Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, May 22, 2024

SÊ PÔN, DÒNG SÔNG CHỈ CÓ MỘT BỜ - Yên Mã Sơn

 

Những chiếc đò ngang nối đôi bờ Việt – Lào.

SÊ PÔN, DÒNG SÔNG CHỈ CÓ MỘT BỜ

 

Đó là một trong hai dòng sông chạy ngược lên hướng Tây của tỉnh Quảng Trị. Dòng sông chỉ có một bờ, vì bờ bên kia thuộc đất nước bạn.

 

Chỉ rộng hơn 100m, sông Sê Pôn chảy qua huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị mang sứ mệnh lớn lao - làm biên giới tự nhiên của hai nước Việt - Lào. Cạnh bên sông ở khóm Duy Tân là nhà đày Lao Bảo. Đây là một trong năm nhà tù lớn nhất Đông Dương do Pháp xây dựng vào năm 1908. Nhà tù được xây dựng dựa trên nền móng cũ của dinh trấn do nhà Nguyễn lập nên để bảo vệ phía biên giới phía Tây. Đặc trưng của nhà tù là những cây vông đồng với gai lởm chởm, có tuổi đời vài trăm năm.

 A1 dong sông .jpg

Những chuyến đò chở đầy hàng hóa hỗ trợ phía Lào.

 

Theo người dân truyền tụng, ngày xưa, bọn cai ngục đã phạt những nhà yêu nước bằng cách cho họ trèo lên cây. Nhà tù đã bị bom đánh sập, chỉ còn lại những nhà lao với sắt thép ngổn ngang nhưng cũng đủ chuyển tải những thông điệp về sự tàn khốc của thực dân khi đày ải những chí sĩ cách mạng. Trên con đường mòn phủ đầy cỏ dại đi xuống phía sông in dấu chân của nhà cách mạng nổi tiếng như Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Lê Thế Tiết… từng gánh nước phục vụ sinh hoạt của nhà tù.

 

Năm 1975, những người miền xuôi dưới huyện Triệu Phong lên làm kinh tế mới, họ chọn hướng bờ sông để làm nơi cư ngụ. Mạ (mẹ - BT) mình bảo, đêm đêm nghe tiếng bước chân thú xào xạc ngoài vườn. Chỉ biết vặn ngọn đèn dầu lên cho rạng và im lặng trong sợ hãi.

 

Trước ngày thống nhất đất nước, dãy đất dọc sông Sê Pôn về phía Việt Nam đa phần là người Vân Kiều, Pa Cô sinh sống. Những người dân kinh tế mới đã cùng người dân bản địa khai hoang những thửa đất mới, bằng mồ môi, nước mắt họ xây dựng quê hương mới và mang lại sự trù phú, thịnh vượng dọc bờ sông này.

 

Trong ký ức những người khai hoang, sông Sê Pôn là con sông dữ nhưng cũng là con sông mang lại “cái ăn” cho họ. Phù sa màu mỡ ven sông là nơi canh tác tốt nhất để đắp đổi cái bụng khi 3 tháng lương thực nhà nước cấp cho dân kinh tế mới đã hết. Họ sống cạnh sông để tiện cho sinh hoạt vì gần nguồn nước. Thế là những bản làng dọc bờ sông hình thành, được ghép từ những tên làng của quê hương cũ. Con sông có cái tên lạ - Sê Pôn trở thành con sông gắn liền với cuộc đời mới của họ, mà không phải là những cái tên Hán Việt như Thạch Hãn, Hiếu Giang, Vĩnh Định… ở dưới đồng bằng Triệu Phong. Những đứa trẻ thế hệ thứ hai lớn lên, chôn nhau cắt rốn bên cạnh dòng sông, tắm mát và ăn những củ sắn, củ khoai được chắt chiu từ phù sa dòng sông.

 

Trong ký ức của tôi, những ngày hè dòng sông cạn đến ngang gối, trẻ con có thể lội qua bên kia sông. Bên kia sông, những bản làng của người Lào trầm mặc dưới tán cây rừng. Dù chia cách con sông, khác nhau về quốc tịch nhưng họ có thể nói tiếng Việt vì đa phần là bà con dòng họ của người Vân Kiều, Pa Cô ở Việt Nam. Phía bên kia Lào, dãy núi hùng vĩ kéo dài từ vùng Lìa đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo là ngọn Yên Mã Sơn. Người Lào gọi là núi ngựa phi. Núi soi bóng xuống dòng sông, tạo nên cặp sơn thủy hữu tình của huyện Hướng Hóa.

 

Nhà tôi cách bên sông không xa. Nhớ tuổi thơ cùng mạ xuống sông tắm, gánh những thùng nước mát từ dưới sông lên để sinh hoạt. Trên sông, những chiếc thuyền bủa lưới bắt cá có khi quên cả giới hạn địa lý, “vượt biên” qua bờ bên kia để mưu sinh. Một vài chiếc thuyền với những người đàn ông da chì dầm mình dưới nước xúc những xô cát đổ lên đò rồi đưa vào bờ làm vật liệu xây dựng. Những chiếc đò máy rẽ sóng chạy từ phía Lào về mang theo hàng hóa rồi thẩm lậu vào đất liền qua những bến sông. Từ đây, hàng ngoại theo các chuyến xe xuôi về đồng bằng và tỏa đi muôn nơi.


Sông Sê Pôn trong xanh và hiền hòa nhưng đến mùa lũ vẫn là con sông hung dữ. Có rất nhiều nỗi đau từ dòng sông này khi mùa lũ đến. Có lẽ đậm nét nhất trong ký ức tôi là người bạn cùng lớp, năm học lớp 9, vì mưu sinh đã bơi qua sông bẻ măng bị nước lũ cuốn trôi. Phải mất nhiều ngày sau mới tìm thấy bạn tôi khi được một người Lào báo tin. Một nhánh cây ven sông đã níu xác bạn lại sau khi trôi qua phía Lào khoảng 10km.

 

Lớn lên, tôi rời xa dòng sông tuổi thơ. Thi thoảng nghe tin những người bạn còn bám trụ lại quê nhà báo tin vừa lặn được những chai rượu quý từ dưới sông. Vốn là con sông chở đầy hàng lậu từ Lào về. Hàng năm cơ man hàng hóa theo những chuyến đò chạy ngược từ phía Lào về, trong đó có những đò chở rượu. Có khi vì sóng lớn hoặc va vào nhau mà bị chìm. Những chai rượu quý như theo đó cũng chìm xuống sông, bùn cát phủ lên rồi quên lãng. Cho đến một ngày những chàng trai tinh nghịch tắm sông đạp trúng rượu. Những người sành rượu truyền tụng, rằng rượu ngâm dưới nước lâu năm uống rất ngon.

 

Có thể nói sông Sê Pôn là dòng sông nghĩa tình. Hai bên bờ đối diện nhau là hai quốc gia nhưng những bản làng hai bờ sông ấy thường kết nghĩa anh em. Họ chia sẻ khó khăn, giúp nhau phát triển kinh tế. Những năm dịch Covid-19, những chuyến hàng gồm gạo, nhu yếu phẩm, áo quần và thuốc men đã được cõng qua sông. Mỗi khi đau ốm, phía bên kia cũng nhờ quân y, trạm y tế hỗ trợ. Cách nhau một con sông nhưng khác nhau về văn hóa, tập quán. Đặc biệt sự chênh lệch về điều kiện sống là một điều dễ nhận thấy. Những đứa trẻ ở Lào thiếu thốn đủ thứ. Ngay cả con chữ cũng không được dễ dàng đón nhận như trẻ em bên này biên giới.

 

Bên kia sông là bản Denvilay, nơi có cửa khẩu phụ Denvilay (đối diện cửa khẩu phụ Thanh của Việt Nam), thuộc huyện Mường Nòng, tỉnh Savannakhet. Trong một lần sang bên kia sông, tôi đã nghe trưởng bản Denvilay nói, “bắt” cái chữ ở đây cũng khó như lên rừng bắt thú. Thầy hôm nay lại cho học trò nghỉ. Thầy phải nghỉ dạy để lên rừng kiếm ăn vì lương không đủ sống…

 

Ở những bản làng phía Lào cũng có những cô dâu người Việt qua đây lấy chồng. Tôi không thể quên hình ảnh cô gái dân tộc Pa Cô Hồ Thị Hải Âu dạy hát cho đám trẻ những bài hát Việt. Hải Âu từng là nữ sinh trường Quốc học Huế, quê ở  huyện Đakrông nhưng đã “lạc bước” làm dâu xứ người. Dù không được chính thức làm giáo viên, nhưng bằng trình độ của mình, cô dạy miễn phí cho trẻ em trong bản. Và ở đó, từng chiều ê a lời hát Việt giữa thâm u đại ngàn của đất Lào.

 

Bộ đội biên phòng tuần tra ven sông.

 Dòng sông mang phù sa để tạo nên những nương sắn, nương chuối trù phú; dòng sông cũng tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động bốc xếp hàng hóa từ những bến sông. Có hàng hóa theo những chuyến đò cập bến là có tiền đong gạo. Từ cánh bốc vác, người chạy thồ, chị bán hàng ăn, quán nước… đều chờ vào những chuyến đò ấy. Dường như ở thị trấn nhỏ này, ngoài cửa khẩu quốc tế Lao Bảo là nơi “hái ra tiền”, các bến sông cũng là nơi mưu sinh quan trọng. Bởi vậy mà một người bạn địa phương khác đã nói với tôi rằng, ở biên giới mà không “lậu lạc” thì làm sao phát triển được. Dù không đồng tình nhưng có lẽ bạn tôi nói cũng đúng ở góc độ nào đó.

 

Tác giả  Yên Mã Sơn

Làm sao tôi quên được những người bạn tuổi thơ cùng lớn lên trên dòng sông này. Giờ họ vẫn bám bến sông để vác hàng, thồ hàng. Thương làm sao trên một khúc sông Sê Pôn đầy nắng gió ấy, bạn nhìn ra từ ngôi nhà đơn sơ và nói: mấy hôm nay các lực lượng chức năng làm căng quá, đường lại cấm nữa rồi. Biết làm gì để nuôi con…

 

Tôi im lặng và ngó đi nơi khác. Có lẽ dòng sông là nơi ẩn giấu những phận người. Nên chi khi người đời nhìn dòng sông trù phú từ màu xanh sắn, chuối thì lại có một dòng sông khác, có khi cưu mang, có khi nặng gánh những cuộc đời.

 

Yên Mã Sơn

Nguồn: https:// vietnamnet.vn

READ MORE - SÊ PÔN, DÒNG SÔNG CHỈ CÓ MỘT BỜ - Yên Mã Sơn

CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN - Vũ Thị Hương Mai

 


CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN

 

Lứa tuổi mới lớn đánh dấu bước trưởng thành ban đầu của đời người. Những thay đổi về sinh lý, những sự biến động về tâm lý là những khó khăn, thách thức đối với các cô, cậu học trò mới lớn. Để cho chúng tự vượt qua ải cam go của giai đoạn này sẽ rất khó khăn đối với chúng. Vai trò của cha mẹ đối với con cái ở lứa tuổi này phải được coi như người thầy đầu tiên trong việc giáo dục nhân cách, giới tính - tình yêu và định hướng nghề nghiệp giúp con. Chúng đang học làm người lớn chứ chúng chưa phải là người lớn thực sự. Suy nghĩ của chúng vẫn còn hạn chế bởi kinh nghiệm sống, hành động thường bồng bột và nông nổi. Nhiều bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình khôn lớn nên người, thành tài, thành danh nhưng lại không nhận thức được vai trò của mình với tư cách là người thầy đầu tiên của con. Họ cho rằng, việc giáo dục và dạy dỗ con thành tài là thuộc về trách nhiệm của nhà trường, họ phó mặc trách nhiệm ấy cho các thầy cô giáo, còn trách nhiệm của cha mẹ chủ yếu là nuôi dưỡng. Đó là một quan điểm hết sức phiến diện, chủ quan và có phần vô trách nhiệm đối với con cái. Lẽ đương nhiên, giáo dục trong nhà trường là quan trọng trong việc bồi dưỡng tri thức, nâng cao năng lực bản thân, hình thành nhân cách. Song đó mới chỉ là một nửa về phía nhà trường, còn gia đình là nửa còn lại mới có thể tạo nên phần hoàn thiện trong việc giáo dục, nuôi dưỡng và dạy dỗ. Nếu các bậc cha mẹ coi thường vai trò giáo dục của mình đối với con cái thì quả là sai lầm nghiêm trọng. Cha mẹ đóng vai trò quyết định đến sự trưởng thành của con cái, còn trường học chỉ là nơi gửi gắm tạm thời, gia đình mới là cội rễ.

Đối với tuổi mới lớn, sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ của cha mẹ đòi hỏi phải sát sao hơn, cần nghiêm khắc nhưng không cứng nhắc, rập khuôn. Bởi vì ở lứa tuổi này, do có những chuyển biến về tâm lý mạnh mẽ nên đôi khi hay khác thường, lúc vui, lúc buồn bất chợt; khi thì sôi nổi nhiệt tình, lúc lại trầm lắng ưu tư; có lúc hiền lành ngoan ngoãn nhưng bỗng có lúc lại nổi loạn và ngang bướng phản kháng người lớn kịch liệt. Để có cách giáo dục phù hợp, đúng đắn đối với con cái ở lứa tuổi này, điều trước tiên đòi hỏi cha mẹ phải tìm hiểu tâm lý của con mình, thông cảm và chia sẻ với chúng, giúp chúng hiểu và chấp nhận những thay đổi lớn về cơ thể và cả về tình cảm. Từ đó mới có thể giúp con bước qua giai đoạn này một cách vững vàng để chuẩn bị cho những bước thành công sau này.

Không phải đến lứa tuổi này mới cần có sự giáo dục của cha mẹ, mà “dạy con từ thở còn thơ” là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bậc làm cha, làm mẹ. Đứng từ góc độ gia đình nói chung, cha mẹ đều có trách nhiệm ngang nhau trong việc giáo dục con cái. Có nhiều ông bố quan niệm rằng, trách nhiệm dạy dỗ và nuôi nấng con cái thuộc về người mẹ là chủ yếu. Vì vậy, trong nhiều gia đình, người mẹ đóng vai trò chủ đạo trong việc nuôi dạy con. Nhưng trên thực tế cho thấy, người cha nên đóng vai trò chủ đạo trong việc nuôi dạy con, như vậy sự trưởng thành của con cái sẽ toàn vẹn và cứng cáp hơn.

Hiển nhiên, khi em bé vừa mới sinh ra, người mẹ là người đầu tiên chăm sóc, bế ẵm và cho con bú. Ngay từ buổi ban đầu, con cái đã cảm thấy gần gũi, quấn quýt mẹ hơn. Đó cũng là lẽ thường tình, nhưng không phải vì thế mà người cha quên lãng trách nhiệm của mình. Khi con còn nhỏ, chúng thường gần gũi mẹ nhiều hơn. Nhưng khi đã lớn, chúng lại cần có sự giáo dục nghiêm khắc của người cha. Người cha vừa là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa của gia đình cả về kinh tế và tình cảm. Cách dạy dỗ nghiêm khắc của người cha sẽ bổ sung cho sự giáo dục mềm dẻo của người mẹ. Nhờ đó mà sự phát triển của con cái cả về tư duy và tình cảm sẽ có sự hài hòa. Con trai thường học theo tính cách, tư duy và cách rèn luyện của người cha. Học tập người cha để sau này chúng cũng muốn trở thành người đàn ông vững chắc, là trụ cột của gia đình. Còn bé gái thường thừa hưởng ở mẹ tính nết nhu mì hiền lành, phúc hậu để sau này chúng cũng sẽ là một người mẹ tốt. Đó chính là những ông bố, bà mẹ lý tưởng trong mắt con cái họ. Con trẻ học được ở người cha sự dũng cảm, tự tin, mạnh mẽ và học hỏi ở mẹ lòng khoan dung độ lượng, nhân từ, đó là sự kết hợp giáo dục con cái ở cả cha và mẹ. Song, trong suy nghĩ của con cái, vai trò của cha và mẹ lại có sự phân biệt. Đối với chúng, người cha luôn nghiêm khắc, quyết đoán và khó lay chuyển, còn mẹ thì dễ lay chuyển hơn vì tình thương của mẹ dành cho con cái thường nông nổi hơn cha. Người cha thường chú trọng nhiều hơn đến việc học hành của con cái, nhưng mẹ là người chúng tin tưởng hơn để thủ thỉ những tình cảm riêng tư thầm kín. Ở lứa tuổi này, cha mẹ đừng vội trách mắng chúng vì bất cứ chuyện gì, hãy tìm hiểu nguyên nhân đã. Nếu không, lần sau chúng sẽ che giấu tất cả. Giáo dục con cái ở lứa tuổi này cần phải biết kết hợp giữa nghiêm khắc và khoan dung; nguyên tắc mà không cứng nhắc, rập khuôn; thông cảm, chia sẻ nhưng không nhu nhược, cương, nhu đúng lúc. Trong việc giáo dục toàn diện, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn trong việc giáo dục nhân cách, giới tính và định hướng nghề nghiệp cho con cái.

*

VŨ THỊ HƯƠNG MAI

Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319, Long Biên - Hà Nội.

Email: huongmai8081@yahoo.com.vn

.

 

READ MORE - CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN - Vũ Thị Hương Mai

Chùm thơ ngũ ngôn SUY NIỆM VỀ MÙA PHẬT ĐẢN - Mặc Phương Tử



CHÙM THƠ NGŨ NGÔN

Suy niệm về mùa Phật Đản

 

PHẬT

 

Sen thơm miền Cực Lạc,

Sen thơm cõi ta bà.

Tìm ra; đây đó khác,

Ngồi lại; PHẬT hằng sa.

 

YÊN TĨNH

 

Phật ngồi trên đỉnh tuyết

Mà sáu cõi dâng bông.

Đá ngồi bên hồn nguyệt,

Nghe tĩnh giọt sương strong.

 

GIÁO HOÁ

 

Phật gọi tỳ kheo đến

Mở ra phương trời tâm.

Ngồi bên bờ tuyết trắng,

Mà nghe lời thậm thâm.

 

SOI MẶT

 

Tự mình soi mặt cũ

Tìm ra cánh hoa vàng.

Pháp nào không sanh diệt,

Tâm nào không Niết bàn!

 

NHIÊM MẦU

 

Ta rót vào cõi mộng

Một chút niềm suy tư.

Để nghe từ cuộc sống,

Ngàn hương hoa nhiệm mầu!

 

HOA NỞ

 

Giữa màu xanh cỏ dại

Rêu dáu lối xuân mòn.

Sáng nụ cười tỉnh thức,

Hoa nở trắng hoàng hôn.

 

Houstons, 17/5/2024.

MẶC PHƯƠNG TỬ

 

READ MORE - Chùm thơ ngũ ngôn SUY NIỆM VỀ MÙA PHẬT ĐẢN - Mặc Phương Tử

Chùm ảnh HOA ĐẠM TIÊN - Chu Vương Miện

 







READ MORE - Chùm ảnh HOA ĐẠM TIÊN - Chu Vương Miện

Trang thơ VIẾT TRONG NHỮNG MÙA LỄ PHẬT – Lê Minh Hiền


C:\Users\hien\Pictures\217.jpg


CHUYỆN VÔ THƯỜNG

 

Chỉ là nồi cơm điện

một hôm 

không chỉ là nồi cơm điện

vô thường

một hôm...

nồi cơm điện nở hoa

hương lành

thơm khắp 3 miền

trên con đường xuyên Việt

từ một con đường soi sáng*

nồi cơm điện nở hoa

.

Con chỉ là con Phật

con chỉ là một người Việt Nam

con chỉ là một con người

hạnh nguyện theo lời Phật dạy

tu tập pháp Hạnh Đầu Đà

đi hoài

trong cõi người ta

cầu một ngày

cuối con đường cát bụi hồng trần

vô thường

một hôm...

con được về

đến cõi vô ưu

 

Stanton May 19th, 2024 (6:38 pm)

* "Minh có nghĩa là sáng, Tuệ là trí tuệ, ý nghĩa cái tên là con đường soi sáng... “ Vnexpress dẫn lời ông cho biết. (ông: Sư Minh Tuệ)

___

 


YÊU EM VĨNH HẰNG

 

Trăm năm bước trên đường

Bắt gặp em dỗi hờn 

Dẫu anh là chú tiểu

Vẫn yêu thương như thường

Ai ê a trang kinh

Đêm dài buồn thêm buồn

Muốn đi vào an lạc

Ngặt lòng còn chưa buông

Sáng mai ra phố vui

Anh đâu phải sư ông

Cần gì phải gõ mõ

Yêu em cũng vĩnh hằng

Apr. 28th 2017 (10:47 AM)

___

 


Từ Đôi Mắt 

(Kính tặng nhà văn, giáo sư Quyên Di)


Đôi mắt
Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Đôi mắt mở tròn và to trợn trừng trợn ngược lồi ra
Đôi mắt đi qua không gian
như chưa từng có
Đôi mắt đi qua thời gian
như chưa từng không
Đôi mắt đi qua lòng người
như có như không
.

Tùy theo lòng người xao xuyến hay an nhiên
Đôi mắt nhắm hiền từ như Đức Phật Như Lai
Phải chăng Ngài đang diện bích để tham thiền
Để không nhìn cái hiện hữu bên ngoài
một cõi hồng trần
Để nhìn vào cái vô cùng bên trong
sâu thẳm tâm linh
Như tình yêu vô thường hay tình yêu vô cùng
Cần gì một lời tỏ tình
em cũng biết tôi yêu em
Cần gì trả lời
tôi cũng biết em yêu tôi
Lời chân tình biết đâu mặt kia gian dối
.

Nhưng chỉ cần một ánh mắt nhìn
em sẽ nhận ra
từ tôi
tôi sẽ nhận ra
từ em
hiển hiện rõ ràng
một tình yêu
qua
Đôi mắt

Như đôi mắt

Tổ Bồ Đề Đạt Ma

 
Oct. 12nd 2019 3:04pm  

 (p/s, bài thơ từ một tản văn trên fb Quyên Di của Thầy Quyên Di) 

___

 


BỐN LẦN QUA SÔNG

       (hay chuyện cô lái đò xinh đẹp và thiền sư trẻ*)

 

Qua sông

một hôm sư qua sông

đò xinh

đò xinh cô lái xinh,

“gấp đôi

sư phải trả gấp đôi

tiền đò đưa sang sông

vì sư đã nhìn em”

.

Qua sông

lại qua sông

“gấp ba

sư phải trả gấp ba

vì qua mặt nước trong

sư ơi đã nhìn em”

 .

Qua sông

lại qua sông

thiền định

thiền định sư nhắm nghiền,

“sư không dám nhìn em

nhưng sư phải trả gấp năm

vì hình ảnh em

còn chập chờn trong sư”

 .

Qua sông

lần cuối cùng sang sông

tự tại sư nhìn em

cập bến sư cười hỏi, “bao nhiêu?”

em xinh cười rất xinh,

“hình ảnh em đã không còn trong lòng sư

nợ kiếp xưa không còn

một chút duyên thôi mà

còn đòi tiền chi sư”

đò xinh cô lái xinh

“con đường tu còn xa

em còn phải về nhà

chúc sư đi bình an”

câu chuyện cô lái đò và thiền sư

xin khép lại ở đây

 

May 23rd 2022,( 4:53 pm)

  *từ những câu chuyện thiền

 

___

 


XÁ LỢI TÌNH YÊU

 

Em đi qua đời tôi

mầm non chưa nhú lá

giọt mưa đời một mai

nằm yên vùng ký ức

cuối con đường phố lạ

chợt nhớ ai vô cùng

 .

Em đi qua đời tôi

chuyện tình đầu trầm tích

thành xá lợi tình yêu

chữa lành cơn trầm cảm

chiêm bao ngày tháng cũ

thấy khuôn mặt người xưa

 .

 Em đi qua đời tôi

gập ghềnh đời vạn biến

mùa thu vàng qua tay

lá rơi tràn lối nhỏ

ngỡ hồn mình bất biến

ngờ đâu đang vô thường

 .

Em đi qua đời tôi

chiều đi hè gió lộng

đêm về khuya lắc lơ

cùng nhau qua phố vắng

lời yêu ai không vội

ai ngờ đời dở dang

 .

Em đi qua đời tôi

mặt nước hồ sương khói

mùa thu về đâu đây

lá thay màu ngơ ngác

giũ lòng thành xá lợi 

mơ hồ cõi trăm năm

 

Aug. 2022- May 19th, 2024 (4:59 pm)

Lê Minh Hiền 















READ MORE - Trang thơ VIẾT TRONG NHỮNG MÙA LỄ PHẬT – Lê Minh Hiền