Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, September 2, 2020

NHƯ NHỮNG KHÚC TÌNH CA GAM THỨ DỊU DÀNG - Nhà văn Hoài Hương

 

Nhà thơ Nguyễn An Bình


NHƯ NHỮNG KHÚC TÌNH CA

GAM THỨ DỊU DÀNG


                                             * Nhà văn Hoài Hương



Có thể chính từ việc cùng quê miền Tây Đô Cần Thơ “gạo trắng nước trong” mà tôi có duyên gặp và làm quen với nhà thơ Nguyễn An Bình. Rồi cũng từ sự tò mò về một người thơ miền Tây Nam bộ, tôi đọc tiểu sử văn học của ông mà ngưỡng mộ, hơn nửa thế kỷ với bề dày và độ chín trong văn đàn đã lan rộng trong nước và hải ngoại, hiện tại là 17 tập thơ - văn – ca khúc phổ thơ  đã được xuất bản, từng có rất nhiều tác phẩm thơ được chọn đăng trên các tạp chí Văn, Văn học, Tuổi Ngọc… trước năm 1975, và nhiều trang văn học của truyền thông Việt Nam sau năm 1975…



Đến khi tôi được ông tặng cho 5 cuốn ca khúc phổ thơ của ông với gần 500 bài: “Tình thơm màu giấy mới”, “Qua miền đất nhớ”, “Về phương Nam tìm một cánh cò”, “Lời hẹn cỏ may”, “Dấu chim bay”, và khi tôi viết những dòng này, về cuốn sách mới nhất của ông trong năm 2020, tập truyện ngắn Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà”, còn biết thêm số ca khúc phổ thơ ông đã lên con số gần 700 bài, thì trong tôi không chỉ là ngưỡng mộ mà sự khâm phục  sức lao động nghệ thuật của một người thơ tài hoa… Vâng! Cho phép tôi được gọi ông là “ngừoi thơ”.


Đọc thơ ông, luôn cảm giác trong thơ có nhạc, với những ngôn từ ngọt ngào thấm đẫm tình quê hương đất nước, có lẽ thế mà các nhạc sĩ đã đồng điệu mà phổ nhạc vào lời thơ, làm nên những ca khúc mượt mà, tha thiết, mang đậm hồn Việt. Và khi ông gửi tôi tập bản thảo “Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà”, tôi đã mang tâm cảm thơ, đọc 15 câu chuyện ngắn của ông: Chuyện tình trên Phá Tam Giang, Chuột và người, Nguồn cội, Bến sông quê, Tình yêu màu hoa anh đào, Xóm trọ, Sông Ba mùa lũ, Trên đồi sương, Mùa chim dồng dộc, Sông ngoài kia vẫn chảy, Chuyện của hai người, Bên dòng Potomac, Tấm thẻ bài, Còn xanh bóng núi, Tiêng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà, như đọc những câu chuyện thơ đầy nhạc cảm, những khúc tình ca gam thứ dịu dàng man mác, dù trong các câu chuyện đó, có vui có buồn, có vơi đầy tình người, có đắng đót xót xa, có thênh thang nỗi nhớ, có diệu vợi tình quê, có thao thiết yêu thương, có chênh chao xứ người, có mộng mơ lãng đãng, có liêu trai sương khói, có mơ hồ vênh vao kiếp người…


Vượt qua cảm xúc những câu chuyện đời, chuỵện tình làm ám ảnh khôn nguôi về kiếp người, sao có phận khổ đến tận cam lai, hay long đong lận đận liên miên đến thế, hoặc về số phận những cuộc tình có khổ trước vui sau, sướng đó lại khổ ngay đó, hợp tan như mây khói gió đùa, phải vượt ngàn trùng xa cách đầy trắc trở rồi mới lại trùng phùng hạnh phúc…Đọc tập truyện “Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà”lại là khám phá thú vị bao nét văn hóa tinh tế, cung cấp thêm chút ít kiến thức về các miền đất Việt hay ở những phương trời xứ bạn.


Đọc Chuyện tình trên Phá Tam Giang, có thêm hiểu biết thế nào là “thả lừ”, “mò trìa” để bắt tôm cua cá, “nò sáo” nuôi trồng thủy hải sản… Hay trong Bến sông quê, có thể biết thêm ít bài bản Đờn ca tài tử Nam bộ với các bản cổ như: “khốc hoàng thiên”, “trăng thu dạkhúc”, “tam xuân”, “phụng hoàng”, “kim tiền bản”, “vọng kim lang”, “văn thiên tường”, “phi vân điệp khúc”..., các điệu lý:“lý giao duyên”, “lý con sáo”, “lý cái mơn”… 


Đọc Sông Ba mùa lũ, là có thể hình dung con sông“bắt nguồn từngọn núi Ngọc Rô tuốt trên vùng đất đỏ ba-zan Tây Nguyên, chảy qua mấy tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai rồi xuôi vềPhú Yên theo cửa Đà Diễn ra biển khơi. Hàng nghìn năm nay đã chuyên chởbiết bao phù sa màu mỡ tưới cho cánhđồng lúa Phú Yên đểnó trởthành vựa lúa lớn nhất miền Trung nầy…”.


Và một cảnh tượng tuyệt mỹ trong khu rừng rậm nhiệt đới  có thể làm ngây ngất bạn đọc dù chỉ là ngôn từ: “Một đàn bướm đủ màu sắc, anh nhận ra có nhiều loài bướm đẹp đặc trưng của Sơn Trà như bướm phượng đuôi kiếm, bướm phượng đốm vàng, bướm phượng đen đuôi vàng... bay hàng đàn theo bước chân anh như tiễn anh xuống núi giống như ngày xưa các nàng tiên nữ tiễn đưa Lưu Thần và Nguyễn Triệu về trần gian vậy…”- Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà


Trong câu chuyện Sông ngoài kia vẫn chảy, ngoài việc cung cấp cho bạn đọc “quy trình” làm chiếc ghe xuồng: “Làm ghe xuồng- Để hoàn thành một chiếc xuồng đạt yêu cầu, phải qua nhiều công đoạn vất vả từ việc cưa ván, bỏ mực, rọc dọn, vô vỏ, ráp cong, dằn... trong các khâu đó khâu ráp cong là khâu quan trọng nhất quyết dịnh đến chất lượng của sản phẩm”..., thì cách tả dọc ngang đời thương hồở miền Tây Nam bộ, qua câu văn mà thấy cả miền sông nước với những cái tên đầy ấn tượng, hình dung ra một miền nước châu thổ sông Mekong thi vị và kỳ bí để khám phá trong một chuyến du lịch nào đó trong tương lai: “Ráng chiều, Ngàn lại lang thang trên sông nước cùng chiếc ghe hàng bông của dì Tư, khi thì qua Cái Sâu, Mái Dầm, Phú Hữu khi thì ngược lên Vàm Xáng, Phong Điền, Cầu Nhiếm, Ba Xe, có lúc lại trẩy lên Ô Môn, Thới Lai CờĐỏ, nơi nào có khách thì thuyền cứ đi, nơi nào có bến thì thuyền neo đậu lại..”


Đặc biệt là trong câu chuyện Tình yêu màu hoa anh đào, thật thú vị khi tác giả cung cấp cho bạn đọc ít kiến thức về hoa anh đào ở Nhật mà không phải ai cũng có thể nhận biết, nếu như không phải một người có sự quan sát tỉ mỉ và tìm hiều cặn kẽ: “ỞNhật có mấy trăm loài hoa anh đào khác nhau như Nhiễm Tĩnh Cát Dã Anh(Somei Yoshino Zakura) hoa có màu hồng nhạt hay trắng. Vẻngoài của chúng đặc biệt đẹp nhờvào lá cây không trồi ra cho tới mùa cao điểm hoa nở. Hoa có sắc hồng chuyển dần sang trắng, các biểu tượng hoa sakura đều bắt đầu từloài nầy. Còn có Sơn Anh(Yama Zakura) cũng màu hồng nhạt, hoa năm cánh nhưng nhỏhơn, Chi Thùy Anh(Shidare Zakura), hoa màu hồng có những nhánh rũ xuống, rồi Hàn Anh(Kanzakura) là loại hoa anh đào nởsớm, Hà Tân Anh(Kawazu Zakura). Hàn Phi Anh hoa có màu đỏđậm giống như cái chuông… Hàn Phi Anh có thể rộ nở từ tháng 1…, có loai nở rất muộn như Nhất Diệp Anh(Ichiyou Zakura) nở vào cuối tháng tư một bông có khoảng 20 cánh, rồi Uất Kim(Ukon) hoa có màu vàng nhạt, Anh Đào Hoa Cúc(Kikuzakura) có khoảng 100 cánh trong một bông, đặc biệt là Anh Đào Mùa Thu(Jugatsuzakura) thời gian nởtừtháng mười đến tháng một và mùa xuân, là một trong những loài hoa nở vào mùa thu và mùa đông…”


Khi nói về một con sông ở Thủ đô nước Mỹ, tác giả tả ngọn nguồn sông, để qua đó cho bạn đọc có thể hình dung dòng chảy như đang được “xem” thực địa: “…sông Potomac bốn mùa trong xanh hiềnhòa, nó là một trong những con sông dài nhất nước Mỹ, Potomac khởi nguồn từtiểu bang West Virginia và lần lượt chảy qua các tiểu bang Maryland, Virginia và Washington DC. Đoạn sông chảy qua Virginia là dài nhất, bởi khi vào tới tiểu bang Virginia dòng sông uốn khúc nhiều lần khi nối với các phụlưu nhỏvà mỗi lần tiếp nhận thêm một phụlưu, dòng sông lớn hơn cho tới khi chạm mặt với thủđô Washington DC thì dòng Potomac đã trởthành mênh mông khi xuôi vềphía nam đổvàovịnh Chesapeakerồi hòavào Đại Tây Dương…- Bên dòng Potomac


15 câu chuyện trong“Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà”của người thơ Nguyễn An Bình có thể nói là 15 cung bậc của tình yêu, mà ở đó, chữ “tình” giống như chủ thể để biến tấu những gam màu sắc cuộc đời hoặc đắng ngọt, day dứt, chung chiêng đến thương những mảnh đời bất hạnh, hoặc hạnh phúc được sẻ chia, hạnh phúc khi đoàn tụ, hạnh phúc tìm được nhau để có nhau, hạnh phúc khi biết về nguồn cội…


Những câu chuyện tình yêu trai gái tình tiết không tạo sốc, không có những tình huống gay cấn, nhưng luôn làm xốn xang trái tim bạn đọc bởi cái thương khó, chông chênh. Không thể không thương cặp đôi trai gái người mất mẹ kẻ mồ côi cha, cùng có hiếu với người còn lại, cùng chịu thương chịu khó, cùng sớt chia cho nhau vui buồn, tựa vào nhau, để rồi gắn bó với nhau ăn đời ở kiếp hạnh phúc như trong Chuyện tình trên Phá Tam Giang.Cũng như cảm thông và cầu mong cho nhân vật Ngàn trong Sông ngoài kia vẫn chảy tìm được niềm vui với mối tình thanh mai trúc mã, đi theo tiếng gọi trái tim, vừa là trả ân tìnhcho những người đã cưu mang cuộc đời, vừa là theo tiếng gọi của dòng sông, của kiếp thương hồ gắn bó từ trong máu thịt…Và có chút ngậm ngùi đồng thuận với tác giả về một tình yêu bị phản bội, bị xem thường như trò lừa dối để mang lợi cho mình trong câu chuyện tình buồn Chuyện hai người.


Trong tập truyện ngắn này có hai câu chuyện tình dễ thương vừa mộng vừa thực, vừa lãng mạn vừa sương khói liêu trai, đều cùng đề cập đến cái đẹp, một cái đẹp nghệ thuật do con người tạo tác, một vẻ đẹp của thiên nhiên của môi trường, đều có một chàng trai đi tìm một người con gái… Trên đồi sương, như câu chuyện “châu về hợp phố”, một bản tình ca ngọt ngào với giai điệu ban đầu có chút trắc trở, để rồi cái kết đẹp như thơ, chàng họa sĩ đã gặp lại người con gái – nguyên mẫu trong bức tranh của mình trong một hoàn cảnh khá cảm thương- nàng bị tai nạn và mất trí nhớ, và rồi tình yêu chân thành từ trái tim cộng vẻ đẹp bất tử của nghệ thuật đã làm nên điều kỳ diệu. Còn câu chuyện thứ hai, cũng là câu chuyện kết của tập truyện Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà, một câu chuyện tình liêu trai kỳ ảo giữa một nghệ sĩ nhiếp ảnh, không phải với hồ tinh mà với một linh trưởng của rừng Sơn Trà, vọoc Chà vá chân nâu đầy mê hoặc trong vẻ đẹp hoang dã cũng như chất kỳ ảo của tiếng đàn đá- âm thanh của đại ngàn. Một câu chuyện mà qua đó còn chứa nhiều thông điệp về bảo vệ giữ gìn môi trường thiên nhiên, đừng vì lợi nhuận đồng tiền mà phá hủy vẻ đẹp và những bảo vật thiên nhiên ban tặng cho con người.


Và tiếp nối theo mạch bảo vệ thiên nhiên, câu chuyện Sông Ba mùa lũ là một gam buồn cảnh báo những hiểm họa khôn lường do con người nắn sóng đổi dòng những con sông Trời cho,  để khi thì đồng khô ruộng hạn nứt nẻ, khi thì ngập úng lũ lụt mênh mang.. 

Có một câu chuyện trong tập truyện này khá sốc, nó gần như mang màu sắc lạ, và thật sự đọc xong vẫn ám ảnh đền rùng mình nổi gai người. Câu chuyện Chuột và người, miêu tả cảnh bắt chuột cống hàng đêm của một tay “săn chuột” bán cho các nhà hàng đặc sản có thể thu nhập tiền triệu mỗi đêm. Một con người tử tế đàng hoàng, rồi sa cơ, rồi biến mình thành một loài “chuột” làm cái nghề kinh khủng…. Một câu chuyện không chỉ buồn mà còn chuyển khá nhiều những nghĩ suy về cuộc sống, con người, trách nhiệm, sự dối gian, thú ăn chơi bất chấp…


Quê hương trong thơ của  người thơ Nguyễn An Bình như một chủ thể thống nhất trong các tác phẩm thơ của ông, thì ở trong tập truyện ngắn này, ông cũng không bỏ qua “sở trường” của mình để viết hai câu chuyện đầy xúc động: Nguồn cội- nói về những em bé trong chiến dịch “Operation Babylift” của Mỹ di tản trẻ mồ côi ra nước ngoài trước ngày 30/4/1975, tìm về nguồn cội quê hương của mình; Truyện thứ hai là Mùa chim dồng dộc- Một câu chuyện tình yêu được viết qua những ký ức hoài niệm đẹp về loài chim dồng dộc ở quê nhà, loài chim cần cù chịu khó làm tổ đẻ trứng nuôi con mỗi mùa, để rồi sau đó lại cặp kè nhau tung cánh bay đi về một miền xa tiếp tục sinh sống và trưởng thành…


Tình người trong tập truyện “Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà” là những câu chuyện cảm động và có thể nói gây xúc động tận tam can bạn đọc. Một Xóm trọ toàn những dân nghèo thênh nghèo thang ở tứ xứ tụ lại, làm nghề cũng đa nghệ, tính cách thành phần tuổi tác cũng đầy phức tạp, nhưng được cô chủ trọ có tình, không quá ngặt nghèo lấy tiền trọ, cảm thông với sự khó của mọi người mà tò ra hào phóng, kháong đạt, lại luôn tìm cách động viên để người ở trọ có thêm động lực mà sống trong lạc quan.Còn xanh bóng núi, câu chuyện buồn the thắt của người đàn ông cựu chiến binh chiến trường K, bị vợ ruồng rẫy, rồi con chết vì bệnh, bên cạnh đó là câuu chuyện một cô sinh viên bị lừa rồi mang bầu, sinh con và bỏ con… Người đàn ông sau đó dang tay mở trái tim dốc công nhận nuôi bầy trẻ bị mẹ bỏ hay mồ côi như niềm vui cuộc đời. Cô gái sau khi tốt nghiệp có công ăn việc làm đàng hoàng, chuộc lỗi xưa bằng cách luôn góp tiền bạc giúp dỡ người đàn ông nuôi bầy trẻ, rồi biết  con mình trong số trẻ nít đó… Và cái kết có hậu cho những người hảo tâm nhân hậu, họ đã cùng nắm tay chăm sóc bầy trẻ.


Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà” có ba câu chuyện về người Việt xa xứ: Tình yêu màu hoa anh đào; Bên dòng Potomac, Tấm thẻ bài. Cảm giác như gam màu lạnh trong chuyện với những số phận xa xứ nhiều tâm sự, ngồn ngang những mảnh đời, vất vả trong mưu sinh…, nhưng câu chuyện lại thật ấm áp. Ấm từ màu hồng hoa anh đào Nhật Bản để sưởi những trái tim lao động Việt, ấm từ ngọn gió trên dòng Potomac vô tình hay hữu ý đã gắn kết hai con người tưởng như đã không còn có thể gặp lại nhau, ấm từ giai điệu ca khúc Somewhere my love trong phim Docter Zhivago để gắn với cuộc tình với cô gái tên Hà…


Tập truyện ngắn “Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà”của nhà thơ Nguyền An Bình khá chân phương trong ngôn ngữ, nhiều phương ngôn mang phong cách Nam bộ, giống như một cách kể rỉ ra câu chuyện, không ồn ào, không náo nhiệt, như nhữngkhúc tình ca gam thứ giai điệu dịu dàng len lỏi, thấm dần vào tâm hồn bạn đọc, gây cảm xúc nhớ nhớ thương thương, chút hoài cảm mơ màng… Đặc biệt, có lẽ là người thơ viết văn, nên trong nhiều đoạn truyện chất thơ rất nhiều. 


Một tập truyện đọc để cảm để rồi khó quên.


Tôi nhớ nhà thơ Nguyễn An Bình đã từng nói: Làm thơ viết văn là một cái nghiệp mà tôi tự tìm đến một cách hân hoan và tự nguyện, mãi mãi đi trên con đường đó dù biết nhiều gập ghềnh chông gai lẫn những cạm bẩy nhưng con đường đó lại chứa đầy hạnh phúc và niềm hoan lạc không bến bờ.


Chúc Phúc con đường văn nghiệp của anh sẽ được nhiều hoan lạc./.


Tp. Hồ Chí Minh 6.6.2020

HOÀI HƯƠNG




READ MORE - NHƯ NHỮNG KHÚC TÌNH CA GAM THỨ DỊU DÀNG - Nhà văn Hoài Hương

CHÙM THƠ "BÊN..." CỦA LÊ VĂN TRUNG






BÊN BỜ SINH TỬ

Thôi bỏ lại bên này bờ sinh tử
Phận đời ta rơm rạ có ra gì
Bỏ lại hết cả nghìn sầu thiên cổ
Xót thương chi bèo giạt bến sông này
Lòng nhân thế, lòng mịt mù mưa nắng
Còn gì nhau mà muối mặn gừng cay
Khi đã biết đời nhau là hữu hạn
Còn gì nhau mà nghĩa trả tình vay
Ta đứng giữa trần gian mà bật khóc
Thương phận người tro bụi chảy về đâu
Ai thấy được thiên đường trong địa ngục
Ai thấy màu xanh qua cuộc bể dâu
Khi bỏ lại đời ta không tiếc nuối
Ta thắp câu thơ truy niệm kiếp người
Ta thắp câu thơ xưng lời thú tội
Cuộc tình người niệm khúc của chia phôi
Lòng dâu bể - tình em là dâu bể
Ta bỏ đi, tàn tạ, xác thơ buồn
Ai biết được ánh hào quang sự chết
Vẫn rực ngời trong sóng gió tang thương.

                                    
BÊN ĐỜI BÓNG XẾ

Em nhuốm hoàng hôn ngày bóng xế
Tìm chi trong tiếng vịt kêu chiều
Ta trở về nghe rừng lá đổ
Đỉnh núi đời ta đứng quạnh hiu
Em thấy chăng ta con thú lạ
Linh hồn trầy sướt mộng phù hoa
Ta hú vang rừng mưa thác lũ
Tang thương máu dội sóng giang hà
Ta xé lật từng trang bi sử
Chẳng thấy gì trong những mất còn
Trái đất cư tang, ngày tận thế
Phế hoang đền miếu cũ điêu tàn
Sông suối trơ lòng ghềnh đá lỡ
Ôi dòng nhân thế chảy về đâu
Ta chảy về đâu mà khô kiệt
Nghìn năm cát đá ngậm ngùi nhau
Ta chảy về đâu mà suối lệ
Máu lềnh tanh suốt những oan khiên
Em đứng bên đời ta bóng xế
Hái nhánh sầu xuân đã vội tàn
Ta về khai mộ tìm xương cốt
Thuở mộng ngày xanh chết tội tình
Ta thấy hồn ta còn vất vưởng
Những dòng hư tự phủ rêu xanh
Ta về như một kẻ vô danh.


BÊN KIA BỜ LÃNG QUÊN

Người lãng quên, đời cũng lãng quên
Dẫu quên hay nhớ cũng không đành
Tôi bay trong suốt trời hư ảo
Người mãi vui cùng chuyện áo cơm
Tôi trải đời tôi xuống mặt hồ
Để nghe từng lớp sóng lô nhô
Để thấy đời tôi như bọt nước
Sóng giạt vòng quanh những bãi bờ
Tôi vẽ tình tôi lên lá khô
Lá rơi từ buổi áo thu vàng
Người đem áo nhuộm màu quên lãng
Chiếc áo tình phai theo tháng năm
Tôi chảy đời tôi trăm bến sông
Con nước vui buồn nỗi đục trong
Người mãi giong thuyền trăm bến lạ
Chẳng thấy mưa đời tôi bão giông
Đã lãng quên, đành thôi nhớ quên
Trời xa là để đất thêm gần
Tôi như chiếc lá mùa thu cũ
Rơi xót xa từ cõi thế gian.
                        

BÊN NHỮNG TÀN PHAI

Rồi cũng như mùa đã quá giang
Rồi cũng như tình thu chớm vàng
Em gom hết nỗi lòng xưa cũ
Gửi lại đời tôi những dở dang
Rồi cũng rơi như lá mùa hanh
Rồi cũng bay như mây chiều xanh
Em đi bỏ lại bờ mông quạnh
Tôi chảy cho qua hết phận mình
Rồi cũng như nắng nhạt ven rừng
Rồi cũng phai tiếp tiếp hoàng hôn
Em lợp mù sương lên tóc lụa
Tôi chải lòng tôi những sợi buồn
Mùa cũng phai, lòng xưa cũng phai
Mùa cũng tan, tình xưa bẻ bàng
Em đan chi những dòng tơ rối
Vào trái tim từng nỗi trái ngang
Rồi cũng say, say lịm đất trời
Em ướp men nồng, tôi cháy tôi
Tôi cháy ngàn năm hòa tro bụi
Tro bụi nào đau mãi phận người.

                                     12.10.19

BÊN TRỜI

Anh muốn về thăm phố Hội An
Lối xưa còn nhạt nắng hoe vàng
Thuyền sông khói nhẹ vời con nước
Biển lặng chiều hôm mây trắng giăng

Bãi tiếp bờ xa lạnh gió đồng
Thương cây khế rụng mấy mùa bông
Con chim ngày trước không về nữa
Một chút buồn theo mưa cuối đông

Nhớ ngọn đèn khuya đứng muộn phiền
Em về con phố bóng nghiêng nghiêng
Nhà ai chong ánh đèn hiu hắt
Thả giọng ầu ơ buồn suốt đêm

Đã mấy mùa xa cách ngậm ngùi
Lòng như con nước lạnh lùng xuôi
Thương em tội nghiệp bầy chim sáo
Vỗ cánh chiều sông nhạt nắng rơi.
                        
Blao, 6-1969 - Tuyển tập thơ Quảng Nam ... Chưa mưa đà thấm, NXB Hội Nhà văn, 1998


BÊN TRỜI CỐ XỨ

Dưới cội tùng xưa
Bên hàng liễu rũ
Một lòng thương nhớ
Gởi về phương mô
Nhớ người nhớ quê
Ôi buồn não nề!
Ôi lòng tái tê!
Dưới trời sương lạnh
Đâu là quê nhà?
Núi xa sông xa
Đường không mông quạnh
Gởi theo cánh chim
Bay về phương bắc
Bay bề phương nam
Đường quê xa lắc
Trời quê mù tăm
nhớ sông nhớ đò
cây đa bến cũ
dòng nước đôi bờ
bây giờ còn không
bên trời cố xứ?
trông vời non tây
ngóng tìm bể đông
bóng chim tăm cá
mịt mù hư không

Tạp chí Bách khoa, số 323, ngày 15-06-1970

                                                Lê Văn Trung

READ MORE - CHÙM THƠ "BÊN..." CỦA LÊ VĂN TRUNG

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (4)



                 Thiếu nữ và hoa (lụa)



                       Múa đèn (lụa)



                   Chim ơi bay đi (lụa)



                        Tắm ao (lụa)



                     Tiếng đàn (lụa)



                     Chiều (1960, sơn dầu)



 Đường Cường Để - Hội An 1958 (sơn dầu)



                 Sách và hoa (sơn dầu khổ 100x100)



                             Ngọ môn Huế (lụa)



                               Múa cung đình (lụa)



                                    Ca trù (lụa)



                                Tranh gà (màu nước) 

READ MORE - TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (4)

ĐỀN CỜN - NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG BẬC NHẤT ĐẤT NGHỆ AN - Đặng Xuân Xuyến

 


ĐỀN CỜN - NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG 

BẬC NHẤT ĐẤT NGHỆ AN

 

Đền Cờn được dân gian truyền tụng là một ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở đất Nghệ An. Đền tọa lạc tại làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 75km.

 

Đền được dựng từ thế kỷ thứ XIII, thờ đức Thánh Mẫu và tứ vị thánh Nương - Nữ thần bảo vệ, phù hộ những người làm ăn trên sông nước, đã từng ngầm giúp quân đội nhà Trần rồi nhà Lê vượt biển bình an, chiến thắng Chiêm Thành.

 

Đền Cơn trong

Truyền thuyết vùng Phố Hiến (Hưng Yên) kể rằng, sau khi nhà Tống thất thủ bởi nhà Nguyên thì thái hậu, phi cùng công chúa và thị nữ đã nhảy xuống sông tự tận. Xác của thái hậu, công chúa và thị nữ trôi dạt vào vùng Cửa Càn ở Quỳnh Lưu (Nghệ An). Người dân xã Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu, Nghệ An) vớt xác thái hậu, công chúa và thị nữ lên lập đền thờ, gọi là đền Cờn. Còn xác của phi trôi ngược ra bắc, dạt về vùng cửa sông Phố Hiến (nay thuộc thành phố Hưng Yên), được nhân dân chôn cất chu đáo. Người nội thị của triều đình Bắc quốc là quan thái giám họ Du trong cơn loạn lạc đã lưu lạc tới vùng Xích Đằng - Phố Hiến, một đêm nằm mộng thấy Thái Hậu hiện về và nói: “Chị em ta sau khi nhảy xuống biển, thượng đế khen là trinh tiết, phong cho làm Hải Thần, các cửa biển ở Châu Hoan, Sơn Nam đều thuộc chị em ta cai quản. Ông là tôi con của bản triều, nay lưu lạc đất khách quê người, nên đến cửa Càn ở Hoan Châu thăm hỏi 1 lần rồi đến thượng lưu Đằng Giang, hạ lưu Hoàng Giang huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng mà phụng thờ Quý phi”. Tỉnh mộng, viên thái giám tìm đến hai nơi thì quả nhiên như lời đã báo mộng. Ông ta trở lại Phố Hiến tập hợp những người Hoa lánh nạn hưng công xây dựng đền thờ Mẫu và lập nên làng Hoa Dương.

 

Đền Cờn ngoài


Tương truyền, đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần và năm 1312, đền được vua Trần Anh Tông cho xây dựng lại và ban sắc chỉ hàng năm tổ chức quốc tế.

 

Dưới triều nhà Lê, rồi đến triều nhà Nguyễn, ngôi đền được nhiều lần trùng tu, sửa chữa và xây dựng mới nên mặc dù đền được xây dựng từ thời nhà Trần nhưng kiểu dáng kiến trúc, cách bài trí đồ tế khí, chạm hoa văn rồng, phượng... mang phong cách văn hoá cuối Lê đầu Nguyễn.

 

Hiện nay đền còn lưu giữ 142 hiện vật quý hiếm, đặc biệt có 28 pho tượng đá và nhiều tượng gỗ cùng đồ tế khí là những tác phẩm nghệ thuật có niên đại thừ thời Lê, có giá trị lịch sử văn hoá, tín ngưỡng.

 

Đền Cờn với những mẩu chuyện huyền thoại linh thiêng được lưu truyền trong nhân dân và lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, đang ngày càng thu hút du khách thập phương về đây tham quan, nghiên cứu và sinh hoạt tín ngưỡng.

 

Trước đây, lễ hội mở từ ngày 15 tháng chạp đến 30 tháng giêng âm lịch hàng năm. Nay lễ hội được tổ chức trong ba ngày 19, 20 v à 21 tháng giêng (âm lịch) hàng năm.

 

                  .....................

 

(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)

 

*

 

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

.

 

 

READ MORE - ĐỀN CỜN - NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG BẬC NHẤT ĐẤT NGHỆ AN - Đặng Xuân Xuyến

NGỤ NGÔN Ê-DỐP (37-40) - Ngọc Châu dịch sang thể thơ Song thất lục bát

 


37. The Miser and His Gold

Once upon a time there was a Miser who used to hide his gold at the foot of a tree in his garden; but every week he used to go and dig it up and gloat over his gains. A robber, who had noticed this, went and dug up the gold and decamped with it. When the Miser next came to gloat over his treasures, he found nothing but the empty hole. He tore his hair, and raised such an outcry that all the neighbours came around him, and he told them how he used to come and visit his gold. "Did you ever take any of it out?" asked one of them. "Nay," said he, "I only came to look at it." "Then come again and look at the hole," said a neighbour; "it will do you just as much good."

Wealth unused might as well not exist.

Người keo kiệt và số vàng chôn giấu

 

Ngày xưa có một chàng bủn xỉn

Có thói quen dấu kín tiền, vàng

Trong vườn mình, dưới gốc bàng

Nhưng tuần nào cũng kiểm vàng còn không

 

Anh ta đến xới bung đất lấp

Hả hê xem vàng cất gốc cây.

Một tên trộm biết việc này

Nó liền lẻn đến đào cây cuỗm vàng

 

Tuần kế tiếp anh chàng keo kiệt

Đến xem thì vàng biến đâu rồi

Còn lại hố không, hỡi ôi!
Anh ta dứt tóc, kêu trời, khóc than

 

Đến mức người trong làng kéo đến…

Anh chàng kể lại chuyện kiểm thăm

Một người cất tiểng hỏi rằng:
Vậy anh có lấy lên chăng, ít nhiều?

- Không đâu! Đó là điều quả quyết

Tôi đến đây chỉ kiểm tra thôi…”
- “Vậy thì anh cứ tới nơi

Mà xem cái hố cũng vui kém gì…”

 

Xóm giềng bịt mồm cười khì
Vàng không sử dụng khác gì lỗ kia.

 

38. The Labourer and the Nightingale  

A Labourer lay listening to a Nightingale's song throughout the summer night. So pleased was he with it that the next night he set a trap for it and captured it. "Now that I have caught thee," he cried, "thou shalt always sing to me." "We Nightingales never sing in a cage." said the bird. "Then I'll eat thee." said the Labourer. "I have always heard say that a nightingale on toast is dainty morsel "Nay, kill me not," said the Nightingale; "but let me free, and I'll tell thee three things far better worth than my poor body."

The Labourer let him loose, and he flew up to a branch of a tree and said: "Never believe a captive's promise; that's one thing. Then again: Keep what you have. And third piece of advice is: Sorrow not over what is lost forever." Then the song-bird flew away


Người lao công và chim họa mi 

Họa mi hót đêm hè không nghỉ

Bác lao công hoan hỉ nằm nghe

Tiếng chim nghe quá say mê

Bác liền đặt bẫy bắt về lồng nuôi

 

- Chộp được cậu đây rồi chim nhé

Cứ ngày đêm hót để tớ nghe

- Nhưng tôi là chim họa mi

Trong lồng không thể hót gì được đâu…

 

- Mày bướng vậy thì tao sẽ giết

Nghe nói rằng đem thịt họa mi

Kẹp cùng một lát bánh mì

Nướng lên rất tuyệt, không gì ngon hơn…

 

- Chớ, chớ, hãy ban ơn đừng giết

Xin trao ba bí quyết cực hay
Quí hơn miếng chả còm này… »

Bác lao cổng thả, chim bay lên cành.

 

Họa mi nói rất nhanh ba thứ :

Một - đừng tin lời hứa tù binh

Hai là - đã vào tay mình
Thì cần cố giữ, sạch sanh có ngày.

 

Ba - sầu sẽ quên ngay sau đó

Về thứ mình chẳng có bao giờ

Nói xong không đợi, chẳng chờ

Vút đi thành một chấm mờ trên mây CVCN

 

39. The Four Oxen and the Lion 

A Lion used to prowl about a field in which Four Oxen used to dwell. Many a time he tried to attack them; but whenever he came near they turned their tails to one another, so that whichever way he approached them he was met by the horns of one of them. At last, however, they fell a-quarrelling among themselves, and each went off to pasture alone in a separate corner of the field. Then the Lion attacked them one by one and soon made an end of all four.

 United we stand, divided we fall.


Bốn con bò và con Sư tử 

Sư tử hay rình mò, lảng vảng

Quanh cánh đồng có trảng cỏ non

Nơi bày bò đực bốn con

Vẫn thường gặm cỏ, luôn luôn tụ đàn.

 

Sư tử đã mấy lần thử sức

Nhưng lũ bò lập tức xoay mông

Đầu ra ngoài đuôi vào trong,

Phía nào cũng chỉ sừng cong đón mời!

 

Rồi một ngày xấu trời cũng đến

Bốn con bò chợt hết quí nhau

Mỗi con một góc đồng sâu

Cũng đều có cỏ gặm đâu tùy lòng

 

Sư tử cứ tấn công con một

Ít lâu sau cả bốn cùng toi

Chụm nhau non lớn ai ơi

Tách ra từng đứa thì đời tiêu vong. CVCN

 

40.  The Tortoise and the Birds 

A Tortoise desired to change its place of residence, so he asked an Eagle to carry him to his new home, promising her a rich reward for her trouble. The Eagle agreed and seizing the Tortoise by the shell with her talons soared aloft. On their way they met a Crow, who said to the Eagle: "Tortoise is good eating." "The shell is too hard," said the Eagle in reply. "The rocks will soon crack the shell," was the Crow's answer; and the Eagle, taking the hint, let fall the Tortoise on a sharp rock, and the two birds made a hearty meal of the Tortoise. Never soar aloft on an enemy's pinion

Rùa và Chim
 

Rùa ta muốn đến nơi khác ở

Nhờ Chim Ưng giúp đỡ việc này

Món tiền lớn hứa trao ngay

Đền bù công sức cho ngày lao công.

 

Ưng đồng ý nên trong phút chốc

Đã quắp Rùa bay thốc lên cao

Dọc đường gặp Quạ vẫy chào

Bảo “thịt rùa mới ngon sao Ưng à”

 

“Nhưng vỏ nó đến là cứng chắc”
Ưng trả lời - Quạ nhắc khéo rằng:
“Đá kia, thứ gì cứng bằng”

Ưng liền chọn vách đá quăng thả Rùa

 

Ưng, Quạ có bữa trưa tuyệt diệu

Thịt Rùa thật đúng điệu, ngon lành.

 

Ai ơi, liệu cách giữ mình

Chớ  bay nhờ cánh kẻ rình hại ta.


Ngọc Châu dịch.

READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP (37-40) - Ngọc Châu dịch sang thể thơ Song thất lục bát