Tôi đã đọc
hết bốn mươi lăm bài thơ
với biết bao nỗi niềm
anh gửi gắm trong tập “Trầm ngâm thế
kỷ” của anh.
Xin tri ân tấm chân tình
và niềm mặn nồng đối
với thi ca đối với thi hữu
của anh dành cho quý độc giả (trong đó có tôi), khi mà, giữa những ngày bao người
đều tất bật, lo toan với
bộn bề của cuộc
sống, lo toan cho những tính toán của riêng mình để đón xuân Kỷ Sửu, thì anh lại
dành cho tôi một món quà
hết sức bất ngờ
và cảm động: Tập thơ
“Trầm ngâm thế kỷ”, để
dành tặng trong những ngày đầu năm mới.
Tôi được đọc ba tập thơ
của anh: Tập Ngọn cỏ
thiên đường; Lửa đêm và Trầm ngâm thế kỷ (Riêng tập
Mảnh đời riêng tôi chưa được tiếp
cận). Qua mỗi tập thơ,
mỗi bài thơ, tôi cảm nhận
trong anh luôn man mác tình quê của
người con Quảng Trị xa xứ,
luôn thấm đượm nỗi trăn trở,
suy tư, hoài vọng về con người,
cuộc đời, hạnh phúc, khổ
đau và sâu thẳm hơn nữa là sự
vô vi, vô thường của đạo pháp, đạo
làm người.
Những trăn trở, suy tư cho những
số phận, những kiếp
người có thể độc giả
đă dành nhiều bài viết để cùng anh cảm
nhận và chia sẻ…Với tư
cách là một người mến mộ
thơ anh, tôi xin phép được cùng anh nói về chữ ĐẠO
trong tập Trầm ngâm thế kỷ này.
Đọc tập thơ của
anh, đă để lại trong tôi bao nỗi niềm, những
hoài niệm xa xưa; Con người, cuộc đời
phút chốc qua mau
như chiếc lá rơi, vó ngựa
qua song cửa…tất cả rồi
sẽ đi qua. Đọc thơ anh tôi nghe mặn
đắng số phận những
kiếp người; nghe sắt se từng cơn
gió đêm thổi vào hồn những thân phận
đang măi trong “cuộc vật vă nhân sinh”, trầm ngâm, tưởng tiếc!
Trong tập thơ này, Anh không dùng những chữ “Từ
bi”, “Nhân ái”, “Nhiệm mầu”, “Vô vi”, “Vô thường”, “Vô thỉ”, “Tâm không”…để nói về triết
lý nhân sinh quan của đạo pháp, mà bằng những cảm
nhận rất đời thường
đang hiện hữu hàng ngày trong cuộc sông của mỗi chúng ta với
những câu từ không cần gọt dũa, trau chuốt
để nói lên triết lý cao siêu đó.
Nếu trong tập Lửa đêm anh dùng hình ảnh:
“Trăng
và nước giao duyên từ vô thỉ
Đừng xẻ ḍòng
sóng dội mảnh trăng tan.
Hăy
giữ lấy làn nước êm dòng nước
Và
thảnh thơi như gió núi mây ngàn”.
(Trăng
và nước)
Hay:
“Ta
chạy theo ngày đuổi theo đêm”
để cuối cùng chợt
nhận ra
“Thương nhân sinh lưu chuyển kiếp
vô thường”.
(Đi
tìm nàng thơ)
Cho đến
“
Đêm ba mươi hoa nở cánh nhiệm mầu”…;
“
Bóng mẹ cha từ bi”…;
“Em
vẫn tự gieo trồng, trên mảnh ruộng đầy
nhân ái”…;
“Nụ cười thoáng chút vô vi,
Như đùa- như thật- Nửa
bi- nửa hài”…;
“
Hai tay buông lỏng sự đời,
Tâm
không nhẹ bước xa rời buồn
vui”…
Thì đến tập Trầm ngâm thế
kỷ, tôi có cảm nhận rằng
cũng với bao thân phận như vậy,
những kiếp người trong chốn
nhân sinh này, anh tiếp tục có sự hoá thân để
cảm thông, chia sẻ và đau đáu niềm đau của một
người “lạc bước giữa
chốn nhân gian”. Những cảm xúc đó, hình như
đă bị “dồn nén đến tận
cùng” thì nay lại bỗng “rùng mình thoát xác” để những tứ
thơ vượt ra ngoài ý niệm của con người
“vượt lên thời gian và không gian mà thường tại”.
Có lẽ trong thế giới nội
tâm, anh đă cảm nhận mọi sự
thất bại hay thành công trên thế gian đều bắt
nguồn từ chữ TÂM. Bởi
tâm là gốc của sanh và tử, là cội nguồn
của mọi hạnh phúc và bất
hạnh. Bởi hết thảy
những danh vọng, tiền tài mà con người
theo đuổi suốt đời (theo anh cảm
nhận) là hư giả, bèo bọt;
như giọt sương mai, như
hoa tàn héo rơi văi trên
mặt đất, như gió lạnh
ban đêm. Có lẽ anh đă cảm nhận được
cái tinh túy ấy trong ý
thơ của vua Trần Nhân Tông:
“Thị phi niệm trục
tiêu hoa lạc
Danh
lợi tâm tuỳ dạ vũ hàn
Hoa
tàn vũ tinh sơn tịch mịch
Nhất thanh đề điểu hựu
xuân tàn”
(ý nghĩ chạy theo thị phi như hoa rơi
ban sớm/ Tâm chạy theo danh lợi như theo mưa
đêm lạnh/ Hoa rụng hết, mưa
tạnh, còn lại cảnh núi non vắng
lặng/ một tiếng chim kêu, xuân lại
tàn).
Nếu vậy, xem ra sống giữa vòng danh lợi,
hào nhoáng mà Tâm vẫn an
trú trong tự tại là điều đáng khâm phục
rồi?.
Chính vì vậy mà những phận người
“Vô
tư như gió,
hiền hoà như đất,
giận hờn như
lửa,
và
đục trong như nước”
tiếp tục được anh hoá thân một
cách sống động ở tập
thơ này.
Này nhé:
“Thắp lên một ngọn
lửa
Bóng
đêm sẽ tan dần
Ta
đi vào núi thẳm
Sau
lưng đời phù vân”
(Bài
thơ thứ Hai).
Hay
“Áp
vào ngực cha khét nắng,
Vai
mẹ chai sần nhiều buổi
chợ xa
Xô
đẩy va đập
Mặt chạm đất
Lưng hiến cho trời
Mong
mây tích tụ vĩnh hằng
Ấm ngày lăn lóc
Vật vã luân hồi hành khất đó đây”
(Bài
thơ thứ 9)
vẫn cảm thấy gần
gũi, sẻ chia, hoá mình
vào kiếp người một cách sâu đậm
và thực tế hơn so với:
“Trong
đêm tối mênh mông
Tôi
xin làm ngọn lửa
Thắp lên điều tan vỡ
Những khát khao yêu thương”
(Lửa đêm)
Hay:
“Chiếc lưng trần
của cha
Cõng
đời con không mỏi
Vầng trăng tròn đêm tối
Mẹ soi đường con đi
Bóng
mẹ cha từ bi
Đỗ dài theo năm tháng”
(Ơn nghĩa)
Một
vài minh hoạ có thể thấy “Người
hành khất lăng tử” kia đă “lớn lên” rất nhiều, đă không còn vội
vă, đă không còn cảm nhận hiện thực
mà đă thấu hiểu đến những
khía cạnh của bản chất
con người, sự đời để
hồn thơ không còn thở than, chơi vơi, đau đáu về
một kiếp trầm luân mà tâm hồn
như tĩnh lặng để trầm
ngâm suy nghĩ và cảm nhận.
Cái hay của anh chính là ở chỗ không dùng “thuật
ngữ” của đạo pháp mà dùng hình ảnh gần
gũi nhất trong mỗi cuộc sống
của mỗi kiếp người
(mặc dù sự gần gũi có lúc đến
trần trụi) để mỗi
kiếp người vật vă chốn
nhân sinh này nương theo
và tìm nơi đó sự an ủi, niềm
tin và vượt lên số phận để
tiếp tục sống có ích. Đó phải
chăng là mục đích cuối cùng của mọi đạo
giáo?
Có lẽ vì va chạm khá nhiều vào nỗi niềm
nhân thế, “cuộc sống quắt
quay hư ảo loạn cuồng”
mà làm cho “văn chương
rêu mốc”. Những điều đó đă phần
nào làm cho những câu thơ anh hơi thiếu
chất mượt mà, thiếu những thanh âm trầm
bỗng, những ngôn từ được trau chuốt
một cách văn chương. Có lẽ chính điều này, mà một số độc
giả vốn quen với những dùng văn chương
bay bổng, lăng mạn, thiên về niêm luật chưa chia sẻ
nhiều với thơ anh? Nhưng
dù sao đi nữa, không phải điều này mà làm ảnh
hưởng lớn đến phong cách sáng tác của anh.
Xin cầu chúc cho anh tiếp tục dồi
dào sinh lực để cống hiến
cho thi hữu những vần thơ
đời luôn thấm đượm hồn
người.
Xuân Kỷ sửu- 2009
Cao
Hoàng Vũ