Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, July 7, 2014

BẢY MƯƠI HÀNH - thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


  
Nhịp gõ thời gian điểm bảy mươi!
"Nhân sinh thất thập" đến đây rồi
Giẫm lên lằn mức người xưa hiếm
Mà ngỡ như còn giữa cuộc chơi.

Thỉnh thơ vào án văn đề bút
Gom nắng chiều thương rũ bóng đời
Hiu hắt tà dương rơi cuối ngõ
Chập chờn cánh nhạn lạc xa xôi

*
Cầm bằng bảy chục an nhiên vậy
Sinh bất phụng thời chịu nổi trôi
Nửa chặng phong trần bao nghiệt ngã
Xoáy theo cơn lốc tả tơi đời!

Lưới trời giăng mắc đan huyền ảo
Trũng thấp đồi cao những chập chùng
Đành chấp nhận băng truông vượt suối
Không dè, hoài bão hóa mông lung

*
Như thể đoạn trường đeo bổn mạng
Phải thân Kiều gãy khúc đa đoan
Tiền Đường nào tưởng đời quên lẵng
Mảng lưới ngư ông quẳng giải oan

Gởi chốn xa xăm nơi ẩn dấu
Thâm sơn cùng cốc mười năm trường
Bước ra ngoái mặt mình trong kiếng
Nhăn nhúm da nhèo tóc điểm sương

Mắt mỏi mòn trông vời cố quận
Lòng mơ khắc khoải mộng tơ vương
Riêng niềm hoài vọng hồn du tử
Liễu lạnh trăng chìm rũ bến sương.

*
Cố hữu bạt phiêu khắp vạn nẻo
Từ ngày lửa xám mặt quê hương
Rẫy nương ẩn náu đời lưu xứ
Chữ nghĩa ích gì buổi nhiễu nhương!

Chiến hữu bao năm cùng tuyến trận
Sát kề vai giải gió dầm sương
Nung lời thề một lòng son sắt
Phút chốc tan đàn, ngựa lỏng cương!

Cùng cảnh truân chiên thuở đọa đày
Đồng cam cộng khổ sớt chua cay
Ngược xuôi luân chuyển vòng đây đó
Rải rác trăm phương chịu lạc bầy!

Bạn từng hòa vận xa xôi cả
Lời vọng băng ngàn khó ới nhau
Viết một vần thơ trăm nỗi nhớ
Đọc dăm cuốn sách vạn niềm đau!

*
Gẫm lại cõi trần là giấc ngủ
Gốc hòe tỉnh dậy mộng bay xa
Xưa nay nhân thế toàn hư ảo
Không, sắc... kề nhau quả thật là!

Giữa có và không nguyên một lẽ
Có rồi không chung gốc liền vòng
Nửa trang đời vào sinh ra tử
Buổi trói tay cam chịu khóa còng.

*
Bảy mươi mời rượu cùng ai nhỉ
Nhìn lại quanh đây chỉ một mình
Giáo dựng gươm treo ngoài ải vắng
Hương trầm xin bái vọng vong linh

Sinh nhật bảy mươi không yến tiệc
Trong vườn khuya khoắt đếm sao rơi
Ngâm thơ huyễn mộng thay lời tiễn
Hồn lạc phiêu diêu cuối nẻo trời

Người chúc tâng nhau lên bậc lão
Ta cầu trăng rọi suốt thiên thu
Cồn xưa dấu tích gò cương ngựa
Tiễn mộng xa xăm cõi mịt mù

Chẳng ước mơ gì câu bách tuế
Phương này vị đắng vốn triền miên
Rong rêu bám víu bờ nhân thế
Ba chục năm thêm… bấy muộn phiền!

Đốt nến lên ngâm thơ lạc vận
Hồ trường nghiêng cạn giữa đêm trăng
Mảnh hồn tản mạn loang trên giấy
Sinh nhật ta tròn bảy chục năm.

                      Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


READ MORE - BẢY MƯƠI HÀNH - thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

TIỀN KIẾP - thơ Thy Lệ Trang





Em như loài như loài dạ thảo
Ngủ giấc dài trăm năm
Chờ anh lên tiếng gọi
Đánh thức hồn mong manh

Ta yêu nhau từ thủa
Đất trời còn hoang sơ
Biển điên cuồng sóng vỗ
Gió dạt dào đam mê

Vầng trăng non bỡ ngỡ
Giữa rừng đêm bao la
Loài sói hoang quỷ dữ...
Chia cách tình đôi ta

Anh mang đời lưu lạc
Tìm kiếm mảnh hồn xưa
Em mỏi mòn ngóng đợi
Nụ hôn mềm xa xôi...

Vết thương nào rướm máu
Vết cắn nào in sâu
Cho muôn đời muôn kiếp
Ta vẫn là của nhau.

                 THY LỆ TRANG
                (MASSACHUSETTS)


READ MORE - TIỀN KIẾP - thơ Thy Lệ Trang

GIAI ĐIỆU NGẮN - Tản văn của Giáng Ngọc





Mây có mây trắng, mây đen;
Núi có núi cao núi thấp;
Trăng có trăng tròn trăng khuyết;
Gió có gió nóng, gió lạnh;
Tình có tình già tình non;
Người có người tốt, ngưòi xấu;
Đời người, có người sống dài, có người sống ngắn ngủi.
Theo Phật thì ĐỜI là VÔ THƯỜNG;
Theo Chúa, ĐỜI là một sự ân điển của thượng đế ban.

Ngày xưa bên Trung Hoa có nhiều học giả có nhiều tư tưởng về đạo đức, mục đích để cải giáo cho đời càng ngày càng hoàn hảo hơn. Nhưng họ cũng chỉ là người phàm tục cho nên không có cái “triết thuyết” nào hoàn hảo cả. Như Khổng Tử, Trang Tử, v.v…,  trong các lý thuyết gia của Trung Hoa, hầu hết viết sách để phục vụ cho một thời đại của “quân chủ chuyên chế” nên nó tự giới hạn cái bản chất và ý nghĩa của triết lý ấy.

Qua các kỷ nguyên, có nhiều tôn giáo ra đời …, tất cả đều muốn cho ĐỜI bình yên, con người được hạnh phúc. Nhưng thực tế có mấy ai được hạnh phúc thực sự như trong tâm thức của tôn chỉ của đạo giáo.

Đời nay có nhiều người học Thiền, theo thiền, thực hành THIỀN nhưng mấy ai biết nhiều về thiền.

Thiền là không phải thiền vì khi thiền thì không biết gì cả. Thiền là KHÔNG. Khi thiền, con người không còn là người. Trời, đất không có trong thiền …,  và Thiền không phải dùng ảo giác để đi vào giấc mộng  “Nam Kha “ như gả học trò ban trưa  nấu nồi kê. Ngủ trưa mà có giấc mơ dài thấy đổ đạt, ra làm quan, lấy vợ sinh một bầy con, giàu sang… và thọ trăm tuổi. Đó không phải là thiền mà giấc mơ của đời người. Đời người cũng chỉ là giấc MƠ. Thế thôi. Cho nên nói về Thiền mà cho rằng được thế này, thế nọ, thì người đang Thiền đó chỉ là mơ. Đạo không chuyên tải gì cả mới gọi là Đạo. Đạo làm người khác với đạo tôn giáo và khó hơn đạo tôn giáo ở chỗ nó không có luật đạo để tuân chỉ. Đạo làm người là tự con người làm ĐẠO. Vì cuộc đời ngắn ngủi nên làm người cho PHẢI ĐẠO.
   
Tác giả Giáng Ngọc
Từ mấy ngàn năm về trước, trong văn hoá Trung Hoa có rất nhiều truyết thuyết ra đời để hướng dẫn cho người dân sống đúng với ĐỜI, mong cho đời được an vui, hạnh phúc. Tuy nhiên, có ba triết gia đuợc chú trọng hơn cả, đó là:

Khổng Tử (Khổng Khâu) ngưòi nước Lỗ, sinh ra và lớn lên đưọc nhiều người mến chuộng. Ông đi du thuyết nhiều nước. Sau này, các đệ tử ông trước tác lại thành sách “Luận Ngữ” gồm có 20 chương. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là đạo lý làm người của Khổng Tử để dạy cho người biết đạo lý trong đời và muốn vươn lên phải biết “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được.

Lão Tử: “Phúc dựa vào họa, họa nằm trong phúc”. Lão Tử là một triết học gia tư tưởng biện chứng pháp sớm nhất của Trung Hoa.

Trang Tử: “Đạo vô vi vô hình, có thể truyền nhưng không thể nhận; có thể đạt được mà không thể nhìn thấy." Trang Tử sống khoảng năm 369 đến năm 286 trước công nguyên. Ông là một tư tưởng gia coi thuờng quyền quý, khinh bỉ lợi lộc chỉ muốn đi tìm tự do cho đời người.

Ngoài ra, Trung Hoa còn có sách Chu Dịch, là bộ sách bàn về học thuyết âm dương, bát quái. Bộ sách này cũng ảnh hưởng không ít trong dân chúng. Các triết gia, lý luận gia như: Quản Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử v.v… có các học thuyết khác và hơn 100 bộ sách của hàng chục vị đã theo thời gian trước tác thành những “kim chỉ nam” cho dân chúng theo học làm người.

Phật giáo ra đời cũng đã hơn hai ngàn năm trăm năm do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tức là thái tử Tất Đạt Đa xuất xa chứng đạo. Đức Phật, sau khi đắc đạo đã đi thuyết giảng và sau này các đệ tử đã trước tác thành hơn ba vạn bộ kinh sách chia làm nhiều loại. Tư tưởng vi diệu, sâu xa, hướng dẫn cho con người giải thoát nợ trần. Cho nên đạo Phật còn được gọi là ĐẠO giải thoát. Các tôn giáo cùng tương đồng gốc từ trong Phật giáo ở Việt Nam và nay lan ra nhiều trên thế giới. Đó là Cao Đài giáo (phát xuất từ Tây Ninh) và Hòa Hão giáo (phát xuất từ miền Tây nước Việt).

Thiên chúa giáo: Thiên chúa giáo thuộc thần giáo, có từ 2014 năm nay, kể từ khi Đức Chúa Giê-su ra đời. Tôn giáo này cho rằng: Trời, đất, vạn vật và con người đều do Chúa dựng nên, là con cái Chúa. Con người thờ phượng Chúa, để khi chết đi được lên thiên đàng. Các tôn giáo tương đồng như: Tin lành, Chính thống giáo, Hồi giáo v.v….

Trong Phật giáo Việt Nam có hai phái chính (ngoài Mật Tông và một it giáo tông khác đã mai một). Bắc Tông: là phái gần gũi với dân chúng, hòa đồng và dẫn dắt dân chúng tu pháp để mau được ngộ … giải thoát… Nam Tông: chủ trương ẩn cư tu theo phép vi diệu và trầm lặng, cho nên các chùa của Nam Tông thuờng nằm sâu trong rừng, núi cao. Họ lấy gốc Thiền làm trụ để ngộ đạo lý, chuyên tải ý niệm cho việc tu luyện.

Các lý thuyết về Khổng, Lão, Trang, gọi là ĐẠO nhưng thực không phải là ĐẠO. Đó chỉ là những lý thuyết căn bản để dạy cho người đời sống hòa thuận, an vui và mong cầu hạnh phúc. Ngày xưa mục đích để phục vụ cho ngôi vua hay giữ kỹ cương cho đất nước mà thôi.

Thiền chuyên chở Đạo, chứ Đạo không có trong Thiền. Ví dụ: Có anh đồ tể, hay những tay giang hồ tứ chiếng khi tỉnh mộng theo thầy vào chùa, nhờ thầy hướng dẫn kinh kệ. Ngồi Thiền và nhờ thiền chuyên chở ý đạo vào lòng mà NGỘ  ĐẠO. Thiền hay thuyền qua sông rồi, nên để thuyền lại trên bờ. Không thể vác chiếc thuyền trên vai để đi tiếp đoạn đường tìm ĐẠO. Thiền tức là thuyền vậy. Cũng như đức Phật từng nói “Nhìn theo tay ta, các đệ tử sẽ thấy trăng, chứ trăng không phải ở tay ta…” Phật là người đã thành chánh quả. Người sẽ thành, nếu tu đúng như Phật đã hành. Nên: Thiền chỉ là phương tiện. Thiền không phải là Đạo hay một triết lý. Học thiền là học cái phương tiện để tìm đạo. Cũng giống như ta đi xe hơi để đến nơi ta cần đến. Xe hơi cũng như Thiền chỉ là phương tiện ta chỉ cần có cho ta ngộ Đạo, chứ thiền không phải là đạo. Xe hơi không phải là cái ta đang tìm đến đích. Xe hơi cũng chỉ là phương tiện. Xe hơi lại càng không phải là đạo.

Vài lời cùng các bạn văn hữu. Có gì quý văn hữu nào muốn bổ túc hoặc phản biện, chúng tôi sẵn lòng học hỏi và lắng nghe.

Trân trọng kính chúc quý vị vạn an, tâm tịnh, trí trong để tiếp nhận mọi pháp thệ trong đời an vui hạnh phúc.
                                                             Kính,
                                                      Giáng Ngọc
                                                      CHLB Đức 
                                         giangngochn29@gmail.com



READ MORE - GIAI ĐIỆU NGẮN - Tản văn của Giáng Ngọc

TẢN MẠN VỀ WORLD CUP (tiếp theo) - Lê Hoàng




Thế là, sau 64 năm, Brazil lại một lần nữa đưọc đăng cai World Cup thế giới. Vậy trong lần đăng cai năm 1950 như thế nào, kính mời các bạn theo chân cầu thủ ngày xưa cách đây hơn nửa thế kỷ.

Brazil – 1950: 
Sau world cup 1938 diễn ra ở Pháp, vào khoảng 12 tháng sau thì đại chiến thứ hai bùng nổ. Mãi cho đến 12 năm sau (1950) giải vô địch bóng đá mới được  tiếp tục. Mặc dầu, sau chiến tranh các nước châu Âu bận rộn với sự phục hồi kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh nhưng FIFA vẫn quyết định tổ chức giải bóng đá cup thế giới lần thứ tư tại Brazil - Nam Mỹ.
Trong số 73 nước thành viên, chỉ có 31 nước tham gia, cọng thêm nước đương kim vô địch là Italia và nước chủ nhà đăng cai Brazil. Tổng cộng là 33 đội đấu với nhau vòng loại. Còn lại 15 đội, được chia làm 4 bảng. Lúc đó có đội Ấn Độ đến muộn nên coi như bị loại luôn. Pháp, giờ phút chót, xin rút lui nên danh sách có nhiều lần thay đổi .
Cuối cùng,trận đấu chung kết dành chúc vô địch giữa đội tuyển Hungary và đội tuyển Brazil diễn ra trên sân cỏ Maracana trước sự chứng kiến của hơn 200.000 ngàn khán giả, một con số kỷ lục vào thời đó.
Các khán giả đội nhà hoàn toàn hy vọng Brazil sẽ chiến thắng, Thật vậy, mới vào trận chừng hơn 2 phút trong hiệp hai, cầu thủ Friaca đã xút tung lưới đội tuyển Hungary, mở tỷ số trận đấu. Nhưng đội tuyển Hungary vẫn chiến đấu rất bình tĩnh, và trong đợt phản công, cầu thủ Schiaffino đã tung cú xút san bằng tỷ số.
Chỉ còn lại 10 phút sau cùng, đội Hungary với cầu thủ điêu luyện của Hungary là Ghiggia đã ghi bàn thắng.
Thế là, đội Hungary đã dành chức vô địch .
Khán giả của Brazil ngỡ ngàng luyến tiếc.
Trong bóng đá nhiều điều bất ngờ khó mà tiên đoán được một cách chính xác.
Nước có nhiều bàn thắng là Brazil , 22 bàn. Tổng số bàn thắng là 88.

Thụy-sĩ - 1954: 
Lần thứ năm được tổ chức tại Thụy Sĩ.
Ở World Cup Thụy-sĩ, FIFA đã để ra một thể thức đấu loại mới hơn cho các trận vòng chung kết. Tức là trở lại với thể thức đấu loại trực tiếp theo từng bảng. Có 16 đội dự vòng chung kết, chia thành 4 bảng, mỗi đội cho 2 hạt giống mạnh nhất không đấu với nhau. Vào giai đoạn cuối của trận đấu, trong cùng một bảng, các đội thắng của 4 bảng sẽ đấu với nhau theo thể thức đấu loại trực tiếp, trong đó có 4 đội đứng thứ hai.
Do thể thức như vậy, cho nên phải cho đấu thêm giờ cho các đội cùng bảng, nếu tỷ số hòa nhau 90 phút.
Trong World Cup thứ V này, Tây Đức trở lại tham dự giải cùng với khối Đông Âu - Trừ Liên Xô và Ba Lan. Lần này, đội Achentina lại vắng mặt. Trong mùa bóng này, trọng tài đã đuổi một lúc ba cầu thủ ra sân. Khi tỉ số trận đấu giữa HungaryBrazil 3-2 nghiêng về phía Hungary thì hai cầu thủ - Niton Santos (Brazil) và Bozsil (Hung) ẩu đả nhau giữa sân nên bị trọng tài là Arthur Ellis đuổi ra khỏi sân.
Ở những phút chót đội Hungary đã ghi thêm một bàn thắng nâng tĩ số lên 4-2. Ngay sau đó cầu thủ Brazil- Humberto - lại chơi xấu nên lại bị đuổi ra sân tiếp.
Khi trận đấu kết thúc, trong phòng thay áo, cầu thủ hai bên vẫn thượng cẳng tay, hạ cẳng chân.
Trong vòng bán kết, trận hay nhất là giữa hai đội HungaryUruguay. Hai đội hòa 2-2.
Cuối cùng thì đội Tây Đức đoạt chức vô địch. Một điều làm khá giả bất ngờ vô cùng.
Hungary có nhiều bàn thắng nhất: 27 bàn. Tổng số bàn thắng 140. Số khán giả đông nhất là 60.000.ngàn người.

Thụy-điển: 1958.
Đặc biệt World cup năm 1958 ở Thụy-điển được đài truyền hình quốc tế truyền đi , chính nhờ thế mà khán giả trên hành tinh đã chứng kiến những trận đấu tranh cup vàng tuyệt vời.
Đặc biệt trong năm này có cả 4 đội của Liên hiệp Anh quốc tham gia. Nhưng rồi chẳng làm được nên “cơm cháo” gì cả. Đặc biệt một chuyện buồn xảy ra cho đội tuyển Anh là 03 cầu thủ gạo cội của anh đã bị thiệt mạng vì máy bay rơi xuống thành phố Munich cách đó vài tháng. Đó là: Duncan, Edwards và Roger.
Kêt thúc trận đấu: Brazil thắng Thụy Điển với tỉ số 5-2, đoạt chức vô địch thế giới.

Chile – 1962.
Mặc dầu Chile trải qua một trận động đất, nhưng FIFA vẫn quyết định cho Chile đăng cai giải bóng đá năm 1962.
Nhân dân Chile rất háo hức xây dựng một sân vận động mới rất nguy nga, tráng lệ vào thời đó.
Brazil là đội bóng được dư luận thế giới thời đó đánh giá là đội bóng mạnh nhất .
Trong lần này, đội Liên Xô có một cầu thủ tài ba rất xuất sắc, đó là Lew Yashin.
Kết cuôc cũng giống trận năm 1958. Các cầu thủ Brazil bị dẩn trước 1 bàn do cầu thủ Tiệp Khắc là Masopust.
Ghi bàn, nhưng chỉ 2 phút sau Amarido của Barzil đã san bằng tĩ số.
Phút 68 cầu thủ của Brazil đã chọc thủng lưới của Tiệp.
Sau cùng, một lần nữa đội Brazil dành chức vô địch Cup Thế giới. Tại World Cup này, nước có bàn thắng nhiều nhất là Brazil: 14 bàn. Tổng số bàn thắng là 89. Trong trận chung kết có chừng trên 68 ngàn khán giả.

Anh- 1966.
Sau khi dành được quyền đăng cai bóng đá cup vàng thế giới năm 1966, Liên Đoàn bóng đá Liên hiệp Vương Quốc Anh có cả một kế hoạch chuẩn bị. Tuy nhiên, vẫn có một sự bất ngờ xẩy ra trước khi khai mạc. Chiếc cup vàng Julies Rimet đi triển lãm tại trung tâm đại sảnh đường Westminter đã bị đánh cắp. Liên đơàn Vương quốc Anh đã cho người mang chó nghiệp vụ đi Scotlan để săn tìm và kết quả con chó Pickles đã phát hiện ra chiếc cup được dấu tại môt công viên phía nam Luân Đôn. Như thế đã cứu cho LĐ bóng đá Vương quốc Anh một sự bê bối xẩy ra trông thấy rõ.
Cuối cùng thì khi trận chung kết kết thúc đội Anh thắng đội Tây Đức 4-2 đoạt chức vô địch năm đó. Nước có bàn thắng nhiều nhất là Bồ Đào Nha: 17 bàn.
Tổng số bàn thắng 98. Trận chung kết có vào khoảng 96 ngàn khán giả chứng kiến.
Còn lại các World cup kế tiếp gồm có :
Mexico: 1970.
C.H.L.B Đức: 1974.
Achentina: 1978.
Espanha:1982.
Mexico-1986 .
Italia-1990.
USA-1994.
Chúng tôi sẽ tiếp tục chi tiết các trận đấu.
Qua những trận đấu, để kết thúc bài này chúng ta thấy có các cường quốc bóng đá như sau: Brazil, Anh Quốc, Achentina, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Uruguay, Chile, Thụy sĩ, Thụy Điển, Liên Xô.
Nhưng trở về sau này cũng có nhiều thay đổi và các quốc gia khác tiến bộ để dể dàng thay đổi ngôi vị trong làng bóng đá.
Các cầu thủ  Như  Maradona, Zidan, Garcica, Amin, Sachez, Branco, Rchenco, Luis Enrique, v.v…đã làm thay đổi không ít sự kiện và có những điều bất ngờ về sau.
                                          
                                                     (Còn tiếp.)
                                                     Lê Hoàng 



READ MORE - TẢN MẠN VỀ WORLD CUP (tiếp theo) - Lê Hoàng

Trúc Thanh Tâm - CHÙM LỤC BÁT SỐ 11: MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ




1.         QUA ĐÈO

Rù Rì, Ngoạn Mục, Hải Vân
Mắt em đắm đuối, mây chầm chậm rơi
Cây âu yếm trổ bông đời
Hương bay quấn quýt tuyệt vời thế gian!


2.         BIỂN  YÊU

Chiều qua giáo xứ Ba Làng
Con đường Độc Lập nắng vàng lưa thưa
Hàng dương biển động mấy mùa
Dấu yêu còn đó, người xưa xa rồi !


3.         NÚI CÔ TIÊN

Em nằm xõa tóc bên trời
Ngàn năm ủ mộng, một đời nhớ thương
Ta từ xa biệt cố hương
Từng đêm đất khách giọt buồn rêu phong!

TRÚC THANH TÂM
( Châu Đốc )


READ MORE - Trúc Thanh Tâm - CHÙM LỤC BÁT SỐ 11: MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ

XƯA RỒI DIỄM - thơ Huy Uyên




Ai đứng bên sông như là Diễm
đăm đắm mắt trông buổi quay về
tóc em chải qua bên bờ bên bến
rót sầu người cho trọn cả đêm nay.

Túy-nguyệt-can-trường khúc hát canh thâu
mấy mươi năm qua em đi đâu mất
giấc mơ hề -tan thuở ban đầu
lòng vấn vương
để một đời đến thác.

Em xưa Diễm lá răm đuôi mắt
trời nắng chưa mà má đỏ hồng
bên cổng trường ai chờ nắng tắt
em cười hỏi nhỏ,có theo không?

Đã lâu rồi ngựa mỏi chân bon
hồ đã bốn mươi năm gặp lại
Ở mặt trận tháng ngày cô-đơn
Diễm ở lại có vàng đời nhung nhớ.

Diễm ơi xưa rồi xin em cạn chén
hồ-trường câu tao-ngộ, chiêm bao
từ thuyền lên núi giông mây cuộn
há dễ tóc xanh xưa nay bạc mái đầu.

Em bảo thôi-thôi không theo đâu
nửa đêm bổng giọng sầu câu hát
xóm vắng, hoa trôi, nước chảy về đâu
hình bóng cũ ngàn năm đi mất.

Chiều thứ bảy em có về không Diễm
để Quảng-trị hoài chờ đợi cùng tôi
em đóng đinh tôi thập tự buồn tang tím
huyệt mộ xa lâu rồi em đã chôn tôi.

Ma quỉ, môi hôn, trái tim, máu người
ơi Diễm!

                         Huy Uyên
READ MORE - XƯA RỒI DIỄM - thơ Huy Uyên

THẾ KỶ SẦU - thơ Hoàng Anh 79





Anh biết tình mình như chiếc lá
Treo sầu trên nhánh giữa triền thu
Ly biệt đời nhau lòng lạnh giá
Cuốn dạt anh về chốn sa mù.

Anh chỉ còn đây bầu rượu nóng
Người gọi quen nước mắt quê hương
Uống say quên hết đời cay đắng
Hay nuốt vào tim trọn khối buồn.

Anh chỉ còn riêng con tuấn mã
Độc hành rong rủi khắp rừng hoang
Ăn tô cháo lú mai xa lạ
Quên cuộc chia tay lắm phũ phàng.

Đường hoa em bước đừng quay mặt
Lỡ thấy anh cười rồi đảo điên
Lối mộng em đi đừng liếc mắt
Lỡ nhìn anh nước mắt ưu phiền.

Cảm ơn em cho anh giấc ngủ
Khi giấc mê tàn in vết đau
Anh nghe rớt lại ngày tháng cũ
Thế kỷ quạnh hiu với tình sầu.

Ngày 1/7/2014
Hoàng Anh 79

Họ và Tên: Hồ Mạnh Phi Hùng
Bút Danh: Hoàng Anh 79.
Năm sinh: 14/09/1973.
Địa chỉ mail: homanhphihung.mt@gmail.com
Blog : hoanganh79.blogspot.com
Điện Thoại: 0918.974.522
Địa chỉ nhà : 1S5 lầu 1, Lương Văn Can, Chung cư Bình Khánh, P. Bình Khánh, Long Xuyên, An Giang.
READ MORE - THẾ KỶ SẦU - thơ Hoàng Anh 79

Thơ mùa World Cup: VUI MÙA WORLD CUP XIN ĐỪNG... - Phan Kỷ Sửu




Các bạn trẻ già khắp chốn
Vui mùa World Cup tưng bừng
Cho dù trái banh chiếm trọn
Thời gian nhưng chẳng mỏi lưng

Dán mắt màn hình lên tục
Mấy ai ngủ được bao giờ
Mấy ai không hét, không hò
Theo mỗi đường chuyền, cú sút

Đá banh cho ta hạnh phúc
Cho ta trẻ lại đời mình
Nếu ta không hề phí sức
Nghỉ ngơi điều độ, giữ gìn...

Đừng để mắt kia sưng bụp
Mồm kia tắt tiếng, khan hơi ! 
Đừng  mãi nâng ly nhậu đúp
Xình  xàng như bóng ma trơi!

Đừng  đề “thằng bần” quyến rũ
Ăn thua, cá độ, ích gì?
Cờ bạc  hẳn là “lảnh đủ”
Bay mất xe nhà, ti vi...

Còn bị “ủ tờ” nữa chứ
Tham thì thâm đấy, đừng quên
Vui vẻ, đàng hoàng, ráng nhớ... 
Sẽ không bị lủng túi tiền!



SAU VÒNG 1/16

Tám trận, mất còn đã vượt qua
Là từng cuộc chiến khó phai nhòa
Kẻ rơi địa ngục, lòng tê tái
Người tới thiên đàng, tiếp khúc ca
Khắc nghiệt cầu trường chờ bước mới
Vinh quang tuyệt đỉnh chẳng còn xa
Tưng bừng tứ kết bao kỳ vọng
World Cup thêm nhiều nét gấm hoa.


     Vân Trinh PHAN KỶ SỬU         






READ MORE - Thơ mùa World Cup: VUI MÙA WORLD CUP XIN ĐỪNG... - Phan Kỷ Sửu