Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, May 6, 2009

Di tích lịch sử









ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC
Vị trí

Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía Đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là "tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam" Vịnh Mốc có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ.


Kiến trúc

Địa đạo Vịnh Mốc

Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khách nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời; tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.

Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong

đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẩu thuật, trạm gác, máy điện thoại … đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 - 1978.

Việc tổ chức phòng tránh, bảo vệ địa đạo rất phức tạp, đòi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuống mà còn người nhái, gián điệp tìm cách xâm nhập. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972) việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây. Hơn thế nữa, vượt qua hoàn cảnh, họ không chỉ tồn tại mà còn tổ chức hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận cho đảo Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ đứng vững và được Nhà nước tuyên dương anh hùng hai lần trong đó có sự đóng góp xứng đáng của quân và dân làng hầm Vịnh Mốc.


Ngày nay

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá - Thông tin đã quyết định công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Cũng từ đó, di tích này luôn được Đảng, Chính phủ và các ngành chức năng hết sức quan tâm đầu tư tôn tạo để gìn giữ di sản quý báu này. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút mọi du khách đông nhất trong tuyến du lịch nổi tiếng và độc đáo: DMZ


Theo www.dostquangtri.gov.vn

DU LỊCH TRONG LÒNG ĐẤT

Địa đạo Vĩnh Mốc (Vĩnh Linh, Quảng Trị) là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo trong lòng đất, với chiều sâu từ 20 đến 28 m. Tổng chiều dài hệ thống đường hầm là 2.034 m, trục đường chính dài 769 m, cao từ 1,5 đến 1,8 m, rộng từ 1,1 đến 2 m.

Từ trục chính địa đạo được cấu tạo thành nhiều nhánh, mỗi nhánh thông với một cửa hầm (lối ra vào). Địa đạo có tất cả 13 cửa, 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm coi như một lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm đều có làm khung gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở. Hai bên trục đường chính cách nhau từ 3 đến 5 m lại khoét lõm sâu vào thành một ô nhỏ, dùng làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Địa đạo được cấu tạo thành ba tầng. Tầng 1 sâu cách mặt đất từ 12 m đến 15 m, là nơi sinh sống của nhân dân. Tầng 2 sâu 18 m là nơi đóng trụ sở của Đảng ủy, UBND và Bộ Chỉ huy quân sự. Tầng 3 sâu 22 m dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vĩnh Mốc.

Trong lòng địa đạo có 3 giếng nước, hội trường với sức chứa 50 người, bệnh xá, nhà hộ sinh… Trong thời gian từ năm 1966 đến 1968 ngay trong lòng địa đạo đã có 17 em bé chào đời.

Đế quốc Mỹ trong âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta đã tiến hành ở Vĩnh Linh một cuộc chiến tranh hủy diệt man rợ và tàn khốc. Tháng 6/1995, Vĩnh Mốc đã hoàn toàn bị thiêu trụi bởi bom đạn Mỹ. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, nhân dân Vĩnh Mốc quyết tâm bám trụ giữ làng không chịu khuất phục trước kẻ thù, hai phần ba dân số được di cư ra các tỉnh phía Bắc, một phần ba dân số còn lại quyết định làm địa đạo bám làng sản xuất và chiến đấu.

Toàn huyện Vĩnh Linh có chừng 114 địa đạo với tổng chiều dài gần 42 km. Hòa bình lập lại, một số địa đạo đã bị vùi lấp, một số vẫn còn khá nguyên sơ trong đó có địa đạo Vĩnh Mốc. Ngày 21/12/1975 Bộ Văn hóa đã đặc cách xếp hạng di tích lịch sử. Năm 1993 địa đạo Vĩnh Mốc lại được công nhận là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của cả nước.

Theo vnexpress.net
READ MORE - Di tích lịch sử

Cảnh đẹp quê nhà






TRẰM TRÀ LỘC

Không biết từ thời nào, ở phía Tây - Nam làng Trà Lộc, trên dải cát rộng tiếp giáp các xã Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh đã hình thành một hồ nước rộng gần trăm héc-ta. Quanh hồ do có độ ẩm thường xuyên nên cây rừng tự nhiên mọc khá tốt.

Cũng đã từ lâu đời, dân làng Trà Lộc biết khai thác cái hồ tự nhiên đó. Người ta cải tạo, bồi trúc thêm, biến nó thành một công trình thủy lợi… Ở mặt Đông Bắc hồ, người ta tôn thêm bờ, vừa để tăng dung tích nước, vừa để ngăn nạn cát bay tràn lấn đồng ruộng. Dùng gỗ lim, người ta lắp một cái cổng có thể để mở chủ động đưa nước vào ruộng theo yêu cầu sản xuất. Công trình thủy lợi này không chỉ đủ chống hạn cho cả đồng lúa làng Trà Lộc, mà còn tưới giúp cho một phần đồng ruộng của 2 làng Duân Kinh, Trà Trì… Để bảo vệ nguồn sinh thủy, làng Trà Lộc có nội quy khá chặt chẽ, không ai được vào đây chặt cây lấy củi. Cần thiết thì chỉ được phép thu nhặt lá khô về làm chất đốt.



Gần đây, lãnh đạo và chính quyền Hải Lăng cho rằng đây là một vùng sinh thái hiếm thấy ở giữa đồng bằng. Huyện đang có chương trình hàng tỉ đồng để từng bước biến nơi đây thành một điểm du lịch sinh thái. Hiện đã mở được một tuyến đường cấp phối nối liền thị trấn Hải Lăng băng qua dải cát về xã Hải Xuân. Cũng đã đưa một số thú rừng quý hiếm như khỉ, rắn, trăn v.v… tịch thu được về thả ở đây. Một số công trình xây dựng khác đang trong quá trình chuẩn bị.

Với chương trình đó, hy vọng một tương lai không xa, Trằm Trà Lộc sẽ thu hút ngày càng đông du khách.


Theo www.dostquangtri.gov.vn
READ MORE - Cảnh đẹp quê nhà