NHỮNG KHUẤT LẤP
GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG
Nguyên Lạc
Dân gian Việt Nam có hai ngày giỗ Hai Bà Trưng là 6.2.43 và
8.3.43 (năm Quý Mão, âm lịch),
có
lẽ ngày
đầu là
ngày Hai Bà Trưng bị bắt
và
ngày sau là ngày họ bị
hành
hình. Nhân dịp ngày 6 tháng 2 âm lịch tôi
xin đăng lại bài
này, có chỉnh sửa xem như một nén
hương tưởng niệm hai vĩ nhân
của nước Việt.
VĨ
NHÂN HAI BÀ TRƯNG
Như chúng ta đã biết trong sử Việt: Tô Định (nhà Đông Hán) sang xâm lấn Việt Nam; đụng phải sự khôn ngoan, kiên cường của
hai bà: Trưng Trắc, Trưng Nhị; hắn phải bỏ của chạy lấy người, " cắt râu , cạo tóc lẫn vào hàng bại binh chạy về Hải Nam" trốn thoát , vọt về lại Phương Bắc.
Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên
là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng
chống Hán.
Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp
người Việt chống lại, Thái
thú Tô Định giết Thi Sách.
Trưng Trắc và
các Lạc tướng
căm thù.
Tháng
2 năm 40, Trưng Trắc cùng
Trưng Nhị chính
thức phát
động cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân
và nhân dân các nơi, thuộc Âu
Lạc và
Nam Việt cũ. Quân
Hai Bà đánh hãm Luy Lâu.
Tô Định phải chui trụ đồng trốn
chạy về Trung Quốc. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà
lấy được 65 thành
ở Lĩnh Nam. Trưng
Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).
Hai Bà đuổi xâm lăng, dành độc lập dân
tộc trong 3 năm
{40 - 43) Hai Bà Trưng cầm
quân
khí thế đến nỗi Nhà
Hán đă thống nhất nước Tàu
, thâu tóm nước Ngô
Sở, sau thâu
tóm các giòng Việt thuộc Việt Câu
Tiển, trừ đất Lĩnh Nam của dân
Lạc đă có
văn hóa riêng. Hai Bà đánh đau và dữ dội
đến nỗi mà các tỉnh
lân
cận đều sợ. Vua Hán
phải điều Mă Viện và
các tưởng dạn dày
chinh chiến ở chiến trường Tây
Bắc, lính
chính quy, lực lượng tống trừ bị mang quân qua đàn áp. Mã viện phải gần ba năm (40 - 43) chuẩn bị, huấn luyện đánh phổi hợp thủy bộ với đạo quân nữ giới này.
Không những thế mà họ huy động đạo quân đông đảo và đã để lại đất Lĩnh Nam 20 ngàn dân công đầu trộm đuôi cướp. Cứ trung bình một dân công phục vụ cho 10 người lính. Tính ra thì đạo quân này ít nhất trên dưới 20 vạn quân (hai trăm ngàn). Đông
hơn dân Lạc thuở ấy.
Hai nữ Anh hùng
đang đánh với quân
chủ lực của một nước Tàu
xem như Đại Cường trên thế giới, bên cạnh dế quốc La Mã (Roma). Hai Bà thua trận vì tiềm lực quốc gia ta nhỏ bé quá, trong khi
Tàu quyết tâm
huy động toàn
lực lượng dân
tộc Hán.
Mã Viện anh hùng chỗ nào? Anh hùng là hai Bà đấy, dám lấy sức "châu chấu đá
voi".
NHỮNG KHUẤT LẤP LIÊN QUAN ĐẾN MÃ VIỆN.
Năm 1838 Vua Mình
Mạng đi tuần du,
cùng đoàn "trí thức "nhà
Nguyễn, đã ở lại Hội An và khen tặng các chùa Tàu là Vật báu quốc gia? Hội An là nơi duy nhất của đất nước mà chùa Tàu dày đặc. Nơi chùa Tàu có bài minh ngợi ca Mã Viện (trong bài minh không nêu đích danh Mã Viện nhưng ca tụng công đức của Phục Ba tướng quân, kẻ đã dựng cây trụ đồng
ở đất nước ta).
Phục Ba tướng quân
chính là Mã Viện, kẻ đã
bức chết Hai Bà
Trưng.[1]
Vậy là Chùa thờ Mã Viện (Phục Ba Tướng Quân hay Mã Phục Ba) được báo kê bởi chính vị vua thời Nguyễn.
Thế nên
Lê Ngộ Cát mới viết Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (tác
phẩm trường thi, sử
thi, diễn đạt Việt Sử bằng
thơ Lục Bát, từ đời
Hồng Bàng
đến cuối đời Tây
Sơn.) ngợi ca Mã
Viện đánh
giá thấp Hai Bà
Trưng. Trong Đại Nam Quốc Sử Diễn
Ca có
22 câu thơ nói về cuộc khởi nghĩa của
hai bà
Trưng:
Hai Bà Trưng Dựng
Nền Độc Lập
Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất
cờ nương tử thay quyền tướng quân,
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm
binh mã xuống
gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bức chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một
triều đình nước
ta.
Ba
thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục,
hai là bá vương.
Uy danh động
đến Bắc phương,
Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.
Hồ Tây đua sức vẫy
vùng,
Nữ nhi chống với anh hùng
được nao?
Cấm
Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cùng liều với sông.
Phục Ba mới dựng cột đồng,
Ải
quan truyền dấu biên
công cõi ngoài.
Trưng Vương vắng
mặt còn ai?
Đi về thay đổi mặc người Hán quan.
(Lê Ngô Cát)
Câu
thứ 16: "Nữ nhi sánh
với anh hùng
được nao?"
Trong câu
này, có 2 danh từ chung kép
: "Nữ nhi" và "Anh hùng".
Điều chắc chắn rằng người đọc ai
cũng hiểu: "Nữ nhi" chỉ HAI BÀ
TRƯNG, còn "Anh hùng" chỉ viên tướng Tàu tên Mã Viện. [2]
Mã Viện anh hùng chỗ nào?
Nguyễn Du viết
250 bài
thơ chữ Hán. Bài Mă Viện với
độ mĩa mai
rất thâm:
Câu 1:
Mã Viện làm
trò khỉ cho Vua Hán,
xin xung phong đi đánh nước Lạc
Việt:
Sáu mươi còn sức
ngựa phi
Trên ngai vua Hán cười
khì. Còn ngon !
Qua bài thơ Quỷ Môn Quan,
NGUYỄN DU mĩa:
Chung
cổ hàn phong xuy bạch
cốt,
Kỳ công hà thủ Hán tướng quân.*
Bên đường gió lạnh luồng xương trắng,
Hán tướng công gì kể bấy
nay?
(Quách Tấn dịch)
..........................
*Hán
tướng quân:
Chỉ Mã Viện. Mã Viện đem quân đánh hai bà Trưng, tuy
đắc thắng nhưng quân
lính chết dọc đường không
biết bao nhiêu.
Như thế có
gì là chiến công
đắng khen ngợi. Cũng có
ý nói: kỳ công
của tướng quân
nhà Hán không có chi hơn là "đống xương trong gió lạnh bên đường".
Quỷ
Môn Quan ở phía Nam xã Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, địa thế hiểm trở, có
núi hình như đầu quỷ mà
mệnh danh là
Quỉ Môn
quan. Cổ thi có
câu: "Quỷ Môn
Quan! Quỷ Môn
Quan! / Thập nhân
khứ, nhất nhân
hoàn". Người Việt đi sứ
Trung Quốc có câu: "Rạng ngày đến Quỷ Môn Quan / Tiếng xưa thập khứ nhất hoàn
là đây."
Tượng Mă Viện xây mặt về phương Nam, nơi ông khi vơ vết đã chở xe Ý dĩ (thuốc quý của dân tộc VN ta) đem
về tư dinh dấu vua Hán. Vua Hán giận ông già vợ (Mã viện dâng con gái làm bé vua
Hán để hưởng lợi) Vua Hán
giận vì
tranh ăn hột châu
báu Giao châu mà không nộp, cấm Mă Viện khi chết không được chôn nơi hoàng thành !
.......................
Suy gẫm bài
Quỷ Môn
Quan của NGUYỄN DU, ta thấy Cụ
xem Mã
Viện là
tên tướng giặc nhà
Hán, không là Anh Hùng như ông Lê Ngô Cát gọi. Có chăng, anh hùng chỉ ở nước Tàu của hắn mà thôi.
Tiếc thay, bài thơ Lịch
Sử hay và
rất phổ biến mà
dùng từ không
chuẩn, đã làm giảm giá
trị bài thơ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi trẻ sau này! Lỗi tại ai ?
Thiển nghĩ, với
những tên
ngoại nhân đã xâm lăng nước
ta, hoặc
ý đồ xâm lăng nước ta, chúng ta không thể xưng tụng chúng là anh hùng; mà là những tên giặc, ngoại tặc như Mã Viện, Tô
Định, Trương Phụ, Tôn
Sĩ Nghị, Đặng Tiểu Bình v.v.. (2)
THEO DẤU CHÂN
NGƯỜI
Giới thiệu với độc giả bài
biên khảo của anh
Lê
Nghị
1. Mã Viện: Dưới cách nhìn của người Trung Hoa
Dưới cách
nhìn của người Trung Hoa, Phục Ba tướng
quân
Mã Viện của nhà
Đông Hán là một danh tướng có
công với đất nước của họ,
được lưu danh sử sách. Tên Mã Viện trở thành một điển tích được ca ngợi, thậm chí ngay cả trong văn chương Việt cũng có
nhắc đến như hình
ảnh một chiến tướng oai hùng:
Vân
Tuỳ Giới Tử liệp Lâu
Lan
Tiếu hướng Man khê đàm Mã Viện
Săn
Lâu Lan rằng
theo Giới Tử
Tới
Man Khê bàn sự Phục
Ba
(Chinh phụ ngâm khúc)
Quả vậy đối với cuộc xâm lược phương Nam của Trung Hoa là
người có
công lớn nhất. Mã
Viện chẳng những chiến thắng nước
Lĩnh Nam của Hai Bà Trưng mà còn thiết lập một cơ chế hiệu quả mở đường cho Trung Hoa cai trị
suốt 1000 năm đô hộ nước ta, tóm tắt vài
ý sau, sẽ làm
rõ hơn trong các bài lịch sử:
- Chia để trị, dễ
dàng
phân hoá mua chuộc, chia rẽ dân
tộc.
- Lĩnh Nam chia
làm
4 quận: Hợp phố nay đã
thành Quảng Đông
Trung quốc.Riêng
3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân,
Nhật Nam nay phần lớn của Việt Nam
ta chia làm 21 huyện,
mỗi huyện đều có thành đóng quân.
-Bóc lột triệt để nhằm không để dân Nam không ngóc đầu dậy.Không cho người bản xứ đi học.
-Lai chủng tộc bằng
cách
bắt trai trẻ sung lính
viễn chinh, chết ở xứ người.
- Lập đồn điền và
chủ điền là
người Hán,
độc quyền ruộng muối và
ngoại thương
-Về văn hoá:
xoá bỏ văn minh Lạc Việt,
Du nhập tập tục,
thờ cúng thần thánh và vua chúa, lễ hội... như Trung Hoa.
2. Mã Viện: Dưới cách nhìn của thi hào Nguyễn Du
Mã
Viện, danh tướng nhà Đông Hán dưới góc nhìn của đại thi hào NGUYỄN DU trong Bắc Hành Tạp Lục: Nguyễn Du với góc độ nhân văn ông chê bai Mã Viện trong bài "Quỷ môn quan" mà tôi đã giới thiệu:
Nghìn năm gió buốt xương khô
Nên
công tướng Hán
vạn mồ không
chôn.
Nay giới thiệu thêm hai bài của thi hào Nguyễn Du nhìn Mã Viện dưới góc độ vừa nhân văn vừa bày tỏ lòng yêu nước. Đối với ông Mã Viện là con người: tham danh, tham lợi, không tiếc máu xương đồng loại và kết cục không được chôn ở quê nhà, ăn nhờ hương hoả xứ người. Quả nào do nhân nấy mà ra.
Trong trang Thi Viện có nhiều bài dịch của các danh sĩ Việt Nam, bạn đọc nên đọc để thưởng thức và tìm hiểu thêm. Tôi cũng cố gắng đưa ra hai bản xem như là
tập dịch, nhằm bổ sung thêm
cho các bài lịch sử cho trẻ em,
đang đăng trong giai đoạn ngàn năm nô lệ.
Giáp
Thành Mã Phục Ba miếu
Lục thập lão nhân cân lực suy,
Cứ an bị giáp tật như phi.
Ðiện đình chỉ bác quân vương tiếu,
Hương lý ninh tri huynh đệ bi.
Đồng trụ cận năng khi Việt nữ,
Châu xa tất cánh luỵ gia nhi.
Tính danh hợp thướng Vân Đài hoạ,
Do hướng Nam trung sách tuế thì.
Dịch nghĩa
Người già tuổi sáu mươi thì gân sức suy.
Ông
còn mặc giáp
nhảy lên
ngựa nhanh như bay.
Chỉ chuốc một nụ cười của nhà
vua nơi cung điện.
Ðâu
biết anh em nơi quê
hương thương xót cho ông!
Cột đồng chỉ dối được đàn bà con gái Việt.
Chứ như xe ngọc châu chở về, thì lại để luỵ cho con cháu ông.
Tên
tuổi ông (đáng lẽ) được ghi nơi bức hoạ Vân Ðài.
Sao
lại đòi
nước Nam hằng năm phải cúng
tế?
Chú
thích:
Mã Viện cho thu trống đồng của tộc Lạc Việt, văn hoá
Văn Lang nấu chảy, dựng một cột
đồng ngạo nghễ ghi: Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt. Ngầm nói
văn hoá Việt đã
bị diệt. Còn
lại đúc
thành con ngựa đồng kéo
về Trung Hoa, đồng thời kéo
một xe thuốc Nam chữa bệnh phong
thấp, vua nghi ngờ ông chở châu báu dấu riêng, bắt làm quan ở kinh đô. Khi chết vợ con chôn công khai tại chân thành, vì sợ đem về quê chôn sẽ bị đào mã truy tìm châu báu, liên luỵ vợ con.
Có
thuyết nói
Mã Viện chết năm 49, vì
nhiễm bệnh khi đánh
giặc Ô Hoàn. Vua nghi ngờ ông biển thủ sừng tê, ngà voi,
thực chất ông
có chở một xe bo bo về dùng!
Dù thuyết nào cũng thấy rõ vua quan Trung quốc có đặc điểm hay nghi kỵ công thần.
Đề Đại Than Mã Phục Ba miếu
Tạc thông lĩnh đạo định Viêm khư,
Cái
thế công
danh tại sử thư.
Hướng lão đại niên căng quắc thước,
Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư.
Ðại Than phong lãng lưu tiền liệt,
Cổ miếu tùng sam cách cố lư.
Nhật mộ thành Tây kinh cức hạ,
Dâm Ðàm di hối cánh hà như.
Dịch nghĩa
Ðục xuyên qua đường Ngũ lĩnh, bình định cõi Nam
Công
danh trùm đời ghi trên
sử sách
Già
lớn tuổi rồi còn
khoe quắc thước
Ngoài cơm áo ra, mọi thứ là thừa
Sóng gió Ðại Than còn để dấu công oanh liệt thời trước
Cây tùng, cây sam ở ngôi miếu cổ xa cách quê nhà
Chiều tà dưới đám gai gọc phía tây thành
Nỗi hận ở Dâm Ðàm, sau cùng ra làm
sao?
- Giáp
thành: nơi ranh giới Việt Nam và
Trung Hoa.
- Mã
Phục Ba: Tên
Mã Viện hiệu phục ba tướng quân,
60 tuổi còn
đi đánh giặc lập công.
Vua thương tuổi cao không
nỡ cho đi, Mã
Viện liền mặc áo
giáp nhảy lên
yên ngựa tỏ ra mình
còn khoẻ mạnh. Vua cười nói:
“Ông này quắc thước lắm"
- Vân Đài: Đài Mây, nơi khắc tên 28 công thần Trung Hoa nhưng không có tên Mã Viện
(Nguồn văn bản và
chú thích thơ : Thi viện.Nguồn biên
soạn lịch sử: Viện Sử Học Việt Nam
)
Lê
Nghị phỏng dịch:
Bài 1:
Miếu
Phục ba ở giáp
ranh giới.
Sáu chục tuổi rồi gân cốt suy
Giáp mang quất
ngựa để mà
chi
Điện đình được tiếng quân vương khoái
Làng xóm quên lời
em út khi
Đồng trụ dọa hù đôi gái trẻ
Xe
châu tai ách đám thê nhi
Mặt mày chẳng vẻ Đài Mây ấy
Sao
cậy người Nam đốt giấy chi ?
(Lê Nghị)
Bài 2 :
Ghi
về miếu Mã
Phục Ba ở Đại Than.
Đục thông núi Lĩnh chiếm phương Nam (1)
Sử sách ghi công thấy mà ham
Tuổi lớn thân già khoe cứng cỏi
Cơm no mặc đủ tỏ tham lam
Thác to công cán ghi trên nước
Am nhỏ quê người dưới bụi sam
Gai góc thành Tây chiều khói sậm
Hay chăng như thuở hận Dâm Đàm ?(2)
(Lê Nghị)
............
Chú thích:
1.
Ý nói Mã Viện xâm
lược đã
cho đục đá,
phá thác ghềnh để quân
bộ và
quân thuỷ đi qua.
2.
Dâm
Đàm: tên gọi khác
là Lãng Bạc , vùng
Hồ Tây
Hà Nội nay; nơi Mã
Viện có
trận thắng quyết định quân
Hai Bà Trưng.
***
Trong Nam Phong tạp chí số 8, tháng 2 năm 1918, ở mục Vịnh sử có bài thơ ký tên là Vô
danh thị, như sau:
Trèo non vượt bể biết bao công,
Một trận hồ Tây chút vẫy vùng.
Quắc thước khoe chi mình tóc trắng,
Cân thoa đọ với gái quần hồng.
Gièm chê đã chán đầy mâm ngọc,
Công cán ra chi mấy cột đồng.
Ai muốn chép công ta chép oán,
Công
riêng ai đó oán ta chung.
(Mã Viện - Vô danh thị)
LỜI KẾT
Tới đây,
Nguyên Lạc tôi
đã giải mã
xong câu chuyện khuất lấp về nhân
vật lỗ mãng, hung hăng, khát máu Võ Tòng (Phần I), cùng chuyện khuất lấp giữa vĩ nhân HAI BÀ TRƯNG với tướng Hán Mã Viện
- người đã
dựng trụ đồng tại biên
giới. (Phần II)
Đồng trụ cận năng khi Việt nữ
(Đồng trụ biên cương lòe gái Việt)
[GIÁP THÀNH MÃ PHỤC BA MIẾU - Nguyễn Du]
Đừng tin hoàn toàn những gì họ (Đại Hán) nói và viết
(Ví dụ bộ sử Minh Thực Lục chuyên
viết xấu các
anh hùng VN). Hãy suy nghĩ cẩn
trọng, chỉ
giữ cái
hay và loại cái
dở, cái không
hợp với VN ta. Không
phải cái
gì cũng răm rắp làm
theo. Hãy học rõ Sử Việt Nam để trân
trọng công
ơn giữ và dựng nước của các anh hùng dân tộc. Văn Học Việt Nam ta có
rất nhiều áng
văn thơ bất hủ,
như Nguyễn Du, Cao Bá
Quát .v.v..
Các
bạn có
thấy Nhật (Japan), Hàn Quốc (Korea)? Họ đã THOÁT TRUNG và trở thành ÔNG CHỦ của công nhân Trung Quốc hiện nay. Còn Việt Nam ta thì sao?
Nguyên
Lạc
..................
Nguồn tham khảo:
Thơ chữ Hán
Nguyễn Du,Truyện
Thủy Hử, Truyện Cười Nhân
gian, Đại Việt sử ký
toàn thư, Laiquangnam, TS Phạm Trọng Chánh,
Nguyễn Minh Thanh, Lê
Nghị...
Ghi chú:
(1)
Laiquangnam:
“PHỤC
BA LÃO GIA"
(2) Nguyễn Minh Thanh-Sao Gọi kẻ Thù Dân Tộc Là Anh Hùng ?