Trước
khi có chữ viết, ngôn ngữ là tiếng, tức
là âm thanh. Sau khi có chữ
viết, ngôn ngữ mang thêm thuộc tính mới, do những biểu hiện
thị giác trên trang giấy. Như thế, khởi đầu,
thơ là tiếng
nói, và trong tiếng Việt, đó là các tiếng đơn âm. Ngày xưa, người đọc thơ chính là người
nghe thơ: câu thơ cần dễ hiểu, dễ
nhớ, và một bài thơ hay, sống được lâu dài, là nhớ
vào ký ức của con người qua các thế hệ.
Sự
phá triển phức tạp của
xã hội và những biến đổi
về tâm lý làm cho thơ tự do và thơ không vần ngày một lan rộng, thơ trở
thành một nghệ thuật nhìn lấn
át hơn nghe. Nhiều
nhà thơ thuộc
khuynh hướng này quên đi
rằng sự tiết kiệm
chữ và cách sắp xếp chúng là một
nghệ thuật cao cường của
thơ ca, được
lưu giữ lâu đời. Ngôn ngữ
chứa nhiều khả năng kỳ lạ,
vì vậy chúng đầy bí ẩn. Nén lại
các chữ, dồn chúng vào trong những câu thơ có giới hạn, mở
rộng nghĩa cho chúng, là
phương pháp mà Du Tử
Lê sử dụng điêu luyện, đặc biệt
vào thời gian anh vượt qua tuổi bốn mươi, sau hơn hai mươi năm sáng tác.
Nhiều
người đọc Du Tử Lê, lấy
làm ngạc nhiên là thơ anh “bỗng hay lên một cách đột ngột” từ
những năm 1980. Trong khi
đồng ý phần nào với cách nhìn có vẻ
đơn giản như vậy, tôi tin rằng sự phát sáng tài năng ở anh đã lấp
lánh từ những năm sáu mươi.
Thoạt
đầu anh viết những câu đơn giản, với nghĩa một chiều, mỗi
câu là một ý. Trong đó có
những câu khá tầm thường.
Thời
gian đẹp
là thời
gian đánh mất
Mộng
không thành là mộng quá cao xa
Hay
Cầm
bằng
bãi gió mây qua
Đôi chân nhỏ
dại
lỡ
sa vào đời
Cho đến
những câu thơ thành công
hơn :
Kỷ
niệm
tôi từ
những
ngày vỡ
tiếng
nhẩn
nha gom từng cọng thiết tha rơi
con dế nhỏ lớn
lên đầm
tiếng
hát
khi đêm về
ru giọng
đớn
đau hơn
cây niên thiếu
cũng thui mầm trong sáng
lá oan khiên lả
tả
mái hiên người
Thời
còn ở Việt Nam, chữ của anh là chữ
chất phác, mặc dù chân tình, tha thiết. Tuy nhiên anh cũng có những đột phá lạ
về ngôn ngữ. Đây là dấu hiệu báo trước
một tài năng chín tới, hai mươi năm sau.
Hạnh
phúc tôi từ những ngày nước
lớn
Trời
mưa mau tay vuốt
mặt
khôn cùng
Bầy
sẻ
cũ hom hem chiều ngói xám
Trời
xanh xao chân nhỏ cũng không về
(1967. Khúc thêm cho Huyền
Châu)
Sau cuộc
đổi đời, lênh đênh cuộc sống di tản,
nhớ nhà nhớ nước quay quắt,
có lẽ một điều gì đó đã xảy
ra thật mãnh liệt, đánh động tất cả
giác quan , mở bừng tâm thức của anh. Điều
đáng chú ý là ở một số nhà thơ khác, cũng có thể
cùng trải qua những cảnh ngộ
như anh, đã không có sự
phơi trần hết mình trước giông bão : họ đã không gào thét như anh trên
cánh đồng tâm hồn. Du Tử Lê, nhờ
thế, đã bay kịp đôi cánh của chữ. Anh mở
ra những kích thước mới, làm giàu thêm cho ngôn ngữ mẹ.
Đôi khi anh viết
giản dị, mộc mạc
:
Người
ở
cùng tôi mỗi mũi đường
Lập
lòe năm tháng nạm không gian
Ngỡ
ai hát nhỏ, mà, sao lạ
Nghe rõ ràng như tiếng
hát nàng
mà vẫn
gợi cảm, làm rung động người đọc.
Nhưng thường
thì anh viết khó hơn :
Than, củi
gọi
ngày, đêm xương máu, rợn
Trí câng câng; tâm gõ
nẩy
bong bong
Thuở
mông muội
thiêng liêng rừng cỗ đá
mỗi
tiếng
kêu: nóng hổi một linh hồn
Nghệ
thuật của Du Tử Lê trước
hết bắt đầu ở
cách chọn chữ. Trong giai đoạn đầu của
sự nghiệp thơ ca, khoảng ngoài hai mươi tuổi, anh dùng chữ dễ dàng.
Buổi
sáng nào quên thức trên những
hàng cây xanh
Nỗi
xót xa nào đậu mãi trên những cặp
môi khô nhăn
Tâm hồn
nào không còn chỗ dung chấp
tình yêu
Lòng bao dung nào được
nghĩ tới
ngang như một thủ đoạn
Sự
kiêu hãnh ngấm ngầm nào giết
lần
chúng ta
Thậm
chí đến mức dễ dãi:
Mình về
phố
ấy
ấm
êm
Tôi lêu lỏng
suốt
nghìn đêm bạn bè
Mình về
phố
ấy
hiên che
Mẹ
chăm giấc
ngủ
vỗ
về
nỗi
con
Mình về
phố
ấy
ven sông
Bán buôn chiều
chợ
gánh gồng
tình yêu
Đây là lỗi
mà các nhà thơ Việt Nam
hiện nay, không ít thì
nhiều, hầu hết đều
mắc phải.
Nhưng thoắt
một cái, anh đã vượt qua nó. Anh chọn các chữ khó hơn, có mức nghĩa dày đặc hơn, tiếng Việt gọi
là hàm súc. Điều khó khăn
là các chữ như thế có thể làm cho một
bài thơ trở nên
mất tự nhiên, nếu không được đặt đúng chỗ.
Hãy xem Du Tử Lê vượt qua cạm bẫy này như thế nào.
Và Huyền
Châu
Cánh vàng đã vỗ
muôn xa
Vó thu ngựa
ngủ
đời
ta lưng gù
Giữa
vùng tư tưởng
đêm lu
Tay xưa mắt
nọ
kỳ khu hồn người
Giọng
điệu trong bài này chân
thật, nhịp đi tự nhiên, các chữ
đọc trúc trắc nhưng lại hoàn toàn phù hợp với ý thơ: đã vỗ,
ngựa ngủ, kỳ khu. Trong bài này chữ chìa khóa là chữ lưng gù. Các
bài thơ hay thường
có những chữ chìa khóa như thế.
Càng về
sau, anh càng tránh được
sự dễ dãi trong thơ, biết cách tiết kiệm chữ.
Điều này thể hiện rõ hơn trong các bài thơ có vần,
vốn là sở trường của
anh. Khi viết thơ tự do, Du Tử Lê mới đầu
hình như chưa nhận ra
rằng bằng cách làm thơ tự do, anh đã vô tình chuyển qua một hệ
thẩm mĩ khác, trong đó cấu trúc ngôn ngữ được quyết
định nhiều hơn bởi các ý tưởng: không có một ý tưởng cốt
lõi, xương sống,
có tính độc sáng, bài thơ hoàn toàn
sụp đổ. Cũng như vậy, tính mơ hồ của ngôn ngữ,
vốn có vai trò quan trọng trong thơ có vần, trở nên phần
nào ít quan trọng hơn trong thơ tự do.
Về
sau, anh học được rất nhanh điều
này, và đạt đến sự diễn
cảm thoải mái trong một số bài thơ tự do
thành công, mà đỉnh cao
là Trường ca Mẹ Về Biển
Đông.
Khi tôi tới
những
bông birdflower như bầy én
Có đôi cánh vàng, chúc
mỏ
Tư thế
sẵn
sàng lao xuống
Trong ba câu thơ ngắn
này, người đọc vẫn nhận
ra được phong vị của một
người làm thơ có vần kỳ ảo, đã tự
vượt ra được, để chạm
đến một bến bờ
khác của ngôn ngữ.
Du Tử
Lê chú ý đến các âm tiết (syllables) khác nhau trong
thơ. Sau đây là các ví dụ:
- Âm- an,
-ang gây cảm giác rộng rãi mênh mông:
Chiều
dâng lênh láng chiều,
giăng hàng
- Âm –ui gây
cảm giác khô, lững lờ, hẫng:
Cây vùi, chôn nhau khôn lui
Ngọn
liên hoa tạnh, gốc hồi dương, khô
- Âm –ách, -ất, -ấc gây cảm
giác ngắn gọn, sắc, vui vẻ:
Bông hoa mách một
con đường ngắn nhất
Đem mùi hương vào tận
giấc mơ người
Một
trong những đặc điểm của
Du Tử Lê là anh dùng các
chữ bình dân một cách táo bạo. Một số
nhà thơ Việt Nam
ít sử dụng các từ ngữ bình dân, có thể
kể: Vũ Hoàng Chương, Đinh
Hùng, Thanh Tâm Tuyền.
Một số nhà thơ sử dụng rất
nhiều các yếu tố dân gian, đặc
biệt ca dao, có thể kể: Hoàng Cầm,
Lê Đạt, Dương Tường, Tô Thùy Yên. Ít người dùng chữ như anh:
Em xâm thực
nửa
đời
tôi chín muỗm
Mày đã mười
năm không nhúc nhích
Vô Kỵ
được
dẫn
đi chữa
bệnh.
Không có màn đánh nhau
chí chạp.
Chỉ
có Kim Hoa bà bà xuất hiện
Các chữ
như chín muỗm, nhúc nhích, chí chạp là các chữ bình dân được sử dụng
đầy thuyết phục.
Sự tương tác giữa chữ này và chữ
khác trong một câu thơ, về nghĩa và về âm, là một hiện tượng
đặc biệt, cần những
phân tích sâu hơn. Ở đây
tôi chỉ xin lưu ý rằng Du Tử Lê là một
trong số khá ít các nhà
thơ hiện nay
dành cho chúng sự cẩn trọng cần
thiết. Thể hiện rõ nhất
điều này, có thể thấy trong việc
sử dụng vần tinh tế
của anh, giấu sâu vào giữa các chữ:
Thương mẹ
đã lưng đồi
Còn nghe rừng
hú mãi
Lưng đi cặp
với rừng về âm, nhưng không phải
về nghĩa. Đồi đi cặp với
rừng về nghĩa, không phải về âm, nhưng được
kéo theo bởi lưng.
Đôi khi không sử
dụng đến vần, anh vẫn
có cách đặt các chữ chen vào nhau theo một vị trí làm cho chúng va vào nhau, vang lên:
Chân đi gió tạt
sầu
ba hướng
Tay vói một
trời:
trời
mưa bay
Chữ
vói hay hơn chữ với. Sở dĩ như vậy là
vì hai chữ trời trùng lập, một sự
hiệp vần quá chặt chẽ, vì vậy
chữ với trong trường hợp này gây cảm
giác dễ dãi, lười biếng. Chữ
vói níu nó lại, thấp hơn, gây cảm giác hụt hẫng.
Thật
ra Du Tử Lê ít dùng chữ lạ. Anh cũng không dùng các từ phức hợp,
mà sử dụng nhiều hơn các từ
thuần Việt. Các chữ thuần Việt
có nội dung rõ, nghĩa cụ thể, ít gây cảm
giác mơ hồ, trừu tượng, vốn
có khi cần thiết, như trong tác động của các chữ
Hán Việt. Vậy bí quyết của Du Tử
Lê là sử dụng các chữ thường một
cách táo bạo, sắp xếp lại
cách nói, làm chúng trở
nên mới lạ, đi những con đường
chưa có người
đi.
Một
câu thơ của Du Tử Lê có hơn một ý tưởng, và các ý tưởng
này quyện vào nhau, va đập vào nhau, tạo nên âm hưởng riêng.
Bóng lá chính là
tên giữ
cổng
mời
em trở
lại
nắng
trong veo
những
con bướm
nhạt
in trên đất
đừng
dẫm
lên, nghe, chút bọt bèo
Anh dùng hai hình ảnh,
sự việc, hoặc hai đối
tượng, trong cùng một câu thơ: bóng
lá / giữ cổng, mời em / nắng,
bướm / đất, dẫm / nghe.. Sự
kết hợp như thế mặc dù phổ
biến, đã được anh dùng có chọn lọc. Đôi khi sự
phát triển từng cặp không chỉ
diễn ra trong một câu mà cả trong một đoạn.
Tìm tôi đèn thắp
hai hàng
Lạc
nhau cuối
phố
sương quàng cổ
cây
Câu lục
có hai động từ, nghĩa là hai mệnh đề, câu bát có hai động
từ, là hai mệnh đề khác. Đây là một
trong những chìa khóa của biến ảo
ngôn ngữ Du Tử Lê.
Anh còn dùng các thành ngữ
khá thành công, biến các
chữ quen thuộc thành mới.
Kẻ
sĩ từ
lâu lặn
hết
rồi
Ngươi còn / trơ trọi
/ bóng / đêm / thôi
Ai không nín thở
qua cầu
chứ?
người
vác hoài cây thập giá đời
(Phạm
Nhuận)
Nín thở
qua cầu là một thành ngữ. Nhưng thành ngữ anh dùng là những thành ngữ mới. Các thành ngữ
lâu đời hơn ít gặp. Tôi đang chạm đến một
vấn đề quan trọng : đó là hiện tượng các chữ
bình dân xuất hiện rất nhiều
trong thơ Du tử Lê
vừa nhắc đến ở
trên. Trước anh, không thấy nhiều, sau anh cũng ít gặp.
Việc sử dụng chữ
bình dân trong thơ anh có năm tính chất
sau đây, chúng bổ sung cho
nhau, có khi lồng vào
nhau.
Tính chất
thứ nhất hay loại thứ nhất,
là các thành ngữ, như vừa nói .
Tính chất
thứ hai, các chữ địa phương.
Mười
thế
hệ
sạch
trơn không dấu
vết
Trái đất
buồn
: hạt
lệ
đứng
quay lưng.
Sạch
trơn là một
tiếng thông dụng ở miền
Nam.
Các chữ
địa phương này có
thể có nguồn gốc từ
nhiều nơi khác
nhau, được dùng rất phong phú, làm nên từ vựng riêng ( diction ) của Du Tử
Lê.
Mai này thế
kỷ
sang trang khác
Chẳng
có ai thừa hơi hát ngao
Hát ngao , như tôi từng
được nghe, dùng nhiều ở các tỉnh
miền Trung và ở Sài gòn.
Tính chất
thứ ba, các chữ không hẳn là bình dân, nhiều người nói, nhưng người
ta chỉ nói mà không viết. Đó là ngôn ngữ nói ( spoken language ) nhiều hơn là ngôn ngữ viết ( written language, literary language ).
Ký ức
em ấu
trùng đục
gốc
mùa hạ
cũ
trưa cao liền
tiếng
chim
cây dướn
mình uống
gió
Dướn
mình là chữ không mới và lại được
dùng ở đây rất mới. Thật
ra nếu anh viết rướn thì đúng hơn, nhưng dướn
là kiểu phát âm địa phương , lại trở thành một
chữ khác, có âm hường lạ, ngọt
ngào, thích hợp với tâm trạng.
Tính chất
thứ tư, không phải là ở các chữ
bình dân, mà ở cách nói
bình dân, phổ biến trong một số tầng
lớp.
Con đường
rộng
hai hàng cây đứng lại
Tôi buổi
trưa, tàn khốc
chia ly
Ngày trước
còn ở Việt Nam, thời trung học, tôi nhớ là , đám bạn tôi cũng hay xài mấy chữ tàn khốc,
rất kiếm hiệp, nhưng không ngờ
Du Tử Lê lại đem vào thơ tinh tế như vậy.
Tinh tế
khó nhận ra hơn, là những cách nói sau đây :
Sông tuyệt
tự
hô hào ta đứng dậy
Dang tay ra tựa
Chúa kẹt
chân tường
Hay khó nhận
ra hơn nữa :
Chỉ
nhớ
người
thôi đủ
hết
đời
Trong thơ Anh Mỹ,
có một khái niệm gọi là thơ vernacular (địa
phương, bình dân ), nhưng các bài thơ gọi là
vernacular của họ không có nhiều tính chất văn học như thơ Du tử Lê,
và thường được xếp vào một
nhóm riêng.
Du Tử
Lê đã góp phần quan trọng vào việc thi hoá ngôn ngữ đường phố,
làm cho chúng có một vị trí đáng kể trong thơ anh, và bằng cách đó mà làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam sống động,
linh hoạt, có xác có hồn, có máu thịt, có hơi hướm hoang đàng và nam tính, nhưng
riêng tư, thân mật,
thuyết phục.
Những
chữ mới của anh là mới
thật :
Đêm đầu
tư thêm cho ngày
Sáng huy hoắc
lá, cây lòng dạ chim
Chữ
huy hoắc là mới, nhưng khi anh đã dùng
rồi, khó thay bằng chữ khác. Như thế
ngôn ngữ Du Tử Lê có tính hiện đại, với
nghĩa là gần với đời sống
và các thế hệ đương thời, ngoài các suy tưởng và cảm xúc trẻ trung, là nhờ một ngôn ngữ
trực tiếp, mạnh mẽ,
đôi khi trần trụi, thậm chí bất
cần.
Tôi xin dẫn
thêm những thí dụ khác, chỉ trong hai câu ngắn :
Xóc dằn
nỗi
nhớ.
Lem năm tháng
Treo lửng
a tỳ nửa
trái tim
Các chữ
xóc dằn, lem, treo lửng là những chữ bình dân đương thời.
Tuy vậy, thơ anh lại khá xa với ngôn ngữ thuần ca dao, mà ta thường
tìm thấy dấu vết rõ rệt
trong một số nhà thơ, nhất là các nhà thơ miền Bắc. Có thể
một phần là do anh rất ít sử dụng
các từ lấp láy, là một đặc trưng của thơ Việt truyền thống
và ca dao. Khi sử dụng, anh cũng có vẻ không cố tình, và thường dùng ở thể thoáng đãng.
Tịch
mịch
rơi ngang trời
thọ
thương.
Hôm nay trời
đất
lừng
khừng.
Tịch mịch, lừng khừng
là những từ lấp láy. Anh cũng gọi
đến các chữ trùng lặp, hoặc vần
quyện vào nhau.
Ngày nghiêng nhớ
xuống
vai tiền
kiếp
Chuông mõ âm âm ngã mạn
nào?
Ngày nghiêng / tiền
kiếp / nghiêng tiền kiếp / âm âm / âm âm ngã mạn tạo
nên hiệu ứng đặc biệt
của tiếng chuông tiếng mõ, nghe rền như một câu kinh. Tuy nhiên nhìn
chung thì Du Tử Lê dùng
nhiều hơn các vần ở cuối
trong thơ bảy chữ và tám chữ, ít dùng vần lưng, vốn là vần gây cảm
giác lưu luyến.
Thỉnh
thoảng những vần như thế, được anh đặt khẽ, bên nhau, dịu
dàng bồi hồi :
Soi gương thấy
lệ
ai còn, chảy
Chiếc
lá người
bay ngoài nhân duyên
Ai, chảy,
bay, ngoài rung động cùng
nhau.
Các chữ
trong thơ có hai nghĩa, một
nghĩa của từ điển, mang tính khoa học
để chuyển đi các thông tin rõ ràng,
các nội dung cố định, và một
nghĩa đặc biệt, mênh mông hơn, mơ hồ , bí mật hơn. Nghĩa thứ
hai này tạo ra sự liên kết bằng
các mạch nối ngấm ngầm.
Một sự liên kết, liên tưởng
như thế đã
làm cho ngôn ngữ Du Tử Lê trở nên sâu xa, lay động
.
Lênh đênh hồn
cắm
sào ngang
Năm ô tuổi
nhỏ
buồn
hoang ngọn cờ
Du Tử
Lê làm mới lục bát là bắt đầu từ
những câu thơ như hai câu
trên đây. Chúng ta hãy theo dõi anh tiếp.
dấu
trong ký ức âm u
cành xương
tháng chín. mưa mù tháng giêng.
hồn
cây phong úa truy tầm
dấu
chân. nghìn dặm. lá mừng. thôi nôi
vàng sau lưng.
vàng ghế
ngồi
mùa em. thu tím. rừng
tôi phía nào?
Có ấn
tượng như thể lục bát hơi chật chội đối với
anh ? Có lẽ thế.
Sự làm
mới của Du tử Lê là một
hiện tượng đặc biệt.
Tôi có cảm giác rằng không phải Du tử Lê làm mới
lục bát mà chính lục bát đã làm mới anh, nghĩa là thúc đẩy anh về phía nổi
loạn chữ nghĩa : cuộc nổi loạn
thú vị nhất trong lịch sử loài người.
hồn
cuối
bãi, tim đầu ghềnh
những
chai máu lạnh. Ân tình treo cao
vói bàn tay. Vói cõi
nào ?
cõi quen hơi hướm.
Cõi đào thải, đau.
xe ngang cửa.
Sầu
lên đèo
vực
sâu tiếng
thảm.
Chim chiều cánh, mưa
Bạn có
nhớ Huy Cận không ?
Ngập
ngừng
mép núi quanh co,
Lưng đèo quán dựng,
mưa lò mái ngang
Vi vu gió hút nẻo
vàng;
Một
hàng thu rộng, mấy hàng cây nao.
Dừng
cương nghỉ
ngựa
non cao
Dặm
xa lữ
thứ
kẻ
nào héo hon…
So với
thời đại của Huy Cận,
thời đại của Du Tử
Lê và của chúng ta bây giờ khác hơn : hình như càng về sau, nhất là trong và sau cuộc chiến tranh vừa
qua, người ta sống buồn hơn, khinh bạc
hơn, gay gắt hơn. Vì mất mát lớn hơn.
Người
như thế, cái
tình như thế, thì
thơ phải như thế.
Về sau
anh mở rộng lục bát bằng
cách biến đổi các dấu chấm,
dấu phẩy, dấu hỏi,
dấu gạch chéo…Điều này dĩ nhiên không giới hạn ở
lục bát , mà áp dụng cho tất cả các thể
thơ khác.Anh là một
trong những người đầu tiên có ý thức
rõ ràng về việc làm mới ngôn ngữ
bằng các dấu, và nâng nó lên thành một nghệ thuật.
Nhờ cách này, một câu thơ có thể chở đi nhiều
mệnh đề, nhiều câu văn phạm,
đảo lộn chúng, mang lại cho chúng thêm nghĩa khác.
Hãy khảo
sát một câu của anh :
Mặt
trời
rơi, hẫng,
nhớ
nhung / đen ?
Như thế là
chữ rơi hẫng đang từ một chữ
biến thành hai chữ, từ một
ý biến thành hai ý. Anh
cũng làm như thế với các chữ như ly biệt, oải muộn,
da thịt, gió bão, vân vân
bằng cách cắt đôi chúng ra. Nhớ nhung đen trở thành nhớ nhung và đen, mặt trời đen, hay cái rơi là đen?
Đôi khi anh rất
thành công :
Gió /nhấm
nhẳng/
cất
chưng mùa hẹn,
hết
Vỗ
đôi bờ:
xương, thịt
ám ui, ui
Không hiểu
sao tôi nhớ mãi câu này của anh, với tất cả
những dấu chéo, dấu phẩy, dấu
hai chấm rắc rối của
nó. Không phải ai cũng nhớ như vậy. Và không phải câu thơ nào của anh tôi cũng nhớ được như vậy. Hai
câu thơ trên đây có phải
là đã được anh ngắt câu hoàn toàn phù hợp với tâm trạng
của tôi, vào lúc đọc nó lần đầu,
chiều chuyển mưa mây giông vần vũ, ở Texas, một
mình, ba năm về trước, chăng?
Trong câu này:
Ta nghĩa trang
nào ? chôn, cất nhau !?
Hai dấu
chấm than và chấm hỏi đi liền
nhau là một sự lạm dụng:
anh đã đi hơi quá xa sức
trương nở của ngôn ngữ. Nhưng dấu hỏi ( ? ) sau chữ
nào, dấu phẩy ( , ) giữa hai chữ chôn cất là tiêu biểu
cho cách chấm câu táo bạo đẹp đẽ
của Du Tử Lê. Và thành công.
Du Tử
Lê thường chẻ đôi các chữ kép quen thuộc, trong thơ và
trong văn xuôi. Cách chẻ
đôi như thế làm
cho mỗi chữ, một âm tiết,
có một ý nghĩa riêng mà
khi dùng chung hai chữ liền nhau, chúng ta vô tình không
nhận ra.
Hạnh
phúc nào rơi trên mái tôi
Giầy
ai, xin cởi, bỏ hiên ngoài
Hoặc :
Không ai hiểu
thịt,
da tôi bìa sách
Trong một
bức thư riêng anh
gởi cho tôi, phần cuối, anh viết
:
Thân, mến.
Đó là cách nói của
Du Tử Lê. Đọc kỹ, chúng rất
thú vị. Và thơ mộng.
Nhân dịp
này, chúng ta thử xem xét
một cách tổng quát hơn, các dấu (marks) và cách chấm câu (punctuation) trong thơ anh, ý
nghĩa và cách sử dụng chúng. Biết đâu sau này Du Tử Lê, hoặc các nhà thơ khác, sẽ
không triển khai thêm
trong thơ họ những phương hướng riêng biệt đầy thú vị
bất ngờ?
Dấu
trong tiếng Việt đương thời thuộc ba nhóm mà người
viết tạm gọi là các dấu
ký thanh, dấu của chữ và các dấu
nối.
Các dấu
ký thanh gồm có: huyền, sắc, nặng,
hỏi, ngã, (và không dấu).
Các dấu
của chữ gồm có: ă, â, ơ, ư, ô.
Ở đây
chúng ta sẽ chú ý đến ( cái tôi tạm gọi là ) các dấu
nối, gồm có năm loại riêng biệt :
1/ Dấu
liên hợp:
- Dấu
hai chấm :
Được
dùng rất nhiều trong thơ Du Tử Lê.
Như âm, dương : nào nói nửa
lời
Hay
Truy tầm
lý lịch
: người
không bóng
- Dấu
chấm phẩy ;
gỗ
lên nước
gỗ
; vân lên ngọc
tiếng
hát lên mầm nắng, gió thiêng
- Dấu
gạch ngang – (dash)
Ít dùng.
- Dấu
gạch ngang nhỏ - (linking hyphen)
Được
dùng nhiều.
trước
sau nhớ
lại:
- không sau , trước một đời
như thế
hỏng
hay được
2/ Dấu
bao gồm: - Dấu ngoặc đơn ( )
Hay gặp.
trong những
bông huỳnh-anhchói vàng (ký ức)
- Dấu
ngoặc kép “”
- Dấu
ngoặc đơn in
[ ]
Chưa được dùng nhiều.
Các dấu
chấm, dấu hai chấm, và dấu phẩy chẻ dọc câu thơ, trong khi các dấu slash lại lắp ghép chúng vào, như người
ta lắp các mảnh gương vỡ : chúng vừa bổ sung, làm đầy nhau, vừa chiếu rọi vào
nhau, cách ngăn, dang dở. Theo tôi dấu slash sau chữ ta là thú vị, nhưng dấu
slash sau em là thừa.
3/ Dấu
tách biệt:
- Dấu chấm .
- Dấu phẩy ,
- Dấu hỏi ?
- Dấu chấm
than !
Các dấu
này thường xuất hiện trong thơ Du tử Lê. Ngay cả dấu phẩy, vốn được nhiều người
khác dùng, cũng xuất hiện nhiều hơn.
buồn cân , đo ta trong gương
chiếc khăn gỡ xuống.
Tấm lòng máng, lên.
4/ Dấu bỏ lửng:Chấm chấm chấm …
Ít gặp.
5/ Dấu
đa nghĩa:
Dấu gạch
chéo / (slash). Đây là dấu trong văn nói ( spoken ), chưa được chính thức công
nhận.
Như
trong các ví dụ hay gặp hiện nay: được/bị, đã/đang, và/hoặc.
Chúng được
dùng nhiều trong thơ Du Tử Lê .
dậy thì/ lá/ trên cành sương góa bụahoa ngoại
tình : sinh, nở hạt cây thơm
Hay :
truy
thân, thế ;tước tưa hình, bóng trí tuệ thơm/mềm/nốt
trắng,
đen
Hoặc :
đời sau
nào ai hay đâu
bắc ngang sinh tử : cây cầu ta / em/chiều. Sông. Saint. Laurent,
Các dấu
chấm, dấu hai chấm, và dấu phẩy chẻ dọc câu thơ, trong khi các dấu slash lại lắp ghép chúng vào, như người
ta lắp các mảnh gương vỡ : chúng vừa bổ sung, làm đầy nhau, vừa chiếu rọi vào
nhau, cách ngăn, dang dở. Theo tôi dấu slash sau chữ ta là thú vị, nhưng dấu
slash sau em là thừa. Ai đã từng băng qua sông Saint Laurent ở Quebec như tôi một
buổi chiều sương xuống ướt đầm trên vai, có tâm trạng gãy nhịp của Du tử Lê trước
dòng đời mênh mông vô hạn, chắc sẽ hiểu hơn sự đứt khúc, trắc trở của thơ anh
trong bài này.
Việc sử
dụng các dấu một cách mới lạ, táo bạo có tác dụng thẩm mỹ ra sao, các nhà thơ
nên dùng đến mức độ nào, lúc nào thì dừng lại, lúc nào thì chúng trở nên quá
đáng và không cần thiết, đó là những câu hỏi chưa được trả lời . Chúng ta đang
bước vào một lĩnh vực mới: thơ thể nghiệm (experimental), nằm ở đường biên mà
nhà phê bình duy nhất có thể chứng nghiệm là thời gian . Trong lịch sử văn học
và khoa học, có những thể nghiệm không thành công và từ từ mai một, có những thể
nghiệm mở đường cho biết bao khám phá về sau.
Nhưng ngay cả đối với những thể nghiệm thơ mà ngày nay chưa có câu trả lời,
tôi vẫn thường thấy ở đó cái dấu ấn kỳ lạ của các tài năng thật sự, chúng trở
thành nguồn hứng khởi cho những thế hệ khác.
Cần nhắc
lại rằng các ẩn dụ có lẽ là phương pháp tu từ quan trọng nhất trong thơ anh.
Bên cạnh đó Du Tử Lê cũng dùng nhiều
nhân cách hóa, làm sống động các đồ vật, mang
cho chúng một hơi thở riêng, mênh mang.
Những đôi nhiễm thể trong tâm mẹTìm thấy nơi
em: tượng rất buồn.
Nhân
cách hóa là phương pháp thường dùng trong văn chương , không phải là điều mới lạ,
nhưng ở Du Tử Lê , nó rất biến ảo, được giữ kín trong cách nói hình ảnh, như
viên ngọc trong bàn tay nắm lại của một người phụ nữ. Tôi xin phân tích hai câu
thơ của anh :
Chẻ đôi sông núi: đêm bưng mặt
Mưa quấn khăn vào sâu ấu
thơ
Đây cũng
là lời của một ca khúc phổ thơ Du Tử Lê, nên có lẽ nhiều người đã biết và quen
thuộc. Chủ từ của câu là đêm, đêm trở thành nhân vật ( point of view ). Người
nói cũng là mưa, mưa trở thành nhân vật. Trong một lần cắm trại trên núi đi
xuyên qua các tảng đá cheo leo men xuống bờ biển, vào lúc hoàng hôn , mưa quất
ngang mặt , tôi đột nhiên nhận ra vẻ đẹp của câu thơ. Đúng là vào lúc đó bóng
đêm đã chia đôi biển và núi, ngoái lại mất hút ánh lử trại chập chờn trên cao,
chỉ còn bóng của ngọn núi in lên nền trời
đầy mây mù một lúc một sẫm lại . Nhưng sao lại là đêm bưng mặt? Xót thương hay
tội lỗi? Hối hận hay tàn nhẫn? Bưng mặt thì không thấy gì nữa, chỉ còn là bóng
tối. Bóng tối cuả thiên nhiên, bóng tối bên ngoài của cuộc đời hay bóng tối bên
trong của vô thức ?
Vào lúc
đó, anh quấn chiếc khăn lên cổ cho đỡ lạnh, nhưng chiếc khăn của anh không phải
là khăn len, mà là chiếc khăn mưa. Nhưng anh cũng không phài là anh nữa, anh đã
hóa thành mưa. Mưa quấn khăn cho chính nó, hay là cho tuổi ấu thơ sâu lắng, xa
xôi nào? Nhưng anh cũng là đêm, hay là mưa quấn khăn cho đêm , hay là ngược lại,
hay là cho ấu thơ ? Các nhân vật đổi chỗ cho nhau, quấn quít bên nhau, bàng
hoàng trong nhau trong một phút giây tỉnh thức.
Cái vạch
chớp cắt sâu vào vô thức.
Hai câu
trên đây là một trong những câu thơ hay cuả Du Tử Lê, sử dụng phương pháp nhân
cách hóa .
Cách tân
ngôn ngữ không phải là một trò chơi giải trí. Con người băn khoăn trước sự bất cập của lời nói: đời sống
mỗi cá nhân mang nhiều bộ mặt khác nhau, những kinh nghiệm và thể nghiệm của họ
là bất tận. Hãy hỏi chính bạn xem: hạnh phúc nào của bạn, khổ đau nào của bạn,
nỗi nhớ thương , sự căm giận nào mà không lớn hơn bất cứ một từ ngữ nào đang
tìm cách diễn tả chúng ? Vì vậy, chữ
trong Du Tử Lê, cũng như ở nhiều nhà thơ khác, thay đổi theo thời gian : một mặt,
chúng là tấm gương soi của đời sống đương đại, một mặt, bằng vào tài năng riêng
của mỗi nhà thơ, chúng mang lại những nội dung mới, động lực mới, cho xã hội mà
ta đang sống .
Tôi lấy
làm tiếc rằng ngày nay không còn mấy người làm thơ như Du Tử Lê. Những người
làm thơ có vần thế hệ sau anh chưa tạo ra được những thành tựu xuất sắc, còn những
tài năng mới thì ngày càng có khuynh hướng làm thơ tự do. Số người có thể ung
dung chuyển qua chuyển lại giữa hai vùng bút pháp đó thật sự không nhiều. Thơ
Du Tử Lê mang lại những ví dụ về cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam: anh có khả năng
truyền đi niềm cảm hứng của mình cho người khác. Đọc thơ là một quá trình tương
tác, tương thông, sáng tạo và kết hợp.
Tôi sẽ để rất nhiều khoảng trống
Giữa hai gạch
chéo/slash
Thí dụ: ……/…... /…... /……/
Trong bài thơ
Mời những người đọc tôi
Hôm
nay, ngày mai tham, dự
Không phân, biệt cội nguồn, xuất xứ
Chúng ta: đồng tác giả
Bài
thơ xuất hiện lần đầu
Những
người viết văn là những tình nhân lớn, bởi vì họ có thể yêu nhau và say mê nhau
như thể trong tình yêu ở ngoài đời. Khi đọc, bạn bước ra khỏi chính bản thân mình,
hóa làm một với tác giả. Thành tựu của họ cũng chính là thành tựu của bạn, niềm
vui sáng tạo của nhà thơ cũng là niềm vui của chúng ta, người đọc. Tôi tin rằng
những nhà thơ lớn bao giờ cũng là những người đọc lớn, lấy thành tựu của người
khác làm thành tựu cho tâm hồn mình, nhờ chúng mà thế giới mà chúng ta đang sống
trở nên dễ hiểu hơn. Nhờ dễ hiểu hơn mà bạn tìm đến được với những bí ẩn lớn
lao hơn.
NĐT