Đến năm 2012, phong
trào Thơ mới và Tự lực Văn đòan đã 80
tuổi kể từ khi thành lập đến nay. Đó là hai hiện tượng văn học quan trọng của
80 năm về trước thế mà cho đến nay trong
điều kiện đổi mới của đất nước nó lại là đối tượng nghiên cứu rất cần thiết của
tất cả những người quan tâm đến lỉnh vực văn học Việt Nam hiện đại trong
đó có các thầy cô giảng dạy văn học và
sinh viên học sinh trong cả nước.
READ MORE - Đọc sách: “NHÌN LẠI THƠ MỚI VÀ VĂN XUÔI TỰ LỰC VĂN ĐOÀN” , MỘT TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU VĂN HỌC RẤT CẦN THIẾT HIỆN NAY - Phan Kỷ Sửu
Tập sách “NHÌN LẠI THƠ MỚI VÀ VĂN XUÔI TỰ LỰC VĂN
ĐOÀN” nxb Thanh Niên-2013 là một tác phẩm tổng hợp 50 tham luận của các hội
thảo về văn học do các Trường Đại học KHXH Nhân văn và Đại học Sư Phạm TP/HCM tổ chức vào năm 2012. Chủ biên cuốn
sách là. ba tác giả Trần Hữu Tá,Nguyễn Thành Thi và Đoàn Lê Hương. Sách có sự
hợp tác thực hiện của tạp chí Thế Giới mới.
Các tác giả hầu
hết đều là những giáo sư, phó giáo sư, nhà
nghiên cứ văn học tên tuổi trong nước như GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS Phong Lê, GSTS
Trần Đình Sử, GSTS Hùynh Như Phương, GS Nguyễn Huệ Chi cùng nhiều tác giả ở Hà Hội,Huế Đà Nẳng và
nhiều tỉnh thành khác,nòi chung đó là những chuyên gia hàng đầu trên lỉnh vực
này…Từ những cái nhìn bao quát, hệ thống 2 hiện tượng văn học nói trên,phân tích
những đánh giá nhận định của giới trí thức qua các giai đọan lịch sử của đất
nước. Các tác giả đã khẳng định những
đóng góp hết sức quan trọng của thơ mới
và văn xuôi Tự lực Văn đòan đối với văn học Việt Nam. Bên cạnh đó sách còn nêu bậc nhiều vấn đề cần phải nhìn lại để
đánh giá đúng đắn cũng như hiểu rõ hơn những nhận định sai lầm trước đây
về hai hiện tượng văn học ấy.
Trong bài viết “Địa vị lịch sử của Phong trào thơ mới” GSTS Trần Đỉnh Sử đã khẳng định “Thơ mới là
thơ của Tiếng Việt hiện đại có khả năng phát huy mọi tiềm năng thẩm mỹ của
tiếng Việt cho thơ…Thơ mới đúng là cuộc cách mạng thi ca vĩ đại nhất trong lịch
sử thơ va Việt Nam”
Trong bài”Tự lực Văn đoàn và Thơ mới,sau hơn nửa thế kỷ-nhìn
lại “ đã kết luận “ Mười năm tồn tại của Tự lực Văn đoàn đã để lại những dấu ấn
đậm nét trên tiến trình hiện đại hóa văn chương-học thuật Việt Nam thế kỷ XX”
Một vấn đề rất mới
mà sách đề cập đến xoay quanh văn học Quốc ngữ Nam Bộ qua các giai đọan từ
1900-1954 như các bài “Một số nhà thơ nữ Nam Bộ trong phong trào Thơ mới” của
PGS Đòan Lê Giang, “Nhà thơ Đông Hồ và phong trào Thơ mới” của TS Lê Thị Thanh Tâm v.v…
Sau cùng là những
vấn đề vế phương pháp giảng dạy thơ và
văn xuôi Tự lực Văn đòan trong nhà trường của các tác giả vốn là các thầy cô giáo dạy Văn.
PHAN KỶ
SỬU