Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, July 24, 2014

GIÁNG NGỌC SẦU – Thơ Giáng Ngọc



Tháng Bảy mưa Ngâu            
Em đứng bên ni sông Ngân Hà            
Nhìn qua bên tê sông          
Cứ đến mùa mưa Ngâu            
Tình anh và em vẫn bền lâu …          
Yêu nhau không cần biết             
Ở đâu là cách biệt            
Ngày xưa chén ngọc thân vuớng sầu          
Về trần nặng nợ nhau.          
Ngân Hà  sao cách biệt            
Duyên kiếp mãi về đâu?
            
Cõi trần anh vẫn đợi            
Xứ tiên em mong chờ            
Ngưu Lang là tình thơ            
Thời gian có bao giờ             
Ngăn cách đời ly biệt              
Giáng Ngọc - Ngưu Lang đôi bờ             
Sáng mai chim Ô thước              
Bắc nhịp cầu “Kim Tước”              
Anh, em song bước              
Tựa bên nhau               
Mưa Ngâu là niềm mong ước              
Tình đôi ta suốt ngàn năm             
Ngưu Lang - Chức Nữ              
Theo đường tình bên nhau               
Trần  gian hay tiên cảnh                
Chẳng thế nào               
Mình xa nhau …            
Mùa mưa Ngâu mình bên nhau             
Gục đầu vào lòng nhau               
Tình tuy ngắn               
Nhưng vẫn dạt dào cả ngàn sau                
Ngưu Lang anh nơi nào                 
Giáng Ngọc vẫn là ánh sao                
Trên trời cao                
Trong dải Ngân Hà dài vô tận                  
Chúng ta mãi có nhau.

                   Giáng Ngọc


READ MORE - GIÁNG NGỌC SẦU – Thơ Giáng Ngọc

CHÙM LỤC BÁT - Phan Minh Châu

Tác giả Phan Minh Châu


LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN

Đồn người chữ nghĩa không thông
Câu thơ đã chảy bão dông chuyễn mình
Bước chân lục bát trữ tình
Trên hòn cỏ mục để mình rêu phong

THÂN PHẬN

Chiếc thuyền như mặt trăng cong
Dập dềnh trên những dòng sông lỡ bồi
Tròng trành thân phận đười ươi
May mà còn sót chút người trong ta

CHIÊM BAO ĐỢI NGƯỜI

Phố xa mấy đọt mưa dầm
Ta khuya khoắt một chỗ nằm xanh xao
Bấc gầy theo đĩa dầu hao
Vầng trăng rụng xuống chiêm bao đợi người

CHIÊU

Lỡ xa người để chiều vơi
Nhánh sông rẽ nữa cuộc đời quạnh hiu
Tách cà phê bỗng buồn thiu
Theo hơi thuốc khét bên chiều mộng du

KHÓC

Mẹ nằm chưa mãn khăn tang
Đã nghe xáo thịt trên bàn tịnh tâm
Nắng mưa ghé chỗ mẹ nằm
Bảo rằng hương khói ba năm có tường ?
READ MORE - CHÙM LỤC BÁT - Phan Minh Châu

BÀI THƠ THÁNG BẢY - Phương Ngữ-Trương Đình Đăng

Tác giả Phương Ngữ-Trương Đình Đăng


Lại một mùa sen dâng ngát hương
Toả lan êm dịu cõi vô thường
Giọt ngâu tựa thể Cam lồ rưới
Đánh thức ta bà sống thiện lương

Tháng Bảy bồn chồn bao nỗi nhớ
Vòng tay hiền dịu tháng ngày chăm
Lưỡi đừa xương cá, nhai cơm mớm
Chỗ ráo con lăn, ướt Mẹ nằm

Tháng Bảy quặn lòng bao hối tiếc
Tuổi thơ vụng dại, lớn lìa quê
Mẹ đi từ buổi còn ly loạn
Tim nuối chờ con chẳng thể về

Con viết bài thơ dâng tháng Báy
Ngưỡng trông vô lượng Đấng Từ Bi
Nén hương tưởng vọng ơn trời biển
Tâm nguyện sinh thành mãi mãi ghi !

PHƯƠNG NGỮ - TRƯƠNG ĐÌNH ĐĂNG

30 Nguyễn Văn Thoại , P. Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Đt : 01239744707
truongdinhdangdn@gmail.com
READ MORE - BÀI THƠ THÁNG BẢY - Phương Ngữ-Trương Đình Đăng

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ THẦN SẦU QUỈ KHÓC - Anh Nguyễn


Tranh của Lai Thanh Dzung từ lotusgallery.vn



                 ĐỘNG BƯỚM

Phút say đắm tột cùng em mở toang động bướm
Giữa khu rừng rậm rạp, nguyên sơ
Nàng thơ thẫn thờ si mê hưng phấn
Bướm của em chứa cả thánh thần lẫn yêu ma.

Có ai chưa em đã vào khai phá?
Để bướm vẫy vùng, bướm thoả ước ao
Và khi ấy em sẽ không còn là trinh nữ
Bờ-bãi-đời-người bướm vẫn lượn như sao.

Thân nhi nữ một thế giới mênh mông, hoang dại
Cấu thành bên trong bao yếu tố mĩ miều
Tự thiên thai chẳng phải vẽ vời nắn gọt
Lạc vào vườn em trái cấm ngọt hương tươi.

Tình yêu từ đâu anh không biết?
Mà rung cảm tâm hồn, lay động trái tim!
Nhưng yêu nhất là bướm em
                          có sức chinh phục diệu huyền
Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ...

Bướm của em trên đời mãi còn quí giá
Đến lúc cần bướm lại sinh con
Không lời thơ nào tả hết được vẻ đẹp bướm em.
La la la là la lá là... 

                                          Phạm Ngọc Thái
                               Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai"

                       
      Lời bình: Đây là một bài thơ tượng trưng. Đọc suốt bài thơ ta thấy hình tượng gồm toàn những yếu tố tượng trưng "tương ứng cảm quan". Khuynh hướng này do nhà thơ Pháp Charles Baudelaire, một trong những bậc thầy của trường phái thơ tượng trưng châu Âu vào cuối thế kỉ XIX khởi xướng. Theo Baudelaire, sự liên kết giữa vật này với vật khác, giữa con người - cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng. Biểu tượng đó phản ảnh một cách tương ứng sự vật, nhưng không phải do lý trí sắp đặt mà dựa vào cảm thụ được phát ra từ các giác quan hay tâm linh, gọi là cảm quan. Ta hãy phân tích đoạn thơ thứ nhất:
                     Phút say đắm tột cùng em mở toang động bướm
                     Giữa khu rừng rậm rạp, nguyên sơ
     "Bướm" đã trở thành một biểu tượng ở chốn dân gian để chỉ "cái" của người đàn bà. Tác giả dùng hình ảnh "động bướm" làm tượng trưng, ý như đó là "cái hang" ở trên nàng. Ta hãy nghe Bà Hồ Xuân Hương tả về "cái hang" của chị em, qua bài "Động Hương Tích":
                   Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm
                   Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom...
      Hay bài "Hang Cắc Cớ":
                  Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom
                  Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
     Tôi không thể bình quá sâu hình ảnh của câu: Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn /-  Bởi phân tích ra nó sẽ bẩn... làm hỏng thơ của bà. Nhưng đọc ta có thể hiểu: khi bà tả "kẽ hầm rêu mốc...", là nói về khe ngách bên trong của bướm bị dơ. Vậy còn "cái gì trơ toen hoẻn"? Phải chăng là... "nhân bướm"? Ví dụ thêm một tình thi khác, bài "con ốc nhồi":
                  Quân tử có thương thì bóc yếm
                  Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi
      "bóc yếm" là hình ảnh mô phỏng về sự ve vuốt, xoa nắn vòm ngực, phía trên người con gái - Còn "ngó ngoáy lỗ trôn", hình tượng nghịch ngợm bộ phận dưới vv...
      Ở đây, nhà thơ Phạm Ngọc Thái diễn tả cái bướm đã có từ thời tiền sử: Giữa khu rừng rậm rạp, nguyên sơ /-  Nghĩa là nó do tạo hóa đúc tạc nên. Đến câu thơ 11-12 nhà thơ còn láy lại một lần nữa:
                    Tự thiên thai chẳng phải vẽ vời nắn gọt
                    Lạc vào vườn em trái cấm ngọt hương tươi
       Bướm của em như hoa trái đất trời, "ăn" vào là nhớ mãi. Từ nguyên thuỷ đến bây giờ chẳng cần tiến hoá thêm, thế mà:
                    Nàng thơ thẫn thờ si mê hưng phấn
     Ngay từ buổi thiên thai cái "động bướm" ấy đã hoàn bích rồi. Ai nhìn thấy hay chỉ cần nghĩ tới... cũng phải hưng phấn, rạo rực trong lòng. Đến câu thơ thứ tư, hình tượng thơ còn mang theo tính triết học:
                    Bướm của em chứa cả thánh thần lẫn yêu ma.
      Bướm em vừa siêu phàm tựa thánh tiên, lại vừa như có ma quỉ - Làm ta say mê, thần tượng và khát vọng. Nhưng cũng có khi vì si mê quá hoá mù quáng, như bị "ma dẫn lối quỉ đưa đường"... tự huỷ hoại cuộc đời mình. Tức là, tình yêu mang đến cho ta niềm hạnh phúc vô biên, đưa tâm hồn ta hoan lạc ở chốn bồng lai, lại cũng có thể làm cho trái tim ta đau khổ, tan vỡ vì thất vọng! Đến đoạn thứ ba, tác giả tiếp tục phát triển:
                     Thân nhi nữ một thế giới mênh mông, hoang dại
                     Cấu thành bên trong bao yếu tố mĩ miều
      Cái thế giới mênh mông, hoang dại đó... thuộc hình ảnh thơ trìu tượng. Tác giả miêu tả sự toàn bích của tấm thân người nhi nữ từ trong ra ngoài, để khẳng định sự vĩ đại của tạo hoá! Cho dù xã hội loài người có phát triển hàng vạn năm nữa, văn minh tiến bộ đến đâu... cũng không thể so sánh nổi. Trong sự vĩ đại đó thì việc sinh thành ra "bướm" đàn bà là điều kì diệu nhất - Một thiên kiệt tác!
      Quay trở lại với đoạn thứ hai, nhà thơ buông ra một câu hỏi:
                   Có ai chưa em đã vào khai phá?
     Nghĩa là em đã hiến dâng cái của em cho người đàn ông nào chưa? Sau đó chính anh lại tự giải nghĩa:
                   Để bướm vẫy vùng, bướm thỏa ước ao
     Đâu có phải chỉ một mình người con trai sướng? Bởi khi hiến dâng cho tình yêu, cũng chính là khát vọng của người con gái để trở thành... đàn bà:
                   Khi ấy em sẽ không còn là trinh nữ
                   Bờ-bãi-đời-người bướm vẫn lượn như sao...
      Thơ đã đi sâu vào phạm trù đời sống mà diễn tả. Dĩ nhiên là đời sống ấy phải có cả đàn ông, nhưng thường trong nhiều phạm trù người ta chỉ thiên nói về nữ tính. Nếu không có cái bướm đàn bà thì cuộc sống của ta sẽ không còn nghĩa lí.
      Đến đây, tôi xin nói đôi nét về một số bài thơ khác dạng tương tự như "Động bướm" -  Phạm Ngọc Thái có một số tình thơ lãng mạn vào loại khá kỳ dị. Có thể kể ra vài bài đặc sắc, nổi lên như: Đàn bà đẹp nhất là khi đèn đã tắt, Xem tranh bán loã thể, Váy thiếu nữ bay - "Động bướm" chỉ là một bài điển hình trong số những tình thi đó.
      "Đàn bà đẹp nhất là khi đèn đã tắt"  - Thực ra chính là hình ảnh người yêu khoả thân trong đêm tối:
                 Ta gặp nhau chỉ trong chốc lát
                 Giữa đêm tối anh lần vào em thăm thiên thai...
     "thiên thai" chính là cái ấy! Vậy "giữa đêm tối anh lần vào thăm thiên thai của em...", để làm gì? chẳng nói thì ai cũng biết. Thơ tả vào dục vọng mà vẫn rất mềm mại, đáng yêu. Hay là:
                  Hôn đôi trái em tưởng mình du ngoạn khắp không trung
                  Chơi dỡn nguyệt một thiên đường tuyệt thế
                  Mong trời cứ đêm để cùng em vui chút nữa.
      Hạnh phúc trong tình yêu của thi nhân hoà trong niềm sướng vui cùng thân thể người yêu. Nhà thơ tả thẳng vào sự khoái cảm, nhưng khi đọc ta vẫn không thấy sượng. Hình ảnh "Hôn đôi trái em..." diễn tả sự say sưa, man mê đôi tí người yêu... lại ngỡ như mình đang du ngoạn, bay bổng giữa không trung. Hoặc là hình ảnh "chơi dỡn nguyệt", giây phút tột cùng khoái lạc trong quan hệ nam nữ, rồi tác giả buông một câu khẳng định:
                 Đàn bà đẹp nhất là ở trong đêm tối
                 Để nhớ nhau suốt đời...
    Hình tượng "đẹp" ở đây, mang màu sắc thơ mĩ học. Ta lại nhớ tới câu ca dao trong dân gian:
                 Dao đâm vào thịt thì đau
                 Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời
     Cuối bài tác giả đã kết:
                 Đêm tắt đèn thành ánh sáng của thơ tôi!
     Câu thơ bộc lộ một thái độ. Có thể nó hàm chứa về một phản ứng nào đó có ý nghĩa xã hội? Như ta thường nói về bà Hồ Xuân Hương, rằng: Tư tưởng bên trong thơ của bà là bộc lộ một thái độ phản kháng sự đè nén, hủ lậu của chế độ phong kiến đối với người phụ nữ. Thì đây, chính câu thơ là sự bùng nổ... thiên về tính chính trị xã hội nào đó, trong ý tưởng của nhà thơ?
    Tôi nói sang bài "Xem tranh bán loã thể" - Bài thơ đã được nghệ sĩ Anh Trần bình là một kỳ tác thi ca! Có những câu khi đọc lên ta cảm thấy gờn gợn... Không phải nó tục mà vì tác giả dùng hình ảnh, những từ ngữ quá thực. Nhưng cái quá thực ấy lại chứa chất cả tính nhân loại và mang màu sắc triết học, thành thử câu thơ sâu và rất hay nữa. Thí dụ:
                  Nàng gieo hoa và ý nghĩa loài người
                  Nhưng cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng.
     Nghệ sĩ Anh Trần đã phân tích những câu thơ đó, như thế này:
 -   Sâu sắc và hay. Ý của câu trên ta thấy rõ rồi - Người đàn bà là hoa, là ý nghĩa tồn sinh của cuộc sống xã hội và nhân loại. Nhưng còn câu dưới? Không phải chỉ muốn nói rằng, em có khả năng mang thai trong bụng rồi sinh đẻ, tất nhiên là ra con người. Rồi giống người ấy sẽ mang đến cả chiến tranh và hoà bình.
     Mặc dù phải có cả đàn ông thì em mới đẻ được. Ở một phạm trù rộng lớn hơn, tức là: Tình yêu và đàn bà sinh ra cả khổ đau lẫn hạnh phúc, cũng như chiến tranh và hoà bình.
     Cho nên mới nói: Thơ Phạm Ngọc Thái cô đọng và rất sâu sắc!
     Khi tác giả tả thẳng:
                   Lui xuống dưới nàng một rừng sâu um tùm che hang động
                   Lên trên nàng đôi mỏm núi trắng vô biên
      Vẫn là tả về vú và bướm, nhưng sử dụng phương pháp biểu tượng. Cái ở bên dưới là một hang động, muốn vào nó phải đi qua một khu rừng sâu rậm rì, um tùm. Còn cái ở trên là đôi mỏm núi trắng xoá, vô biên - Nghĩa là vú của nàng như cả bầu trời vậy.
     Trong những bài thơ kỳ dị ấy, đặc biệt là bài "Váy thiếu nữ bay" - Anh Nguyễn Đình Chúc khi bình đã ca ngợi là tuyệt hay! Bài thơ mô phỏng về cái váy của người thiếu nữ để lộ ở bên trong, nhưng được nhà thơ đi sâu về ý nghĩa đời sống xã hội để diễn tả:
                 Bờ-bãi-con-người em trổ hoa trái ngọt
                 Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
     Sau đó phát triển rộng sang tính nhân loại:
                 Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
                 Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian...
     Hay là:
                 Có phải đó khúc quân hành nhân loại
                 Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh
     Bọc chứa cả tính vũ trụ:
                 Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm
      Ta hãy nghe tác giả kết bài:
                  Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
                  Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang!
     Nó được cất giữ một ý tưởng rất mạnh mẽ, một thái độ nhân sinh quan xã hội của nhà thơ. Anh Nguyễn Đình Chúc đã nhận xét về đoạn kết ấy như sau:
-   Câu thơ cuối đã khoá lại toàn bộ bài thơ. Chính nó đã mang theo một lời triết lý có ý nghĩa xã hội, hàm ý về một phủ định nào đó? Nhà thơ phản ứng lại những tà đạo hoặc giả tạo về mặt chính trị còn đang ẩn chứa trong thể chế xã hội mà viết như thế chăng?... Có lẽ đó cũng là một điểm xuất phát để tạo nên ý nghĩa tột đỉnh trong thơ ca Phạm Ngọc Thái.
     Ngòi nổ trong câu thơ cuối đó: Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang/-  Vừa phát hỏa làm cháy bùng cả bài, vừa bảo vệ luận thuyết của tác giả là: Ca ngợi cái kiệt tác mà thượng đế đã sinh ra trên thân thể người đàn bà! Nó là ngọn nguồn, khởi điểm cho cả chính trị và triết học. Ý tình thơ thật mênh mông mà vẫn súc tích, càng vào sâu càng thấy hay!
     Tôi trở về với bài "Động bướm" -  Tác giả tả về cái bướm nhưng không phải phải chỉ là để cho sướng, cho khoái, mà thơ còn ôm chứa tính nhân bản sâu sắc.
     Xin trở lại với đoạn thơ thứ tư. Gớt đã viết: "Khởi thuỷ là hành động" - Nhưng ở đây có lẽ phải nói: "Khởi thuỷ là tình yêu" ! Anh tự hỏi:
                   Tình yêu từ đâu anh không biết?
                   Mà rung cảm tâm hồn, lay động trái tim!
    Để rồi anh triết lý ở hai câu thơ sau đó:
                   Nhưng yêu nhất là bướm em
                                                     có sức chinh phục diệu huyền
                   Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ...
     Ta có thể mường tượng hình tượng về những con bướm, mà bướm đây là bướm cái... cứ đêm đêm nó lại vờn bay quanh ta trong phòng ngủ - để làm gì? Đấy, tác giả tả về cảnh chăn gối vợ chồng hay trai gái. Suy cho cùng, nếu em chẳng có bướm thì thế giới này sẽ hoá rồ, hoá dại và... cũng chẳng làm gì có tình yêu!
      "Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ..." /- Hình ảnh của câu thơ hay. Ý nhị, dí dỏm, gây cho ta sự khoái cảm trong tâm hồn. Một biểu tượng đời thường ở chốn phòng the. Ban ngày thì chị em thường cài then, khoá trái của mình lại, để đêm đêm mới mở cửa, rút then... cho anh em vào tha hồ khám phá. Đoạn thơ xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn tình yêu. Tất cả đều bắt đầu từ... bướm, như câu thơ viết:
                   Nhưng yêu nhất là bướm em có sức chinh phục diệu huyền
     Đọc câu: Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ/-  Gợi sự kích thích về một ước muốn, khát vọng của khoái lạc nhưng lành mạnh. Lời thơ diễn đạt có vẻ nôm na chân chất, tình thi vẫn ý nhị và sinh động. Ít khi có câu thơ rất đời thường lại đạt được hiệu quả cao như thế!  
     Nhà thơ kết luận:
                      Bướm của em trên đời mãi còn quí giá
                      Đến lúc cần bướm lại sinh con
                      Không lời thơ nào tả hết được vẻ đẹp bướm em.
                      La la la là la lá là...
     Riêng câu thơ kết chỉ là những nốt nhạc đệm cho cả bản giao hưởng về " bướm", đó thôi. Cái bướm ấy không phải chỉ mang lại cho ta sự sung sướng và hạnh phúc? Bướm còn để sinh con, bảo tồn nòi giống! Nghĩa là, không có bướm thì không có giống nòi, không có dân tộc - Mới thấy, giá trị nhân sinh của bướm cũng  thật là cao cả!... Bằng các yếu tố của thơ tượng trưng, nhà thơ đã đi sâu vào thế giới tâm linh cùng vũ trụ để mô tả. Từ cái tên đã có trong dân gian, phát triển sang phạm trù tình yêu rồi đời sống xã hội con người. Một tình thi chỉ xoay quanh về cái của người đàn bà mà nói được đủ điều, sâu sắc, thăng hoa đến thế - Thiết nghĩ, nó đã đạt vào loại là một bài thơ thần sầu quỷ khóc vậy!
     
                                         Hà Nội, mùa thu 2013
                                               Anh Nguyễn
                              Giảng viên Trường ĐH Quốc Gia
                               nguyen.vienvanhoc@gmail.com


(*) Ghi chú để BBT biết:  Câu thơ cuối cùng có thay đổi so với nguyên bản in trong tập - Do chính tác giả sửa.
READ MORE - PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ THẦN SẦU QUỈ KHÓC - Anh Nguyễn

BẾN DƯỢC THU XA (*) - Hoàng Anh 79



Anh về thành phố gió heo may
Yêu dấu theo mùa đã đổi thay
Dòng đời mê mải anh xuôi ngược
Giấc mộng chưa thành tay trắng tay.

Đèn treo gác trọ vàng nhung nhớ
Thềm cũ hoa rơi phủ bụi mờ
Thời gian chảy ngược miền ký ức
Vậy mà xa lắc những ngày mơ.

Nhớ mắt em nhớ mùa mưa cũ
Bờ môi đỏ mọng ướt sương mù
Ngực căng xuân chín thời con gái
Hương quyện theo anh bước lãng du.

An Hạ mưa đêm buồn phố thị
Mình lạc đời nhau giữa ngàn khơi
Bến Dược gởi sầu theo con nước
Nhà thờ chầm chậm giọt chuông rơi.

Thôi nhé em tình chia lối rẽ
Anh đi cuối nẻo nhánh thương đau
Vinh nhục cuộc đời như sợi khói
Mộng phù du gởi lại bên cầu!

Ngày 15/7/2014
Hoàng Anh 79

(*)Bến Dược là tên gọi của vùng đất Phú Mỹ, Phú Thuận từ năm 1929, nay thuộc xã Phú Mỹ Hưng. Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Giai thoại kể rằng, nguyên là tên Bến Vượt, nhưng do cách phát âm của người nam bộ, đã bị biến âm, nói trại đi thành “Bến Dược”.

Họ và Tên: Hồ Mạnh Phi Hùng
Bút Danh: Hoàng Anh 79.
Năm sinh: 14/09/1973.
Địa chỉ mail: homanhphihung.mt@gmail.com
Blog : hoanganh79.blogspot.com
Điện Thoại: 0918.974.522
Địa chỉ nhà : 1S5 lầu 1, Lương Văn Can, Chung cư Bình Khánh, P. Bình Khánh, Long Xuyên, An Giang.
READ MORE - BẾN DƯỢC THU XA (*) - Hoàng Anh 79

VUI, BUỒN WORLD CUP 2014 BRAZIL - Lê Hoàng

        

        Thế là đúng phút thứ 113, Mario Gotze vào thay cầu thủ của Đức đã  làm nên lịch sử trận cầu quốc tế năm 2014. Anh đã tung cú xút nhẹ nhàng xuyên qua vai và lưng của thủ môn Argentina để ghi bàn thắng độc nhất ở hiệp đấu phụ thứ hai của trận đấu.



  World cup thế gìới đã khép lại đúng 120 phút sau 2 hiệp đấu chính thức (90 phút và 2 hiệp phụ mỗi hiệp 15 phút, không tính những phút của trọng tài cho thêm, không đáng kể).

   Kết quả vòng loại giải năm nay cũng có rất nhiều bất ngờ xẩy ra, nhất là dân cá độ bị lật kèo. Nhiều người phải thua đậm. Tây ban Nha là đội đương kim vô địch đã phải ngậm ngùi ôm áo về nước sớm nhất. Đó là một điều bất ngờ mà giới hâm mộ bóng đá không thể nghĩ đuợc trước khi trái bóng chưa lăn. Các đội mạnh như Pháp rồi cũng từ từ “giả từ vủ khí” trước sự ngỡ ngàng của khán giả khắp năm châu.

  32 trận vòng bán kết cho chúng ta thấy xu huớng tấn công được đa số các đội thực hiện, khiến cho có nhiều trận thắng hơn là huề. Trung bình mỗi trận vòng bảng ghi được 2,8 bàn, trong khi đó ở giải 2010 chỉ là 2,3. Về thẻ đỏ, thẻ vàng cũng giảm. Trung bình chỉ 2,2 cho thẻ đỏ,  2,7 cho thẻ vàng.


  Xu hướng tấn công cũng phát hiện được nhiều cầu thủ xuất sắc hầu hết ở trong các đội mạnh, các thủ môn cũng vậy. Như thủ môn Ochoa của đội Mêxico, cản phá được cú đội đầu của Neymar (Brazil) sát cột dọc. Cú đánh đầu của cầu thủ Hoà Lan Van Persie gở huề trong trận gặp tây Ban Nha.

  Qua các vòng bảng, các cầu thủ tranh giải gồm có : Neymar (Brazil) Messi (Acgentina), Muller (Đức)  với 4 bàn thắng. Theo sau là 6 cầu thủ ghi 3 bàn: Rodriguez (Columbia), Benjerma (Pháp), Robben và Van Persie (Hòa Lan), Saquiri (Thụy sĩ), Valencia (Ecuador). Đội này sau này bị loại sớm.

   Tôi là công dân Cờ Hoa nên cũng có chút bênh vực và cổ động cho đội nhà, tuy nhiên, cổ động ủng hộ là một vấn đề, còn mang lại chiến thắng hay không là còn do thực lực và sự may mắn có mĩm cười hay không nữa.

 Tuy đội Mỹ có huấn luyện viên là một người có nhiều kinh nghiệm trong nền bóng đá thế giới, đội tuyển Mỹ lại có các cầu thủ mang dòng máu “sấm sét” tấn công của Đức, nhưng lực bất tòng tâm. Cũng chỉ dẫn nhau đến bán kết và đành phải chia tay trong các trận vào chung kết mà thôi. Khi gặp Bồ Đào Nha trên sân Maranaus giữa khu rừng nhiệt đới Amazon, nơi đây khí hậu khá khắc nghiệt, nhưng các cầu thủ của Mỹ cũng đã chơi  một trận ngang ngữa với Bồ Đào Nha.

  Trận gặp Đức đội hình Mỹ cũng thi đấu theo dạng 1-4-5-1. Trái với đội hình khi thi đấu với Bồ Đào Nha. Tuy nhiên sau khi thua Đức, nhưng do đội Ghana không gặp may, để cho Bồ Đào Nha thắng, thủ môn  Dauda đã đẩy bóng vào chân của cầu thủ Ronaldo để anh này làm bàn dễ dàng.


  Điều xẩy ra trong mùa World Cup này mang nhiều tranh cải là hình ảnh đáng trách của cầu thủ đội Uruguay là Luis Suarez đã cắn vào vai một hậu vệ là Chiellini của Italia. Anh này đã vén áo lên cho trọng tài xem. Nhưng trong pha này, trọng tài hoàn toàn không phản ứng gì và cũng không phạt thẻ đỏ. Sau này trong cuộc họp FIFA  đã có nhiều tranh cải và dư luận trên thế giới, báo chí đã không bỏ qua và nhiều bàn luận về cầu thủ này trong quá khứ đã có nhiều lần vi phạm tương tự.

   Năm nay, riêng dân chúng Mỹ đã có vào khoảng hơn 200.000 người (hai trăm ngàn khán giả) mua vé đi theo đội tuyển để cổ động cho đội nhỏ. Một con số đông nhất khán giả đi theo đội tuyển nhà so với các đội tuyển các quốc gia khác trên thế giới.

   Riêng bên Việt Nam có những gia đình có thân nhân ở nước ngoài, tùy theo  Úc Châu hay Mỹ v.v… để họ ủng hộ ….

   Có nhiều ngưòi la lên rằng đội tuyển Mỹ có tới gần phân nữa là Đức. Sự thật là họ chỉ là những con em lai Đức (German Americain) mà thôi.

   Tại Việt Nam, khán giả được các đài truyền hình phục vụ tối đa.Việt Nam cũng có một số lượng phóng viên ước lượng chừng 200 (theo nhà văn Văn Quang) phóng viên, biên tập viên, đuợc phân công phục vụ World Cup 2014. Dù sao đó là một cố gắng đáng khen và nên phát huy trong lãnh vực  thể thao bóng đá ở Việt Nam.

    Đồ ăn ở Việt Nam năm nay cũng được quảng cáo và phục vụ tận răng … cũng là một điều khá lý thú. Đêm khuya ngồi xem truyền hình bóng đá mà muốn uống gì, ăn gì chỉ cần gọi một vài phút là sẽ có (Food to go..) đến tận nhà. Tuyệt vời. Việt Nam có thua gì ở Mỹ đâu. Xem bóng đá ở Việt Nam linh hoạt và “ồn ào” nhộn nhịp hơn ở Mỹ nhiều. Thú vị, sướng nhất là khi đội nhà chiến thắng.

 Việt Nam còn có màn phát triển ba mẫu đầu tóc  của world cup 2014. Các bạn chỉ cần vào tiệm hớt tóc dành riêng cho thợ (M.C)  thuyết minh về bóng đá, các bạn cắt đầu tóc thay vì 50.000 ngàn đồng như thường lệ. Nay giá được nâng lên từ 200.000 -500.000  VNĐ. Nhưng các bạn cứ lim nhim mắt nghe anh chàng hay cô nàng thợ hớt tóc thuyết minh đầy đủ những trận đá đã qua. Công nhận những người thợ hớt tóc có biệt tài nhớ giai nhớ đúng và nói  rất chính xác. Các biên tập viên còn phải được đào tạo chính quy, còn đây thì “miễn” đào tạo cũng thuyết minh không kém gì anh phóng viên báo chí đài truyền hình quốc gia.

    Ở Mỹ thì chưa thấy chuyện buồn. Nhưng ở Viêt Nam thì song song với World Cup những chuyện buồn đi kèm theo nghe não lòng.

   Một cô giáo bị ông chồng “cá độ” thua mấy trăm triệu bắt cô ta phải về nhà cha mẹ bán “nhà” tài sản để trả nợ. Cô giáo hiền lành này không thể tuân thủ. Anh chàng vủ phu đã ra tay giết chết vợ. Chắc chắn tên này sẽ lảnh hậu quả từ “chung thân cho đến tử  hình. Nợ trần gian chưa dứt… đau khổ tràn lan…,  đó là một trăm sự kiện xẩy ra cho dân máu mê cờ bạc. Vẫn biết cá độ rất khó “ăn”  nhưng không thể từ bỏ được. Đó cũng là một nghịch lý trong đời thường vậy.

  Trời sinh ra World Cup nói riêng, môn bóng đá nói chung làm chi để cho nhiều người, nhiều gia đình phải tan gia bại sản! Buồn thay!

   Ngày 13 tháng 7 năm 2014, World Cup thế giới đã khép lại. Chúng ta phải đợi 4 năm sau - 2018. Không biết chúng ta trong số bạn bè thân hữu, ai còn, ai mất để rồi cũng ngồi bên chiếc truyền hình để xem sự hơn thua của nền bóng đá thế giới.

  Ngay cả các nguyên thủ quốc gia của các nước vẫn xem truyền hình. Từ Tổng thống Obama, Thủ tướng Đức, Vua và Hoàng Hậu Bỉ, Tổng Thống Brazil v.v… đều vui buồn theo trái banh lăn trên sân cỏ.

  Chúng ta vui mừng và kết thúc mùa bóng đá World Cup năm 2014 với kết quả:
 - Vô địch: Đức.
 - Hạng nhì: Argentina
 - Hạng ba: Hòa Lan
 - Brazil: Nước chủ nhà hoàn toàn không may mắn
  trong mùa này mặc dầu thi đấu trên sân nhà.
                                              (Hết)     

                                          Lê Hoàng
READ MORE - VUI, BUỒN WORLD CUP 2014 BRAZIL - Lê Hoàng

XIN LỖI EM - thơ Thúy Ngân


Anh rằng: “thời gian có dừng lại"
Trái tim ta vá víu xài tạm mà thôi!
Phải chăng đã đến dốc cuộc đời
Dù đã cố đừng buông trôi vạn vật
Thấp thỏm chờ… réo gọi hồi chuông …
Rơi!?
Anh rằng: “thời gian có dừng trôi”
Cho anh hứa sửa sai mọi thứ…
Anh thèm được quây quần bên bếp chiều xưa
Nghe em ru con trĩu cành mù u
Lén khỏa thân quẫy mình dưới dòng sông quê đêm trăng tỏ
Siết vào lòng ta say, em thầm gọi “mình ơi “!
Anh rong ruổi ước mơ… chơi vơi …!
Quên bẵng ta?
Quên bẵng hình hài em, con dại
Quên bẵng quãng đời bỏ lại sau lưng …
Quái chiều hắt vạt nắng rưng rưng
Anh – con ngựa bất kham khụy ngã
Cạn kiệt ý chí với xác thân rệu rã
Ngày về cát buị có xa không ???
Bao ăn năn – tiếc nuối còn dang dở …
Bây giờ
Vạn lời - ba tiếng “ XIN LỖI EM " !!!

                              Thúy Ngân
READ MORE - XIN LỖI EM - thơ Thúy Ngân

GẶP TRƯỜNG SA Ở TÂY NINH, KHÔNG THỂ NÀO QUÊN VỊ XUYÊN NGÀY ẤY! - thơ Phan Kỷ Sửu


Tác giả Phan Kỷ Sửu



GẶP TRƯỜNG SA Ở TÂY NINH

(Viết nhân đến quán café Ký ức, Phường 3, TP.Tây Ninh, nơi đã dựng bia chủ quyền đảo Trường Sa và riêng tặng những người đã làm nên hình tượng thiêng liêng cao quý này trên đấ Tây Ninh).           
 
Ở Tây Ninh xanh ruộng đồng, rừng núi
Xanh đất trời thành phố mới đông vui..
Biển Đông rất xa, sóng vổ phía chân trời
Mà gần lắm,Trường Sa ơi, gần lắm!
Ghé Phường 3 nhắp tách café ấm
Bất ngờ sao! Gặp cột mốc chủ quyền
Đảo đây rồi! Có phải chăng ơi biên đảo thiêng liêng?
Tôi khẻ gọi, biển chợt cay trong mắt
Giữa quê hương tiếng gió gào, sóng giật
Như từng cơn oặn thắt đất cha ông
Mủi khoan hôm nào cứ xoáy tận cõi lòng
Cả dân tộc có ai im tiếng được?
Đến cả linh hồn tổ tiên dựng nước
Giấc thiên thu, họ cũng dẫm lên rồi!
Tàu chiến, máy bay thách thức chưa thôi!
Rất ngang ngược những vòi ròng tàn phá
Thềm lục địa của ta, vùng đặc quyền vô giá
Ta kiên cường, tàu cá vẩn đương đầu..!
Ta xông lên! không sợ một ai đâu!
Bằng sức mạnh suốt ngàn năm Bắc thuộc
Biết vùng lên tung xích xiềng bạo ngược
Biết vung gươm Lê Lợi giết quân Minh...
Và hôm nay bởi yêu quý hòa bình
Nên không thể khoan dung loài nghịch tặc
Ta quyết giữ đến cùng từng tất đất
Từng tất đảo,từng đợt sóng xa khơi,từng bờ cát êm đềm
Đến  mỗi nhánh san hô dưới đáy thẩm triền miên
Từng vỏ ốc, vỏ sò từng mảnh lưới...
Bởi tất cả máu Việt Nam đã tưới
Tất cả là Tổ Quốc muôn đời
Và Trường Sa xương thịt ấy không rời
Tôi chưa đến  như nhiều người chưa đến
Mà trái tim đã chọn làm điểm hẹn
Của một tình yêu  không thể nói bằng lời..!
Không thể tính bằng những  con số  trên đời
                             PHAN KỶ SỬU
                         ( Thành phố Tây Ninh)



KHÔNG THỂ NÀO QUÊN VỊ XUYÊN NGÀY ẤY!

(Để nhớ trận đánh Vị Xuyên ngày 12/7/  1984 trong thời gian quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc )


Đã tròn 30 năm rồi đấy!
Chẵng bao giờ tôi cho phép mình quên
Làn khói đạn kinh hoàng từ bên ấy
Tàn sát không nương phần đất láng giềng..!


Họ đã hiện nguyên hình tên  giặc cướp
Kẻ côn đồ không có trái tim
Bọn  dã thú máu  tanh nhòa nanh vuốt
Đã đến nhà ai có thể ngồi yên!


Trời Vị Xuyên sáng hôm ấy chưa xa
Những người lính sư đoàn 356
"Đồi thịt băm" chúng tràn lên trơ tráo (*)
Tàn sát dã man ai cũng không ngờ...!


Những cậu học trò thủ đô vừa nhập ngũ
Những đứa con Làng Sen ... chưa một lần yêu
Có người lính mười bảy hồn nhiên vừa bổ sung về đó
Đã nằm lại không về giữa điệp trùng rừng núi đìu hiu


Ngã ba Thanh Thủy ơi! Pháo chúng gầm nhức nhối
Hà Giang ơi! Khó dịu vết thương xưa.
Từng cao điểm dọc biên cương dữ dội
Từng chóp núi, sườn đồi bao  giấc ngủ bơ vơ!


Gần 500 linh hồn trong sáng, trẻ trung
Đã ngã xuống để muôn đời bất tử
Và khẳng định ta không hề run sợ
Trước bất cứ thứ giặc nào chạm đến đất Vua Hùng


Nhắc lại từng tội ác đến tột cùng
Hẵn trời đất cũng không hề tha thứ
Xác lính ta nằm bên kia vụn vỡ
Họ hỏa thiêu rồi dồn lại chôn chung!


Những hố sâu đầy xương máu lạnh lùng
Họ san phẳng và đổ bê tông cố xóa đi dấu vết!
Họ cố giết nhưng không hề hủy diệt
Cái đẹp muôn đời giữ vẹn hiếu trung


Đã tròn 30 năm rồi đấy
Sư đoàn không còn nhưng vẫn còn đây
Cao điểm  hoang sơ  mịt mù mưa tháng Bảy
Những người lính già nước mắt cứ nhòa cay


Thảng thốt gọi tên! Hùng ơi! Hải ơi!
Mà nhớ biết bao nhiêu từng giọng cười, tiếng nói...
Ấm chè chốt,điếu thuốc lào ... đâu đó chơi vơi
Đến cả đất trời chừng như còn nhức nhối !


Ở đâu bây giờ, những xương thịt linh thiêng
Dốc đồi vắng, thung sâu, hay ghềnh đá âm u từng tiếng cú ?
Xin hãy về đây một đài hương ngào ngạt, êm đềm
Ngày giổ trận chiến trường xưa, đồng đội cũ ...


Người còn sống quây quần  như thuở giữa đội hình 356
Đau đáu gọi thầm người thủ trưởng đã hy sinh!
Nhắc lại từng phút giây ào ạc lính mình ... quên vết thương đang vấy máu
Nòng súng cháy bừng lên, hỏi tội bọn vong tình!

Và tội ác một thời trên dải đất Vị Xuyên
Bài lịch sử các em thơ phải biết
Để hiểu sự dã man của lủ cuồng điên
Để soi chính đời mình vào những gương oanh liệt


                                         Tháng 7-2014
                                       PHAN KỶ SỬU


_________________
(*) Tên do lính ta đặt cho cao điểm 772 , nơi
gần 500 chiền sĩ Sư đoàn 356 đã ngã xuống trong trận đánh ngày 12/7/1984.





READ MORE - GẶP TRƯỜNG SA Ở TÂY NINH, KHÔNG THỂ NÀO QUÊN VỊ XUYÊN NGÀY ẤY! - thơ Phan Kỷ Sửu