Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, January 31, 2023

PHỤNG SỒ, LẠC PHỤNG BA – Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện


Ngọa Long và Phụng Sồ

Sau khi nhận đựợc sự yêu cầu khẩn trương cuả Lưu Chương “Lưu Quí Ngọc” Tứ Xuyên vào bảo hộ, Lưu Huyền Đức họp cùng quân sư Gia Cát Khổng Minh, phó quân sư Bàng Sĩ Nguyên cùng chúng tướng, phân bổ lực lượng phần đi Tây Tiến, phần ở lại giữ Kinh Châu.Lưu Bị nói:
 
- Giờ ta cùng phó quân sư Bàng Sĩ Nguyên, đem theo tướng Hoàng Trung, Nguỵ Diên, Quan Bình, Lưu Phong tiến vào đất Tây Thục, còn quân sư Khổng Minh cùng với Quan Vân Trường, Trương Dực Đức và Triệu Tử Long ở lại trấn giữ Kinh châu.
 
Thế là Khổng Minh Gia Cát Lượng lĩnh toàn quyền cai quản Kinh Châu. Một cuộc họp bỏ túi thu gọn, phân công phân nhiệm rõ ràng:
 
- Quan Vân Trường mang quân bản bộ trấn giữ ải Thanh Nê chia quân đóng những vị trí hiểm yếu của Tương Dương.
- Trương Dực Đức coi bốn quận bên kia sông Trường Giang.
- Thường Sơn Triệu Tử Long thì đóng quân ở Giang Lăng, trấn giữ cửa ải Công An.
 
Phần Lưu Huyền Đức thì sai tướng Hoàng Trung đi tiền bộ tiên phong, tướng Ngụy Diên đi hậu tập, còn chính bản thân mình cùng với Lưu Phong. Quan Bình thống lĩnh trung quân, Bàng Sĩ Nguyên là quân sư. Quân mã, quân bộ cả thẩy năm vạn lên đuờng trực chỉ tiến vào Tây Xuyên.  
 
Khổng Minh cố thu xếp một bữa tiệc trà “lên đường” nho nhỏ. Chỉ có mời Bàng Sĩ Nguyên mà thôi, không mời thêm ai nữa. Trong lúc trà dư tữu hậu, Gia Cát nói:
 
- Chúng ta là huynh đệ đồng môn, cùng học với sư phụ Bàng Đức Công. Đường công danh của chúng ta mươi năm nay xìu xìu ển ển chả ra làm sao. Còn Từ Thứ Đan Phúc thì vừa ra quân đã bị sao tuần triệt, nằm chờ chết bên Hứa Đô cuả Tào Tháo. Theo như chỗ Khổng mỗ hiểu thì kiếp trước cuả huynh đệ vốn là thầy bói Hứa Phụ, bói cho Tề Vương Hàn Tín hưởng phước đến năm 74 tuổi, nhưng lại chết oan vào năm 34 tuổi. Kiếp này Huynh đệ thác sinh vào làm Bàng sĩ Nguyên, năm nay huynh đệ cũng ở vào tuổi 34. Vậy trước khi chia tay Khổng mỗ khuyên huynh đệ nên cẩn trọng
 
- Cám ơn Huynh đã có lời nhắc nhở, đệ sẽ bảo trọng. Điều này tuy vậy nhưng không quan trọng. Điều quan trọng là từ trước đến bây giờ, đệ chưa tham mưu cho Lưu Huyền Đức một lần nào, vậy xin ý kiến cuả Huynh?

- Cái chuyện quân sư hay cố vấn nó cũng tuỳ thời tuỳ lúc. Khương Tử Nha nói gì Văn Vương nhà Châu nghe cái đó. Trương Tử Phòng nói gì, Lưu Bang nhà Tây Hán nghe ngay, không thắc mắc và cũng không hỏi lại. Nhưng á phụ Phạm Tăng bàn mưu tính kế cho Hạng Vũ, thì Hạng Vũ không bao giờ nghe. Nếu trước đây khoảng năm năm, mà Lưu Huyền Đức nghe mưu cuả Khổng mỗ chiếm ngay Kinh Châu của Lưu Biểu làm chỗ cơ bản đóng quân, thì làm gì nhà Hậu Hán  lêu bêu đến nỗi này? Lưu Bị lúc đó nại cớ là Lưu Biểu tức Lưu cảnh Thăng là anh em bà con  vai nhà anh, cùng giòng tôn thất họ Lưu không nỡ cướp đất cuả nhau. Nay đem quân vào Tây Xuyên, Lưu Chương tức Lưu Quí Ngọc lại bà con vai em cuả Lưu Huyền Đức, thì cái chuyện khuyên hay đề nghị chiếm ngay Tây Xuyên là chuyện không nên? Với nữa mưu kế cuả chúng ta đưa ra rất phù hợp với Tào Tháo và Tôn Quyền, làm gì thì dứt khoát làm ngay không do dự, còn Lưu Bị thì không vậy. Nên đề nghị  khi huynh đệ đưa ra một mưu kế gì, kế hoạch gì, kế sách gì tuyệt đối không nên nêu ra một điểm duy nhất mà phải ba điểm, thượng sách thì như thế vầy? trung sách thì như thế kia? còn hạ sách thì như vậy vậy? để Lưu Huyền Đức muốn chọn giải pháp nào thì chọn. Lúc chia tay Khổng Minh bùi ngùi cầm tay Bàng Sĩ Nguyên an ủi:
 
- Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên? Kẻ sĩ chuyện gì làm được thì cứ làm.
 
*
Dong ruổi được gần cả nửa năm, chợt có Khổng Minh Gia Cát quân sư ở Kinh Châu sai Mã Lương đem thư tới. Lưu Huyền Đức gọi vào hỏi han, Mã Lương thi lễ rồi bẩm rằng:
 
- Kinh Châu vẫn bình yên vô sự, chuá công khỏi phải bận lòng làm gì? Rồi trình bức thư của quân sư Gia Cát Lượng lên. Lưu Huyền Đức mở thư ra coi đại thể nội dung tóm tắt như vầy:
 
- “Lượng tính số Thái Ất, thấy năm Quí Hơị này Cương tinh đóng ở phương tây, xem lại thiên văn thấy sao Thái Bạch lâm vào phận dã Lạc Thành, bản mệnh các tướng soái có sự dữ nhiều lành ít. Xin chuá công cẩn thận cho”. Huyền Đức xem thư xong, cho Mã Lương về kinh Châu ngay tức thời. Rồi cho mơì quân sư Bàng Sĩ Nguyên đến rồi đưa thư riêng cuả Khổng Minh cho coi, đọc xong thì Bàng Thống bàn:
 
-Thống cũng tính sổ Thái Ất, biết Cương tinh ở phương Tây, nhưng điều này ứng việc chúa công sẽ lấy đựợc Tây Xuyên. Chẳng có gì là lành hay dữ cả. Thống cũng xem Càn tượng, thấy sao Thái Bạch lâm chiếu vào Lạc Thành. Nhưng vưà rồi quân ta đã giết tướng Thục là Lãnh Bào, tức là điềm xấu ứng vào bên địch. Xin chuá công đừng nghi ngại, chuyện thiên văn điạ lý chưa chắc lấy gì làm đúng đâu?  Hãy cho tiến binh ngay!
 
Lưu Huyền Đức thấy Bàng Thống thúc giục hai ba lần bèn ra lệnh tiến binh. Đến nơi Tướng Hoàng Trung và Nguỵ Diên mang tuỳ tùng ra trại đón vào.

Bàng Thống hỏi Pháp Chính:
- Mặt trước kia có mấy con đường đưa tới Lạc Thành?

Pháp Chính nói:
- Phiá bắc trái núi này có con đường lớn, đưa tới cửa đông Lạc Thành, phiá Nam núi có con đường nhỏ dẫn đến cửa tây. Cả hai đường đều có thể tiến binh được cả.
 
Bàng sĩ Nguyên nghe vậy bàn với Lưu Huyền Đức:
- Vậy để tôi xin đem tướng Nguỵ Diên đi tiên phong, tiến theo con đường nhỏ phía nam. Chuá công thì cho tướng Hoàng Trung đi tiên phong theo đường lớn phiá bắc mà tiến, hai mặt giáp công cùng tiến tới chiếm Lạc Thành.

Huyền Đức nói thêm:
- Ta quen việc chinh chiến từ hồi nhỏ, trải qua nhiều chiến trận sống mái rồi, để đường nhỏ cho ta. Quân sư nên đi đường lớn mà đánh thẳng vào cửa đông. Để cửa tây cho ta, nhưng Bàng sĩ Nguyên nói ngay :
-  Đường lớn ắt có quân ngăn chặn, xin chuá công mang quân đối dịch, để Thống đi đường nhỏ cho.
 
Lưu Huyền Đức từ lúc nhận được thư của Khổng Minh Gia Cát, bây giờ lòng dạ bần thần không yên, bèn nói:
- Thôi cũng được, nhưng con ngựa cuả quân sư ốm yếu quá, lấy con ngựa trắng Địch Lư cuả ta mà cưỡi.
 
*
Đoàn quân cuả Tây Xuyên chuẩn bị sẵn, toán tiền phong cuả Ngụy Diên vừa qua khỏi con đường núi độc đạo, hai bên vách nuí thẳng đứng, tiến thoái càng khó khăn... Đến phiên quân cuả Bàng Thống đi tiếp, chợt bỗng tinh thần cuả Bàng Sĩ Nguyên dao động bần thần khó tả tim đập liên hồi, bèn kêu quân sĩ đứng gần đến hỏi rằng:
- Vậy trái đồi này tên là gì?
Quân lính bẩm rằng :
- Dạ thưa quân sư, đồi này là Lạc Phụng ạ!

Phụng Sồ trúng tên tại Lạc Phụng Ba

Bàng Sĩ Nguyên bấm tay giây sau than rằng:
- Tên của ta là Phụng Sồ, mà đồi này là Lạc Phụng, số cuả ta đến đây tận rồi!
 
Quân lính Tây Xuyên cuả tướng Trương Nhiệm phục trên đỉnh đồi chỉ vào Ngươì cưỡi ngưạ trắng nói:

- Đúng là Lưu Bị đó, lệnh cuả Trương Nhiệm xạ tiễn. Bàng Thống và con ngựa Địch Lư trúng cả trăm mũi tên chết đứng tại chỗ. Tội nghiệp con ngựa Địch Lư mang tiếng sát chủ, lần trước thì cứu thoát Lưu Bị ở Đàn Khê, kỳ này thì chết cùng quân sư Bàng Sĩ Nguyên ở đồi Lạc Phụng.
 
chuvươngmiện

READ MORE - PHỤNG SỒ, LẠC PHỤNG BA – Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện

VÔ THƯỜNG TRONG MỖI SÁT NA - Thơ Quách Như Nguyệt

 






Vô Thường Trong Mỗi Sát Na

 

Nghe tin chị vừa qua đời

Tôi thấy thương tiếc buồn tơi

Khi sống chị luôn tính toán

Hà tiện từng “cent”, từng đồng

Bây giờ ra đi tay không

Chị chẳng mang được theo gì

Thương chị nước mắt tôi rơi

Mong chị đời đời yên nghỉ

Chị luôn bon chen, năng nổ

Một thân chống chọi với đời

Nóng tính, sẵn sàng gây hấn

Phấn đấu chẳng chịu thua ai

Hãnh diện có tiền, có của

Tích cóp chị chẳng dám xài

Chuyến đi chơi Canada

Rủ hai mẹ con đi cùng

Một mình chị làm tài xế

Chu đáo từng li từng tí

Phương An lần đầu thoải mái

Không phải lái xe đường xa

Thỉnh thoảng tôi than đau nhức

Chị đến cạo gió, bóp chân

Nay chị thoát kiếp trầm luân

Thương chị, thương gấp bội phần

Rất khỏe, thể thao mỗi ngày

Ăn uống kiêng khem cẩn thận

Nhìn chị khoảng cỡ bốn mươi

Cho dù tuổi thật sáu tám

Vừa trẻ, vừa khỏe, tốt tươi

Bất thần tin chị ra đi

Tôi nghe thảng thốt ra gì

Còn sống, ta quý thương nhau

Giữ gìn tình bạn lâu dài

Cần chi mê đắm miệt mài

Đời sống tưởng dài mà ngắn

Vô thường trong mỗi sát na

Chết là không thể thở ra

Nay chị từ giã cõi đời

Tiếc thương chị quá chị ơi!

Tôi làm thơ cho đỡ buồn

Cố gắng sống tốt luôn luôn

Bây giờ nằm trong huyệt lạnh

Hết nhìn hoa trắng, trời xanh

Chị đang lênh đênh cõi nào?

Mong chị bình an miên viễn

Không còn lo lắng, ưu phiền

Hết khổ, hạnh phúc triền miên

 

Quách Như Nguyệt

January 31, 2023

nhunguyet9963@gmail.com

READ MORE - VÔ THƯỜNG TRONG MỖI SÁT NA - Thơ Quách Như Nguyệt

MỘNG CHIỀU XUÂN – Thơ Trần Mai Ngân


 


MỘNG CHIỀU XUÂN
 
Trên nhánh mai năm cũ
Còn mắc nụ cười em
Thật tươi và xinh đẹp
Để lòng ai ấm thêm…
 
Trong bao đỏ lì xì
Một tờ vé số cũ
Như là mộng ấp ủ
Đã bao năm để dành
 
Bây giờ mơ không thành
Nên thả bay theo gió
Như cuộc tình mong manh
Biết sao nữa… thôi đành!
 
Tâm an rất nhẹ nhàng
Chúc cầu người hạnh phúc
Dẫu tình ta có lúc
Như mùa Xuân nở hoa…
 
Xuân nay dù đã xa
Hương xưa xin giữ lại
Giữa người và giữa ta
Mong chuyện cũ không nhoà…
 
Trần Mai Ngân

READ MORE - MỘNG CHIỀU XUÂN – Thơ Trần Mai Ngân

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (1) – Nguyên Lạc

                                   (Kỳ 1)

Theo chữ tượng hình của Trung Quốc, chữ rượu là Tửu  gồm 2 bộ ghép nhau: bộ Thuỷ  – là nước, ghép với bộ Dậu  – là rượu lên men. Vậy Tửu có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành.
 
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người, sau Lửa.
Chưa có bằng chứng khoa học nào biết được chính xác thời gian, nhưng có một điều chắc chắn là rượu đã có từ rất lâu, ngày càng phát triển và trở thành nét văn hóa độc đáo không thể thiếu của nhân loại. Các bằng chứng khảo cổ học đầu tiên về sản xuất rượu, nguồn gốc của rượu được tìm thấy cách vài nghìn năm trước công nguyên. Tại các địa điểm: Iran (5000 năm trước Công nguyên), Hy Lạp (4500 năm trước Công nguyên), Cộng hòa Armenia (4100 năm trước Công nguyên)… đây là nơi mà các nhà máy rượu lâu đời nhất được phát hiện.
Trên thế giới, không có đất nước nào mà không có rượu. Rượu tồn tại, đồng hành cùng nhân loại.
 
RƯỢU TRONG NHẠC:
Bài nhạc chúc xuân này chắc hẳn ai cũng biết:
“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi/Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương/Xây tổ ấm trên cành yêu đương/Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ/Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới…
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do…/ Muôn người hạnh phúc chan hoà”
(Ly rượu mừng – Phạm Ðình Chương)
 
RƯỢU TRONG THƠ:
 
Dục phá sầu thành tu dụng tửu
Tuý tự tuý đảo sầu tự sầu
(Vịnh sầu tình – Nguyễn Công Trứ)
 
Muốn phá thành sầu phải dùng rượu,
(Nhưng) Say tự say gục, (mà) sầu vẫn cứ sầu.
 
Hay:
 
Cảnh đời gió gió mưa mưa
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say, thơ lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
Rượu thơ mình lại với mình
Khi say quên cả cái hình phù du
Trăm năm thơ túi rượu vò
Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?
(Thơ rượu -Tản Đà)
 
Hay:
 
Say đi em, say đi em
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết

Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Ðời vắng em rồi say với ai!
(Đời vắng em rồi say với ai – Vũ Hoàng Chương)
 
Thơ “Trung niên thi sĩ”:
Uống xong ly rượu cuối cùng
Bỗng nhiên chợt nhớ đã từng đầu tiên
Uống như uống nước ngọc tuyền
Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau
Uống xong ly rượu cùng nhau
Hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời…

Một tập thơ sầu ngâm sảng sảng
Vài nai rượu kếch ních tỳ ty
Chết về Tiên Bụt cho xong kiếp
Đù ỏa trần gian! sống mãi chi
(Thi tập Như sương – Bùi Giáng)
 
Và bài thơ rượu buồn sau đây:
 
Rượu mời ta rót cho ta
Bạn gần không tới bạn xa chưa về
Rót nghiêng năm tháng vào ly
Mắt nheo bóng xế tay che tuổi buồn
Rót đầy băng giá cô đơn
Rót thao thức nhớ, rót hờn giận quên
Thôi, đừng. Thôi hãy nằm yên
Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào
Rót ta với bóng cùng nhau
Ngất ngư rót mãi tỉnh vào cơn say
(Đêm cuối năm uống rượu một mình – Thanh Nam)
 
RƯỢU TRONG VĂN:
 
Mời đọc trích đoạn lý thú này, của thi sĩ Trần Mộng Tú: “Nước mắt của rượu”:
 
[… Tôi lắc khẽ phần rượu trong ly, chiếc ly thủy tinh mỏng, trong suốt và rộng miệng, nhìn mầu đỏ bám vào thành ly rồi trôi nhè nhẹ xuống đáy ly, ngẫm nghĩ: những người có tâm hồn tài tử đã văn chương hóa, gọi là: “Nước mắt của rượu” (wine tears). Những giọt nước mắt hồng, thật là đẹp!
Tôi nhớ một câu thơ trong bài Chào Nguyên Xuân của Bùi Giáng: “Xin chào nhau giữa làn môi/ Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam…” mang ra đọc lúc này là đúng nhất.
Thật ra, người sành rượu chỉ nhìn sự đậm đặc của những giọt lệ rượu này có thể đoán được độ cồn của nó.
Nhưng tôi thích hương thơm và màu sắc của rượu nho. Màu đỏ của rượu nho đẹp và thơ mộng. Rượu nho gây cảm hứng cho thơ hay nói một cách khác: thơ ở trong rượu nho.
Tôi nhớ một thi sĩ Nhật nào đó đã nói: “Thơ là rượu bốc hơi”. Và thi sĩ người Tô Cách Lan, Robert Louis Stevenson cũng cùng một ý tương tự: “Rượu là thơ đóng chai (Wine is bottled poetry.)
Thấy chưa! Hai thứ đó phải đi với nhau.
Đối với tôi, hai cái quý nhất của rượu nho là hương thơm và mầu sắc, nó đẹp như những vần thơ. Một câu thơ hay khi đọc lên ta có cảm tưởng ngửi được hương thơm của thơ và nhìn thấy mầu của câu thơ ửng hiện.
Thi sĩ, văn sĩ Việt cũng mang rượu vào văn chương nhiều lắm. Và họ đã cho ta thấy từ ngày trước thi sĩ đã đặt phụ nữ ngang hàng với rượu hay cũng vì phụ nữ mà rượu thêm say. Nhờ đó ta thấy đúng là: Rượu, thơ, tình yêu và phụ nữ đã đi chung với nhau trong nhiều chặng đường của đời sống. Hay nói một cách khác những thứ này cùng có một sức quyến rũ như nhau và làm cho đàn ông hệ lụy.
Nói về thơ và rượu thì vô cùng tận. Có thể viết đến cả trăm trang giấy cũng không đủ, tôi nhớ câu nói chơi chữ của ông Thi sĩ lừng lẫy người Pháp, Charles Baudelaire:“Người yêu là một chai rượu, vợ là một cái chai đựng rượu” (Sweetheart is a bottle of wine, a wife is a wine bottle). Nó khác nhau ở chỗ chai rượu chắc chắn là có rượu trong đó, uống nó cho ta ngây ngất. Còn chai đựng rượu chưa chắc đã đựng rượu, nó có thể dùng để đựng một thứ khác như nước lạnh, dấm,…hoặc chai không.
Mặc dù câu ví von này nghe hay nhưng hơi bất công, bạc bẽo với vợ. Cái chai rượu thành chai không cũng do chàng uống hết chứ ai.
Đẹp nhất vẫn là hình ảnh của “Những giọt nước mắt hồng” ai đó đã hình dung ra khi nhìn những giọt rượu nho đỏ lăn nhè nhẹ từ thành ly xuống đáy.
Như cả một câu thơ đang từ từ trôi xuống, như những giọt lệ của một mối tình.
Nhớ không em những giọt rượu trên môi
đã để lại trong anh những giọt nước mắt hồng
em có về xin cúi nhặt những mảnh thủy tinh
trái tim anh, chiếc ly đã vỡ…]
(Trần Mộng Tú)
 
RƯỢU TRONG TIẾU LÂM:
 
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Thoại bất đồng tâm bán cú đa
 
Dịch nghĩa
 
Gặp người tri kỷ ngàn ly rượu cũng thiếu
Nói chuyện không hợp nửa lời cũng nhiều
 
 “Thoại bất đồng tâm bán cú đa”:
Xạo hoài ông thần, xưa rồi. Bây giờ phải “ngôn” như thế này:
 
Thoại bất đồng tâm… cũng hổng sao”
(Nói chuyện không hợp… cũng hổng sao)
- Đây là “châm ngôn” của các ông bán hàng (Dealer) nhờ đó các ông thần này mới “móc túi” người được, phải không?
 “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu”:
Thiên là trời, “bôi thiểu” nói lái là “biểu thôi”:
“Thiên bôi thiểu” là “trời biểu thôi” phải không? Uống rượu nhiều, không thôi sẽ hao tổn tiền bạc, có hại cho sức khoẻ, và nhiều khi còn toi mạng vì lái xe, vì ngộ độc, vì “chết trên lưng ngựa” phải không các ông thần? Đừng “thiên bôi thiểu” nữa nha.
 
RƯỢU TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI:
 
Rượu đã xuất hiện từ lâu trong đời sống của người Việt và trở thành một nét văn hóa trong văn hóa Việt. Mặc dù chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào bàn về văn hóa rượu. Nhưng nhìn chung, rượu đã hiện hữu trong cuộc sống của người Việt từ lâu, những tác dụng và ảnh hưởng của rượu đến con người đã được biết tới từ rất sớm. Trong nghi lễ của người Việt, nghi lễ dâng rượu đã trở thành phổ biến, mang tính chất bắt buộc và hết sức thiêng liêng. Từ nghi lễ gia đình đến những nghi lễ ở cộng đồng làng xã hoặc quy mô quốc gia, dân tộc chúng ta không thể bỏ qua nghi lễ dâng rượu cúng các vị thần linh, tiên tổ. Trong quan niệm dân gian, chúng ta cũng thường nghe nói: “Vô tửu bất thành lễ”. Điều đó chứng tỏ rằng rượu đã hằn sâu trong tâm linh, tín ngưỡng người Việt. Rượu dùng để dâng cúng thần linh vào những ngày lễ Tết, rượu cũng được sử dụng trong những dịp hội làng, những ngày lễ tổ. Rượu (cùng với cau trầu) là lễ vật bắt buộc khi cưới hỏi. Kể cả trong sinh hoạt thường ngày, chén rượu để kết giao, để tìm bạn tri kỷ, giúp cho ta vơi đi những nỗi sầu nhân thế.
 
Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte từng nói: “Khi chiến thắng bạn xứng đáng được thưởng một chai Champagne. Khi thất bại thì bạn thực sự cần đến nó”.
 
 RƯỢU TRONG THẦN THOẠI HY LẠP:
 
                       (Ảnh Dionysus: thần rượu nho)
 
Dionysus (Thần thoại La Mã gọi là Bacchus) là vị thần Rượu Nho. Thần chính là con trai của thần Zeus và công chúa người trần Semele, con gái vua Cadmus sáng lập ra thành Thebes.
Khi có thai với thần Zeus, công chúa Semele nghe theo lời xúi giục của nữ thần Hera (vợ của thần Zeus) nài nỉ xin Zeus cho nàng nhìn thấy dung nhan thật của vị Thần oai quyền nhất vũ trụ. Nàng Semele có lẽ đẹp thật, nhưng cũng ngốc thật. Tin ai không tin, lại đi tin Hera, vợ chính thức của thần Zeus – nữ thần quyền năng nhất Olympus – và Hera “rạng danh” nhất cũng là nhờ tính ghen của mình.
 
Vì không thể thuyết phục được Semele, thần Zeus đã lộ rõ sức mạnh và quyền uy của mình và hiện nguyên hình là vị thần Sấm Sét, hào quang cũng như sấm chớp của ông sắp sửa thiêu cháy Seleme – đang nằm trên giường háo hức muốn nhìn thấy dung nhan thật của người yêu – bởi vì nàng chỉ là người trần, làm sao chịu nổi. Ngay lúc đó, thần Zeus đã kịp thời đưa đứa bé ra khỏi bụng nàng, rồi khâu vào đùi của mình. Và thế là một thời gian sau, Dionysus được sinh ra từ đùi của cha mình.
 
Để tránh cơn ghen tuông của Hera, thần Zeus đem giao đứa bé cho các nữ thần Thời Khắc và Sơn Thủy nuôi dưỡng ở thung lũng Nyse (nơi ngày xưa thần Zeus cũng đã được chăm sóc nuôi lớn ở đây khi mới chào đời). Cậu bé được đặt tên là Dionysus, và sống vui vẻ giữa các nàng tiên cho đến khi thành một chàng trai khoẻ mạnh.
 
Một ngày nọ, các tiên nữ đi hái nho về, cho tất cả vào chậu lớn. Dionysus trong lúc với tay lên lấy đồ ở trên giá, chàng vô tình giẫm vào chậu nho và làm nát khá nhiều nho. Chàng không biết nên làm thế nào, liền giấu lại trong hang rồi ra về. Vài ngày sau, chàng quay trở lại thì thấy có một mùi rất thơm toả ra từ chậu nho bị giẫm nát hôm trước. Khi uống nước nho vào thì có cảm giác sảng khoái và nước cũng rất ngon. Dionysus rất thích thứ nước đó và đặt tên nó là rượu nho. Chàng quyết định sẽ làm cho cả thế giới phải tôn vinh nó.
 
Dionysus đi khắp nơi, đi đến đâu, ngôi làng nào ông cũng đều chỉ dạy cho người cách trồng nho và cất rượu, đem lại cho loài người sức mạnh và niềm vui sảng khoái. Dần dần, rượu nho được sử dụng cho các bữa tiệc, mọi tầng lớp giai cấp đều yêu thích loại rượu này. Đến cả các vị thần cũng đã chú ý đến rượu nho và tài năng của Dionysus được công nhận, ông được cha, là thần Zeus đón về đỉnh Olympus và trở thành một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus. Trong số 12 vị thần này, thần Dionysus là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại.
 
 TRUYỀN THUYẾT XỨ BA TƯ (IRAN):
 
Theo truyền thuyết, một ông vua xứ Ba Tư đã vô tình để quên các chùm nho trong một vại sành, trên nắp có đề chữ “Độc dược”. Một bà vợ kế của vua, vì bị ruồng bỏ, đã quyết định tự kết liễu đời mình. Bà tìm ra chiếc vại sành nói trên và lấy nước nho ra uống, lầm tưởng đó là độc dược. Bà không những không chết mà còn cảm thấy sảng khoái: Rượu vang đã ra đời như vậy theo truyền thuyết.
 
*
Trước khi vào bài, mời độc giả đọc trích đoạn này cho vui:
 
“Rượu có từ hồi nào? Có người cho rằng rượu có từ thời đá mài (neolithic). Nhằm nhò gì, mới đây (1975), người ta còn phát hiện cả tỉ tỉ rượu trong đám mây ở trung tâm dải Ngân Hà, có điều thiên tửu vô biên này cách trái đất chừng 30.000 năm ánh sáng. Còn tôi, tôi nghĩ khác, đơn giản mà chắc ăn hơn, có cỏ cây hoa quả là có rượu. Chẳng phải những trái cây chín mọng sẽ lên men rượu đó sao?
 
Vậy ai là người uống rượu đầu tiên? Có người dựa vào Kinh Thánh để nói rằng, đó là ông Noah thoát nạn trên một con tàu trong trận Đại hồng thủy, đã tình cờ chế được rượu nho và uống say bí tỉ. Tôi cũng nghĩ khác luôn. Chính ông Adam là người đầu tiên uống rượu. Adam nghe lời xúi (dại) của bà Eva ăn trái cấm, gây biết bao phiền toái cho con cháu đời sau. Cái này Kinh Thánh chép, chứ không phải tôi bịa.
 
Nhưng tôi cứ tự hỏi, một đấng trượng phu dám cắt phăng cái xương sườn của mình để đổi lấy niềm hoan lạc lứa đôi như ngài Adam, tổ tiên loài người, chẳng lẽ lại nghe lời đàn bà xúi bẩy? Dù gì thì Adam cũng là đứa con đầu tiên của Thượng đế đâu dễ gì nhẹ dạ như thế. Vườn Địa đàng đầy hoa thơm cỏ lạ, trái cây mơn mởn… Eva chắc (chắn) đã chuốc rượu cho Adam (lả lơi mời mọc Adam ăn trái chín lên men). Khổ thân ngài Adam, ngà ngà rồi thì trái cấm cũng như trái… xoài, đâu còn ngán ai nữa mà không dám ăn. Tôi ngờ rằng Kinh Thánh chép thiếu đoạn này, hay tam sao thất bổn gì đó.
 
Con cháu Adam muôn đời sau vẫn không rút ra được bài học của tổ tiên, uống rượu là cứ phụ nữ kè kè bên hông…”
(Huynh đệ tương phùng ba chén rượu – Vũ Thế Thành)
 
Chí lý! Tui bái phục sư phụ Vũ, đúng là lời vàng tiếng ngọc, “uống rượu là cứ phụ nữ kè kè bên hông”! Nhưng Rượu và Sắc phải luôn đi đôi với nhau chớ, do đó mới có thành ngữ Tửu Sắc, phải không?
 
* * *
Rượu nho được làm từ quả nho. Từ nước ép quả nho, khi ủ ta được rượu Vang (tiếng Pháp: Le vin), chưng cất ta được rượu Brandy. Tác giả sẽ lần lượt cung cấp vài điều cơ bản về rượu Vang và rượu Brandy.
Mời các bạn bước vào “khu vườn Rượu nho” rồi thưởng thức “Cam lồ thủy”.
 
(Còn tiếp nhiều kỳ)
 
Nguyên Lạc

READ MORE - TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (1) – Nguyên Lạc

XUẤT HÀNH - Thơ Lê Phước Sinh


 


XUẤT HÀNH
 
Cầu Ngư Cầu Ngư
Bầu Trời lộng Gió
Mây trắng Biển xanh
Ôm chân Sóng vỗ...
 
Lồng Ngực hít đầy
Tựa Buồm lộng Gió
Âm vang thúc gọi
Hò dô... Ra khơi.
 
Bóng Núi xa Bờ
Vòng xanh Biển rộng...
 
Lê Phước Sinh

READ MORE - XUẤT HÀNH - Thơ Lê Phước Sinh

TAY NGƯỜI, THƠ 5 CHỮ, THƠ TAM CÚ – Thơ Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử


 


TAY NGƯỜI
 
đưa tay mà ngắt ngọn ngò
thương em đứt ruột giả đò ngó ngơ
                                           (ca dao)
 
thì ra lại đón cơn mơ
tỉnh ra em đã qua bờ qua sông
đành thôi em phải lấy chồng
thì thôi khăn áo sà rông muộn rồi
 
nhìn lên trăng xế non đoài
chòm sao bánh lái chia hai ngả mình
thì thôi chim đậu đất lành
trầu cau xin khất để dành duyên sau
 
mơi này trời trở mưa ngâu
mơi này vẫn chuyện sông cầu rượu say
thì thôi chốn đó chốn này
không mưa mà ướt lòng tay lòng người
 
em về bên nớ nay mai
thuận buồm mát mái chèo xuôi thuận dòng
cải dưa giờ đã lên ngồng
gái ngoan đi cạnh tấm chồng đáng yêu
 
chiều nay trời đổ cơn chiều
đồi hoa vàng nở tiêu điều cánh bay
thì thôi rượu đẫm bàn tay
thì thôi mây đã vội bay bay rồi?
 
 
THƠ 5 CHỮ
 
nhà ga ở một chỗ
con tàu chạy muôn nơi?
chạy từ nam ra bắc
rồi lại chạy thụt lùi
ở luôn trên đường sắt
nửa giờ để nghỉ ngơi
ăn thêm than cùng nước
rồi lại rúc thêm còi
vô tình không để ý
tàu đã đi xa rồi?
 
tu được thành chánh quả
thảo nào? Phật tâm ta
càng đi đường càng khó
chậm rãi chân du già?
 
một vầng trăng nguyên thủy
mọc trên rặng chà là
những bước chân ngái ngủ
trên đại mạc mờ xa
ảo ảnh dăm hồ nước
lầm lũi kiếp lạc đà
 
con họa mi ồn ào?
đánh thức cả vườn hồng
bông hồi hôm còn đó
nụ mãn khai tươi hơn?
con họa mi xéo mất
ồn ào thêm bầy ong
 
 
THƠ TAM CÚ
 
ngày cũng tàn
đêm cũng hết
núi non già
người cũng thác
cày bừa mãi
thân quá mệt
cành đồng khô
cánh đồng cạn
 
một con cò
đi nom sông
một con thuyền
trôi giữa dòng
một vạt bèo
dạt lênh đênh
một người già
ngó băn khoăn
một cánh chim
bay về ngàn
 
một con cò
một mâm xôi
một cái nồi
hai cái ghế
chiều đã xế
trăng cuối non
ta mỏi mòn
nơi chốn cũ
đêm đã phủ
 
chim thúy uyên
đậu cành mai
gió thở dài
cành hoa rụng
trời quá rộng
để mây bay
ta ở đây
chờ mấy chập
em đi khuất
sau lùm cây
 
văn với veo
nhạc với nhẽo
văn tự ngục
một cái vèo
sống bao năm?
tù với tội
tiếng ca cầm
trong ngục tối?
 
M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện

READ MORE - TAY NGƯỜI, THƠ 5 CHỮ, THƠ TAM CÚ – Thơ Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử

Chùm ảnh HOA MUSCARI - Chu Vương Miện

 Bấm chuột vào ảnh để phóng to.







READ MORE - Chùm ảnh HOA MUSCARI - Chu Vương Miện