Nhà thơ Võ Quê |
Những năm gần đây, ở Huế lưu truyền một số bài “thơ lái” khá độc đáo của Võ Quê. Những bài thơ này vừa có tính thời sự, vừa hóm hỉnh ở nghệ thuật con chữ.Vật giá leo thang gạo lỏng nồi/ Nỗi lòng xa xót bạn nghèo ơi/ Ngồi eo sèo với bao gian khó/ Gió khan đắng họng tái tê đời. Cái độc đáo của bài thơ này là tác giả sử dụng kiểu lái bắc cầu, xoáy trôn ốc.
Võ Quê không phải là người đầu tiên làm thơ lái. Ngay từ thời Trung đại, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng với một số câu thơ lái hết sức quái kiệt, đáo để, như : “Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo” hay “Trái gió cho nên phải lộn lèo”... Ở Huế, thời Pháp thuộc có cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi cũng là một cây “lái thơ” khá nổi tiếng.
Trong dân gian vẫn lưu truyền một số câu thơ lái hết sức dí dỏm và sâu sắc của cụ. Chẳng hạn như: “Cầu đạo nên chi phải cạo đầu”, “Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn”, “Công khó chờ nhau biết có không”, “Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông”...
Và đặc biệt là câu: “ Thầy tu mô Phật cũng thù Tây”. Sau khi cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi mất (1966), thơ lái tưởng như “đứt mạch”. Thời Bình Trị Thiên một số nhà thơ như Xuân Hoàng, Văn Lợi... chỉ nói lái trêu đùa nhau cho vui màthôi.
Tôi còn nhớ một vài câu, đại loại như : “Đi Cửa Lò bị cò lừa, bác Hà Sâm suýt hầm sa” ; “Đi phong trào được trao phòng” ; “Ăn cháo lòng, chống gió Lào”; LTM có bài thơ Những mùa trăng mong chờ khá nổi tiếng, các anh lái thành Những mùa trăng mơ chồng ; bài Trăng mùa đông của tôi gửi báo nào cũng không thấy in, các anh đổi thành Trông mùa đăng...
Theo nhà thơ Võ Quê cho biết thì mãi đến năm 1999 anh mới làm thơ lái. Đó là năm mà tỉnh Thừa Thiên Huế bị một trận lụt thế kỷ. Thấy chị em làm nghề ca Huế trên sông Hương phải ngưng hoạt động trong một thời gian khá dài để chống chọi và khắc phục hậu quả của trận lụt thế kỷ ấy, nhà thơ bèn làm một bài thơ lái để đùa vui:
Trời lụt ca nhi cũng trụt lời
Trời đong mưa lũ xuống trong đời
Vái lạy lụt tan lành váy lại
Đời cho du khách dạo đò chơi.
Cái tài của tác giả là sử dụng cách nói lái rất tự nhiên và rất phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng của các ca sĩ lúc đó. Nghe Võ Quê đọc, chị em không nhịn được cười. Bài thơ lái ấy của Võ Quê không cánh mà bay. Chỉ mấy hôm sau, trong các quán cóc, quán cà phê vỉa hè người ta đọc chuyền nhau: Trời lụt ca nhi cũng trụt lời...
Thành công bất ngờ ấy đã khích lệ tác giả, làm thức dậy tiềm năng sáng tác thơ lái của anh. Võ Quê lần lượt “xuất bản bằng miệng” một loạt bài thơ lái cũng dí dỏm, sâu sắc chẳng thua gì tiền nhân Thảo Am Nguyễn Khoa Vi.
So với một số thành phố khác trên cả nước thì Huế vẫn còn nghèo. Người Huế tự trào “Huế thơ, Huế mộng, Huế tòng bọng hai đầu”. Nghèo nhất vẫn là dân vạn đò, những người đạp xích lô, xe thồ... Có người “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”. Hơn ai hết, Võ Quê hết sức thông cảm với hoàn cảnh đói nghèo của họ, nhất là khi đồng tiền làm ra thì khó mà vật giá cứ ngày một “leo thang”:
Vật giá leo thang gạo lỏng nồi
Nỗi lòng xa xót bạn nghèo ơi
Ngồi eo sèo với bao gian khó
Gió khan đắng họng tái tê đời
Cái độc đáo của bài thơ này là tác giả sử dụng kiểu lái bắc cầu, xoáy trôn ốc: hai chữ cuối câu đầu lái với hai chữ đầu câu hai, hai chữ cuối câu hai lái với hai chữ đầu câu ba, hai chữ cuối câu ba lái với hai chữ đầu câu bốn. (khác với kiểu lái trong từng câu mà cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi vẫn làm). Kiểu lái bắc cầu xoáy trôn ốc này cực khó, phải là bậc “cao thủ” mới làm được.
Đây là nỗi lòng của dân chúng khi giá xăng dầu tăng vọt:
Dầu xăng tăng giá dạ giăng sầu
Đầu tiên trăn trở bạc tiền đâu
Giật gấu vá vai theo vật giá
Thâu đêm nhức nhối nghĩ thêm đau
Không chỉ cảm thông với những người dân lao động nghèo khổ, Võ Quê còn sử dụng thơ lái để chống tiêu cực. Anh biến thơ lái thành một thứ vũ khí hết sức sắc bén đánh vào bọn tham nhũng:
Lần vô danh lợi hại dân lành
Tranh thùng, tranh thủ mới trung thành!
Đầy tớ vét tiền bao tờ đấy
Giành nhau tham nhũng chúng giàu nhanh
Ở bài thơ trên, ngoài những cặp lái: tranh thùng - trung thành, đầy tớ - tờ đấy, giành nhau - giàu nhanh, tác giả còn sử dụng một loạt các phụ âm t, tr, th ở câu thứ hai và thứ ba tạo nên âm điệu rất đặc biệt.
Những thủ đoạn: tranh thùng (tranh phiếu), tranh thủ (nịnh bợ)... của bọn tham nhũng được tác giả lột trần không chút e dè, ngần ngại. Bọn chúng là một lũ thoái hoá, biến chất:
Biến chất điếm đàng đi chiếm đất
Cánh đồng xoang bởi Kuán Đồng Xanh
Hối mại chức quyền gieo mối hại
Lanh mưu thoái hóa thật lưu manh!
Hầu hết thơ lái xưa nay đều sử dụng hình thức lái đôi (cặp hai chữ), ở bài thơ trên Võ Quê đã mạnh dạn thử nghiệm hình thức lái ba (cặp ba chữ): “cánh đồng xoang” - “Kuán Đồng Xanh”.
Kiểu lái ba này cũng cực khó. Nếu tôi không nhầm thì nữ sĩ Hồ Xuân Hương chỉ sử dụng một lần duy nhất kiểu lái cặp ba này trong bài thơ Quán Sứ: Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo.
Võ Quê không phải là người đầu tiên làm thơ lái. Ngay từ thời Trung đại, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng với một số câu thơ lái hết sức quái kiệt, đáo để, như : “Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo” hay “Trái gió cho nên phải lộn lèo”... Ở Huế, thời Pháp thuộc có cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi cũng là một cây “lái thơ” khá nổi tiếng.
Trong dân gian vẫn lưu truyền một số câu thơ lái hết sức dí dỏm và sâu sắc của cụ. Chẳng hạn như: “Cầu đạo nên chi phải cạo đầu”, “Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn”, “Công khó chờ nhau biết có không”, “Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông”...
Và đặc biệt là câu: “ Thầy tu mô Phật cũng thù Tây”. Sau khi cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi mất (1966), thơ lái tưởng như “đứt mạch”. Thời Bình Trị Thiên một số nhà thơ như Xuân Hoàng, Văn Lợi... chỉ nói lái trêu đùa nhau cho vui màthôi.
Tôi còn nhớ một vài câu, đại loại như : “Đi Cửa Lò bị cò lừa, bác Hà Sâm suýt hầm sa” ; “Đi phong trào được trao phòng” ; “Ăn cháo lòng, chống gió Lào”; LTM có bài thơ Những mùa trăng mong chờ khá nổi tiếng, các anh lái thành Những mùa trăng mơ chồng ; bài Trăng mùa đông của tôi gửi báo nào cũng không thấy in, các anh đổi thành Trông mùa đăng...
Theo nhà thơ Võ Quê cho biết thì mãi đến năm 1999 anh mới làm thơ lái. Đó là năm mà tỉnh Thừa Thiên Huế bị một trận lụt thế kỷ. Thấy chị em làm nghề ca Huế trên sông Hương phải ngưng hoạt động trong một thời gian khá dài để chống chọi và khắc phục hậu quả của trận lụt thế kỷ ấy, nhà thơ bèn làm một bài thơ lái để đùa vui:
Trời lụt ca nhi cũng trụt lời
Trời đong mưa lũ xuống trong đời
Vái lạy lụt tan lành váy lại
Đời cho du khách dạo đò chơi.
Cái tài của tác giả là sử dụng cách nói lái rất tự nhiên và rất phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng của các ca sĩ lúc đó. Nghe Võ Quê đọc, chị em không nhịn được cười. Bài thơ lái ấy của Võ Quê không cánh mà bay. Chỉ mấy hôm sau, trong các quán cóc, quán cà phê vỉa hè người ta đọc chuyền nhau: Trời lụt ca nhi cũng trụt lời...
Thành công bất ngờ ấy đã khích lệ tác giả, làm thức dậy tiềm năng sáng tác thơ lái của anh. Võ Quê lần lượt “xuất bản bằng miệng” một loạt bài thơ lái cũng dí dỏm, sâu sắc chẳng thua gì tiền nhân Thảo Am Nguyễn Khoa Vi.
So với một số thành phố khác trên cả nước thì Huế vẫn còn nghèo. Người Huế tự trào “Huế thơ, Huế mộng, Huế tòng bọng hai đầu”. Nghèo nhất vẫn là dân vạn đò, những người đạp xích lô, xe thồ... Có người “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”. Hơn ai hết, Võ Quê hết sức thông cảm với hoàn cảnh đói nghèo của họ, nhất là khi đồng tiền làm ra thì khó mà vật giá cứ ngày một “leo thang”:
Vật giá leo thang gạo lỏng nồi
Nỗi lòng xa xót bạn nghèo ơi
Ngồi eo sèo với bao gian khó
Gió khan đắng họng tái tê đời
Cái độc đáo của bài thơ này là tác giả sử dụng kiểu lái bắc cầu, xoáy trôn ốc: hai chữ cuối câu đầu lái với hai chữ đầu câu hai, hai chữ cuối câu hai lái với hai chữ đầu câu ba, hai chữ cuối câu ba lái với hai chữ đầu câu bốn. (khác với kiểu lái trong từng câu mà cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi vẫn làm). Kiểu lái bắc cầu xoáy trôn ốc này cực khó, phải là bậc “cao thủ” mới làm được.
Đây là nỗi lòng của dân chúng khi giá xăng dầu tăng vọt:
Dầu xăng tăng giá dạ giăng sầu
Đầu tiên trăn trở bạc tiền đâu
Giật gấu vá vai theo vật giá
Thâu đêm nhức nhối nghĩ thêm đau
Không chỉ cảm thông với những người dân lao động nghèo khổ, Võ Quê còn sử dụng thơ lái để chống tiêu cực. Anh biến thơ lái thành một thứ vũ khí hết sức sắc bén đánh vào bọn tham nhũng:
Lần vô danh lợi hại dân lành
Tranh thùng, tranh thủ mới trung thành!
Đầy tớ vét tiền bao tờ đấy
Giành nhau tham nhũng chúng giàu nhanh
Ở bài thơ trên, ngoài những cặp lái: tranh thùng - trung thành, đầy tớ - tờ đấy, giành nhau - giàu nhanh, tác giả còn sử dụng một loạt các phụ âm t, tr, th ở câu thứ hai và thứ ba tạo nên âm điệu rất đặc biệt.
Những thủ đoạn: tranh thùng (tranh phiếu), tranh thủ (nịnh bợ)... của bọn tham nhũng được tác giả lột trần không chút e dè, ngần ngại. Bọn chúng là một lũ thoái hoá, biến chất:
Biến chất điếm đàng đi chiếm đất
Cánh đồng xoang bởi Kuán Đồng Xanh
Hối mại chức quyền gieo mối hại
Lanh mưu thoái hóa thật lưu manh!
Hầu hết thơ lái xưa nay đều sử dụng hình thức lái đôi (cặp hai chữ), ở bài thơ trên Võ Quê đã mạnh dạn thử nghiệm hình thức lái ba (cặp ba chữ): “cánh đồng xoang” - “Kuán Đồng Xanh”.
Kiểu lái ba này cũng cực khó. Nếu tôi không nhầm thì nữ sĩ Hồ Xuân Hương chỉ sử dụng một lần duy nhất kiểu lái cặp ba này trong bài thơ Quán Sứ: Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo.
Thơ lái Võ Quê không chỉ sâu sắc, thâm thuý mà còn rất hóm hỉnh. Đây là bài thơ lái anh làm để trêu những cặp trai gái lỡ “ăn cơm trước kẻng”:
Bầu trỏ hèn chi phải bỏ trầu
Bầu to nên mới tậu bò trâu
Quệt má vì yêu nên quá mệt
Bầu lên hạnh phúc được bền lâu
“Bầu trỏ” là mới có thai nên phải làm đám hỏi (bỏ trầu). “Bầu to” là cái thai ngày một lớn nên phải làm đám cưới (tậu bò trâu). Lỡ “quệt má”- nghĩa là lỡ làm cái chuyện ấy nên phải lo đám hỏi, đám cưới thì “quá mệt” là phải. Nhưng cái thai càng lớn thì hạnh phúc càng “bền lâu”. Đằng sau tiếng cười nhẹ nhàng là quan niệm rất nhân văn về tình yêu và hạnh phúc của tác giả.
Võ Quê còn làm thơ lái đùa các bợm rượu:
Một chai mai chột, coi chừng!
Nhị chai nhai chị tưng tưng ngà ngà
Ba chai là bai nghe cha!
Bốn chai cẩn thận kẻo mà bái chôn
Ngũ chai ngai chủ hùng hồn
Sáu chai sai cháu bếp cồn luộc tôm!
Bài thơ này là một thể nghiệm nữa của Võ Quê. Hồ Xuân Hương, Thảo Am Nguyễn Khoa Vi chỉ làm thơ lái theo thể đường luật và hầu hết là thất ngôn tứ tuyệt. Võ Quê mạnh dạn chuyển thơ lái sang thể lục bát. Bài thơ trên có tới 12 câu, câu nào cũng có cặp lái đôi.
Quy luật lái khá linh hoạt. Câu một, câu hai, câu năm, câu sáu là những cặp lái đôi liền nhau. Câu ba, vế thứ hai được tách ra nằm xen giữa chữ “là” và “nghe”: ba chai - bai cha. Câu thứ tư, tác giả đột ngột chuyển sang lái cách (hai chữ đầu lái với hai chữ cuối). Ở câu kết lẽ ra không được dùng vần “ôm” ở chữ thứ tám vì nó vần thông với chữ thứ sáu, nhưng vần “ôn” và “ôm” đặt cạnh nhau nghe rất ngộ nghĩnh.
Bởi thế mà tác giả đã mạnh dạn phá lệ. Ngồi trong chiếu rượu mà đọc bài thơ lái này không ai có thể nhịn được cười. Những lời nhắc nhở các bợm rượu thật dí dỏm mà cũng thật chí tình, chí lý.
Cuối năm ngoái, đầu năm nay, chị Tiểu Kiều (vợ nhà thơ) không may lâm bệnh hiểm nghèo, các cháu đang công tác xa, một mình nhà thơ vừa chăm sóc vợ vừa làm công việc nội trợ. Cứ ngỡ anh không còn tâm trí, thời gian để “lái thơ” nữa.
Vắng thơ lái Võ Quê, dân quán cóc, quán cà phê vỉa hè cảm thấy thiêu thiếu một cái gì. Không biết ai đó đã than rằng: Chưa về nhắm rượu làng Chuồn / Chưa nghe thơ lái sao buồn Võ Quê (làng Chuồn nổi tiếng rượu ngon là quê của anh). Có lẽ hiểu được tâm trạng chờ đợi của người hâm mộ, Võ Quê lại tiếp tục Tự trào bằng thơ lái:
Cuối năm cắm cúi chăm nuôi vợ
Đầu năm mong vợ hết nằm đau
Số phận an bài ai bàn nữa!
Câu thơ Xuân đó có buồn đâu…
Và:
Vợ chồng là phải vọng chờ
Dạo một vòng chợ nên thơ vợ chồng
Trong khó khăn, vất vả anh vẫn vui đùa, tếu táo:
Cuộc đời thành một trò chơi
Khổ đau hạnh phúc là trời cho ta
Thơ lái cũng là một “trò chơi” mà “trời” đã ban cho Võ Quê. Bởi vì không phải bất cứ ai cũng làm được thơ lái vừa thông minh vừa hóm hỉnh vừa thâm trầm như anh.
Huế, tháng 4 - 2010
Mai Văn Hoan
Nguồn: http://www.tienphong.vn/
Bầu trỏ hèn chi phải bỏ trầu
Bầu to nên mới tậu bò trâu
Quệt má vì yêu nên quá mệt
Bầu lên hạnh phúc được bền lâu
“Bầu trỏ” là mới có thai nên phải làm đám hỏi (bỏ trầu). “Bầu to” là cái thai ngày một lớn nên phải làm đám cưới (tậu bò trâu). Lỡ “quệt má”- nghĩa là lỡ làm cái chuyện ấy nên phải lo đám hỏi, đám cưới thì “quá mệt” là phải. Nhưng cái thai càng lớn thì hạnh phúc càng “bền lâu”. Đằng sau tiếng cười nhẹ nhàng là quan niệm rất nhân văn về tình yêu và hạnh phúc của tác giả.
Võ Quê còn làm thơ lái đùa các bợm rượu:
Một chai mai chột, coi chừng!
Nhị chai nhai chị tưng tưng ngà ngà
Ba chai là bai nghe cha!
Bốn chai cẩn thận kẻo mà bái chôn
Ngũ chai ngai chủ hùng hồn
Sáu chai sai cháu bếp cồn luộc tôm!
Bài thơ này là một thể nghiệm nữa của Võ Quê. Hồ Xuân Hương, Thảo Am Nguyễn Khoa Vi chỉ làm thơ lái theo thể đường luật và hầu hết là thất ngôn tứ tuyệt. Võ Quê mạnh dạn chuyển thơ lái sang thể lục bát. Bài thơ trên có tới 12 câu, câu nào cũng có cặp lái đôi.
Quy luật lái khá linh hoạt. Câu một, câu hai, câu năm, câu sáu là những cặp lái đôi liền nhau. Câu ba, vế thứ hai được tách ra nằm xen giữa chữ “là” và “nghe”: ba chai - bai cha. Câu thứ tư, tác giả đột ngột chuyển sang lái cách (hai chữ đầu lái với hai chữ cuối). Ở câu kết lẽ ra không được dùng vần “ôm” ở chữ thứ tám vì nó vần thông với chữ thứ sáu, nhưng vần “ôn” và “ôm” đặt cạnh nhau nghe rất ngộ nghĩnh.
Bởi thế mà tác giả đã mạnh dạn phá lệ. Ngồi trong chiếu rượu mà đọc bài thơ lái này không ai có thể nhịn được cười. Những lời nhắc nhở các bợm rượu thật dí dỏm mà cũng thật chí tình, chí lý.
Cuối năm ngoái, đầu năm nay, chị Tiểu Kiều (vợ nhà thơ) không may lâm bệnh hiểm nghèo, các cháu đang công tác xa, một mình nhà thơ vừa chăm sóc vợ vừa làm công việc nội trợ. Cứ ngỡ anh không còn tâm trí, thời gian để “lái thơ” nữa.
Vắng thơ lái Võ Quê, dân quán cóc, quán cà phê vỉa hè cảm thấy thiêu thiếu một cái gì. Không biết ai đó đã than rằng: Chưa về nhắm rượu làng Chuồn / Chưa nghe thơ lái sao buồn Võ Quê (làng Chuồn nổi tiếng rượu ngon là quê của anh). Có lẽ hiểu được tâm trạng chờ đợi của người hâm mộ, Võ Quê lại tiếp tục Tự trào bằng thơ lái:
Cuối năm cắm cúi chăm nuôi vợ
Đầu năm mong vợ hết nằm đau
Số phận an bài ai bàn nữa!
Câu thơ Xuân đó có buồn đâu…
Và:
Vợ chồng là phải vọng chờ
Dạo một vòng chợ nên thơ vợ chồng
Trong khó khăn, vất vả anh vẫn vui đùa, tếu táo:
Cuộc đời thành một trò chơi
Khổ đau hạnh phúc là trời cho ta
Thơ lái cũng là một “trò chơi” mà “trời” đã ban cho Võ Quê. Bởi vì không phải bất cứ ai cũng làm được thơ lái vừa thông minh vừa hóm hỉnh vừa thâm trầm như anh.
Huế, tháng 4 - 2010
Mai Văn Hoan
Nguồn: http://www.tienphong.vn/