi được diện đồ mới đi khoe khắp làng .

Rồi mẹ mua kẹo zắc chia cho anh em chúng tôi ăn vì từ sáng đến giờ chưa có gì ăn , thứ kẹo đến tận bây giờ vẫn không thể quên được , kẹo zắc như là món đặc sản xưa được người ta làm từ mật mía cô đặc rồi tẩm bột gạo rang để không bị dính và cho mùi thơm dịu, ăn ngọt khắc và giòn tan .

Và sau một vòng thì trời cũng quá trưa, chợ tết vẫn họp cả ngày, mẹ lúc đó mới quay lại mua những thứ cần thiết cho tết như lá dong, ống giang, câu đối... 

Trở về nhà khi trời đã ngả sang chiều, mẹ con mệt nhoài ngồi ăn tạm bát cơm độn đã nguội ngắt, chiều còn được theo cha ra nghĩa trang tảo mộ.

Tục tảo mộ của quê không giống như trong truyện Kiều xưa của cụ Nguyễn Du là “Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh“, mà là tảo mộ trong năm cũ, được đi tảo mộ cũng phấn khởi vì được ra đồng, được nô đùa nghêu ngao đủ chuyện.  Ông và cha cùng các chú các anh dọn dẹp sửa sang những nấm mồ cho sạch sẽ, gọn gàng, và như lời ông nội kể là tảo mộ cũng giống như việc lợp lại nhà, và cũng là để con cháu hằng năm phải có trách nhiệm với mồ mả tổ tiên. 


Những ngày cuối năm thật sự là bộn bề, vừa chuẩn bị cho vụ mùa tới, vừa lo chạy bữa ăn hàng ngày, vừa lo sao cho mọi việc trong năm cũ được chu toàn hơn với hy vọng sang năm mới được suôn sẻ, may mắn và an nhàn hơn. Trong tất cả những công việc bề bộn đó có một việc quan trọng nhất và không thể thiếu ở mỗi nhà đó là gói bánh và nấu bánh.

Khi những chiếc lá dong xanh được rửa sạch sẽ, mẹ vo gạo nếp để ráo rồi lại làm nhân bánh, nhân gồm đậu xanh, hành và thịt mỡ kèm ít bột tiêu.

Cha vẫn đùm riêng cho mấy anh em chúng tôi mỗi đứa một cái bánh nhỏ rất đẹp mắt , hồi đó những đứa mà có bánh nhỏ là oai oai lắm.

Rồi nồi bánh cũng được nấu chín thơm phức. Mẹ bắt đầu vớt bánh ra cũng là lúc soạn sửa ban thờ để cúng tổ tiên .

Và quê tôi tập tục con cháu đến chúc tết ông bà, cô bác, những người bậc trên như là một nét văn hoá có từ lâu đời . Và bọn trẻ con như chúng tôi cũng rất thích đi chúc tết vì được lì xì, khi thì vài cái kẹo hoặc bao đỏ có vài tờ tiền mới cứng dù là mệnh giá không cao nhưng thật sự vui sướng ngày tết .

 

Thời gian thấm thoắt trôi mau, những đứa trẻ theo mẹ đi chợ ngày xưa giờ tóc cũng đã nhuốm màu bươn chải, ngót nghét đã nửa đời phiêu dạt. Những bộ quần áo mới, những cái giật mình pháo nổ, những phiên chợ đói lả theo mẹ những ngày cuối năm vẫn luôn hiện hữu trong tâm tưởng tôi, một tết quê bình dị, đầm ấm, cổ truyền, đầy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.


Đoàn Trung Phong

 gammayoto@gmail.com


READ MORE - NHỚ TẾT XƯA - Đoàn Trung Phong

LÀNG EM BÊN RỪNG CÁT - Chùm thơ Lê Thanh Hùng

 

Nhà thơ Lê Thanh Hùng

Làng em bên rừng cát


Đi qua trảng cát vàng 

Đồi Ma Dương chín đỏ

Chiều trong, trời lộng gió

Cát vàng chảy miên man


Hoa mua tím ngẩn ngơ

Bên rừng thưa già cỗi

Bóng ai đang gấp vội

Như một dấu chấm mờ


Vệt nắng đổ lần qua

Trên đường xa màu nhớ

Quện bụi lầm cát lỡ

Tiếng rừng như ngân nga


Đâu mùa Nhãn, mùa Xây

Mùa Găng rừng chín mọng

Còn đây dường khê đọng

Một nỗi nhớ dâng đầy


Cuối quảng nắng đường xa

Làng em mờ trong cát

Chân ngày trôi nghiêng dạt

Tiếng đời rung thiết tha

                            VIII/21


Giận dỗi


Em giòn như tia nắng

Sáng trong chiều, mưa ngâu

Biết đâu tờ giấy trắng

Đốt cháy anh tình đầu


Nhưng mà anh tự nguyện

Nên còn chút tro tàn

Gió ngập ngừng rù quyến

Đầy trời nắng mênh mang


Nhịp đời trôi mê mãi

Em vô tình bước qua

Nhánh cỏ may vướng lại

Níu bàn chân ngọc ngà


Vướng ngang làn nắng mỏng

Ngoái lại má ửng hồng

Nét xuân thì khê đọng

Trên một làn môi cong


Em ơi! Đừng như vậy

Nắng cũng đi theo mùa

Một mai em sẽ thấy

Đâu còn mà phân bua …

                                11/91


Mùa đi


Bươn bả gió, lừng khừng nắng

Trắng dòng sông trôi phẳng lặng mùa đi

Kìa em, còn vướng bận gì?

Mà sao nỡ để xuân thì trượt qua



Em đã tìm được bên chân chiều


Bao nhiêu điều có thể

Sao lại còn đắn đo như thế


Cứ bồn chồn, lơ đễnh ngó đăm chiêu

Một lời yêu, rớt bên trời gió lộng

Chếnh choáng hoàng hôn, vạt nắng đổ hồng diều



Có một bữa em ngồi hong tóc xõa


Mờ tối khoảnh sân, lồng lộng gió rối chiều

Chợt đài báo, không khí lạnh tràn về nơi ấy


Lặng lẽ một mình, nỗi nhớ quạnh hiu

Thương cây lúa oằn cong trong mưa dầm tháng bảy

Nơi đó, giờ đây biết có lạnh một triền chiều…


Lê Thanh Hùng

Bắc Bình, Bình Thuận


READ MORE - LÀNG EM BÊN RỪNG CÁT - Chùm thơ Lê Thanh Hùng

NGÀY HOÀNG ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA - Đặng Xuân Xuyến



 NGÀY HOÀNG ĐẠO:

CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA

*

Ngày Hoàng đạo là những ngày tốt, trăm việc nên làm. Đó là những ngày: Kim Đường, Kim Quỹ, Ngọc Đường, Minh Đường, Tư Mệnh và Thanh Long, tuy nhiên mỗi ngày hoàng đạo lại có thế mạnh hơn hẳn về khả năng phù trợ cho những việc cụ thể.

Cách tính và ý nghĩa của các ngày Hoàng đạo như sau:

 

1. NGÀY KIM ĐƯỜNG 

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Kim Đường Hoàng Đạo luôn rơi vào những ngày thuộc chi Âm, là một ngày tốt, có nhiều phúc thần nên làm việc gì cũng dễ thành công, gặp nhiều may mắn, gây dựng nên cơ đồ, vinh hiển, giàu sang phú quý, rất tốt cho các việc: khởi công, động thổ, khai trương, cưới hỏi, nhậm chức...

Cách tính ngày Kim Đường Hoàng Đạo

Ngày Kim Đường hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1: ngày Tỵ

Trong tháng 2: ngày Mùi

Trong tháng 3: ngày Dậu

Trong tháng 4: ngày Hợi

Trong tháng 5: ngày Sửu

Trong tháng 6: ngày Mão

Trong tháng 7: ngày Tỵ

Trong tháng 8: ngày Mùi

Trong tháng 9: ngày Dậu

Trong tháng 10: ngày Hợi

Trong tháng 11: ngày Sửu

Trong tháng 12: ngày Mão

 

2. NGÀY KIM QUỸ

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Kim Quỹ hoàng đạo được xem là ngày lý tưởng để tiến hành các công việc liên quan đến hôn sự như: cầu hôn, dạm ngõ, tổ chức lễ đính hôn, thành hôn, đăng ký kết hôn… và các công việc liên quan đến giao tiếp, thỏa thuận, tranh biện, hội họp.

Cách tính ngày Kim Quỹ hoàng đạo

Ngày Kim Quỹ hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

- Tháng Giêng và tháng 7: Ngày Thìn

- Tháng 2 và tháng 8:         Ngày Ngọ

- Tháng 3 và tháng 9:         Ngày Thân

- Tháng 4 và tháng 10:       Ngày Tuất

- Tháng 5 và tháng 11:       Ngày Tý

Tháng 6 và tháng chạp:      Ngày Dần

 

3. NGÀY NGỌC ĐƯỜNG

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Ngọc Đường luôn rơi vào những ngày thuộc chi Âm, là ngày rất tốt cho việc phát triển tài năng như thi cử, khai trương, động thổ, nhậm chức...

Cách tính ngày Ngọc Đường hoàng đạo 

Ngày Ngọc Đường hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1, là ngày Mùi

Trong tháng 2, là ngày Dậu

Trong tháng 3, là ngày Hợi

Trong tháng 4, là ngày Sửu

Trong tháng 5, là ngày Mão

Trong tháng 6, là ngày Tỵ

Trong tháng 7, là ngày Mùi

Trong tháng 8, là ngày Dậu

Trong tháng 9, là ngày Hợi

Trong tháng 10, là ngày Sửu

Trong tháng 11, là ngày Mão

Trong tháng 12, là ngày Tỵ

 

4. NGÀY MINH ĐƯỜNG

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Minh Đường là ngày mang lại nguồn năng lượng tích cực, sinh khí tốt, giúp con người khỏe mạnh, tâm lý lạc quan, phấn chấn, làm việc gì cũng thành công và gặp nhiều may mắn, tốt cho mọi việc như: nhập học, khai trương, nhậm chức, cưới hỏi, giao thương, động thổ,...

Cách tính ngày Minh Đường Hoàng Đạo

Ngày Minh Đường hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1: ngày Sửu

Trong tháng 2: ngày Mão

Trong tháng 3: ngày  Tỵ

Trong tháng 4: ngày Mùi

Trong tháng 5: ngày Dậu

Trong tháng 6: ngày Hợi

Trong tháng 7: ngày Sửu

Trong tháng 8: ngày Mão

Trong tháng 9: ngày Tỵ

Trong tháng 10: ngày Mùi

Trong tháng 11: ngày Dậu

Trong tháng 12: ngày Hợi

 

5. NGÀY TƯ MỆNH

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Tư Mệnh hoàng đạo luôn trùng với sao Thiên Quang, một vì sao tốt trong hệ thống cát tinh nhật thần và rơi vào ngày thuộc chi Dương, là ngày tốt lành, trợ giúp đắc lực cho bản mệnh của con người nên rất tốt cho các việc như: khai trương, động thổ, ký kết hợp đồng, cưới hỏi...

Cách tính ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo

Ngày Tư Mệnh hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1 là: Ngày Tuất

Trong tháng 2 là: Ngày Tý

Trong tháng 3 là: Ngày Dần

Trong tháng 4 là: Ngày Thìn

Trong tháng 5 là: Ngày Ngọ

Trong tháng 6 là: Ngày Thân

Trong tháng 7 là: Ngày Tuất

Trong tháng 8 là: Ngày Tý

Trong tháng 9 là: Ngày Dần

Trong tháng 10 là: Ngày Thìn

Trong tháng 11 là: Ngày Ngọ

Trong tháng 12 là: Ngày Thân

 

6. NGÀY THANH LONG

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Thanh Long hoàng đạo luôn rơi vào ngày thuộc chi Dương và chủ về hỷ sự, may mắn nên rất tốt cho các việc như: cưới hỏi, khai trương, thi cử...

Cách tính ngày Thanh Long Hoàng Đạo

Ngày Thanh Long hoàng đạo đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1: là Ngày Tý

Trong tháng 2: là Ngày Dần

Trong tháng 3: là Ngày Thìn

Trong tháng 4: là Ngày Ngọ

Trong tháng 5: là Ngày Thân

Trong tháng 6: là Ngày Tuất

Trong tháng 7: là Ngày Tý

Trong tháng 8: là Ngày Dần

Trong tháng 9: là Ngày Thìn

Trong tháng 10: là Ngày Ngọ

Trong tháng 11: là Ngày Thân

Trong tháng 12: là Ngày Tuất

 

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa ; 2010)

READ MORE - NGÀY HOÀNG ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA - Đặng Xuân Xuyến

VÁC NGÀ VOI, CHIẾC NGÀ VOI – Chu Vương Miện, Hoàng Văn Phú



 
VÁC NGÀ VOI 
                                       Chu Vương Miện
 
Vĩ văn
 
"Vác Ngà Voi" là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thụy Long, xuất bản vào năm 1964, tôi có đọc qua vài lần, nhưng từ đó tới giờ trên 55 năm hầu như quên hết, nhân tiện mượn đầu đề tác phẩm truyện ngắn "Vác Ngà Voi" của anh Nguyễn Thụy Long để làm bài viết của mình, thực ra cái chuyện "Vác Ngà Voi" cũng chỉ bình thường ngang với "Gác Cu" hay "Thổi Tù Và Hàng Tổng" người làm công việc ruồi bu này được thiên hạ gọi là Ngu.
 
Cái sự Ngu này cách đây vài trăm năm , bây giờ thì lại cho là bình thường "vì là chuyện bắt buộc ?" ở bài này chúng tôi chỉ đề cập tới sự việc "Vác Ngà Voi" mà thôi, các chuyện khác sẽ bàn vào mọt dịp khác, thủa xa xưa thời phong kiến, các nước nhỏ "chư hầu" thì theo lệ cứ 3 năm thì phải cống nước lớn "Đại Quốc" một lần , nhưng cũng tùy nếu Trung Quốc bị thua trận như nhà Thanh thua Nhà Tây Sơn, thì chỉ đi sứ qua thăm qua loa chiếu lệ  mà thôi, không có quà cáp chi cả, vì hai bên đều là quân ăn cướp đồng bọn giống nhau, nhà Thanh là dân thiểu số Tiên Ty chiếm nước Hán (nhà Minh) còn Tây Sơn thì ăn cướp nước của "Vua Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn" nên cá mè một lứa bỏ qua cho nhau hoặc thời nhà Mông Nguyên ba lần thua nhà Trần, nên xù không có cống phẩm chi cả.
Xin trở lại vấn đề là đi sứ và dâng cống phẩm, thời bị thua như thời nhà Mạc, thì ngoài vàng bạc châu báu, còn kèm theo thợ mộc 20 người, thợ nề 20 người, thợ chạm 20 người, hoặc cống phẩm như ngà voi, sừng tê, trầm hương, kỳ nam v..v..
Thì triều đình của vua Mạc Đăng Dung chả hạn, lệnh cho Bộ Lễ lo phẩm vật cống nhà Đại Minh, bộ Lễ bèn giao công việc này cho một vị quan chức vị là Thị Lang "ngang chức giám đốc thời bây giờ" lo liệu, vị này bèn ra thẳng Bắc Thành trình sự vụ cho Tổng Trấn Bắc Thành rõ, nơi đây bèn sai một vị quan ngang chức Chủ Sự và theo tờ ghi danh mục các thứ cống phẩm đính kèm và hai vị quan sai này lên thẳng tỉnh Lạng Sơn để thu gom "mua sắm" những vật dụng cần thiết, vì từ tỉnh Lạng Sơn đến Thị Trấn Đồng Đăng là 15 cây số, từ Đồng Đăng đến Ải Nam Quan (Mục Nam Quan) bây giờ là Ải Hữu Nghị Quan, chừng 3 cây số nữa, vị chi đoạn đường chỉ dài là 18 cây số, những thứ vật dụng này tương đối nhẹ, chỉ có cặp Ngà Voi là nặng, chừng 20 kilo mỗi chiếc, khi đoàn cống phẩm này đi qua địa phương nào (tức là xã nào quận nào) thì dân đinh địa phương đó phải khiêng cặp ngà voi và  "cống phẩm", còn chánh sứ phó sứ đi tay không cũng đi kèm theo với 2 vị quan  võ cấp nhỏ "quản, đội" để bảo vệ, đến biên giới hai tỉnh là Lạng Sơn và Vân Nam bên Tàu thì có Hữu Nghị Quan, bên ta có Ngưỡng Đức Đài, đồ cống phẩm của Việt Nam giao tận tay Tri Phủ Băng Tường là Phủ Biên Giới, nhận và ký tên vào danh sách cống phẩm là sứ thần Việt Nam xong nhiệm vụ, mọi thứ dịch vụ di chuyển phía Tàu lo, phái đoàn sứ thần đi và về chừng 3 năm. Thời nhà Đường thì cống phẩm khỏe hơn, thời Trung Đường vua Đường Minh Hoàng có bà phi là Dương Quí Phi chỉ thích ăn trái lệ chi tức "trái vải" thành ra vào mùa vải tháng 6 âm lịch hàng năm , nước Việt Nam chỉ cần cho xe bò kéo khoảng 10 cần xé Vải tới  biên giới giao cho quan phủ sở tại là xong, và ngay lập tức Tàu cho đóng yên cương Thiên Lý Mã chạy cấp kỳ ngày đêm về kinh đô cho Bà Phi Dương Quý Phi và đức vua thưởng thức, thành ra cái công chuyện "Vác Ngà Voi"  là chuyện công vụ, không có tính cách cá nhân? thành ra cái chuyện Khôn hay Ngu không nên đặt ra ở đây ?
 
*

CHIẾC NGÀ VOI 
Hoàng Văn Phú & Chu Vương Miện
 
Vĩ văn
 
Thực ra câu chuyện kể sau đây là của anh Phùng Văn Hóa "bút danh là Hoàng Văn Phú, nguyên quán Tân Phú ngay đài phát tuyến chỗ Ngã Ba Ông Tạ, đi lính sau tôi, câu chuyện đã được đăng ở nguyệt san Tinh Thần năm 1964, câu chuyện thiếu mất một nhân vật là tôi, nên tôi viết lại và thêm cho đủ, đầu năm 1963 tôi ra trường và về đơn vị dd23tt, sư đoàn 23 bộ binh, tôi nguyên là cầu thủ tỉnh lẻ và ngoài công việc ban 3, tôi là đội viên của đội tuyển Sư Đoàn, nhưng chỉ là thứ cầu thủ dự bị, có cũng được mà không thì cũng chả sao?
Kỳ đó thì đoàn chúng tôi đi Pleiku tranh giải Quân Đoàn 2, đoàn chính là 11 người thêm 3 ngừơi dự bị. Sáng đó xe GMC chở chúng tôi ra phi trường Phùng Dực gần bộ chỉ huy Trung Đoàn 45 và Đài Phát Thanh Buôn Mê Thuột, vừa đến thì máy bay quân sự Mỹ cũng vừa hạ cánh, thầy trung sĩ Thông Vận Binh xì xà xì xồ với người sĩ quan trên máy bay, và đoàn cầu thủ chỉ đủ chỗ cho 13 người, tôi ở lại phi trường chờ chuyến bay sau, phi trường Phùng Dực là phi trường tỉnh lẻ, ngày ngày chỉ có một chuyến đến và đi rồi vắng tanh, và có vài chuyến bay quân sự qua đó chở các quân nhân vãng lai ngừng lại chừng 10 phút là lại cất cánh, phi trường trống trơn  chỉ còn lại 3 người, tôi, một trung sĩ còn thuộc Trung Đoàn 44 và một thiếu úy Trung Đoàn 45, vị trung  sĩ thì không có gì đặc biệt, chờ máy bay về Vũng Tàu đưa đám ma cha ruột, còn vị thiếu úy thì cũng không có gì đặc biệt, về Sài gòn để hỏi vợ. Khuôn mặt người nào người đó đều xạm đen cháy nắng, thiếu úy có khoác một cái ba lô nhẹ, trong ba lô không có gì ngoài chiếc Ngà Voi, chiếc Ngà Voi này là của con voi nhơ nhỡ, dài chừng 6 tấc, không trắng và mầu nâu nhạt, không ai quan tâm để  ý gì đến cái Ngà Voi, mỗi lần máy bay quân sự Mỹ hạ cánh, thầy thông vận binh chạy trước, sau là ba chúng tôi, kỳ này gặp toàn chuyến bay về miền bắc như Đà Nẵng, Quảng Trị, không có máy bay về Nam, mỗi lần vác ba lô chạy vào thì Thiếu Úy bèn quăng ngay chiếc ba lô có chứa cái Ngà Voi xuống nền nhà, tôi buột miệng hỏi:
- Mang đi đâu cái của khốn này?
- Mang làm quà cho ông bố vợ tương lai
Đến ngày thứ ba, một chiếc xe Dodge chạy đến gọi trung sĩ Trung Đoàn 44 là có công điện từ Vũng Tàu gửi, nội dung là chờ lâu quá, đã chôn cất cha xong rồi? khỏi về. Thế là trung sĩ theo chiếc xe về luôn.
 
Sân phi trường chỉ còn lại tôi và thiếu úy với chiếc Ngà Voi, ngày hôm nay là ngày thứ ba để chờ, chừng nửa giờ sau thì có chuyến máy bay hạ cánh, một lúc sau thì được biết là máy bay đi Pleiku, tôi phấn hồ hởi mừng thầm trong lòng, một chập thì một đòan người từ trên máy bay bước xuống, vị thượng sĩ thủ quân vỗ vai tôi noi lớn: "Chú mày cũng về luôn một thể, đội mình thua rồi ?"
Ngay lúc đó thì vị thiếu úy chạy ngay vào nhà chờ khách, quăng chiếc ba lô có cái Ngà Voi xuống đất rồi gối đầu lên nhắm mắt ngủ.
 
Chu Vương Miện

READ MORE - VÁC NGÀ VOI, CHIẾC NGÀ VOI – Chu Vương Miện, Hoàng Văn Phú