TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Friday, December 14, 2018
CHÙM THƠ NGUYÊN LẠC
Nhà thơ Nguyên Lạc
TRÊN
DÒNG SÔNG ĐỜI
"Chiều chiều chim vịt kêu chiều 1
Bâng khuâng nhớ bạn" tiêu điều đời ai!
Ngẩng đầu. cho nỗi sầu dài
Sao Khuê bật khóc. đoạn đoài lắm khi! 2
Ai gây bao cảnh biệt li?
Nát nhầu mộng mị. tan đi trăng rằm!
Ai về qua cõi trăm năm
Ưu phiền trên tóc. lăn trầm đôi chân!
Lắng nghe. tôi. những giọt đêm
Chiêm bao giọt lạnh. thấm thêm ngậm ngùi
Sầu xuôi. thuyền độc mộc trôi
Dòng đời cô độc. biết rồi về đâu?!
................
[1]
Ca dao
[2]
“ Sao Khuê chín cái nằm dài / Thương em từ thuở tình ngoài nghĩa trong”
(Bài
Ca Sao- Phạm Duy)
CHIỀU
THU LÁ ĐỎ
Giọt tim nào rơi vào lòng em nức nở
Đâu phải cỏ cây anh cũng có trái tim sầu
Phiến gió chiều nay lay động nụ trúc đào
Rơi về phương ấy khúc ca dao buồn
Đâu phải cỏ cây anh cũng có trái tim buồn
Lệ đỏ lá thu không tím thẫm
Nghe trong hồn vỡ đôi bờ sóng động
Lạnh một dòng sầu xót nỗi tàn phai!
Đúng là em chẳng phải là ai!
Tà huy gãy bóng dài tóc xõa
Điệp khúc chiều tiếng ai nức nở
Đâu phải cỏ cây anh cũng là người!
ĐÊM
TUYẾT LẠNH
Anh giết đời em anh biết không?
Cánh thư anh gởi đẫm ngọt ngào
Nghe bao điếng ngất hồn con gái
Anh giết dại khờ em thế sao?
Anh giết đời em không biết sao?
Nụ hôn thu ấy cháy môi hồng
Vòng tay êm ái thân em trọn
Anh giết đời em đêm tình nồng!
Anh giết tình em anh biết không?
Dối gian lời nói mãi thương người!
Tìm đâu hình bóng tình thu ấy?
Anh nỡ riêng em xót xa đời!
Anh giết đời em nữa đi anh!
Tim yêu khao khát vẫn riêng người
Anh đâu? có nhớ đêm tình ấy?
Giờ chỉ tuyết bông trắng rụng đầy
LỆ
ĐỎ
Mùa thu ai bảo lá vàng?
Nơi tôi lá đỏ mùa sang thẫm trời!
Khóc tình. máu đỏ lệ rơi
Bể dâu ngày cũ để người biệt ly!
Khóc ai. lệ đổ xuân thì
Sầu ai lá đỏ. gãy đời thanh xuân
Dối gian thời ấy. đã từng
Bể dâu. khóc hận trùng dương bạc đầu!
Có ai. bên phố lạ nào
Tàn thu. chỉ thấy một màu thê lương!
Phố buồn. ngút mắt con đường
Mùa thu lá đỏ. lệ thương... một người!
Nguyên
Lạc
KHÍ CỤ BÌNH AN - Thơ Châu Thạch, lời bình Lê Liên
Tác giả bài viết Lê Liên
KHÍ
CỤ BÌNH AN
Thơ Châu Thạch
Lời bình Lê Liên
Dạ thưa,
Có một điều kỳ lạ chạm đến trái tim mình khi tôi đọc
câu cuối của bài thơ:
“Xin
hết thảy đăng quang làm hành khất.”
Và tôi hiểu vì sao lại có tựa bài thơ là LỜI KHUYÊN KỲ
DỊ của nhà bình thơ CHÂU THẠCH.
Bản thân tôi rất say mê, rất yêu quý “KINH THÁNH”. Đặc
biệt khi đọc bài thơ “Lời Khuyên Kỳ Dị” của nhà thơ Châu Thạch. tôi liên tưởng
đến đoạn Kinh Thánh trong sách MÁC. (Chương 6: từ câu 7 đến câu 13.) Tôi thầm cảm
ơn huynh ấy, đã chuyển hóa đoạn Kinh Thánh trên thành một bài thơ rất ngộ
nghĩnh, mang tính tự sự cá nhân, rồi nhẹ nhàng đi vào lòng người như một lời mời
gọi… rất ư là kỳ dị !
"Hãy
trang bị cho mình chiếc gậy
Như
thêm chân để đi giữa cuộc đời
Và
chiếc túi như chiếc hồ lô nhỏ
Bạn
lên đường làm hành khất rong chơi."
Khi còn nhỏ , tôi rất yêu những cây gậy trong những
câu chuyện thần thoại.
Bởi vì, khi cây gậy còn được gọi là đũa thần của cô
tiên, của ông bụt huơ lên không trung là lập tức phép màu biến hóa, đáp ứng cho
người ta những ước nguyện tốt lành. Sung sướng làm sao!
Trong tuổi thơ của trẻ con nước Việt, ai cũng biết
truyền thuyết chống giặc ngoại xâm của nước ta có cây gậy của Thánh Gióng… rất
thần kỳ.
Nhớ lại, thuở ấy tôi hay lén Ba tôi đọc truyện kiếm hiệp
của Kim Dung. Tôi rất thích cây “Đả Cẩu Bổng” đầy uy lực và những “cái túi”
phân cấp bậc của các đệ tử cái bang đầy nghĩa khí.
Lớn lên một chút, hình ảnh cây ba-ton trong phim ảnh của
các nhà quý tộc cho tôi cảm giác yêu, ghét khác nhau tùy theo bối cảnh.
Rồi trong mỗi chúng ta, có mấy ai không thích cây thiết
bản nhỏ bé vủa Tôn Ngộ Không ? Mỗi khi vung lên to lớn là uy lực của lẽ phải,
điều thiện hóa giải tất cả.
Nếu nói về những cây gậy trong văn học thì nhiều vô kể…
ta tản mạn một chút cho vui.
Trở về thực tại, chúng ta còn bắt gặp những cây Thiền
Trượng của những vị chân tu. Đó chính là Pháp Cụ rất vi diệu của các ngài trên
con đường hành đạo dẫn dắt con người đi vào vùng sáng tâm linh.
Nhưng gần gũi nhất vẫn là những cây gậy của các cụ
ông, cụ bà mà ta thường nhìn thấy trong đời sống hàng ngày. Nó như là chân đế vững
chắc, nâng đỡ cho những bước chân đã oành gánh nợ đời của các cụ già.
Nhà thơ Châu Thạch đã lấy hình ảnh mộc mạc, thân thiết
trong đời sống, bảo chúng ta trang bị cho mình: chiếc gậy và chiếc hồ lô.
Hồ lô chính là biểu tượng của sự Ngọt Ngào, An Lành,
và Sức Khỏe được trao ban, được cho đi bất tận.
Hình ảnh của chiếc hồ lô làm tôi nhớ đến dòng Cam Lồ của
Phật Bà Quan Âm; của nồi cơm Thạch Sanh không bao giờ cạn hết.
Làm hành khất là sống bằng của bố thí! Có ai làm hành
khất mà lại thong dong không nhỉ ? Đã vậy, nhà thơ lại còn bảo “làm hành khất
rong chơi” nghe nó là lạ, nghịch lý làm sao ấy?!?…
Làm hành khất trang bị cho mình “chiếc Gậy” còn có lý,
nhưng làm sao có túi Hồ Lô đây? Và trong túi hồ lô đó chứa đựng những gì, nhỉ?
Xem chừng đoạn thơ mở đầu này có điều kỳ bí, bất thường
chăng ?
Không đâu, chỉ là nhà thơ nhắc nhở cho chúng ta hiểu rằng:
hãy sẵn sàng lên đường, rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Bởi, giữa đời sống đầy
nhiễu nhương này, con người cần được dẫn dắt đi trên con đường ngay lành, đầy
tình yêu thương
Vị hành khất này không xin của cải vật chất tầm thường
của thế gian, mà vị hành khất này đang trên con đường hành hương, đến từng nhà,
xin từng Người:
--- hãy cho tôi sự tăm tối trong cuộc đời bạn. Và từ
trong chiếc túi hồ lô này, tôi có Nguồn -Phước-Hạnh ( từ Đấng Ban Cho) trao tặng
bạn.
"Bạn
bước xuống đi con đường nhân ái
Nẽo
yêu thương gót rãi những nhân lành
Đến
từng nhà xin chớ gõ tay nhanh
Cứ
từ tốn như ngày xưa Chúa gõ."
“Nẻo
yêu thương gót rãi những nhân lành” Đường trần muôn lối đi,
một khi ta chọn “con đường nhân ái”, thì đường đi ấy đã được định hướng bởi “nẽo
yêu thương” rồi.
Không dễ gì khi mỗi bước ta đi đều gieo nhân tốt, để
được gặt quả lành! Chúa mời gọi chúng ta hãy nhẫn nại khi làm nhân chứng tình
yêu của Ngài bằng lòng bác ái, sự khiêm nhu khi gõ cửa trái tim của mỗi con người.
Đọc đoạn thơ trên tôi nhớ đến câu
"Hãy
Xin thì sẽ được
Hãy
Tìm thì sẽ gặp
Hãy
Gõ cửa sẽ mở cho.”
(Mt
7: 7-8)
Hãy Xin, Hãy Tìm, Hãy Gõ: đây là chuỗi trợ động từ làm
sáng thêm câu thơ:
"Đến
từng nhà xin chớ gõ tay nhanh
Cứ
từ tốn như ngày xưa Chúa gõ."
Đây là hình ảnh đẹp, với tâm thái khoan thai, khiêm
nhu, hoan lạc vô cùng.
"Ai
tiếp bạn và ai lòng mở ngõ
Bạn
nhân danh công lý tạ ơn Người
Ai
quay lưng chế nhạo, bạn tươi cười
Phủi
hết bụi, đi xa vùng ô trọc,"
Thật ngộ khi chúng ta làm hành khất nhưng lại “không
nhận” mà chỉ có “cho đi”.
Brian Tracy tâm niệm :
“Hãy
luôn CHO mà không ghi nhớ
Hãy
luôn NHẬN mà không lãng quên”
Khi người ta mở cửa lòng để đón nhận chân lý; thì mình
hân hoan cảm ơn người, lại nhân danh công lý mà tạ ơn Chúa.
Khi người ta chưa có niềm tin, từ chối hảo ý của mình,
thậm chí chế nhạo thì cũng lấy lòng khoan dung mà đối đãi. Thật không dễ dàng
gì.
“Bạn
sẽ thấy tay mình ngăn tiếng khóc
Nếu
đi xin vì trái đất nhân danh
Băng
vết hằn đang rũa cả màu xanh
Lấy
tình nghĩa trồng hoa vườn khổ nạn.”
Làm Hành khất vì miếng cơm manh áo đời thường đã khó.
Bởi không dễ gì ta nhận được của bố thí từ lòng nhân hậu thật sự.
Làm hành khất mà chỉ TRAO GỞI TÌNH YÊU THƯƠNG môt cách
“Nhưng Không” càng khó hơn.
Chữa lành một tổn thương
Cứu vớt một linh hồn ,
Thay đổi môt tập tính,
Xóa bỏ một hủ tục ... quả là một sứ mạng lớn. Rất cao
cả và thiêng liêng.
Khi lòng ta tràn ngập Tình Yêu và Hy Vọng thì sẽ thắng
vượt mọi thử thách, khổ nạn.
Cả Nhân Loại này ai cũng được thúc đẫy bởi Tình Yêu
tha nhân thì hành trang gọn nhẹ chỉ là cây gậy đầy quyền năng ánh sáng và chiếc
túi yêu thương vô vụ lợi, chắc hẳn Trái Đất xinh tươi, tốt lành trở thành Thiên
Đường.
"Cả
nhân lọai nếu ai đồng như bạn
Nhanh
bàn tay với gậy, túi yêu thương
Thì
thế gian nay đã biến thiên đường
Và
đau khổ đâu còn trên mặt đất,"
"Xin
hết thảy đăng quang làm hành khất!"
Cho nên Nhà thơ Châu Thạch chẳng ngần ngại khi mời gọi
mọi Người hãy làm một việc lạ kỳ mà xưa nay chưa từng được công nhận: LÀM HÀNH
KHẤT mà lại “ tự mình” ĐĂNG QUANG.
Một bài thơ đầy Tánh Linh, Tôi cảm nhận sâu sắc, nhưng
không đủ ngôn từ mầu nhiệm để diễn tả. Tôi chỉ viết nửa vời, và lòng thì nôn
nao muốn là tình nguyện viên, làm sứ giả ra đi loan báo Tin Mừng.
Chỉ bảy câu trong Kinh Thánh thôi, mà tác giả Châu Thạch
đã viết thành một bài “Hịch”, đã hiệu triệu được nhiều Người làm theo “LỜI
KHUYÊN KỲ DỊ của huynh ấy. Thật đáng ngưỡng mộ.
Cảm ơn nhà bình thơ Châu Thạch rất nhiều, bởi bài thơ
“Lời khuyên kỳ dị” của huynh quá sâu nhiệm và rất Nhân Văn. Nó cho ta tràn đầy
năng lượng yêu thương trong cuộc sống này.
Alleluia !
Lê Liên.
Sài
Gòn, Mùa Vọng 2018.
Dạ thưa, có một điều kỳ lạ chạm đến trái tim mình khi
tôi đọc câu cuối của bài thơ:
“Xin
hết thảy đăng quang làm hành khất.”
Và tôi hiểu vì sao lại có tựa bài thơ là LỜI KHUYÊN KỲ
DỊ của nhà bình thơ CHÂU THẠCH.
Bản thân tôi rất say mê, rất yêu quý “KINH THÁNH”. Đặc
biệt khi đọc bài thơ “Lời Khuyên Kỳ Dị” của nhà thơ Châu Thạch. tôi liên tưởng
đến đoạn Kinh Thánh trong sách MÁC. (Chương 6: từ câu 7 đến câu 13.) Tôi thầm cảm
ơn huynh ấy, đã chuyển hóa đoạn Kinh Thánh trên thành một bài thơ rất ngộ
nghĩnh, mang tính tự sự cá nhân, rồi nhẹ nhàng đi vào lòng người như một lời mời
gọi.. rất ư là kỳ dị !
"Hãy
trang bị cho mình chiếc gậy
Như
thêm chân để đi giữa cuộc đời
Và
chiếc túi như chiếc hồ lô nhỏ
Bạn
lên đường làm hành khất rong chơi."
Khi còn nhỏ, tôi rất yêu những cây gậy trong những câu
chuyện thần thoại.
Bởi vì, khi cây gậy còn được gọi là đủa thần của cô
tiên, của ông bụt huơ lên không trung là lập tức phép màu biến hóa, đáp ứng cho
người ta những ước nguyện tốt lành. Sung sướng làm sao!
Trong tuổi thơ của trẻ con nước Việt, ai cũng biết
truyền thuyết chống ngoại xâm của nước ta có cây gậy của Thánh Gióng… rất thần
kỳ.
Nhớ lại, thuở ấy tôi hay lén Ba tôi đọc truyện kiếm hiệp
của Kim Dung. Tôi rất thích cây “Đả Cẩu Bổng” đầy uy lực và những “cái túi”
phân cấp bậc của các đệ tử cái bang đầy nghĩa khí.
Lớn lên một chút, hình ảnh cây ba-ton trong phim ảnh của
các nhà quý tộc cho tôi cảm giác yêu, ghét khác nhau tùy theo bối cảnh.
Rồi trong mỗi chúng ta, có mấy ai không thích cây thiết
bản của Tôn Ngộ Không ?
Nếu nói về những cây gậy trong văn học thì nhiều vô kể…
ta tản mạn một chút cho vui.
Trở về thực tại, chúng ta con bắt gặp những cây Thiền
Trượng của những vị chân tu. Đó chính là Pháp Cụ rất vi diệu của các ngài trên
con đường hành đạo dẫn dắt con người đi vào vùng sáng tâm linh.
Nhưng gần gũi nhất vẫn là những cây gậy của các cụ
ông, cụ bà mà ta thường nhìn thấy trong đời sống hàng ngày. Nó như là chân đế vững
chắc, nâng đỡ cho những bước chân đã oằn gánh nợ đời của các cụ già.
Nhà thơ Châu Thạch đã lấy hình ảnh mộc mạc, thân thiết
trong đời sống, bảo chúng ta trang bị cho mình: chiếc gậy và chiếc hồ lô.
Hồ lô chính là biểu tượng của sự Ngọt Ngào, An Lành,
và Sức Khỏe được trao ban, được cho đi bất tận.
Hình ảnh của chiếc hồ lô làm tôi nhớ đến dòng Cam Lồ của
Phật Bà Quan Âm, của nồi cơm Thạch Sanh không bao giờ cạn hết.
Làm hành khất là sống bằng của bố thí! Có ai làm hành
khất mà lại thong dong không nhỉ ? Đã vậy, nhà thơ lại còn bảo “làm hành khất
rong chơi” nghe nó là lạ, nghịch lý làm sao ấy?!?…
Làm hành khất trang bị cho mình “chiếc Gậy” còn có lý,
nhưng làm sao có túi Hồ Lô đây? Và trong túi hồ lô đó chứa đựng những gì, nhỉ?
Xem chừng đoạn thơ mở đầu này có điều kỳ bí, bất thường
chăng ?
Không đâu, chỉ là nhà thơ nhắc nhỡ cho chúng ta hiểu rằng:
hãy sẵn sàng lên đường, rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Bởi, giữa đời sống đầy
nhiễu nhương này, con người cần được dẫn dắt đi trên con đường ngay lành, đầy
tình yêu thương.
Vị hành khất này không xin của cải vật chất tầm thường
của thế gian, mà vị hành khất này đang trên con đường hành hương, đến từng nhà,
xin từng Người:
--- hãy cho tôi sự tăm tối trong cuộc đời bạn. Và từ
trong chiếc túi hồ lô này, tôi có nguồn phước hạnh (từ Đấng Ban Cho) trao cho bạn.
"Bạn
bước xuống đi con đường nhân ái
Nẽo
yêu thương gót rãi những nhân lành
Đến
từng nhà xin chớ gõ tay nhanh
Cứ
từ tốn như ngày xưa Chúa gõ."
“Nẻo
yêu thương gót rãi những nhân lành”
Đường trần muôn lối đi, một khi ta chọn “con đường
nhân ái”, thì đường đi ấy đã được định hướng bởi “nẽo yêu thương” rồi.
Không dễ gì khi mỗi bước ta đi đều gieo nhân tốt, để
được gặt quả lành! Chúa mời gọi chúng ta hãy nhẫn nại khi làm nhân chứng tình
yêu của Ngài bằng lòng bác ái, sự khiêm nhu khi gõ cửa trái tim của mỗi con người.
Đọc đoạn thơ trên tôi nhớ đến câu
"Hãy
Xin thì sẽ được
Hãy
Tìm thì sẽ gặp
Hãy
Gõ cửa sẽ mở cho.”
(Mt
7: 7-8)
Hãy Xin, Hãy Tìm, Hãy Gõ: đây là chuỗi trợ động từ làm
sáng thêm câu thơ:
"Đến
từng nhà xin chớ gõ tay nhanh
Cứ
từ tốn như ngày xưa Chúa gõ."
Đây là hình ảnh đẹp, với tâm thái khoan thai, khiêm
nhu vô cùng.
"Ai
tiếp bạn và ai lòng mở ngõ
Bạn
nhân danh công lý tạ ơn Người
Ai
quay lưng chế nhạo, bạn tươi cười
Phủi
hết bụi, đi xa vùng ô trọc,"
Thật ngộ khi chúng ta làm hành khất nhưng lại “không
nhận” mà chỉ có “cho đi”. (Brian Tracy) tâm niệm :
“Hãy
luôn CHO mà không ghi nhớ
Hãy
luôn NHẬN mà không lãng quên”
Khi người ta mở cửa lòng để đón nhận chân lý; thì mình
hân hoan cảm ơn người, lại nhân danh công lý mà tạ ơn Chúa.
Khi người ta chưa có niềm tin, từ chối hảo ý của mình,
thậm chí chế nhạo thì cũng lấy lòng khoan dung mà đối đãi. Thật không dễ dàng
gì.
“Bạn
sẽ thấy tay mình ngăn tiếng khóc
Nếu
đi xin vì trái đất nhân danh
Băng
vết hằn đang rũa cả màu xanh
Lấy
tình nghĩa trồng hoa vườn khổ nạn.”
Làm Hành khất vì miếng cơm manh áo đời thường đã khó.
Bởi không dễ gì ta nhận được của bố thí từ lòng nhân hậu..
Làm hành khất mà chỉ TRAO GỞI TÌNH YÊU THƯƠNG một cách
“Nhưng
Không” càng khó hơn.
Chữa
lành một tổn thương
Cứu
vớt một linh hồn ,
Thay
đổi môt tập tính,
Xóa
bỏ một hủ tục ... quả là một sứ mạng lớn.
Khi lòng ta tràn ngập Tình Yêu và Hy Vọng thì sẽ thắng
vượt mọi thử thách, khổ nạn.
Cả Nhân Loại này ai cũng được thúc đẫy bởi Tình Yêu,
mà hành trang gọn nhẹ chỉ là cây gậy đầy quyền năng ánh sáng và chiếc túi yêu
thương vô vụ lợi thì trái đất này trở thành Thiên Đường .
"Cả
nhân lọai nếu ai đồng như bạn
Nhanh
bàn tay với gậy, túi yêu thương
Thì
thế gian nay đã biến thiên đường
Và
đau khổ đâu còn trên mặt đất,"
"Xin
hết thảy đăng quang làm hành khất!"
Cho nên Nhà thơ Châu Thạch chẳng ngần ngại khi mời gọi
mọi Người hãy làm một việc lạ kỳ mà xưa nay chưa từng được công nhận: LÀM HÀNH
KHẤT mà lại “tự mình” ĐĂNG QUANG.
Một bài thơ đầy Tánh Linh, Tôi cảm nhận sâu sắc, nhưng
không đủ ngôn từ mầu nhiệm để diễn tả. Tôi chỉ viết nửa vời, và lòng thì nôn
nao muốn là tình nguyện viên , làm sứ giả ra đi loan báo Tin Mừng.
Chỉ bảy câu trong Kinh Thánh thôi, mà tác giả Châu Thạch
đã viết thành một bài “Hịch”, đã hiệu triệu được nhiều Người làm theo “LỜI
KHUYÊN KỲ DỊ của huynh ấy. Thật đáng ngưỡng mộ.
Cảm ơn nhà bình thơ Châu Thạch rất nhiều, bởi bài thơ
“Lời khuyên kỳ dị” của huynh quá sâu nhiệm và rất Nhân Văn. Nó cho ta tràn đầy
năng lượng yêu thương cho cuộc sống.
Alleluia !
Mùa
Vọng 2018.
Lê
Liên
...........
Nhà thơ Châu Thạch
Nhà thơ Châu Thạch
LỜI
KHUYÊN KỲ DỊ
Hãy trang bị cho mình chiếc gậy
Như thêm chân để đi giữa cuộc đời
Và chiếc túi như chiếc hồ lô nhỏ
Bạn lên đường làm hành khất rong chơi.
Bạn bước xuống đi con đường nhân ái
Nẻo yêu thương gót rãi những nhân lành
Đến từng nhà xin chớ gõ tay nhanh
Cứ từ tốn như ngày xưa Chúa gõ.
Ai tiếp bạn và ai lòng mở ngõ
Bạn nhân danh công lý tạ ơn Người
Ai quay lưng chế nhạo, bạn tươi cười
Phủi hết bụi, đi xa vùng ô trọc,
Bạn sẽ thấy tay mình ngăn tiếng khóc
Nếu đi xin vì trái đất nhân danh
Băng vết hằn đang rũa cả màu xanh
Lấy tình nghĩa trồng hoa vườn khổ nạn.
Cả nhân lọai nếu ai đồng như bạn
Nhanh bàn tay với gậy, túi yêu thương
Thì thế gian nay đã biến thiên đường
Và đau khổ đâu còn trên mặt đất,
Xin hết thảy đăng quang làm hành khất
Châu
Thạch
TIỄN BẠN 2 - Nguyên Lạc
Nhà bình thơ Nguyên Lạc
TIỄN BẠN 2
Nguyên Lạc
Lời cẩn báo:
Xin thưa: -- Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Cái hay, cái đẹp, nhân bản là tài sản chung của nhân loại; nó không cón riêng của tác giả khi đã được công bố cho công chúng. Những bài thơ Đường tôi phóng dịch vì lẽ nầy, chứ không phải vì "sính ngoại", vi "đội Hán"
hay vì muốn chứng tỏ ta đây
"tót vời", "riêng một góc trời" (tựa một bài nhạc). Hãy trân trọng cái hay, cái đẹp của tiền nhân, với điều kiện nó không phục vụ cho một ý đồ xấu. Tiền nhân chúng ta cũng có những bài thơ rất hay tôi từng phóng dịch, thí dụ của Nguyễn Du. Có gì xin các cao
nhân bỏ qua cho. Trân
trong - Nguyên Lạc
***
Trong bài TIỄN BẠN 1 tôi có bàn sơ lược về bạn TRI KỶ, nay trong bài 2 tôi xin
tóm lược lại để các bạn chưa đọc bài 1 khỏi tốn thời giờ truy tìm.
Tiễn bạn ở đây theo ngu ý riêng tôi là tiễn bạn TRI ÂM, TRI KỶ, chứ không phải là bạn bình thường. Bạn TRI ÂM, TRI KỶ rất khó tìm. Tôi xin mạn phép ghi ra vài dòng về các bạn này.
BẠN TRI
ÂM TRI KỶ
1. Bạn Tri
kỷ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, Tri kỷ là:
Soulmate, Confidant
-- Soulmate
(noun): a person ideally suited to another as a close friend or romantic partner.
[Tạm chuyển ngữ: Một người hoàn toàn phù hợp (lý tưởng) với người khác như là một người bạn thân hoặc người bạn tình lãng mạn]
-- Confidant
(noun): a person with whom one shares a secret or private matter, trusting them
not to repeat it to others.
[Tạm chuyển ngữ: Một người mà
từ họ, ta chia sẻ một vấn đề bí
mật hoặc riêng
tư, tin tưởng họ không
kể lại những điều này
với người khác]
2. Bạn Tri
kỷ trong tiếng Việt (và Chinese)
Bạn Tri kỷ trong tiếng
Việt (và
Chinese) rộng nghĩa
hơn
-- Bạn Tri
kỷ: Người hiểu được lòng
mình, hiểu được tâm
tình và hiểu được cảm giác,
tư tưỡng, ngụ ý
và cả những điều mình
chưa nói hẳn dĩ nhiên
không phải đã
dễ kiếm.
-- Bạn Tri
kỷ: Người thực sự có sự kết nối đặc biệt với bạn. Bạn luôn
cảm thấy có
mối liên
hệ nào đó với họ, đặc biệt là bạn khó kiềm chế được những rung động và
cảm xúc
của bản thân
với họ. Hơn bất kỳ ai, bạn luôn
muốn được ở gần họ nhiều hơn, chia
sẻ những điều bạn đang giấu kín với mọi người cho họ. Đó là người duy nhất có thể giúp bạn mở lòng.
Bạn người tri kỷ
giống như chiếc chìa khóa, mở ra những cảm xúc bí mật ẩn sâu bên trong tâm hồn bạn, giúp bạn có được những thứ chân thật nhất trong cuộc đời này.
Bạn tri kỷ luôn
là người hiểu ta nhất. Chỉ có
người ấy mới biết được ta nghĩ gì,
buồn gì,
vui gì, thích gì, ghét gì… dù ta không cần nói
gì hết.
Bạn tri kỷ là
người ta mong tìm
đến nhất mỗi khi gặp chuyện khó
khăn, đau khổ, bất hạnh…
Và sau khi được tâm sự, những muộn phiền ưu tư sẽ nguôi ngoai… ta bỗng thấy nhẹ lòng hơn.
3. Diogenes “người hoài nghi”
-- Người tri kỷ - thường người lương thiện - rất hiếm, rất khó
tìm nên ông Diogenes từng xách
đèn đi ngoài phố giữa ban ngày
tìm.
Diogenes “người hoài nghi” (tiếng Hy Lạp: Διογένης ὁ Κυνικός, Diogenes ho Kunikos) là
một nhà
triết học Hy Lạp và
là một trong những người
sáng
lập nên
trường phái
triết học Hoài
nghi. Còn được gọi là
Diogenes thành Sinope. ông được
sinh ra tại Sinope (ngày nay là Sinop, Thổ Nhĩ Kỳ) trong năm 412 hoặc 404 TCN và
qua đời tại Corinth năm
323 TCN - (Wikipedia)
Khi được hỏi làm gì đấy, ông trả lời: “Tôi đi tìm một người lương thiện.” Tương truyền ông
chỉ gặp toàn
bọn bất lương và
vô lại. [*]
-- Bạn tri kỷ "cùng
phái tính" đã quý, "khác phái tính"
- Hồng nhan tri kỷ,
Quân tử tri âm - càng hiếm quý hơn, và thường dễ bị "vượt rào" phải không các bạn?
Có
một tiền nhân
(tôi quên tên) đã nói đại khái:
"Có một người vợ yêu
chưa đủ, cần nên
có thêm một bạn tri kỷ";
nữ càng quý (NL). Vì lập thuyết của Nho giáo phục vụ cho chế độ quân chủ phong kiến,
"Trọng
Nam Khinh Nữ", nên thường ai cũng nghĩ "tri kỷ khác phái" là Hồng Nhan Tri Kỷ. Sao không nghĩ là Quân Tử Tri Âm? Người nữ cũng có quyền nghĩ: "Có được người chồng yêu chưa đủ, cần nên có thêm một bạn tri kỷ", Quân Tử Tri Âm càng tốt phải không?
4. Tri âm và Tri kỷ
-- Tri âm
Ai từng nghe qua sự tích Bá Nha - Tử Kỳ hẳn sẽ biết câu: “Cao sơn lưu thủy, tri kỷ khó tìm”. Đây là đôi bạn Tri âm
Bá Nha và Tử Kỳ là đôi bạn tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha làm quan, Tử Kỳ làm nghề đốn củi (tiều phu).
Bá Nha họ Du tên Thụy, người ở Sính Ðô nước Sở (nay là phủ Kinh Châu, tỉnh Hồ Quảng). Tuy là người nước Sở, nhưng làm quan cho nước Tấn, chức Thượng Ðại Phu.
Tử Kỳ, họ Chung tên
Huy, nhà tại Tập Hiền Thôn,
gần núi
Mã Yên, ở cửa sông
Hán Dương, là một danh sĩ ẩn dật, báo
hiếu cha mẹ tuổi già
nua, làm nghề đốn củi.
Một hôm,
Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ
qua Sính
Ðô nước Sở, vào
triều kiến vua Sở trình
quốc thư và
giải bày
tình giao hiếu giữa hai nước, được
vua Sở và
quần thần thiết tiệc khoản đãi.
Bá Nha nhơn dịp nầy đi thăm mộ phần
tổ tiên,
thăm họ hàng, xong vào từ biệt vua Sở trở về nước Tấn.
Khi thuyền trở về
đến cửa sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu, gặp Tử Kỳ người hiểu rõ tiếng đàn mình, Bá Nha sanh lòng cảm mến nên xin kết nghĩa anh em, để không phụ cái nghĩa TRI ÂM mà suốt đời Bá Nha đi tìm chưa từng gặp.
Hai người kết làm
anh em. Tử Kỳ nhỏ hơn Bá
Nha 10 tuổi nên
làm em. Khi phải chia tay,
Bá Nha hẹn ước Tử Kỳ đúng ngày Trung Thu năm
sau, hai anh em sẽ hội ngộ nhau tại
nơi
nầy.
Thời gian lặng lẽ trôi qua, gần tới ngày ước hẹn với Tử Kỳ, Tử Nha tâu xin vua Tấn cho nghỉ phép về thăm quê nhà
Bá Nha thu xếp hành trang đến núi Mã Yên kịp ngày Trung Thu ước hẹn. Kìa là núi Mã Yên mờ mờ sương lạnh, tịch mịch, nhưng không một bóng người. Bá Nha nghĩ thầm rằng năm trước nhờ tiếng đàn mà gặp được tri âm, đêm nay ta phải đàn một khúc để gọi Tử Kỳ lại.
Sau khi đốt hương trầm, đem Dao cầm ra so dây, Bá Nha đặt hết lòng nhớ nhung của mình vào tiếng đàn réo rắt. Nhưng sao
nghe trong tiếng đàn
lại có
hơi ai oán. Bá Nha dừng tay suy
nghĩ:
- Cung Thương có
hơi ai oán thảm thê,
ắt Tử Kỳ gặp nạn lớn. Sáng mai ta phải lên bờ dọ hỏi tin tức.
Biết ra Tử Kỳ bị bệnh mất rồi Bá Nha khóc nức nở. Khi
đến phần mộ Tử Kỳ , Bá Nha sửa lại
áo
mũ, sụp lạy. Lạy xong, Bá Nha gọi mang Dao cầm tới, đặt lên phiến đá trước mộ, ngồi xếp bằng trên mặt đất một cách nghiêm trang, so dây
tấu lên
một khúc
nhạc thiên
thu tiễn người tri âm
tài hoa yểu mạng.
Tấu khúc
nhạc xong, Bá
Nha phổ lời ai oán,
thay lời ai điếu, vĩnh biệt bạn tri âm.
Xong Bá Nha vái cây Dao cầm một vái, tay nâng đàn lên cao, đập mạnh vào phiến đá trước mộ Tử Kỳ; đàn vỡ tan nát, trục
ngọc phím
vàng rơi lả tả,
rồi ca:
Dao cầm đập nát
đau lòng phượng,
Ðàn vắng Tử Kỳ, đàn với ai?
Gió
xuân khắp mặt bao bè
bạn,
Muốn kiếm tri âm
ôi khó thay!
(Viết theo Thư Viện Việt Nam)
-- Tri kỷ
Kê Khang này khúc Quảng Lăng,
Một rằng lưu thủy,
hai rằng hành vân.
Trên
đồ sứ Trung Hoa ta thường thấy vẽ
7 ông
cụ già
ngồi trong rừng tre, kẻ đánh
cờ, gẩy đàn,
người uống rượu, ngâm
thơ. Đó là hình ảnh của Trúc
Lâm Thất Hiền đời nhà
Ngụy (220-264). Kê
Khang là một trong bảy người hiền
này.
Kê Khang (223-262) là một người có khí tiết thanh khiết, giàu lòng nghĩa hiệp và cũng là người có biệt tài trong các môn cầm, kỳ, thi, họa ...
Kê Khang vốn họ Khuê, người đất Thượng Ngu, huyện Cối Kê
(nay là huyện Thiện Hưng, tỉnh
Chiết Giang). Vì một sự thù oán nên ông dời về ở ẩn huyện Hoa Dương, tỉnh An Huy. Gần chỗ ông
ở có núi Kê Sơn nên lấy núi Kê làm họ.
Kê
Khang cũng như 6 người bạn kia đều
thích
an nhàn dật lạc, say mê
đạo Lão. Có kẻ nói:
"Ba ngày không đọc "Đạo Đức
kinh" thì miệng
thấy hôi".
Kê Khang làm quan một thời gian rồi từ quan để hưởng cảnh nhàn
lúc về già.
Từ quan, Kê Khang sống một cuộc đời ẩn dật, ngày ngày ngao du
sơn thủy, hái
thuốc, vui say với vần thơ điệu đàn.
Lúc ấy ở huyện Đông Bình có người tên Lữ An, vì ngưỡng mộ danh tiếng của Kê Khang nên tìm đến ra mắt. Hai người gặp nhau tâm
đồng ý
hiệp nên
trở thành
bạn tâm giao, tri kỷ.
Thời
bấy giờ nhà
Ngụy suy vi, Tư Mã
Chiêu có ý muốn soán
ngôi nên tìm mọi cách
để trừ khử những kẻ không
theo mình. Lữ Tốn vốn là
bộ hạ thân
tín của Tư Mã
Chiêu, cũng là anh họ của Lữ An, thấy
vợ của Lữ An xinh đẹp nên y có ý muốn chiếm đoạt. Y bắt Lữ An hạ ngục. Vì
tình bạn tri kỷ, Kê
Khang không sợ lụy thân,
đứng ra minh oan.
Nhưng rồi cuối cùng Kê Khang cũng bị bọn quyền thần bắt giam,
dựng tội phản loạn, kết án tử hình chém ngay giữa chợ. Kê
Khang chết vì
bạn tâm
giao, tri kỷ.
Kê Khang đàn
rất hay,
khúc "Quảng Lăng" do ông
sáng tác khi đánh lên khúc đàn nghe lưu loát, thảnh thoát như nước chảy (lưu thủy), mây bay (hành vân).
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả tiếng đàn
của Kiều khi nàng
gẩy cho Kim Trọng nghe buổi sơ ngộ,
có
câu:
Kê Khang này khúc Quảng Lăng,
Một rằng lưu thủy,
hai rằng hành vân.
(Viết theo
Nguyễn Tử Quang)
Mỗi lần nghe đến
cụm từ "khúc Quảng Lăng" là ta sẽ nhớ đến Kê Khang, một người chân chính, hết lòng vì nghĩa bạn bè, chết vì người tri kỷ.
@. Theo Nguyên Lạc tôi, Bá Nha -Tử Kỳ chỉ là một truyền thuyết về tình bạn thông qua thẩm âm, hiểu lòng qua tiếng nhạc; tình
bạn loại nầy so với tình
hết lòng
vì "nghĩa bạn bè"
của Kê
Khang - cư xử nhau hết tình,
hết nghĩa, xem nhẹ cả mạng sống riêng
mình - tôi trọng những người như Kê Khang hơn.
Tri Âm đã khó kiếm, Tri Kỷ càng khó tìm.
5. Việc giao tiếp
Xin được ghi ra đây ý nghĩ riêng của tôi về việc giao tiếp:
Trong việc giao tiếp ở đời, nên đối xử nhau bằng "Tình đáp
tình", đừng xem nhau ta / địch:
- Trao tha nhân ân tình thì sẽ nhận lại được ân tình. Giống như quả bóng ném vào bức tường sẽ dội ngược lại, ném
mạnh thì
dội mạnh. Ném
sân si vào "bức tường đời"
thì
nhận lại được sân
si thôi!, nhân nào quả nấy như nhà
Phật đã
nói. Trân trọng yêu
thương cuộc đời thì
đời sẽ trân
trọng yêu
thương lại ta.
BÀI THƠ TIỄN BẠN
Bài thơ tiễn bạn của Cao Thích: BIỆT ĐỔNG ĐẠI kỳ 2
1. Tiểu sử
Cao Thích
(chữ Hán: 高適, 702-765),
tự
Đạt Phu (達夫); là nhà thơ thời Thịnh Đường ở Trung Quốc.
Ông cùng với Sầm Than, Vương Xương
Linh, là ba gương mặt tiêu biểu trong phái thơ biên tái - Thơ Biên tái: có thể hiểu nôm na đó là những bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh chiến tranh, loạn lạc.
khi mà những người chiến sĩ ra trận, tâm trạng của họ nhớ về quê hương, nhớ về người thân hay những ý chí sục sôi quyết lập công nơi biên ái.
Cao Thích 高適 (702-765)
tự
Đạt Phu 達夫, người Thương Châu (nay là tỉnh Hà Bắc,Trung Quốc), trong một
gia đình nghèo. Năm Khai Nguyên thứ 22 (đời Đường Huyền Tông), ông theo giúp Tín An Vương lên biên tái
đánh giặc Khiết Đan, sau đó lại đi du ngoạn ở vùng Hà Nam. Cho đến năm 40 tuổi, Cao Thích còn lận đận, sống đời áo vải lang thang đây đó. Sau
đó được
người cất nhắc, thi đỗ hữu đạo quan và được lên làm quan ở Trường An. Ông được giữ chức huyện uý. Tâm tính ông không hợp với chức này, thường làm thơ than thở. Sau đó thăng Tiết độ sứ ở Hà Tây. Khi An Lộc Sơn nổi loạn, ông tắt đường đến với Huyền Tông ở Hà Trì, dâng thư nói về nguyên nhân thất bại ở cửa ải Đồng Quan được làm Gián nghị đại phu. Sau có công đánh dẹp Vĩnh Vương Lý Lân, được Đường Túc Tông thăng tước hầu ở Bột Hải. [Wikipedia]
2. Nguyên
tác bài thơ:
別董大其二
千里黃雲白日曛,
北風吹雁雪紛紛。
莫愁前路無知己,
天下誰人不識君。
.
BIỆT ĐỔNG ĐẠI kỳ 2
Thiên lý hoàng
vân bạch
nhật huân
Bắc phong xuy nhạn tuyết phân phân
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
Thiên hạ hà nhân bất thức quân?
(Cao
Thích)
3. Dịch nghĩa
Chia tay Đổng-Đại kỳ 2
Ngàn dặm mây vàng, mặt trời đã xế chiều
Gió bấc thổi, tuyết rơi tả tơi,
chim nhạn bay đi lệch phương hướng
Chớ buồn con đường phía trước, nơi đất khách không có người tri kỷ
Vì trong
thiên hạ hỏi xem có ai là người không biết bạn?
Ý thơ:
– Tiễn bạn ra đi trong một chiều, có mây vàng
sáng rực - mây vàng trời gió, mây đỏ là mưa - Dự báo thời tiết khắc
nghiệt - Y chang, tuyết rơi và gió bấc lạnh thổi về rất mạnh,lòng e
ngại . Nhạn còn bay chệch đường huống chi người nghệ sĩ như anh . Liếc nhìn ta hiểu bạn không lo vì thời tiết, nhưng sợ cô
đơn nới xứ người – Ta bảo đừng lo trên đường đi đến đích (hướng phía trước) không có người tri kỷ tri âm, bởi người trong thiên hạ ai mà
người không biêt đến tên bạn (ý Laiquangnam)
4. Dịch thơ
Chia tay Đổng-Đại
Mười dặm vàng pha bóng nhật vân,
Nhạn xuôi gió bấc tuyết bay nhanh
Chớ buồn nẻo trước không tri kỷ!
Thiên hạ ai người chẳng biết anh!
(Bản dịch của Tản Đà)
Nguyên Lạc phóng dịch
Tương biệt với Đổng Đại
Tiễn bạn mây vàng chiều cay mắt
Bấc cuồng tuyết đồ nhạn lệch phương
Buồn chi hướng trước không tri kỷ?
Thiên hạ tên người đã tỏa hương![*]
...........
[*] hữu xạ tự nhiên hương
***
Qua trên ta
thấy
tình bạn rất đẹp của các thi nhân, đầy nhân bản.
Nguyên Lạc
.....................
Tham khảo: Thư Viện Việt Nam,
Nguyễn Tử Quang, Laiquangnam, Thi Viện, Vũ Thị Minh Huyền, Wikipedia...
Ghi chú:
[2] Theo sử gia Plutarch, khi
Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi
không?”, Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi.” Các
triết
gia và đám tùy tùng của Alexander Đại Đế nghe vậy
cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nếu ta không phải là Alexander thì ta đã là Diogenes.” (theo Đỗ Đình Đăng)
Subscribe to:
Posts (Atom)