Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, November 19, 2015

MỘT ĐỜI BỤI PHẤN - thơ Vũ Trầm Tư



Vũ Trầm Tư

MỘT  ĐỜI BỤI  PHẤN

Những viên phấn mòn hao thành bụi nhỏ
Ghế đá sân trường trĩu nặng cơn đau
Ánh mắt đăm chiêu nỗi buồn hoang phế
Tiếng trống trường giục giã bước chân mau

Khi mái tóc trên đầu còn mỏng mảnh
Dấu thời gian đã pha nhuộm màu sương
Trang giáo án tải đi rừng kiến thức
Ta quên rồi cuộc sống quá nhiễu nhương

Thuyền chở khẳm những tình yêu rất thực
Đất quê hương, biển đảo mịt mù xa
Dòng máu Việt chảy tràn trong huyết quản
Chút nghĩa tình ai còn giữ cho ta!

Khi đứng trước những nhọc nhằn toan tính
Biết nói gì để em hiểu thực hư
Bài toán khó cũng tìm ra đáp số
Cuộc sống đời thường chưa thấy được số dư

Ta giữ cho em gia tài trong sách vở
Bước xuống đời còn một tấm lòng son
Lấy niềm tin xây lâu đài cổ tích
Bụi phấn một đời để dành lại cháu con

VTT

vutramtu123@gmail.com
READ MORE - MỘT ĐỜI BỤI PHẤN - thơ Vũ Trầm Tư

BIẾT GỌI THẾ NÀO ĐÂY?- thơ Phan Minh Châu



Phan Minh Châu

Biết gọi thế nào đây? 

Hỡi người bạn thiết thân đã một thời đứng trên bục giảng
Đã một thời cơm mắm muối dưa
Gạo phải chạy về nhà xin ít giạ mẹ cho
Bán trang trải đủ tiền đôi buổi chợ
Thân cô giáo chưa chồng con cơ nhỡ
Sống xa nhà hiu quạnh một vầng trăng
Phấn trắng, bảng đen vài cái bóng đèn
Sáng leo lét cho qua thời bao cấp
Em đến lớp bằng tình yêu rất thật
Thương học trò như chính thể thương thân
Những mùa đông cay nghiệt đến nao lòng
Lửa không đủ cho một ngày hai bữa
Em lên núi mót về dăm nhánh củi
Mỗi que diêm em đốt phải đôi lần
Sáng trưa chiều đâu đó những niềm vui
Cứ phảng phất bên đàn em bé nhỏ
Làng nghèo quá nên đến trường cũng khó
Biết bao em đành bỏ học nửa chừng
Ngày mất mùa đói không có cơm ăn
Trường với lớp tưởng chừng đâu đóng cửa
Em đến từng nhà động viên từng chỗ
Em không cho con chữ sống xa rừng
Đêm em buồn nước mắt lại rưng rưng

Em thấy xót cho đàn em bất hạnh.

PMC
READ MORE - BIẾT GỌI THẾ NÀO ĐÂY?- thơ Phan Minh Châu

CHIỀU NGHE CON SÓNG THỦY CHUNG VỖ BỜ… - thơ Đoàn Vũ



Đoàn Vũ

CHIỀU NGHE CON SÓNG 
THỦY CHUNG VỖ BỜ…

Biển ơi!
chiều nay mình tôi
dường như con sóng nói lời
hợp-tan
chân mây trời đã úa
vàng
đầy tay giọt mặn khẽ khàng
rơi
rơi…

Bóng thuyền xa
xa trùng khơi
con còng trố mắt đợi ai?
thẹn thùng

Biển xanh
xanh đến khôn cùng
chiều nghe con sóng thủy chung
vỗ bờ…

ĐV


Ðoàn Vũ
Hội viên hội Văn Nghệ Bình Thuận.
Email: vudoan0102@gmail.com.
READ MORE - CHIỀU NGHE CON SÓNG THỦY CHUNG VỖ BỜ… - thơ Đoàn Vũ

LÒNG MẸ - thơ Thế Lộc

Tác giả Thế Lộc

Thế Lộc

LÒNG MẸ

Em rất đẹp cuối năm Đệ Nhị bốn "*"
Ta gã trai làng xuống phố dự thi
Như Nai vàng ngơ ngác chốn kinh kỳ
May mà được có em cười nửa nụ ...
Như chim Vành Khuyên tìm nơi cư trú
Đậu môi em và chết giữa cuộc tình
Em cho ta mật ngọt đến điêu linh
Ôi, em gái của trường Phan Thanh Giản
Tình em cho như dòng sông mùa cạn
Ta gã si tình chết khát giữa mùa yêu
Vụng dại cuộc tình, thi cử chẳng bao nhiêu
Ta chết đứng trong ngày em pháo nổ
Cũng tại ta, gã thư sinh xa phố
Sống hiền hòa chất phác người nhà quê
Lòng rưng rưng chân lại cứ quay về
Quỳ xuống cạnh mẹ già ôm mặt khóc
Lòng bao dung mẹ buồn lên mái tóc
Thương thằng con thi rớt vướng lụy tình
Ta đã phụ Người vất vả mưu sinh
Ôi, lòng mẹ bao giờ ta trả được !...
Rồi từ đó, theo dòng đời xuôi ngược
Không tin thư qua những tháng năm dài
Mẹ ở nhà chờ đợi nặng hai vai
Ta quyết chí trở thành người hữu dụng
Mười một năm sau
Kinh qua nhiều gian khổ thương đau
Trên chuyến tàu quay lại
Con thành danh, nhưng ... mẹ đã lìa đời
Con không còn thấy mẹ nữa mẹ ơi
Con bất hiếu khấu đầu xin tạ tội.

Đà Nẵng, 14.11.2015
TL
READ MORE - LÒNG MẸ - thơ Thế Lộc

KÝ ỨC, NGƯỜI, TÔI, BẦU SỮA VỠ RỒI - chùm thơ Trương Đình Phượng

Tác giả Trương Đình Phượng


Trương Đình Phượng

KÝ ỨC, NGƯỜI, TÔI, BẦU SỮA VỠ RỒI

Đừng đẩy tôi về phía ấy
Những vồng vui không người tưới
Vỡ ối mầm xanh...
Cánh chuồn bay chưa hết vòng đời
Nắng đã già tuổi hẹn
Mưa mù mê sũng lẫy xuân thì...
Ký ức nào say ngủ
Lời ru nào níu gọi thơm bay?
Đừng đẩy tôi về phía ấy
Bầu trăng sữa cạn rồi
Dòng sông xưa đứt đọt đợi chờ
Phiêu phớt niệm khúc tình lỡ dở
gió thiên di qua những mùa tim vỡ
ký gửi cho tôi toàn bưu phẩm lặng thầm...


CÁNH ĐỒNG, MẸ, THỜI GIAN

Tháng mười một
mưa nhàu bến bãi
tuổi trần neo chân ruộng
giọt mồ hôi không đủ ươm xanh cây lúa
tóc mẹ trắng hơn cánh cò
lặn vào đêm
ơi những mảng buồn
viền quanh lòng mẹ
khằn khặn tiếng cuốc đồng xa
....
gió dao lam
khứa lời ru mòn vẹt
buôn buốt mái tranh gầy
...
ai cắt xẻ thời gian
ai chắn dòng mưa đắng
cho cánh đồng mẹ tôi trĩu hạt mơ vàng?


CÁNH DIỀU, TUỔI THƠ, TÔI: CÁT, BỤI

(Một ngày chợt nhớ tuổi thơ
Nằm trên đọt nắng tôi mơ: thấy mình...)

Cánh diều, tuổi thơ, tôi: đâu
Chỉ còn
Cuốn chỉ rối
chăng ngang cuống họng chiều đầm đẫm
rữa nhụy giấc mơ
vụn gãy những màu thanh tịnh
dòng sông nào ai điếu khát khao: tôi
miên miết guồng trôi
đau mê nào hóa sỏi...
Đừng gọi tôi
tháng tám ngùi cay
những sợi mưa trắng nhợt lời yêu
bàn tay ly tán
rệu mòn chút hương thừa áp nhiệt
cánh diều, tuổi thơ, tôi: đâu?
ơi những lưu men trên cánh đồng vàng
con chim cắp hạt bay rồi
trơ gốc buồn hoài luyến
con đường nào cạn viễn trình cát bụi
tôi về níu tuổi thơ, tôi...


ẨN DỤ, GIẤC MƠ: ĐỨT LÌA

Những nỗi buồn gối vụ
Thắt ngực phố chiều đông
Đam mê nào của tôi
Đam mê nào của em
Gãy cánh
Không còn những cánh hoa vàng
Cỏ xanh khốc liệt
Đừng phủ dụ giấc mơ đứt lìa
Ẩn ngôn khúc đàn tuyệt mộng
Nụ hôn và cánh buồm
Một ngày bão lớn
Lưu vong...
Bài ca nào của em
Bài ca nào của tôi
Những cường toan định mệnh

TĐP

Trương Đình Phượng
Khối 3 thị trấn Cầu Giát- huyện Quỳnh Lưu -tỉnh Nghệ An

READ MORE - KÝ ỨC, NGƯỜI, TÔI, BẦU SỮA VỠ RỒI - chùm thơ Trương Đình Phượng

LỜI KẺ DU CA - Thơ Đình Xuân



           Tác giả Đình Xuân



LỜI KẺ DU CA

Kẻ du ca chạm cung đàn 
Hát lời mộng mị cho vàng mơ say
Khẽ thôi kẻo đụng chân ngày
Lời ru buồn thánh vai gầy cần nhau

Kẻ du ca chạm cung màu
Vết son ngày nọ làm đau đời người
Màu nao: vẻ thắm nụ cười
Tỷ năm còn sắc tinh khôi duyên mình

Kẻ du ca chạm cung tình
Hãy cùng vũ khúc hôn nghinh địa đàng
Lẹ lên cho kịp thời gian
Ai không hối hả ...Võ vàng duyên mơ

                                     Đình Xuân

READ MORE - LỜI KẺ DU CA - Thơ Đình Xuân

SINH NHẬT EM - thơ Hoàng Anh 79



Hoàng Anh 79

SINH NHẬT EM

Sinh nhật em hãy vui thêm chút nữa
Dẫu anh về không kịp buổi chiều nay
Ở nơi xa buồn lắm trời mưa bay
Chuyến xe cuối đã xuôi về phố thị

Em đừng khóc giận hờn hay ủy mị
Ngày không anh trái đất vẫn quay tròn
Nhưng thiếu anh ai tặng những nụ hôn
Tình sẽ lạnh như mùa đông thiếu nắng

Sinh nhật em anh ở nơi xa lắm
Gom sao trời kết nến chúc mừng em
Tình yêu ta như sông chảy êm đềm
Dẫu có lúc qua ghềnh cao sóng cuộn

Sinh nhật em, anh về, nhưng rất muộn
Áo giang hồ sẽ nhuốm bụi đường xa
Trái tim yêu, dòng máu đỏ làm quà
Rượu mềm môi say tình quên thế sự

Cám ơn đời em lên ngôi thánh nữ
Cám ơn em tình ngụ đến thiên thu !

Ngày 10/11/2015

H.A. 79
READ MORE - SINH NHẬT EM - thơ Hoàng Anh 79

Châu Thạch - ĐỌC THƠ TRẦN TRUNG ĐẠO “ĐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI”




 Châu Thch

ĐỌC THƠ TRN TRUNG Đ
“ĐI C THIÊN THU TING M CƯỜI” 

                                      
                                                                                           
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Tác giả: Trần Trung Đạo

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười ./.
                                  TTĐ

Lời bình:   Châu Thạch

Có người không tâm đắc với cai đầu đề bài thơ là “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” vì cho rằng làm chi ai có được thiên thu để đổi tiếng mẹ cười, và dẫu tác giả sống được 1000 năm chăng, thì có chịu chết đi để nghe tiếng mẹ cười hay không? Lấy cái không có mà đổi cái có thì chỉ là nói cho vui cửa miệng mà thôi. Đúng thế nếu hiểu theo một cách thực dụng. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Đọc thơ thì phải biết ngôn ngữ thơ có khác, mới hiểu được hết cái hay tiềm ẩn trong từng câu, từng chữ của thơ.

Ông bà ta có câu “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” hiểu là một ngày ở trong tù dài như ngàn năm ngoài đời. Vậy thì một ngày hay một ngàn năm ở đây đều là thời gian tâm lý, không phải thứ thời gian mà chúng ta sống bằng hít, thở. Nếu nói một ngày bằng một ngàn năm thì ngàn năm là thời gian tâm lý, ngược lại nói ngàn năm bằng một ngày thì một ngày là thời gian tâm lý. Cũng thế, nhà thơ Trần Trung Đạo dùng chữ “thiên thu” cho cái đâu đề “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” cũng là thời gian tâm lý. Thời gian tâm lý thì tuỳ theo tâm trạng của mỗi người, mỗi hoàn cảnh nên chữ “thiên thu” ở đây không tính bằng năm, tháng được, chỉ biết là nó lâu dài  đối với tác giả mà thôi.

Cũng xin bàn thêm đôi chút về chữ “thiên thu”. Ta biết một năm có 4 mùa. Mùa xuân là mùa vui nhất nhưng không phải là đẹp nhất. Mùa thu mới là mùa đẹp nhất vì nó bình tịnh và an lạc. Ở đây nhà thơ dùng chữ “thiên thu” không phải là 1000 năm của thời gian mà mục đích để chỉ sự bình tịnh, an lạc dài lâu trong tâm hồn mình, và sự bình tịnh an lạc đó ông sẳn sàng chịu mất đi để đổi lại nghe được tiếng mẹ cười, nghĩa là biết được mẹ mình đang hạnh phúc. Vì thế nhà thơ không dùng chữ “thiên niên” mà dùng chữ “ thiên thu” cũng hàm xúc một ý nghĩa sâu xa.

Bây giờ hãy đi vào vế một của bài thơ:

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi.

Có ai nghe được tiếng lá thu rơi không? Lưu trọng Lư nghe được tiếng lá rơi mùa thu: “Anh nghe chăng mùa thu/ Lá thu rơi xào xạc”. Đó là tiếng lá rơi của cả một khu rừng, còn tiếng mẹ không thể là một khu rừng mà chỉ như là một chiếc lá rơi thôi. Một chiếc lá rơi thì làm sao nghe được nếu không phải chỉ là sự rung động trong cõi lòng mình khi nghe âm thanh mẹ nói.

Tác giả dùng chữ “tiếng ai” để chỉ về tiếng Mẹ. Chữ “ai” thông dụng để chỉ người xa lạ nhưng chữ “ai” cố ý trong văn chương thì lại chỉ người thân thương nhất. Người thân thương ấy có tiếng nói như “lá thu rơi”. Lá thu rơi thì nhẹ nhàng, êm ái và buồn vô cùng đối với những tâm hồn nhạy cảm.

Chỉ một câu thơ “ Tiếng ai như tiếng lá thu rơi” thôi, Trần Trung Đạo đã làm cho một vế thơ vốn khô khan vì kể lể trở nên ướt át, đậm đà và bàng bạc một nỗi buồn vời vợi vì chất chứa trong đó âm thanh của tiếng mẹ cùng tiếng lá thu rơi. Khi nghĩ đến “ tiếng lá thu rơi” người đọc liên nghĩ cả một bầu trời thu và từ đó lại liên nghĩ tiếng nói êm ru của mẹ, dáng dấp âm thầm của mẹ trong khung cảnh u buồn.

 Vế thứ hai của bài thơ có âm điệu trầm bổng của phong cách thơ thời xưa nhưng hoàn cảnh lại khác nhiều với những bài thơ nói đến sự chia ly:

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc lối sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Khác chăng là tác giả diễn tả trong vế thơ nầy một sự ra đi uất ức. “Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề” là một sự ra đi đành đoạn, không hẹn ngày quay lại. Con ngựa rừng mà lạc lối sơn khê là một sự vô lý. Vậy mà ở đây “Ngựa rừng xưa lạc lối sơn khê” là có thật. Ngựa mà lạc lối trong rừng mình đang ở thì nó đang chịu sự xua đuổi, bức bách đến hoản loạn mới phải lạc cả lối đi về quen thuộc. Ngựa rừng ở đây đã xa mẹ 10 năm và trong mười năm ấy tóc mẹ, lòng con đều trắng. Tóc mẹ trắng là vì gian khổ, vì tuổi già nhưng lòng con cũng trắng bởi vì sao? Có người cho rằng chữ “trắng” thứ hai rất phũ phàng, nó cho biết “trắng” nghĩa là không có chút thương nhớ,  không có chút u buồn nào cả. Không phải thế đâu. Chữ “trắng” thứ hai có thể xem là màu trắng của một chiếc khăn tang. Khi mẹ chết thì đội chiếc khăn tang trên đầu, nhưng mẹ chưa chết mà xem như đã biệt ly thì để chiếc khăn tang trắng trong lòng mỗi khi nhớ mẹ là hình ảnh đau thương sống động. Chữ “trắng” thứ hai diễn tả   hết nỗi trống vắng trong lòng. Trống vắng vì không có tiếng nói của mẹ, không có mùi thơm của mẹ, không có bất cứ cái gì mà mẹ đã lấp đầy màu sắc tươi đẹp trong lòng tác giả từ một thuở xa xưa.

 Qua vế thơ thứ ba và thứ tư tác giả như thỏ thẻ với mình và với mẹ:

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Trong vế thơ trên ta thấy hình ảnh “người song cửa, kẻ chân mây” trong “Chinh Phụ ngâm” được biến hoá thành một bức tranh ảm đạm sinh động với hình ảnh người mẹ  ngồi “đan một nỗi buồn” bên song cửa có “gió tạt với mưa tuôn” và người con “đi góp lá nghìn phương” để “đốt lửa cho đời”. Cũng dùng hình ảnh đó, hình ảnh “kẻ song cửa, người chân mây” nhưng vế thơ đã làm trùm lên không gian và thời gian không phải là nỗi buồn sâu lắng có chút thi vị của thời xa xưa mà là trở nên khắc khỏi một nỗi đau của sự chia lìa mẹ, con. 

Qua vế thơ dưới tác giả đã nghe tiếng mẹ “như tiếng chiêm bao” và muốn vói tay tìm mẹ nhưng “Xa xôi quá làm sao vói tới”. Những tứ thơ nầy làm cho mẹ trở thành mong manh quá đổi, mà mẹ càng mong manh thì nỗi xót thương trong ta càng trĩu nặng.

Qua vế thơ thứ năm như sau:

Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

“ Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ” là đúng, “hơi ấm con tìm trong giấc mơ” là đúng, nhưng tại sao “Đau thương con viết vào trong lá”? Sao không nói đau thương con dấu ở trong tim? Viết vào trong lá để làm gì?. Muốn hiểu câu thơ nầy ta thử đọc một ca khúc trong bài ca “Thu Sầu” của nhạc sĩ lam Phương: “Trên cao bao vì sao sáng/ Rừng vắng có bao lá vàng/ là bấy nhiêu sầu”. À, hoá ra nhạc sĩ lam Phương dùng số nhiều của lá vàng để gắn kết nỗi sầu của mình lên đó. Trần Trung Đạo cũng vậy, ông không chỉ viết đau thương lên lá vàng mà viết đau thương lên cả lá xanh, nghĩa là trên đời có bao nhiêu lá thì ông có bấy đau thương vì xa cách mẹ. Một con én có thể làm nên mùa xuân thì một câu thơ cũng có thể làm lung linh đẹp cả một bài thơ vậy.

  Vế chót của bài thơ là toát yếu bài thơ và tác giả nhấn mạnh suy tư của mình, làm cho bố cục bài thơ vô cùng chặc chẻ như một bài luận văn mẫu ở chốn học đường:

Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười .

Ở vế chót nầy tác giả dùng câu “Ví mà tôi đổi thời gian được” đề bổ nghĩa cho câu “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” dễ làm cho người đọc suy luận thời gian ở đây là thời gian vật lý, nghĩa là thời gian một ngàn năm có thật. Điều nầy cũng không có chi là nghịch lý, vì nếu tác giả có được thời gian vật lý trong tay thì có bao giờ ông đợi được 1000 năm mới chịu đem đổi lấy niềm vui của mẹ, hay là thời gian tâm lý trong lòng đã thôi thúc ông đi đổi ngay để lấy niềm vui cho mẹ sưởi ấm lòng ông. Vậy chỉ nên xem nhà thơ dùng thời gian như một thể “Tỷ” trong ca dao, các ý tứ không nằm trong lời nói mà nằm trong cảm nhận của con người./.

                                                      Châu Thạch
READ MORE - Châu Thạch - ĐỌC THƠ TRẦN TRUNG ĐẠO “ĐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI”

THU PHAI - thơ Nhật Quang



Nhật Quang

THU PHAI

Chiều vương lên mắt ai buồn
Để câu thơ ướt đẫm hồn tương tư
Hoàng hôn rơi chạm lá Thu
Vàng phai lưu luyến về từ chiêm bao

Tháng ngày vội chợt hanh hao
Bâng khuâng kí ức nao nao trăng thề
Hương đêm thả giọt bùa mê
Tình say ấp ủ... lối về êm mơ

Thu nghiêng ngả bóng thẫn thờ
Đông say nhuộm tím vần thơ muộn màng
Lặng nghe kỷ niệm mênh mang
Trăng tàn rủ bóng, ngỡ ngàng Thu phai.

                                                NQ

                                           (Sài Gòn)
READ MORE - THU PHAI - thơ Nhật Quang

EM VỀ CÒN NHỚ - thơ Trương Thị Thanh Tâm




Trương Thị Thanh Tâm   
       
EM VỀ CÒN NHỚ

Em về để tóc theo mây
Dáng xưa còn đó hao gầy sợi thương
Chút tình giữ lại mùi hương
Hoa cau buổi sớm bụi đường chưa quen

Em về với nụ cười duyên
Dấu yêu còn đọng trên miền ưu tư
Trôi theo con nước lặng lờ 
Biển tình em chảy xuôi bờ sông mê

Em về má đỏ hây hây
Nắng chiều vương chút ráng mây cuối trời
Má hồng có phải nắng rơi
Hay là nơi ấy dấu môi ngọt mềm

Em về mắt khép bụi mờ
Áo bay phơ phất hững hờ cánh tiên
Ngủ ngoan nào ngủ cho yên

Giọt tình giữ lại thiên đường trong ta.

TTTT
READ MORE - EM VỀ CÒN NHỚ - thơ Trương Thị Thanh Tâm

THÊM MỘT LẦN VẤP NGÃ - thơ Vũ Trọng Tâm




Vũ Trọng Tâm

THÊM MỘT LẦN VẤP NGÃ              

Chưa ra trận ta thấy mình thua cuộc
Gươm giáo mòn thân xác cũng tả tơi
Xuống ngựa quăng gươm chưa trả nợ người
Đời quên ta nên nỗi buồn giấu mặt

Áo phong trần theo bước chân đơn độc
Một lần rồi, thêm lần nữa mất nhau
Mối tình đầu quặn thắt trái tim đau
Dấu yêu xưa tưởng trôi vào quá khứ

Ta tìm lại mảnh tình rơi thưở đó
Mấy mươi năm đánh mất tuổi yêu đầu
Ánh mắt còn ngây dại đã trao nhau
Vầng trăng cũ tuổi mười lăm vẫn sáng

Vườn tình ái ngọt ngào và lãng mạn
Trái cấm còn nguyên hương vị đầu mùa
Sóng vỗ bờ ru ngủ khúc tình mưa
Hạnh phúc cuồng quay trong cơn mộng mị

Thế cuộc vần xoay biết đâu là chân lý
Cánh chim xa về đậu nhánh tình thơ
Một đời người bước tiếp mộng ban sơ
Ly nước lạnh môi trên môi còn nhớ

Chân ta mỏi cuộc chơi đành bỏ dỡ
Chút hơi tàn khập khễnh bước liêu xiêu
Thôi về đi hâm nóng lại hương yêu
Ta thua cuộc để thêm lần vấp ngã!


             VTT (Gò Công)
READ MORE - THÊM MỘT LẦN VẤP NGÃ - thơ Vũ Trọng Tâm

Hoài Huyền Thanh - HƯƠNG ẤU THƠ

Lớp sư phạm 1973-1974.
Ảnh do tác giả cung cấp.


Hoài Huyền Thanh

HƯƠNG U THƠ

PHIÊN KHÚC 1 : DÒNG SÔNG U THƠ

Bây gi là mùa đông, ngày tháng lê thê dài, nhng cng mây xám dày đc khung tri, nng như mt hút phương nào. Tri lành lnh, mt khí lnh mênh mang bun, gió hiu ht heo may. Lá vàng rơi trên tóc, trên vai, tri dài trên li nh xôn xao. Bước chân nai ngơ ngác bun trong ngày tháng vào đông. Li nh ngày xưa không còn xôn xao nng m và em đơn côi mang ni nh không ri, âm thm trong ni bun đc thoi.

Ngày xưa, chao ôi! Em cht nghe bâng khuâng vi ngôn t ngày xưa. Ngày xưa … được bt đu bng nhng chuyn c tích thn tiên vi nhng ngc ngà thân ái nht trong sut cuc đi. Em cht vu vơ nui tiếc tht nhiu, đã nhiu ln em t nh là thương nh hoài ngày thơ thánh thin, thương nhng k nim ngc ngà xa xưa y.Ôi! nh làm sao bn em, nhng mái tóc đen huyn óng như nhng si tơ tri bng bnh trong gió, nhng ánh mt ngây thơ sáng long lanh vi môi hng rng r. Em yêu ging nói bn em ghê lm! Giọng nói mang âm thanh thm lng, th thm lng khó quên; ging nói đó như âm thm khuyên nh; ánh mt kia trìu mến chân thành làm em nh hoài, thương hoài dù bây gi bn bè đã chia xa; mi người mt hướng đi vi vi ngăn cách trên nhng li nh mt tri nhưng trong em vn gn gũi như bàn tay năm ngón: gin, hn, chơi, x, v; vi nhng trò chơi đánh chuyn, nhy dây, năm mười trong nhng gi sinh hot cng đng, t quanh bãi c hát nhng bài ca êm đm ngây ngt tình quê hương hay chia tng toán bt sâu, tưới rau ci sau trường; nh nhng c khoai lang tht to, tht ngt lp thu hoch được.

Và nhng bui sáng đến trường tht sm thc hin tun l v sinh, bn bè hn h dùng mnh thy tinh co g và dùng giy nhám đánh bóng  mt bàn ghế, kỳ vng đot gii cho lp. Ri trong nim hăng say thích thú đó, hc trò li cn thn chn tng  thanh tre, la tng mu giy sao cho chiếc đèn ca mình được chiếm gii trong tết Nhi Đng. Bui ti trường t chc c đèn, phát thưởng cho nhng hc sinh có chiếc đèn xut sc nht. Hc trò được qu nhà trường trao gi nhng chiếc bánh, viên ko; ca không là bao nhưng tình tht m, nghĩa tht nng nàn. Nhng ngày vô tư bên thm tiu hc cũng xa dn theo năm tháng. Nhng chu kỳ vn tiếp ni nhau.Em bước chân vào trung hc trong nim thương ni nh khôn nguôi, trong nim lo ni s, ngơ ngác tìm hơi hướng thân quen. Em nh trường làng em cô giaó tht hin, có vườn rau xanh lá, cơ h em nh tng viên gch lót bên thành giếng, nhng bi mng gà đ au  chen ln bông mười gi nhiu màu khoe sc quanh sân c, đôi mt thy hiu trưởng tht nghiêm, ging nói tht m ca thy hiu phó trong ngày phát thưởng. Ký c đưa em v khong sân trường vi nhng viên gch tàu vuông vc màu đ, cng trường vi giàn bông giy màu hng màu tím như má hng tui nh và mc tím du thân...Tt c dường như cht ngt trong tim óc, không làm sao em quên được. Em vn nh, nh hoài ngày xa xưa y!

PHIÊN KHÚC 2: KHUÔN VIÊN THÂN ÁI

Thm thoát mà đã vào đông, nhng ngày tháng mùa mưa tiếc nui vi nhng cơn mưa dài lê thê, rưng rc bun vi ni nh nhung trong tim thc không phút giây ngơi ngh, miên man mãi nhng hình nh bn bè, nhng n cười ánh mt, nhng li nói yêu thương chân thành vây quanh tim óc, kết cht nhng bun vui xây lâu đài tui ngc, cho k nim đong đy...ơi! Bn bè ngày xưa, nhng ngày tháng vô tư bên thm trung hc vi áo dài trng thướt tha, nón lá nghiêng che tng bước chân chim ríu rít … đ ngày tháng này c nh hoài, nh hoài.

T nhng ngày tháng ng ngàng lp sáu, lp by ri đến lp mười có tht nhiu k nim vi bn bè thân quen nghch phá: đôi mt bun vi vi mà bn hay chê bun ca nh Hng, đôi môi mng tht d thương ca nhò Hi, ging nói êm đm ca nh Hà; nhng khuôn mt thân thương c bt người ta không th nào quên khi phi ri xa. Em ri Tân Văn đến Gia Long, mt ngôi trương uy nghi c kính vi bao ng ngàng xa l, nước mt cht trào tuôn vi nhng thân tình cách xa; lo âu s hãi vô chng vi nhng bài vn vt dài lê thê, nhng phương trình hóa hc khó nut, nhng công thc toán khô khan. V vi vin tượng cho nhng ngày sp đến, nhng ngày mai tuy xa mà gn đó nghe bun xa xăm, liu em có vượt qua được nhng khó khăn? Nhng ngày tháng nhc nhn bên sách v s có được nhng gì? T hi đ t tr li bng nước mt quanh mi! Ri tt c s qua đi! Em cht nh li cô em nói-ngày mai tri li sáng em ! Vi nim tin đó em c vượt qua nhng đêm bun ng vùi trong cơn gió lnh vào đông; nhng bui trưa vàng óng ánh nng hè đau đu nhc mt; phi km chế nhng đam mê viết lách; bt mng mơ nht là không còn bát ph xi nê,tiếu ngo giang h cùng đám bn.Tt c phi nhường nhn cho ngày mai tuy xa mà gn đó!

PHIÊN KHÚC 3: HÀNH TRANG VÀO ĐI

Nhng ngày mi  bước chân vào sư phm lo cũng nhiu mà nh cũng cht chiu. Nhưng gi thì yên phân, an bình, reo vui và tròn mng.Trái ước mơ đã đang và s va tm tay em vi. Ri mt ngày nào đó, em s lìa xa tt c bn bè bên khuôn viên sư phm; em s vào đi vi bng đen phn trng;em s sng vi chính tâm hn mình qua hình nh hc trò em; em s dy chúng nó hát:

  “ Yêu mến m cha yêu trên đu  em
    Yêu mến m cha trong qu tim này.”

Và hc trò ca em cũng rt ngoan, rt xng đáng là:

  “Ôi! Em bé Vit Nam ngày đêm chăm lo hc hành
    Mai đây em ln dy tìm quê hương thn thánh
    Ôi! Em bé Vit Nam ngày đêm chăm lo mi đường
    Non nước em đang ch trên muôn bước quê hương.”

Có mt ln nào đó, cô cu hc trò nh ca em th th:

-Thưa cô… thưa cô, ni con b xoài, con có mt trái đp nht cho cô nè!

Ôi! Còn gì chân thành và cm đng cho bng nhng tâm hn tr thơ trong sáng, d thương và thánh thin vô cùng ,vô tn đó.

Mai sau, mt ln nào đó tr li trường xưa hay tình c gp li bn cũ-dù ch sơ giao – cũng đ mơ h làm sng li biết bao k nim dưới mái trường sư phm. Tht khó mà quên được nhng bui dy thc tp ca tiu gia đình toán 8. Mt nh bn khóc sướt mướt vì quên trình bày hc liu  mà nh đã b ra c ngày đ v, tô màu), nh khác bi ri đến ti nghip khi nh phn ng phn sư phm ca mình trước câu đáp sai ca hc sinh còn em thì ngn ngơ c bui vì bt thăm mt bài quá khó…Nhng mu k nim na mt na còn s bng sng dy mãnh lit là hành trang là ánh đuc  giúp em đi trn hướng mt tri đã chn vì lúc nào bên cnh em cũng có nhng người bn đng hành cùng âm thm mang t tình dân tc, nim tin tui tr đi làm đp quê hương:

Vit Nam đi dù thương tích đy thân
 Vit Nam đi c thế gii nghiêng mình”

Chút gió thì thm ru ni nh, chút nhung tưởng òa v trong tay:

  “ Mai kia em làm cô giáo nh
    Như xuân hng mt thu bâng khuâng”

                         Viết t khuôn viên sư phm 1974
                                  HOÀI HUYN THANH

READ MORE - Hoài Huyền Thanh - HƯƠNG ẤU THƠ