Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, November 21, 2012

Vũ Miên Thảo - NGẨU HỨNG CÙNG NHỮNG CÂU THƠ CẢM…!

Tác giả VŨ MIÊN THẢO


  đã mong manh suốt hành trình
  chưa trăm năm cũng thấy mình hư không
  ảo thương -  ảo nhớ - cầu vòng
  chiều hanh vạt nắng lưng tròng nỗi đau
  cuối cùng cũng thấy được nhau
  trong câu thơ thắm sắc màu nhân gian
  ngủ đi em!
  giấc mộng vàng
  cho cơn mơ níu hồng nhan vĩnh hằng
  ngủ đi tôi
  những băn khoăn
  ngoài hiên đêm rớt màu trăng dịu hiền

  trời còn ủ mộng mơ duyên
  ta còn say giấc giữa huyền dịu đêm

VŨ MIÊN THẢO
Hội VNNT Tây Ninh
thaovumien@gmail.com

READ MORE - Vũ Miên Thảo - NGẨU HỨNG CÙNG NHỮNG CÂU THƠ CẢM…!

CHIỀU ĐÔNG (Bài thơ có 8 cách đọc) - Nguyễn Thanh Bá




1.- Bảy chữ đọc xuôi:

         Qua chiều ngó lại lòng sầu vương
         Giá lạnh sang đông lẻ bước đường
         Xa cách người sông hồ úa nắng
         Nhớ nhung ai biển bãi mờ sương
         Sa mưa sũng ướt hoa phai sắc
         Lộng gió hắt hiu trời nhạt hương
         Tha thướt liễu ru buồn xõa tóc
         Tà dương khuất lẩn núi giăng sương

2 .-  Bảy chữ đọc ngược:

          Sương giăng núi lẩn khuất dương tà
          Tóc xõa buồn ru liễu thướt tha
          Hương nhạt trời hiu hắt gió lộng
          Sắc phai hoa ướt sũng mưa sa
          Sương mờ bãi biển ai nhung nhớ
          Nắng úa hồ sông người cách xa
          Đường bước lẻ đông sang lạnh giá
          Vương sầu lòng lại ngó chiều qua

3 .-  Năm chữ đọc xuôi:

          Ngó lại lòng sầu vương
          Sang đông lẻ bước đường
          Người sông hồ úa nắng
          Ai biển bãi mờ sương
          Sũng ướt hoa phai sắc
          Hắt hiu trời nhạt hương
          Liễu ru buồn xõa tóc
          Khuất lẩn núi giăng sương.

4 .-  Năm chữ đọc ngược:

          Núi lẩn khuất dương tà
          Buồn ru liễu thướt tha
          Trời hiu hắt gió lộng
          Hoa ướt sũng mưa sa
          Bãi biển ai nhung nhớ
          Hồ sông người cách xa
          Lẻ đông sang lạnh giá
          Lòng lại ngó chiều qua .

5 .-  Bốn chữ đọc xuôi:

          Lại lòng sầu vương
          Đông lẻ bước đường
          Sông hồ úa nắng
          Biển bãi mờ sương
          Ướt hoa phai sắc
          Hiu trời nhạt hương
          Ru buồn xõa tóc
          Lẩn núi giăng sương .

6 . -  Bốn chữ đọc ngược:

          Lẩn khuất dương tà
          Ru liễu thướt tha
          Hiu hắt gió lộng
          Ướt sũng mưa sa
          Biển ai nhung nhớ
          Sông người cách xa
          Đông sang lạnh giá
          Lại ngó chiều qua .

7 .-  Ba chữ đọc xuôi:

          Lòng sầu vương
          Lẻ bước đường
          Hồ úa nắng
          Bãi mờ sương
          Hoa phai sắc
          Trời nhạt hương
          Buồn xõa tóc
          Núi giăng sương .

8 .-  Ba chữ đọc ngược:

          Khuất dương tà
          Liễu thướt tha
          Hắt gió lộng
          Sũng mưa sa
          Ai nhung nhớ
          Người cách xa
          Sang lạnh giá
          Ngó chiều qua.

      Nguyễn  Thanh  Bá
     (Bà Rịa Vũng Tàu)
thanhbaxb@yahoo.com.vn
READ MORE - CHIỀU ĐÔNG (Bài thơ có 8 cách đọc) - Nguyễn Thanh Bá

CHÙM THƠ MAI THANH


ĐÓN CON TỪ LỚP MẪU GIÁO

Chiều về đón con
Từ tay cô giáo
Con không mặc thêm áo
Con không đi thêm giày
Ôm con
Nghe chặt vòng tay
Hẳn lời cô dạy
Chứa đầy trong con!



MỘT THOÁNG KIM BÔI

Mạch nước  ngầm từ thuở tinh vân
Làm đẹp làn da ngọc ngà con gái
Có phải thiên nhiên chỉ dành ưu đãi
Cho riêng em
Tôi đã đến chia phần?
Dưới tán rừng Kim Bôi trăng ngân
Con sóc nhỏ đu mình trong hẻm núi
Con vượn già gọi bầy kêu í ới
Gặp hồng hoang in dấu chân người
Tôi lại về đây
Mường Động-Kim Bôi
Cơm lam nén chặt trong lòng ống
Rượu cẩm rót đầy bàn tay xòe rộng
Nhận chén mời rạo rực hồn tôi
Lúa nếp đồi hẹn ngày thơm xôi
Đàn gà cỏ xạc xào xóm trại
Áo khóm căng ngực đầy con gái
Mật ong rừng còn đọng bờ môi...

Ai người đã đến Kim Bôi
Có nghe mạch khoáng trào sôi đất này?



TRƯỚC CHÂN CẦU TÀU KHÔNG SỐ
 (Dâng hồn các liệt sĩ tàu không số từ chuyến tàu đầu tiên năm 1961)

Mặt biển còn đây
Năm mươi năm về trước
Chân bước lên tàu
Bóng các anh sáng ngời mặt nước
Sóng biển Đồ Sơn tiễn các anh đi
Chênh chao mặt biển-trận tiền...
Chiều nay trời nghiêng nghiêng
Biển ơi, sóng nào thổn thức?
Sóng nào ru giấc mơ êm?
Đất nước bình yên
Bóng các anh vẫn in mặt biển
Đứng bên chân cầu
Lòng tôi rầu rầu:
Niệm hồn bất tử
Sóng hổn hà thở
Nói gì sóng ơi?

Ai kìa, vào lộng, ra khơi!
Có nghe sóng hát à ơi chân cầu?



NGHĨ VỀ BÀ ĐẾ

Trịnh Giang sao nỡ vô tình? (*)
Để cho Đào Thị một mình mang oan:
Đá dìm tím ruột, bầm gan
Thừng dây siết cổ chan chan nỗi buồn
Biển xanh ấp ủ oan hồn
Lệ làng chi nỡ ép dồn người ngay?
Đồ Sơn sóng biển chiều nay
Hẳn còn đau đáu đắng cay lệ làng
Sóng nào oán hận Trịnh Giang?
Sóng nào thao thiết minh oan cho Nàng?
Cùng em ngắm biển chiều vàng
Nghĩ thương Bà Đế lỡ làng thân hoa
Ba trăm năm đã trôi qua
Nỗi đau nhân thế cho ta khóc Nàng
Đời ơi!
Sao quá phũ phàng?

-------------------------------------------------------
(*) Về chuyện bội tình của chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) đối với cô gái họ Đào trẻ đẹp (sau có tên là Bà Đế -quê Đồ Sơn -Hải Phòng), dẫn đến cái chết thê thảm của Nàng.



DẪN CON VỀ VỚI CỘI NGUỒN

Nay dẫn con về thăm đất cũ quê ta
Nơi yên nghỉ Ông Bà Tiên Tổ
Vàng mã hóa ngạt ngào quanh mộ
Khói hương bay thơm nức mùi trầm
Mùa cuối đông dẫu trời mưa lâm thâm
Vẫn tiếng cu gù trên triền vách núi
Hoài niệm chất đầy xa xưa vời vợi
Nghe đâu đây thoang thoảng “Hương trầu”(*)
Cùng các con im lặng cúi đầu
Thành kính niệm Ông Bà Tiên Tổ
“Cội xưa”(*) vững cho cành nay đâm trổ
Rồi mai ngày lại búp mập, mầm tươi…
Từ nguồn cội này tỏa rạng đến nơi nơi.

-----------------------------------------------
(*) Tên hai bài thơ kính dâng Mẹ trong tập thơ “Tiếng chim” NXB Lao Động, 2004.


NGƯỜI ÂM
(Theo nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng)

Hằng nói: Người Âm sống mong manh
Vừa thấy đó lại không thấy đó
Bởi Người Âm không còn da, còn thịt
Bởi Người Âm chỉ sống với linh hồn
Hằng nói: Người Âm sống nghĩa tình
Trao lời ấm cho nhau nơi mồ sâu vắng lạnh
Tính cách Người Âm không bao giờ “ăn mảnh”
Khi được “gọi hồn” là rủ bạn cùng lên
Hằng nói: Người Âm sợ Người Trần lãng quên
Bởi họ vẫn coi mình là người đang sống
Khi Người Trần thành tâm thờ cúng
Là lúc Người Âm trở lại với Đời
Ơi, Người Âm! Người Âm ta ơi!
Người sống mãi một tâm hồn nhân bản
Người sống mãi cõi thiêng liêng ngời sáng
Nơi mạch nhân văn chảy mãi không cùng
Lời Hằng nói có người tin, người không:
Thế giới tâm linh nhiều điều chưa lời đáp
Song, tất cả chúng ta đều biết chắc:
Người Âm đã qua một thuở Người Trần.


MAI THANH
maithanh40@gmail.com
READ MORE - CHÙM THƠ MAI THANH

CHỈ MỘT LẦN THÔI - Độc Hành




Lâu lắm rồi sao con không về thăm mẹ?
Nơi quê nhà mẹ mỏi mắt mãi chờ mong
Cứ mỗi lần có bà con trong đó ra thăm
Mẹ chống gậy đến gặp người thăm hỏi
Thằng con tao trong đó có khỏe không?
Mười mấy năm rôì sao con không trở lại
Mẹ ở nhà cứ trông con về thăm mãi
Chỉ cần con về mẹ thấy một lần thôi
Chỉ một lần thôi!
Rồi mai mẹ đi xa…toại nguyện cuộc đời
Mẹ bây giờ tuổi đã tám chín mươi
Đêm năm canh nằm nhớ con không ngủ được
Ngày sáu khắc húp sữa cháo sống qua đời
Sữa, tiền của con gửi - mẹ đã nhận rồi
Mẹ tiết kiệm mua hộp “nhân sâm” để đó
Để cuối cuộc đời khi mẹ gần tắt thở
Mẹ đem ra “chưng” mẹ ngậm để chờ con
Miệng lẩm bẩm… sao… mà … con… lâu… về thế?
Chắc là con đi kinh tế mới đường xa.
Vì thiếu hụt nên lâu rồi không trở lại
Mẹ ở nhà cứ trông con về thăm mãi
Con ơi! khi con về thì mẹ đã đi xa...

ĐỘC HÀNH
dochanh75@gmail.com
              
READ MORE - CHỈ MỘT LẦN THÔI - Độc Hành

RỦI MAY - MAY RỦI - truyện ngắn Trạch An-Trần Hữu Hội




Phận lại thức giấc. Nhiều đêm nay , từ cái ngày ấy, anh bị thức giấc nhiều lần trong đêm. Anh quơ tay bên cạnh, không đụng vợ. Anh chợt nhớ, cũng từ dạo ấy, đêm khuya thức giấc, thường không có chị bên cạnh … 
Phận lại thao thức tiếc xót và rủa sả mình thậm tệ!
Hồi đi nghĩa vụ quân sự, anh đóng quân tận Vĩnh Long, gặp Lài và lấy làm vợ. Mồ côi từ nhỏ, anh nghe chốn này có ông chú  ruột nên tìm về, nào dè vế tới nơi thì ông chú đã chuyển đi làm ăn đâu trong Xuyên Mộc, Bà Rịa!
Vốn liếng không có là bao, tằn tiện mua lại được cái nhà.
Cha xứ thường thăm viếng và rồi cả hai học giáo lý, rửa tội, theo đạo và  làm phép cưới ở nhà thờ. Bốn năm rồi mà vẫn không có con!
Cái công việc tuy không phải là nghề, nhưng cũng mang lại cho hai vợ chồng Phận miếng cơm hàng ngày…
Dưới gốc cây me, trước cổng vào nhà thờ, với một cái  bàn chữ nhật nhỏ bỏ dăm đôi giày, đôi dép… đã may xong, một ghế thấp để ngồi và mấy cuộn chỉ, hộp keo “con chó”, anh gia công khâu, dán…lại các loại giày dép, cũng tạm qua ngày. Chị lài không quen làm rẩy nên chỉ ở nhà …
Thế nhưng hai con mắt anh không biết tại sao càng ngày càng mờ, nhất là những lúc trời nắng !
Hôm đi bệnh viện tỉnh khám, Bác sĩ bảo anh bị đục thủy tinh thể, chờ có phái đoàn mổ từ thiện của nước ngoài ghé địa phương thì xã sẻ thông bá . Phải chờ thôi chứ tiền đâu mà không chờ! Hai năm rồi chưa ai ghé, mắt ngày càng mờ thêm. Không thấy rõ nên may cũng chẳng xong!
Anh dẹp may giày, bày ra bán vé số, cũng có mắm có muối nhờ ở ngay trước cửa nhà thờ, có ngày anh bán cả trăm tấm!
Chục ngày trước, có cậu thanh niên ở đâu đi xe máy sà vô mua sáu tấm. Sau khi trả tiền, cho lại anh một tấm, Phận mừng lắm, gấp đôi cho vào chiếc ví ở túi sau. Chiều còn lại mười hai tờ, đại lý ghé lấ .
Về nhà sớm một bữa.
Gần đến nhà, thằng Toàn hàng xóm đứng trong hàng rào vói ra hỏi :“Còn vé không?”, “Hết rồi!”. Đi được một quãng, anh lại nhớ tấm vé cậu thanh niên cho hồi sáng, “Chậc, biết có trúng không, bán mẹ nó lấy năm ngàn cho chắc ăn ! Cái số mình nó nghèo rồ , mấy lần bỏ tiền mua còn không trúng huống là cho!”
Anh quay lại, “Ê, còn một tấm, lấy không?”. “Lấy!” Toàn đưa anh mười ngàn, anh thối hắn năm ngàn.
Sáu giờ thì tin trúng số lan nhanh. Anh Từ đại lý, ghé đưa cho Phận tấm giấy kết quả xổ số, nói : “Lốc của mi trúng độc đắc! Mi nhớ bán cho ai thì ghé nhà xin người ta ít triệu!”
Không nhớ ai mua vì mắt kém, Phận kêu thắng Toàn dò thử.
Trúng! 125 triệu!
Phận như trúng phải gió độc, sụm ngay trước nhà, hai ngày sau không dậy nỗi, ốm luôn!
Và rồi đêm nào cũng giật mình thức giấc, nằm tiếc xót 125 triệu, rũa sả mình ngu!
Nằm chờ chán vẫn không thấy chị Lài, “đêm đi tiểu đi tiêu cũng đâu có lâu như vậy ?” Anh Phận thoáng chút nghi hoặc. Từ mấy tháng gần đây, thằng Toàn qua nhà anh luôn, Lài thì cớt cớt nhã nhã… “Mà thằng Toàn thì có v, có con, không lẻ…”
Mắt anh ban đêm, trời không sáng thì còn ro rỏ, anh lần ra bếp. Ngay trong cái chuồng heo từ lâu không có heo, hai tấm thân trần truồng, quấn vào nhau say sưa… !
Thằng Toàn và chị Lài, vợ Phận !
Anh lảo đảo trở lại giường chong mắt nhìn lên đỉnh mùng rách lỗ chỗ!
Hơn mười ngày ốm, cộng với những đêm thức giấc không ngủ … thể chất và tinh thần anh bủn rủn…Những  ý nghĩ hỗn độn, chập chờn… như ma trơi trong đầu anh !
Lài trở vào giường, còn thở hồng hộc như vừa cày xong đám rẫy mì!
Hai ngày sau thì mất tích, cả Toàn, Lài, vợ anh, cùng ông Ngoạn cha của Toàn. Thì ra họ có sắp đặt rồi !
Phận cũng không dậy nỗi mà nấu chén cháo cho mình !


Anh Phận , dậy húp chút cháo!
A…i… đ…ó? Phận nói như rên .
Em đây, Thê đây anh Phận! Cái tụi nó anh đừng buồn nữa, em cũng chẳng tiếc tác gì cái thằng say vũ phu đó!
Thê là vợ của Toàn.
Thê hiền, đẹp và chăm. Chỉ tội cái hồi còn nhỏ, cháy nhà ,  phỏng nặng, chân phải bị teo, đi khập khễnh ! Toàn ưng chị vì một mẹ một con, tưởng đâu bà mẹ góa có vốn liếng nhiều, nào dè cưới xong hai năm, sinh được đứa con gái, mẹ Thê chết, giờ hắn mới biết là chẳng vốn chẳng liếng gì, ba chỉ vàng không đủ cho hắn mua chiếc xe cũ đời 86 ! nhưng cũng còn có cái nhà! Hắn bán cái nhà cha hắn, rồi đem cha về ở chung trong nhà vợ!
Dạo gần đây, đêm lại, kéo quần vợ ra, thấy cái chân dúm dó hắn mất hứng, nổi quạu, có khi tống một đạp làm Thê rớt xuống giường! Chị không dám leo lên, sợ hắn lại cho thêm một đạp khác nên cứ ngồi mé giường khóc rấm rức!
Phận cố ngồi dậy, muốn bỏ chân xuống giường mà không nổi, anh nhìn thấy gương mặt Thê nhờ bóng tối! Mắt anh rưng rưng!
Anh phận gắng nuốt miếng cháo lấy sức!
Phận  nuốt cháo và cũng nuốt luôn nỗi xót xa trong lòng. Xóm giềng lúc này, ai ai cũng ghé thăm và khuyên nhủ anh quên cái con phản trắc lăng loàn ấy đi .
Thê săn sóc anh tận tình như một người vợ, hai con người chung nỗi thất vọng. Cái nghèo, cái khổ… làm cho người ta dễ chấp nhận nhau.
Thê bồng đứa con gái một tuổi qua nhà Phận cả ngày để tiện chăm sóc cho anh hơn… Tối về nhà mình. Chừng mười ngày thì anh đã phục hồi trí lực, chuyện cũ cũng nguôi ngoai nhờ có Thê. Chạng vạng chiều hôm đó, anh buồn bã nói với Thê :
Cứ đi qua đi về mệt, hay là Thê ngủ lại đây luôn?
Đóng  cửa nhà à, người ta nói vô nói ra…         
Thì để họ nói!
Đêm đó chị Thê ở lại…
Hai ngày sau thì cha xứ ghé thăm, cha cho hai lon sữa và 100 ngàn, khi sắp về cha nói:
Cha có nghe người ta đồn này đồn nọ, cha cũng rõ hoàn cảnh hai con, nhưng cha nghĩ nên chờ một thời gian coi sao đã. Sống với nhau như vậy e khó coi và còn luật hôn phối nữa, hai con đều có làm phép nhà thờ!
Tối hôm đó ,Thê ẵm con về lại nhà, nằm thao thức không ngủ được !
Bên này, Phận cũng không ngủ! Anh cảm thấy trống trải hơn cả lúc Lài mới bỏ đi!
Chiều tối lại, anh qua nhà Thê:
Đêm qua tui không ngủ được, Thê tính chuyện tụi mình thế nào?
Cha đã nói vậy biết sao giờ ?!
Cha chưa ở với thằng Toàn và con Lài, Cha chưa thấy tụi hắn mần chuyện lăng loàn sau chuồng heo, cha có người lo nấu nướng cơm nước  hàng ngày…nói chung, Cha không phải là tui và Thê. Thê không qua bên đó thì tui ở lại bên này!
Tối đó, Thê lại ẵm con qua với Phận. Đêm không còn thao thức, Phận không chê cái chân nhăn nhúm của Thê. Họ mặn mà như một đôi mới cưới, sau phút giây hạnh phúc …Thê đặt tay lên bụng Phận:
Anh Phận…
Chi vậy Thê?
Mình đi vô trong Sài gòn mổ mắt đi!
Có tiền đâu mà mổ?
Hồi chưa chết, mạ có đưa em năm chỉ vàng, nói là phải chôn kỷ, không cho thằng Toàn biết, để sau mà phòng thân!
Của Thê và cho con bé sau này, chừ lấy mổ mắt sao được !?
Sáng mắt rồi mình làm bù lại, của mạ cho em, thì cũng như của anh … lo gì ! mình đã…!
Một chỉ vàng là bốn triệu ba, thay thủy tinh thể một con mắt hết năm triệu tư, bán hai chỉ cũng còn thừa làm vốn, Thê muốn thay luôn cho Phận cả hai mắt nhưng bác sĩ không chịu làm, phải đợi một năm sau.
Chao ôi, một con cũng đủ sáng rực như đèn pha rồi, Phận như lanh lẹ hẳn ra…
Bây giờ cái bàn phải làm to ra, một bên bày vé số, một bên bỏ mấy đôi giày…Mua thêm một cái ghế vì hai người cùng ngồi , vừa bán vừa khâu giày…Chị Thê cũng mau mắn, miệng mồm, vui vẻ…Cột một cái võng nơi chãng hai của gốc me, con bé ngủ, hết ngủ thì dậy đùa chơi bên họ.
Phận tươi tắn lại . Chuyên buồn cũng không còn bận trí của hai người. Nhưng cứ mỗi lần thấy Cha xứ thì họ lại như kẻ phạm trọng tội, mặc dù cha chẳng trách móc gì! Chúa nhật họ đi lễ nhà thờ nhưng không đi rước lễ!

Tin dữ lan nhanh làm cả xã rúng rính !
Sao mà chết ?
Thì đi buôn xăng bên Campuchia, lật xuồng chết cả đám chứ sao !
Ai báo về ?
Hai ông Công an dưới Miền Tây họ ra làm việc với xã cả buổi chiều đó !
Chừ làm sao ?
Họ chôn luôn dưới đó rồi,chờ lâu thối quá mà.
Ông Ngoạn cha thằng Toàn cũng chết à?
Thì đã nói là cả đám mà !
Đêm đó cả Phận và Thê không ngủ, họ ngồi suốt đêm, không ai nói chuyện với ai .Gần sáng, Phận nói:
Hay là mình xuống dưới đó cho biết chỗ, rồi về làm cái tang cho cả ba người, cho con bé để tang cha và ông nội  nó, sau này thuận tiện mình đem cốt về ?!
Anh tính vậy cũng được !
Cũng phải hơn mười ngày mới xong thủ tục dưới miền Tây. Phận và Thê về lại nhà, Phận nói:
Mở cửa nhà bên đó, anh đóng cái bàn thờ cho cả ba người Thê ạ.
                                   
Hơn bốn tháng rồi từ ngày họ cho con bé chịu tang và dọn mấy mâm cho bà con tới đốt nhang trên bàn thờ nhà của Thê. Nhà chỉ mở cửa khi nào Thê qua quét dọn rồi thắp nhang…
Hôm ấy, Thê  nằm nghiêng thì thầm vào tai Phận:
Hối học giáo lý anh có biết luật Hôn nhân thế nào không?
Không?
Hai người họ đều chết thì mình có quyền làm phép cưới với nhau. Em muốn đi lễ và rước lễ bình thường như mọi người, cứ như vầy hoài em bứt rứt lắm !
Phận nằm im lặng một lát, anh nắm tay Thê như năn nỉ:
Chờ một năm nữa em ạ. Làm giỗ xong, mình qua xin cha làm phép cưới !
Chị Thê ôm lấy anh Phận:
Anh tính vậy cũng được!
Chị Thê lại tỉ tê:
Hôm qua đi chợ, người ta nói với nhau em nghe được…
Họ nói gì?
Họ nói anh sống có tình!
Phận nằm ngẫm nghĩ một lúc:
Không biết anh có tâm có tình hay không, nhưng cái bụng anh nó nói sao anh làm theo như vậy!
Phận nói xong, cho tay vào quần chị thê, xoa lên chỗ da nhăn nhúm vì phỏng, chị Thê nhột quá, níu lấy tay anh…

Trạch An – Trần Hữu Hội.
Ngày 13 tháng 11/ 2012.
(Sinh nhật lần thứ 57.)
            

              
READ MORE - RỦI MAY - MAY RỦI - truyện ngắn Trạch An-Trần Hữu Hội

NỬA CỦA MÌNH - thơ Hoàng Đình Chiến







Nửa vầng trăng khuyết thành thơ

Nửa đêm trống vắng, giấc mơ vẫn đầy.


Nửa chăn nửa chiếu hao gầy

Nửa thương nhớ vẫn như mây bồng bềnh.


Nửa vời mua cái chênh vênh

Nửa của mình lại gập ghềnh. Người ơi!


Tháng 1-2011
HOÀNG ĐÌNH CHIẾN

   

READ MORE - NỬA CỦA MÌNH - thơ Hoàng Đình Chiến

NHỚ EM MÙA ĐÔNG NĂM ẤY - Trích Hồi ký “DÒNG ĐỜI TÔI” của Nguyễn Hồng Trân


   
             

Tôi nhớ mãi mùa đông năm ấy, năm Canh Thân (1980), vợ tôi (BS. Thái Thị Lê Phương) đang làm việc tại Phòng khám cán bộ (tỉnh Bình Trị Thiên cũ) nhân được giấy gọi đi tu nghiệp chuyên khoa sau Đại học tại Hà Lan. Điều đó làm tôi và vợ tôi rất vui mừng, nhưng cũng đầy lo âu. Vì lúc bấy giờ gia đình tôi còn nhiều khó khăn lắm. Tôi có mẹ già và con dại mà tôi lại quá bận việc giảng dạy với hai giáo trình cho sinh viên trường Đại học Tổng hợp Huế mỗi tuần gần 30 tiết. Tôi cảm thấy căng thẳng, không biết phải tính liệu sao đây?
Tôi suy nghĩ rằng, nếu không giải quyết được khó khăn việc gia đình thì buộc vợ tôi phải hủy bỏ chuyến đi tu nghiệp nước ngoài trong một năm ấy. Nếu như vậy thì tôi thấy thương cho vợ quá. Vì đây là một dịp may mà lúc bấy giờ không phải ai cũng được đi như vậy. Hồi đó ở Huế chỉ có một suất bác sĩ chuyên khoa tim mạch được đi sang Hà Lan tu nghiệp do Bộ Y tế xét duyệt triệu tập chỉ có vợ tôi đi mà thôi. Còn ở tp. HCM 3 bác sĩ, ở Hà Nội 3 bác sĩ. Lúc đó tôi cũng hiểu rằng, sở dĩ vợ tôi được chọn đi đợt ấy là do cấp trên đã ưu tiên cho các bác sĩ đã từng đi phục vụ Y tế các chiến trường về. Tôi nghĩ rằng, nếu vợ mình không muốn đi đợt này thì về sau liệu có dịp khác không? Còn nếu liều mạng ra đi thì tôi ở nhà làm sao kham nỗi chuyện chăm sóc mẹ già, con dại?

Cứ suy nghĩ mãi không có lối gỡ, may sao có cô em ruột của tôi ở quê vào và biết hoàn cảnh của gia đình tôi đang nan giải tình thế đó nên cô ấy đã nói:

“Thôi anh Trân cố gắng chịu khó để cho chị Phương đi tu nghiệp. Chị đi một năm nước ngoài về thì cũng nhanh thôi. Đến lúc chị về nước, anh cũng đỡ khó khăn về kinh tế gia đình, thế cũng tốt. Anh chị để việc chăn sóc mẹ già, em sẽ đưa ra quê nhà em lo liệu. Anh chị cứ yên tâm mà thực hiện kế hoạch đi thôi”.

Nghe cô em nói như vậy, bà mẹ tôi cũng rất tán thành nên vợ chồng tôi rất mừng. Thế là điều khó khăn của chúng tôi đã giảm đi được một nửa, chỉ còn lại lo việc nuôi con dại mà thôi. Con chúng tôi là Nguyễn Thị Phong Lan bấy giờ mới hơn 4 tuổi. Nhìn nét mặt con gái đầu xinh xắn dễ thương, chẳng biết mẹ đi lâu một năm như thế nó có chịu nỗi buồn xa mẹ không? Nó có được khỏe mạnh không? Tôi biết là vợ tôi còn lo hơn tôi nữa, nhưng rồi hai vợ chồng chúng tôi đã quyết định thực hiện việc đi tu nghiệp của vợ tôi.

Cũng may là trong thời gian vợ tôi đi vắng, nhờ có sự quan tâm của bà ngoại cháu, cũng như sự âu yếm thương yêu cháu của cô Kha và dì Sao Mai nên cháu cũng vợi bớt nỗi buồn thương nhớ mẹ. Phải nói rằng cháu Phong Lan hồi ấy rất ngoan nên bà con ai cũng thương yêu.

Có những đêm ngủ, cháu cứ mê thấy mẹ rồi cười nói linh tinh làm tôi rất thương cháu. Có lần trời mưa dầm dề ở Huế, cháu cứ ngồi buồn và khóc sụt sùi bên cửa sổ vì nhớ mẹ. Lúc ấy, tôi cũng không cầm được nước mắt. Tôi vỗ về dỗ dành cháu:

“Con nín đi! đừng buồn, mẹ đi bên Tây cũng nhanh về thôi. Mẹ về sẽ mua nhiều áo quần đẹp và đồ chơi rất thích thú cho con. Con cố vui lên cho ba yên lòng; ba còn lo soạn bài để ngày mai ba lên lớp dạy học con nhé!”

 Nghe tôi nói như vậy, bé liền lau nước mắt và cười vui với tôi ngay. Đôi mắt đen sáng long lanh và hàm răng nhỏ đều đặn, trắng nõn của bé hiện lên trong nụ cười ở tuổi thơ ngây, trông thật là dễ thương! dễ thương lắm!

Đến cuối năm 1980, mùa đông ở Huế trời cứ mưa dầm dề hoài. Đêm nằm ngủ đắp chăn ấm cho con ngủ yên, nhưng tôi vẫn cứ thao thức không sao ngủ được. Trong lòng cứ thương con và nhớ vợ quá chừng…

Hồi chiến tranh chống giặc Mỹ, vợ tôi đi chiến trường B, những đêm đông tôi cũng rất buồn và nhớ vợ lắm. Nhưng hồi ấy chưa có con nên nỗi buồn có khác, nó không sâu nặng, lắng ngầm như sau này. Những đêm buồn như thế tôi lại nghĩ ra một bài thơ và thầm đọc một mình trong đêm vắng:
   

ĐÊM ĐÔNG MONG NHỚ

Đêm đông lạnh vắng em càng lạnh
Chăn gối buồn hiu quạnh nhớ em
Chập chờn giấc ngủ trong đêm
Ngoài hiên lá rụng tưởng em đang về…

Ôi, đơn độc ê chề nhung nhớ!
Nằm thao thức trăn trở tỉnh mê
Nỗi buồn man mác tái tê
Mong em sớm được trở về bên anh.

                       Nguyễn Hồng Trân

   

READ MORE - NHỚ EM MÙA ĐÔNG NĂM ẤY - Trích Hồi ký “DÒNG ĐỜI TÔI” của Nguyễn Hồng Trân