Nhà bình thơ Nguyên Lạc
GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI"
Nguyên Lạc
Nguyên Lạc
* * *
LỜI PHÁT
BIỂU CỦA
NHÀ BÌNH THƠ CHÂU THẠCH
Tình cờ vào trang THƠ ĐƯỜNG ĐẤT VIỆT, tôi đọc được
bài: “XUÂN ĐỢI NHÉ” THƠ LÃNG UYỂN CHÂU: ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI của Nhà bình thơ
Châu Thạch [1] đăng ngày 23-05-2018, những lời phát biểu sau đây của Nhà bình
thơ gây nhiều "ấn tượng" đối với tôi:
" Tôi không rành văn học sử nhưng hình như các thể thơ làm theo phong cách mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, được các
nhà nghiên cứu văn học cho rằng
là
thơ hiện đại. Ngày
nay có một thứ thơ chữ nghĩa
bí
hiểm, ý
tứ bí
mật được cho là
thơ hậu hiện đại. Tất nhiên
thứ thơ hiện đại và
hậu hiện đại nầy không
có Đường thi. Từ lập luận
nầy người viết nghĩ ra một ý ngộ nghĩnh, dí dỏm như sau: Đường thi cũng có
hai loại, Đường thi cổ thi
và
Đường thi hậu hiện đại.
Đường thi cổ thi là thơ Đường luật được sáng tác từ xưa đến nay, câu thơ dùng nhiều hán tự và điển tích, ý thơ gò bó trong ngữ nghĩa của ông bà để lại và đối ngẩu thì đập vào nhau chan chát như hai
chiếc bánh
xe song hành trên đường
sắt. Đường thi hậu hiện đại là
thơ Đường luật của một số tác
giả ngày
nay sáng tác, không dùng chữ Hán
và điển tích,
ý thơ rõ ràng đọc là
hiểu ngay, đối ngẫu
trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau. Đây chỉ là một phát biểu vui của người viết, xin đừng ném
đá nếu cho là
sai.
Trong số Đường thi hậu hiện đại ấy, hôm
nay tôi thấy mình
thích thú với bài
thơ “Xuân Đợi Nhé”
của Lãng
Uyển Châu"
[Châu
Thạch]
Phát biểu trên có những điểm theo tôi nghĩ nên cần "thương thảo" nhau cho chính
xác, cho rõ nghĩa:
-- "Đây chỉ là một phát biểu vui của người viết, xin đừng ném
đá nếu cho là
sai".
Theo tôi, đã là
nhà phê bình, đã phê bình các bài thơ đưa ra công chúng thì lời nói có trọng lượng, được cân nhắc cẩn trọng chứ không thể nào gọi là
"một phát
biểu vui"
được. Chỉ gọi là
phát biểu vui khi nào lời phát biểu được đưa ra trong lúc thù tạc bạn bè ở tiệc rượu hoặc quán càphê. Không có chuyện "đừng ném đá nếu cho là sai" vì câu nói nầy rõ ràng cố tính không cho người khác phê bình tính chủ quan của người phát biểu - Nhà bình thơ.
-- "thơ chữ nghĩa bí hiểm, ý tứ bí mật được cho là thơ hậu hiện đại"
Đoạn này theo tôi không chính xác vì thơ Hậu hiện đại chữ nghĩa đâu có bí hiểm, ý tứ đầu có bí mật? Chỉ vì không hiểu rõ cách "làm thơ" của trường phái nầy nên nói vậy thôi
-- Các thể thơ làm theo phong cách mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, được các
nhà nghiên cứu văn học cho rằng
là
thơ hiện đại.
Câu nầy tương đối chính xác. Trong thơ hiện đại có thơ mới và thơ tự do
-- "Đường thi cũng có hai loại, Đường thi cổ thi và
Đường thi hậu hiện đại.
Đường thi cổ thi là thơ Đường luật được sáng tác từ xưa đến nay, câu thơ dùng nhiều Hán tự và điển tích, ý thơ gò bó trong ngữ nghĩa của ông bà để lại và đối ngẩu thì đập vào nhau chan chát như hai
chiếc bánh
xe song hành trên đường
sắt. Đường thi hậu hiện đại là
thơ Đường luật của một số tác
giả ngày
nay sáng tác, không dùng chữ Hán
và điển tích,
ý thơ rõ ràng đọc là
hiểu ngay, đối ngẫu
trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau"
Đoạn này không chính xác. Trước khi tôi phân tích rõ, mời các bạn đọc 2 trích đoạn lý thú này về Đường thi:
Trích đoạn 1
[... 1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm
vào thời đại nhà
Đường (618 – 907), số
lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên
đến hàng
ngàn bài.
Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn
lại làm
theo những thể thơ khác
mà đa số là
thơ Cổ phong (Cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì
phải là
những bài
thơ được sáng
tác vào thời đại nhà
Đường bên
Trung hoa nhưng không nhất
thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.
2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân
biệt với cổ phong là
thơ cổ thể) là
thể thơ được đặt ra từ
đời nhà Đường
và
phải tuân
theo các qui tắc bắt buộc, rất
khắt khe, gò bó.
Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.
3. Một sự lạm dụng và ngộ nhận:
Thuật ngữ Thơ Đường hay Đường Thi đã
bị lạm dụng, hiểu lầm,
thiết nghĩ cần nói lại cho rõ.
Thơ Đường là loại thơ do các thi nhân đời nhà Đường bên Trung Hoa sáng tác,
hoàn toàn không có các tác giả đời
khác, ngoài các thi sĩ đời Đường.
Các thi sĩ Việt Nam trước đây (thường gọi là các nhà thơ cổ điển) chủ yếu làm theo thể Thơ Đường Luật. Họ sáng
tác bằng Hán
văn, gọi là
thơ Hán văn (thí dụ
thơ Hán văn của Nguyễn Du…). Còn nếu họ sáng tác bằng chữ Nôm, gọi là thơ Nôm. Như thơ của Bà Hồ Xuân Hương chẳng hạn, được người đời sau tôn
xưng Bà là bà chúa thơ Nôm.
Không ai gọi thơ Hán văn của Nguyễn Du là Thơ Đường cả. Cũng không ai gọi Bà Hồ Xuân Hương là bà chúa Thơ
Đường cả.
Tóm lại, các thi gia từ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Bùi Kỷ, Trần Tế Xương, Tản
Đả, Nguyễn Khuyến … trở về trước, người ta thường không
nói là họ làm
Thơ Đường, mà
chỉ phân
biệt Thơ Hán
(Hán văn) và Thơ Nôm (chữ Nôm)
thôi, với hiểu ngầm là
Thơ Đường Luật chữ Hán
hoặc Thơ Đường Luật chữ
Nôm.
Gọi tắt là
Thơ Hán Đường Luật và
Thơ Nôm Đường Luật.
Các bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt … gọi chung là thể Thơ Đường Luật không phải Thơ Đường (Đường Thi)...]
(Khải Chính Phạm Kim Thư) [2]
Trích đoạn 2
[...Hai thể loại thơ hình thành: Một sáng tác theo lối mới, gọi là Cận thể hay Luật thi; một loại sáng
tác theo lối cũ, gọi là
cổ thể hay Cổ phong.
Thơ cận thể gồm những bài có số câu nhất định (tứ tuyệt, bát cú), số tiếng trong các câu thống nhất (ngũ ngôn, thất ngôn), phép gieo vần (vận luật) và tiết tấu (thanh luật) đều được quy định rõ
ràng chặt chẽ…”
Như vậy, loại hình thơ Cổ phong (cổ thể) trên thực tế cùng tồn tại song song với thơ cận thể ở đời Đường, thậm chí
cổ phong vẫn còn
được duy trì
cho đến ngày
nay ở Trung Quốc và
Việt Nam.Thơ Cổ phong
tuy không có những quy định ngặt nghèo như thi luật, nhưng không phải là không có phép tắc gieo vần...]
(Theo Phan Lan Hoa)
TÍNH KHÔNG
CHÍNH XÁC TRONG LỜI PHÁT
BIỂU
Vài ý nghĩ về bình thơ:
Trước khi phân tích tính không chính
xác lời phát
biểu của Nhà
bình thơ Châu Thạch, tôi
xin được ghi ra đây
vài ý
-- Người xưa có nói "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Tôi tự nhận xét mình cũng có hiểu biết chút ít về phê bình nên góp vài lời chắc cũng không sao, có gì các cao
nhân sẽ niệm tình
cho tấm lòng
yêu thương sự chính
xác của chữ nghĩa, của cái
đẹp tiếng Việt
-- Người bình thơ nên học hỏi thêm về Văn học sử, căn bản về các trường phái thơ, biết vài thủ pháp về thơ, biết sơ lược về cách phân tách ngôn
ngữ cần thiết cho sự bình
thơ; vì nếu chỉ bình
theo cảm tính
thì bài phê bình không chính
xác, đầy tính
chủ quan và có nhiều khi vô tình gây ảnh hưởng tiêu cực đến bài thơ.
-- Hãy thật lòng
mình, đừng bẻ cong ngòi
bút vì tư lợi, ý
đồ, phe cánh
hoặc vì
tiếng tăm người khác
gắn cho bài
thơ, cho thi nhân.v.v…
mà vội vàng
hít hà khen thưởng, không
thẩm định kỹ. Nên
nhớ rằng, khen “quá
lố” có
khi làm hại người được khen.
– Cũng đừng đóng “hòm” trước rồi chặt chân xác chết cho vừa cái “hòm”. Có nghĩa là đừng đưa ra tiêu chí chủ quan riêng mình rồi ép bài thơ được bình phải hợp theo. Không nên áp đặt như vậy
-- Nhà binh thơ
nên cũng nên cần biết
câu chuyện này:
"Nhà thơ Jacque Prévert đi
vào câu lạc bộ bình
thơ của Pháp
tại Paris. Gặp lúc
các nhà bình thơ đem thơ ông ra mổ xẻ đủ loại, đủ điều nhưng chả có ai chú ý đến một người vô danh mới vào và chăm chú theo dõi
cuộc bình
thơ. Hết cuộc bình
thơ, người khách
lạ bước lên
sân khấu bắt tay các
diễn giả và
nói rằng: "Xin chân
thành cảm ơn tất cả các
ngài đã đem thơ tôi bình luận.
Thật sự tôi chưa bao giờ biết rằng tôi đã có những ý nghĩ lạ lùng cao xa ấy trong thơ mình và tôi cũng không ngờ thơ tôi lại hay như vậy. Cảm ơn các
ngài.
Nói xong, người khách lặng lẽ bước ra. Người khách
lạ ấy chính
là Jacque Prévert."
(Chuyện đã lâu, người bạn tôi kể lại):
Cái ý của câu chuyện này chắc nhà bình thơ hiểu rõ?
Phân tích lời phát biểu của nhà bình thơ
-- Luật của thợ Đường rất rắc rối:
Nhà
bình thơ nói đúng ở đây
Các đặc trưng cơ bản nhất của thơ Đường luật (Đường thì)
là "luật", "niêm", "đối", "vận". Đặc biệt
nhất là các cặp 3-4 (cặp câu thực) và 5-6 (cặp câu luận) phải đối nhau. Người làm
thơ Đường luật nhất thiết phải đạt được
các
đặc trưng ấy, nếu không
sẽ thành
bài thơ theo thể khác
Tuy nhiên nói: "Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát
nhẹ nhàng
như hai thiếu nữ đi song song bên
nhau" là không chính xác. Tại
sao?
Giải thích
- Tùy theo thời, quan niệm về cái đẹp khác nhau nên cách dùng chữ (tôi không thích dùng chữ "từ" vì không chính xác) khác nhau: Ngày xưa ví cái đẹp người nữ với những nhân vật cụ thể như Tây Thi, Bao Tự... Sau đó ví như bông hoa như Lý Bạch ca tụng Dương Quí Phi (được thưởng cho cả ký vàng): "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung/ Xuân
phong phất hạm lộ hoa nùng...
"
Về sau quan niệm thay đổi, cái đẹp như thế này:
Hôm
nay Nga buồn như một con chó
ốm
Như con mèo
ngái ngủ trên
tay anh
Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Ðể anh giận sao chả là nước biển...
(Nga - Nguyên Sa)
Hoặc thanh thoát như mắt nâu trầm, ngực trăng rầm:
Nụ tình nở đỏ môi nhau
Nón nghiêng che vạt mắt nâu em trầm
Rủ tôi
về giữa trăm năm
Nghe trăng rụng
xuống xanh rằm ngực em
(Quỳnh Nga)
Nhưng dù dùng chữ như thế nào đi nữa, các thể loại thơ mà các tác giả sử dụng vẫn không thay đổi. Thí dụ Đường thi, Lục bát.v.v.. vẫn là Đường thi, Lục bát, chứ không có vụ áp đặt Đường
thi
hậu hiện đại, Lục bát
hậu hiện đại được?
Đường
thi
là Đường thi, không
có chuyện Đường thi
cổ thi và Đường thi hậu hiện đại. Sự thay đổi trường phái thơ là ở cái khác.
Cố tình ghép thêm vào là thừa. Không có chuyện "Đường thi hậu hiện đại" và do đó không có
chuyện "Đường thi hậu hiện đại là
thơ Đường luật của một số tác
giả ngày
nay sáng tác, không dùng chữ Hán
và điển tích,
ý thơ rõ ràng đọc là
hiểu ngay, đối ngẫu
trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau".Đây
là phát biểu áp
đặt kiểu đóng
hòm trước rồi chặt chân
xát chết dài/
cao nhét vào cho vừa.
Không biết nhà bình thơ hiểu "thơ Hậu hiện đại" như thế nào,
chứ tôi thì hiểu sơ lược như thế này
SƠ
LƯỢC VỀ
THƠ HẬU HIỆN ĐẠI, TÂN HÌNH THỨC
-- Chủ Nghĩa Hiện Đại (Post-Modernism) trong Thi Ca
gồm: Hậu Hiện Đại, Tân Hình Thức, Thơ CụThể...
Khuynh hướng Tân hình thức, mà người mở đường là nhà thơ Khế Iêm, với sự phát triển ở hải ngoại như Nguyễn Đăng Thường,Vương Ngọc Minh,
Hà Nguyên Du... ở trong nước như Hồ Đăng Thanh Ngọc và
những người khác.
Có lý-thuyết gia theo Chủ Nghĩa Hiện Đại ở hải ngoại như ông Nguyễn Đăng Thường chủ-trương cần
làm thơ bạch thoại, triệt hạ tu từ, theo sát với “bốn không” khi làm
thơ: Đó là không ẩn dụ, không siêu hình, không vũ trụ, không ngôn ngữ
tu từ,
đề cao “Tính đời thường”hoặc “Cấu trúc đặt câu bất định”.
-- Chủ Nghĩa Hiện Đại của thơ hải ngoại bao gồm tính chất “Thơ không vần, xuống
hàng bất
chợt”. Ta thử đọc
vài
bài thơ tiêu biểu
… đưa mắt trông
mong người
đi đó! Ơi
người về
đâu đâu là cõi
riêng
an lành vết
oan khiên…
(Hoàng Hôn Mưa
- thơ Hà Nguyên Du )
khi tôi
động đến con chữ lập
tức ý
nghĩa trỗi nhạc và
nở
hoa trong tôi
lập tức cảm khoái
như đêm động phòng hoa chúc... lập
(thơ Hà Nguyên
Du)
Thơ Tân hình thức,
một dòng thơ mới hiện đại của thi sĩ Hà Nguyên Du chuyên chở ý tưởng thi ca như sau:
ngón
tay búp măng nõn nà của
em có
cái móng cong cong dài
em thường vẽ lên đó một nụ
hồng màu
tươi rói như màu máu
trái tim rất lãng mạn của tôi
ngón tay của em hàm chứa nguyên
trinh cuộc đời tôi như một nhiệm
mầu! cái
ngón tay có cái túi
đựng hai chiếc chìa khóa dùng đề
mở hai cánh
cửa thiên
đàng và
địa ngục cái ngón tay trắng ngà
màu vàng sữa như một magic
(Ngón tay cái của em - Hà Nguyên Du)
-- Điểm mạnh và cũng có thể là điểm yếu của Tân hình thức là sự khách quan hóa, phi cá thể hóa (impersonality).
Thử xét thêm bài thơ này:
Ngày
thứ hai của tuần trăng
mật
Chúng
ta ngủ trong một khách
sạn rẻ tiền
Những con rệp cắn
anh suốt đêm
Bây giờ đây anh nhớ chúng khôn xiết
Khi mỗi lần đi
ngang mộ em
(NHỮNG CON RỆP - Nguyễn Đức Tùng)
Nhận xét
ta thấy: Thơ "không ngôn ngữ tu từ", đề cao “Tính đời thường”, thơ không vần, chữ bị lóc hết
da thịt, chỉ còn bộ xương: Không hình dung từ, bổ từ, phụ từ v.v... gì cả. Trần trụi.
***
Trở lại với bài thơ Đường luật của Lãng Uyển Châu mà nhà bình thơ Châu Thạch cho là Đường thi hậu hiện đại, ta nhận xét thế nào?
Ta thấy
vẫn đầy đủ vần điệu, niêm
luật, cặp thực 3-4 và cấp luận 5-6 đối
nhau,
vậy làm
sao đổi tên
thơ là Hậu hiện đại được?
Đây là bài thơ của
Lãng Uyển Châu
XUÂN ĐỢI NHÉ!
Cội mai già thắm sắc vào xuân
Điểm nụ vàng xinh gấp mấy lần
Hò
hẹn... yến, oanh vờn
khắp giậu
Dập dìu...
ong, bướm lượn đầy sân
Tết xưa tươi trẻ, lòng nao nức
Xuân
mới già
nua, dạ xốn xang
Nhớ thuở tình
nồng yêu
ấp cũ
Hương xưa ngày
ấy…
vẫn còn
ngân
@. Nhận xét
riêng
Như đã nói trên,
luật của thợ Đường rất rắc rối:
Các đặc trưng cơ bản nhất của thơ Đường
luật (Đường thì) là "luật", "niêm", "đối", "vận". Đặc biệt
nhất là các cặp 3-4 (cặp câu thực) và 5-6 (cặp câu luận) phải đối nhau. Người làm
thơ Đường luật nhất thiết phải đạt được
các
đặc trưng ấy, nếu không
sẽ thành
bài thơ theo thể khác,
không phải là
Đường thi.
Ngược lại thơ Hậu hiện đại không
ngôn ngữ tu từ, cấu trúc đặt câu bất định, không có vần niêm luật,
xuống hàng bất chợt". Cả 2 thể đi ngược nhau, triệt tiêu
nhau thì làm sao mà nói Đường
thi
hậu hiện đại được? Nhà
bình thơ muốn đóng
cái "hòm" trước rồi chặt chân
xát chết nhét
vào hay muốn "khoát áo Veston lên áo dài khăn đóng"?
Nhớ lúc
trước Nhà
bình thơ Châu Thạch đã
phê phán nhà bình thơ Phạm Đức
Nhì
là "Khoát Veston lên áo dài khăn đóng" khi ông Phạm, có
"chiêu thức"
dùng thủ pháp "Show do not Tell", phân
tích thơ. Ở đây tôi thấy nhà binh thơ Châu Thạch cũng làm giống "y chang":
"Khoát Veston lên áo dài khăn đóng" thơ
Lãng Uyển Châu.
Cái khác là áo Veston của ông
Phạm khoát
vừa vặn, nhìn
thấy đẹp/hay, còn riêng ông Châu thì không có theo thủ pháp nào cả, "vô
chiêu" (Chắc ông
muốn mình
vô địch như Lệnh Hồ Xung, "vô chiêu thắng hữu chiêu", xỉa bậy kiếm vào vòng tròn của đối thủ, người đang canh giữ tù
nhân Nhậm Ngã
Hành dưới đáy
Động Đình
Hồ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ
của Kim Dung?), nên "cái áo khoát Veston" rộng thùng thình, dài phủ gối, phủ đầu khiến tác giả bài thơ bây giờ phải ngậm ngùi vì không biết thơ mình ở thể loại nào"chẳng giống ai": Vua chẳng ra vua, mà
hề chẳng ra hề. Than ôi!
LỜI KẾT
CHỮ (tôi không dùng TỪ vi không chính xác) quan trọng lắm, có thể làm chết hoặc làm tiêu tan sự nghiệp và tài sản con người. Không nhớ vụ án Minh sử triều Thanh đã làm tiêu mạng biết bao Nho sĩ Minh mà Kim Dung đã viết trong phần nhập của bộ truyện Lộc Đỉnh
Ký sao? Vụ án
của Nguyễn Trãi
bị tru di tam tộc (giết ba họ) do
sự ganh ghét, đố kỵ
của đám
tiểu nhân
đắc chí,
trong đó có một phần từ văn nạn. Vụ
Khổng Minh sửa đổi chữ bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực, đưa đến việc thua trận Xích
Bích của Tào
Tháo.
Xin sơ lược về vụ nổi tiếng này:
Đây là nguyên tác
bài phú Tào Thực
(con) ca tụng
"Đồng Tước đài"
do Tào Tháo (cha) xây lên:
Liên nhị kiều vu đông tây hề,
Nhược trường không
chi đế đống.
Nghĩa là:
Bắc hai cầu tây đông nối lại
Như cầu vồng sáng
chói không gian
Nhưng Khổng Minh lại cố tình đổi thành:
Lãm
nhị Kiều ư đông
nam hề,
Lạc triêu
tịch chi dữ cộng.
Nghĩa là:
Tìm hai Kiều nam phương về sống,
Vui cùng
nhau giấc mộng hồi xuân...
- Liên
(nối liền) thành
Lãm (thưởng thức, thưởng lãm)
- Đem chữ "kiều" đổi ra chữ "Kiều", Khổng
Minh chủ ý lừa và
chọc tức Chu Du. (Vì
hai Kiều: một là
vợ của Tôn
Kiên, vua Đông Ngô, người thứ hai là
vợ của Chu Du, đô
đốc Đông
Ngô)
Kết quả sự đổi chữ Chu Du tức tối, khiến Đông Ngô liên minh cùng
Tây Thục, sau
nhờ Khổng Minh cầu đông phong, Chu Du dùng hỏa công đốt phá binh Tào tại trận Xích Bích. Tháo thua to.
Thấy chưa, vì VĂN NẠN mà Tào Tháo nướng gần một triệu (850,000) binh sĩ, thoát
chạy với vài
tên cận vệ.
Hãy cẩn
trọng và
chính xác trong chữ nghĩa,
nhất là các nhà phê bình văn thơ. Hãy bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Và cuối cùng hãy nhớ: ĐẤT NƯỚC NÀY SẼ TIÊU VONG NẾU MẤT TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA RIÊNG MÌNH.
Nguyên Lạc
..............
[1] “XUÂN ĐỢI
NHÉ”
THƠ LÃNG UYỂN CHÂU:
ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI - Châu
Thạch
[2] Thơ Cổ Phong Và Thơ Đường – Thơ Đường Luật - Khải Chính Phạm Kim Thư