ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Tây Hồ mai uyển (1) tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân (2) khấp Tố Như
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân (2) khấp Tố Như
Nguyễn Du
(1) Có bản chép: hoa uyển
(2) Có bản chép: thùy nhân
Bài thơ nầy đã đi vào nền văn học của nước nhà, nhưng vẫn từ lâu không ít người thơ, kể cả những nhà nghiên cứu văn học không khỏi thương thầm tiếc rẻ, là một bài thơ bị thất niêm ở hai câu kết. Cái lỗi thất niêm nầy chúng ta phải nghĩ lại, bài thơ trên có phải nguyên tác đã thành văn hay chưa, hay là bản thảo (bản nháp) mà người sưu tầm bắt gặp (trong Bắc Hành thi tập) rồi để nguyên như thế, thành ra những ấn phẩm sau nầy bị sai lạc chăng? Chúng tôi sẽ đề cập sau.
Đến đây xin đại khái nói về nàng Tiểu Thanh:
Vào đầu Đời Minh ở tỉnh Chiết Giang bên Trung Hoa có một người con gái sống trước Nguyễn Du 300 năm, nàng có mấy cái tuyệt: Giai nhân tuyệt sắc, Văn chương tuyệt tác, Nét chữ tuyệt bút. Nàng là người họ Phùng lấy lẽ một người chồng có tên là Phùng, vì trùng tên chồng nên đổi là Tiểu Thanh. Người vợ cả quá ghen tuông ác độc, ép nàng về sống dưới chân núi Cô Sơn hiu quạnh, những tác phẩm của nàng bị đốt cháy một cách oan uổng phũ phàng, bỡi thế nàng tuyệt mệnh vào năm mười tám xuân xanh.
Nhân chuyến Bắc Hành nầy Nguyễn Du đọc đến bài ký của nàng còn sót lại mấy tờ mà không khỏi ngậm ngùi thốt lên:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Có nghĩa là “không biết ba trăm năm sau, trong thiên hạ có ai người khóc Tố Như ?” cũng như Nguyễn Du đã khóc người sống trước mình 300 tuổi, tự thấy như người cùng hội cùng thuyền, đó là tấm lòng riêng của tác giả.
Để trở lại bài thơ trên có bị thất niêm không? Trên phương vị tìm hiểu chúng ta hãy cùng nhận thức:
Đại thi hào Nguyễn Du làm thơ mà bị thất luật thất niêm là điều không thể xẩy ra được, và không thể so sánh với bất cứ một ai, ở bất cứ thời đại nào, nên không thể ví với bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, Thục Trung Cửu Nhật của Vương Bột, hay Kim Lũ Y của Đỗ Thu Nương được v.v...Ở Đời Đường, luật thơ chưa chặt chẽ cho lắm, còn về thời Lý, Trần, Lê của nước ta luật Thơ Đường đã nghiêm chỉnh lắm rồi, mà còn khắt khe nữa là đằng khác, huống chi thời Nhà Nguyễn, mà người xưa gọi là “Thơ Luật”, hơn nữa Nguyễn Du là giám khảo các kỳ thi Hương dưới Triều Gia Long. Ngày xưa các môn thi của các khoa thi Hương đều có” THI, THƯ, LỄ, NHẠC, ĐỘC”.
Vậy THƠ LUẬT là bộ môn chính của trường thi:
Khoa Đinh Mão - Gia Long thứ 6 (1807) tại trường thi Hải Dương
Khoa Đinh Mão - Gia Long thứ 6 (1807) tại trường thi Hải Dương
Đề điệu là Tham Tri Bộ Công Nguyễn Ngọc Ngoạn
- Giám thí là Đốc học Quốc Tử Giám Nguyễn Viết Ưng
- Giám khảo là Đông Các Học Sĩ Nguyễn Du
Cả trường thi có biết bao nhiêu sĩ tử dự thí, nhưng chỉ lấy đậu 5 người.
(Theo sách Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục –trang 95)
- Giám thí là Đốc học Quốc Tử Giám Nguyễn Viết Ưng
- Giám khảo là Đông Các Học Sĩ Nguyễn Du
Cả trường thi có biết bao nhiêu sĩ tử dự thí, nhưng chỉ lấy đậu 5 người.
(Theo sách Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục –trang 95)
Như thế Nguyễn Du đã đánh hỏng biết bao nhiêu thí sinh về bộ môn "thơ luật" nầy? Thế mà Nguyễn Du lại làm thơ thất niêm thì biết ăn nói làm sao với thí sinh của cụ, biết trả lời sao với khách văn chương và hậu thế? Hơn nữa, thời bấy giờ có các nhà uyên bác như Phạm Đăng Hưng là bạn quan trường, Phạm Quý Thích (viết tổng luận Truyện Kiều) và rất nhiều người bạn thơ nữa, nên cụ không thể vô tình làm thơ để cho thất niêm được.
Nói về một DỊ BẢN của bài thơ nầy, mà tôi xin giới thiệu dưới đây, tôi đã thuộc lòng vào đầu thập niên 1950 thì không hề bị thất niêm qua thiên hồi ức sau:
Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), ở vùng Lan Đình, Gio Linh chúng tôi, việc học hành vô cùng khó khăn, trở ngại trăm bề, không thể đến trường học chữ Quốc ngữ được, nên phải ở nhà học chữ Hán. Thầy dạy chúng tôi là cụ cử nhân Trần Doãn Trai, tham tri Hộ Bộ hồi hưu; các nho sĩ thời bấy giờ rất khó đi lại với nhau, hơn nữa hai người con trai lớn của Thầy đi theo kháng chiến làm lớn cho Việt Minh, nên Pháp cô lập nhà Thầy, chẳng có cách nào tốt hơn là bày lớp dạy trẻ cho quên ngày tháng. Lớp học của chúng tôi thời bấy giờ Thầy gọi là lớp VÔ THƯ, vì trước đó nửa năm nhà Thầy bị Tây đốt cháy sạch, không còn một quyển sách nào, thầy nhớ đâu dạy đó và chúng tôi học cũng không có tập vở, bút mực gì hết, chỉ viết trên khay cát, thế mà tiếp thu thật tốt, cách giảng bài của thầy rất dễ cảm và gần gũi, nên chúng tôi đứa nào đứa nấy thích học hơn chơi. Hai năm sau mới tập viết trên giấy dó, bút lông mực tàu và son đều tự chế vì quanh vùng rất hiếm bán dụng cụ học sinh. Đến cuối năm 1949 Tây đi lùng suốt ngày, việc học lại khó khăn gấp bội, lớp chúng tôi mấy anh lớn có anh bị Tây bắn chết, có anh vào du kích và nhiều anh lấy vợ ở nhà làm ruộng, chỉ còn lại sáu đứa kiên trì học với Thầy, đến thời gian đó chúng tôi viết đọc cũng được lắm rồi. Thầy bắt đầu dạy thơ chữ Hán, vào đầu năm 1950 đường sá đi lại có dễ hơn một chút, Thầy viết thư bảo tôi vào làng Hà Trung (phiá Nam huyện lỵ Gio Linh) đến nhà cụ Khôi (thuộc dòng thượng thư họ Trần Đình) mượn bộ sách "Thượng Thi Tập Ngâm" đem về sao chép. Vì nể tình nên cụ Khôi cho mượn cả bộ. Nói về bộ "Thượng Thi Tập Ngâm" nầy gồm có ba quyển (Thượng, Trung, Hạ) viết tay bằng giấy dó mực Tàu, bìa phết nước sim giấy bồi trông thật cổ kính thiêng liêng. Nội dung là ghi chép các bài thơ hay: Thơ Đường Trung Hoa, Thơ Đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn của nước ta, thơ của các cụ trong dòng tộc sáng tác và những bài văn ai, bài phú nổi tiếng của thời xưa, kể cả thơ Chữ Hán và Thơ Nôm, viết qua nhiều thời kỳ, nên có nhiều cách viết khác nhau, có bài viết chữ triện pha lệ, có bài viết chữ chân và rất nhiều bài viết chữ thảo, nét son điểm hàng, khuyên đơn, khuyên chuỗi trong thật công phu khả kính. Bộ sách ấy rất có giá trị về văn học, nhưng rất tiếc là của dòng tộc nên không được in thành sách lưu hành trong dân gian.
Tôi còn nhớ rất kỹ, chính tay tôi sao chép cả năm trường mới được hai quyển, vì hồi đó chiến tranh, phần thì phải trốn giặc Tây, phần thì ca-nông, moóc-chê nổ bất thình lình, nên khi viết được khi không, chưa chép đến quyển Hạ thì cụ Khôi đến đòi lại, vừa trả sách được mấy hôm, Tây về đốt nhà Thầy lần thứ hai, cháy luôn hai quyển vừa mới chép, may mà trả lại được bộ cũ. Thế rồi Thầy cũng thôi dạy, chúng tôi cùng theo học trường chiến khu vùng Việt Minh.
Trong thời gian chép tay tôi thuộc được nhiều bài thơ, trong đó có bài ĐỘC TIỂU THANH KÝ, Thầy tôi say sưa với bài thơ này, rồi chúng tôi cũng ngâm theo Thầy, thành ra thuộc lòng như thế nầy:
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Nguyễn Du
Bài nầy thì không bị thất niêm, nhưng chưa thấy có trong văn chương nước nhà, nên chúng tôi tạm gọi là Dị Bản.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu.
Cần Chánh điện Học sĩ Nguyễn Du làm quan tại triều dưới thời Gia Long, đồng thời với các cụ thượng thư người quê Hà Trung (làm quan thượng thư liên tục nhiều đời) là bạn thơ văn của cụ, nên tôi thấy bài chép nầy rất chính xác, nhưng rất tiếc trong những năm chống Mỹ vùng quê Gio Linh gọi là vùng Bạch Hóa (san bằng), dân chúng chạy loạn nên rồi thất tán, không biết bộThượng Thi Tập Ngâm ấy người trong dòng tộc có còn giữ được hay không? Mãi tới nay tôi cố tìm nhưng chưa được gặp.
Thử lạm bình tạm gọi bài trước là nguyên bản bài sau là dị bản, với hai câu mở đề của nguyên bản:
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư (phá đề)
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (thừa đề)
Có nghĩa là cảnh "vườn mai xứ Tây Hồ đã biến thành gò hoang" hết rồi tác giả mới "đến viếng ngồi trước cửa sổ đọc mấy tờ sách" của nàng Tiểu Thanh còn sót lại, nhìn thấy cảnh vật đổi dời trong tưởng tượng làm cho tác giả nhuốm một nỗi sầu, rồi liên tưởng việc muốn nói điều đó cũng có lý. Nhưng cảnh vật ấy so với đời tư của cụ thì có thấm vào đâu đối với cuộc "Giang sơn đổi chủ" giữa triều Lê, triều Tây Sơn và Triều Nguyễn mà Cụ là chứng nhân lịch sử? Nỗi hoài Lê là nỗi lòng thầm kín gấp cả trăm ngàn lần cảnh "vườn mai Tây Hồ" xa lạ ấy, cho dù có thay đổi mấy cũng không thể làm xao động được cõi lòng của Nguyễn Du, do đó cách nhập đề lung khởi như trên là không ổn mà câu thơ trở nên lạc lõng làm sao.
Với hai câu mở đề của dị bản:
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (phá đề)
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư (thừa đề)
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư (thừa đề)
Có nghĩa là "viếng thăm ngồi trước song cửa sổ vừa đọc mấy tờ sách" của nàng Tiểu Thanh còn sót lại rồi nhìn ra cảnh vật bên ngoài nào "vườn mai xứ Tây Hồ (ngày trước) nay đã biến thành gò hoang" làm cho cõi lòng của tác giả thêm một chút bâng khuâng thương nhớ vẩn vơ. Chúng ta thấy cách nhập đề trực khởi như trên rất hợp lý, làm cho câu thơ mạnh thêm lên, mạch thơ vô cùng thông suốt. Cũng như trong Truyện Kiều nhập đề hết sức trực khởi:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
"Tài mệnh" là mục đích chính của cốt truyện, còn Nàng Kiều chỉ là nhân vật chính mà thôi, do đó Truyện Kiều bất hủ là thế, thì ở đây cũng không thể khác được.
Bây giờ ta thử nhìn cặp thực và cặp luận, có nghĩa là hoán vị lẫn nhau:
Chỉ phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Có nghĩa là son phấn có cái thần của nó, chính bởi cái thần đó mới mang một nỗi đau sau khi giã biệt, văn chương không có số mệnh làm sao khỏi ưu phiền khi tác phẩm bị đốt cháy oan uổng đến thế.
Hai câu thơ trên tự nó suy diễn một cách sâu rộng cho toàn ý bài thơ. Vậy điểm nhãn cho bài thơ là chính hai câu thơ đó, thì làm sao đứng vào vị trí cặp thực cho được, mà đứng vào cặp luận là vô cùng hợp lý.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Có nghĩa là: "những việc oán hận xưa nay làm sao thấu đến trời, rồi nỗi oan kỳ lạ của một kiếp người mà ta tự thấy có mình trong đó".
Vậy có phải diễn tả sự thật phũ phàng của lẽ đời xưa nay là như thế, thì làm sao đứng vào cặp luận cho được?
Còn hai câu kết như chúng tôi đã nói ở trên, nên ở đây không bàn tới, duy còn chữ hà nhân hay thùy nhân mà xưa nay còn trong vấn đề tranh cãi.
Còn hai câu kết như chúng tôi đã nói ở trên, nên ở đây không bàn tới, duy còn chữ hà nhân hay thùy nhân mà xưa nay còn trong vấn đề tranh cãi.
Vậy ta hãy xem chữ thùy mà người xưa dùng trong thơ chữ Hán như thế nào.
Lâu Dĩnh trong bài Tây Thi Thạch:
Nhất khứ Cô Tô bất phục phản
Ngạn bàng đào lý vị thùy xuân?
Ngạn bàng đào lý vị thùy xuân?
Cô Tô một chuyến đi đi biệt
Đào lý bên bờ xuân với ai?
Khương Hữu Dụng dịch
Văn Thiên Tường (Nguyễn Công Trứ trong bài Chí làm trai):
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
Người đời từ trước ai không chết
Cốt để lòng son rọi sử xanh
Cốt để lòng son rọi sử xanh
Á Nam Trần Tuấn Khải dịch (?)
Đặng Trần Côn: Chinh Phụ Ngâm (chữ Hán):
Mạch thượng tang! Mạch thượng tang
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường?
Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường?
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Đoàn Thị Điểm dịch
Chinh phu mạo thùy đan thanh?
Tử sĩ hồn thùy ai điếu?
Tử sĩ hồn thùy ai điếu?
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn
Đoàn Thị Điểm dịch
Vậy ta thấy chữ thùy đứng riêng mà không cần có chữ nhân vẫn đủ nghĩa cho một câu thơ mang thể nghi vấn. Nhưng trong thơ chữ Hán vẫn không thiếu chữ thùy nhân, thùy gia, thùy tâm, thùy vị, v.v…
Và ta thử xem cách dùng chữ Hà:
Chữ hà đứng sau chữ như:
Lý Thường Kiệt:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chữ hà đứng trước chữ nhân:
Cách ngôn xưa:
Thiên sinh nhân hà nhân vô tộc?
Địa sinh thảo hà thảo vô căn?
Địa sinh thảo hà thảo vô căn?
Trời sinh người người nào không họ?
Đất sinh cỏ cỏ nào không rễ?
Đất sinh cỏ cỏ nào không rễ?
Đỗ Phủ trong bài Càn Nguyên Trung Ngụ Cư Đồng Cốc Huyện, bài số 3:
Hữu đệ, hữu đệ tại viễn phương
Tam nhân các sấu hà nhân cường?
Tam nhân các sấu hà nhân cường?
Em trai, em trai ở phương xa
Ba người yếu đuối ai người khỏe?
Ba người yếu đuối ai người khỏe?
Bạch Cư Dị trong bài Ức Dương Liễu:
Dao ức thanh thanh giang ngạn thương
Bất tri phan chiết thị hà nhân?
Bất tri phan chiết thị hà nhân?
Xao nhớ xanh xanh trên bến ấy
Vin cành bẻ liễu biết là ai?
Khương Hữu dụng dịch
Trương Nhược Hư: Bài Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt?
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân
…………………………………………
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự
Bất tri giang nguyệt chiếu hà nhân?
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân
…………………………………………
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự
Bất tri giang nguyệt chiếu hà nhân?
Ai người trước đã trông trăng ấy
Trăng ấy soi người tự thuở nao?
…………………………………..
Trăng vẫn năm năm sông nước giãi
Soi ai nào biết được lòng trăng?
Trăng ấy soi người tự thuở nao?
…………………………………..
Trăng vẫn năm năm sông nước giãi
Soi ai nào biết được lòng trăng?
Khương Hữu Dụng dịch.
Chữ hà dùng rất đa dạng trong thơ chữ Hán như: hà danh, hà tánh, hà sự, há xứ, hà phương, v.v…
Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Tản Đà dịch
Trên đây chúng tôi dẫn dụ một vài khái niệm về chữ hà và chữ thùy trong các câu thơ xưa, nhưng cũng không thể quyết đoán chắc chắn được. Dù sao với câu kết "Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như", hơi thơ vẫn nghe thấy mạnh mà từ xưa nhiều nhà uyên bác tán đồng.
Ngày nay chữ Hán đã lùi sâu vào quá khứ, đa phần những bài thơ chữ Hán đã bị quên lãng, nếu không có Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm khúc, thì bản chữ Hán của Đặng Trần Côn hay đến thế cũng mai một với thời gian. Nếu không có Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành, Tản Đà dịch Trường hận ca và các nhà thơ khác dịch thơ Đường thì thơ Đường ngày nay cũng vắng bóng. Đặc biệt là thơ Lý, Trần, Lê, Nguyễn của nước ta làm bằng chữ Hán một lượng thơ vô cùng lớn lao và giá trị, được các cụ ngày xưa như Ngô Tất Tố, Bích Khê, Lê Thước, Đinh Gia Khánh, Đinh Văn Chấp, Phan Kế Bính, Bùi Huy Bích, Á nam Trần Tuấn Khải,v.v… đã dày công sưu tầm và dịch ra thơ Nôm để hôm nay chúng ta thừa hưởng kho tàng văn học nước nhà thật là phong phú. Còn nói về những bài thơ rất dễ thuộc mà không cần diễn Nôm như bài Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt thì rất hiếm mà có lẽ duy nhất, còn bài Cáo Tật Thị Chúng của Mãn Giác Thiền Sư thì đa phần người nghiên cứu về Đạo Phật mới thuộc lòng. Riêng bài ĐỘC TIỂU THANH KÝ rất nhiều người thuộc, nhưng chỉ thuộc lòng hai câu kết.
Còn Dị bản Độc Tiểu Thanh Ký mà chúng tôi giới thiệu ở đây rất có cơ sở văn học, nhưng chưa thấy phổ cập trong văn chương Việt Nam. Vậy ước mong những nhà nghiên cứu văn học bổ khuyết thêm. Chúng tôi kính gởi đến quý độc giả lời chào trân trọng.
SÔNG XƯA
Nay về thấy lại sông xưa
Hiền Lương vẫn nước lững lờ chảy xuôi
Tang thương qua mấy lớp người
Dòng sông thầm nhắc những lời Nước Non
(1992)
ĐỌC TIẾP:
BÀI THƠ ĐIỆP TỪ
LẦU HOÀNG HẠC, dịch
GẶP TRƯƠNG QUÂN
HỒI HƯƠNG KÝ SỰ, THƠ