NHƯ
TIẾNG TRỐNG TRƯỜNG
Đúng hẹn rồi chúng mình quay về nhé!
Những chim di lưu lạc khắp chốn phương
Bao môn sinh một thuở vốn chung trường
Đang nháo nhác ới đàn quay về cội
Từng mùa hạ đan xen-từng kỳ hội
Nơi sân trường chốn cũ rộn ràng thay
Tiếng mi tau chào hỏi tựa cái ngày
Màu áo trắng hồn nhiên hằng yêu mến
Về bên nhau lắm điều cần nhắc đến
Hình ảnh thầy cô - bè bạn năm nào
Không gian trường - phố thị của hôm nao
Mà vốn đã hằn sâu từ tấm bé…
Năm lần hội với mười năm rồi nhé!
Sáu lăm năm trường điểm nét vàng son
Bốn hai năm danh gọi vốn không còn
Trong tâm thức… tên trường luôn tồn tại
Nguyễn Hoàng tên… ngôi trường ta vốn lại
Được cha ông cân nhắc chọn đặt tên
Người khai sinh mảnh đất ấy Chúa Tiên
Khởi đầu Chúa… rồi bao vương triều Nguyễn…
Một dặm dài biết bao nhiêu là chuyện
Hãy mang theo dần trút cạn cùng nhau
Những buồn vui - sướng khổ vốn muôn màu
Từ cuộc sống chẳng ai nào biết được
Hẳn rồi đây có kẻ sau người trước
Khi chúng ta đồng ngả bóng qua chiều
Những mái đầu chuyển sắc ải muối tiêu
Tình thân ái vẫn hoài giang cánh rộng
San sẻ nhau điều hay từ lẽ sống
Sớt chia nhau những uẩn khúc xa gần
Từng vùng miền - khối lớp - nhóm bạn thân
Thành một mối đồng nối vòng tay lớn…
Bao kỷ niệm đâu đó hoài lởn vởn
Tình quê hương những khác biệt theo mùa
Mỗi cuối thu bão quét - gió-mưa hùa
Bao trận lũ đục ngàu cơn nước bạc
Độ đông sang hanh heo lùa xao xác
Rét quéo tay môi đánh nhịp liên hồi
Bấc phùn bay rỉ rả mãi không thôi
Đường lầy lội trợt trơn khắp nẻo lối
Xuân Hè tới gió độc giêng hai thổi
Mang theo bao mầm bệnh hiểm nguy thời
Mầm sống chưa kịp khởi dáng thởi mơi
Đã thấy nắng hạ thiêu - Nam Lào đến…
Tình thầy cô vẫn hằng luôn quý mến
Nghĩa bạn bè năm tháng chẳng hề lơi
Nếu nhằm khi trở gió hoặc trái trời
Đều ới ới… a a…
thăm - nhắn hỏi…
Hội gần kề chúng ta đồng tiếng gọi
Hãy về thôi ít nhất được một lần
Kẻo mai kia thầy… bạn vắng thưa dần
Đâu còn nữa… để mà thưa cùng hỏi…
Quảng Trị, 28.6.2017
Mai Vân Văn Thiên Tùng
CON
HÓI LÀNG *
(Dành
tặng cho các chàng trai cô gái thôn làng đã lớn lên thành đôi lứa và gắn bó
nghĩa tình với con hói và công việc đồng áng)
Tự thuở nào trên dòng sông quê với
Con hói làng gắn kết nghĩa thủy chung
Hói cõng mang từng giọt nước vào đồng
Và hết mực chia nắng khô - úng lũ
Con hói làng góp phần thêm no đủ
Là vốn nguồn thủy sản tự thiên nhiên
Theo mỗi mùa cứ vậy nối tiếp liền
Là dưỡng chất góp phần nâng nhịp sống
Mỗi đông về với lũ to ngập úng
Lũ lùa bao tôm cá lẫn phù sa
Hói dẫn dòng từ đồng cạn đến xa
Nào con giếc - chép - rô, mương - thát lát…
Nắng Hạ thiêu hùa gió lào rát rạt
Bao cánh đồng đợi nước ngóng cơn mưa
Bao cỏ cây ngoi ngóp khát giữa trưa
Hói oằn mình dẫn dòng nào ta thán!
Những cánh đồng hẳn chẳng còn than vãn
Đàn trâu bò đằm vụng béo tròn ây
Đôi bờ đê cỏ mượt mướt rậm đầy
Nguồn dinh chất tăng sức đàn gia súc…
Những chàn cao bao đợt guồng lùa nước
Từng chàng trai cô gái dáng tròn quay
Từng thớ gân săn chắc vốn dặn dày
Tăng hết sức đẩy nhịp vồ quay tít…
Nhớ thuở ấy chúng ta là con nít
Vốn theo anh đi tát cá, mò nghêu
Cùng theo cha cất rớ mỗi sớm chiều
Hay theo bạn thả lừ, giăng câu-lưới …
Cả dân làng từ xóm trên xóm dưới
Khi nước ròng chơm đóng - tát - kéo sào
Những con tràu, con hẽn béo ngậy sao
Thêm tôm tép, bờ bơng nhiều biết mấy…
Con hói làng có từ xa xưa ấy
Ngăn sông Nhùng nguồn cội chính Hàn giang
Con đập trôn năm cửa ván chắn ngang
Nên hói ví khác thể nào thiên sứ
Bao trai gái trong làng khi vào vụ
Vàn đổi công tất bật việc ruộng đồng
Rồi yêu nhau lại nên vợ thành chồng
Cây hạnh phúc đong đầy từ đây vậy.
Quảng Trị, 24.6. 2017
Mai
Vân Văn Thiên Tùng
*
Được đổ đá, bê tông cốt thép ngăn sông Nhừng tại quê mình (Gọi là Đập Đá). Dân
làng đào con kênh lớn, lòng kênh rộng từ 6-8m, sâu từ mặt đê xuống lòng kênh
cũng tương tự như vậy. Mùa lũ dùng để tiêu úng vì đập đã rút ván để xã nước,
khi hết lũ lắp ván từng ô chắn lại nâng mặt nước lên cao từ 1- 2m.
Canal
được xây dựng vào thời vua Bảo Đại và ông Ngô Đình Diệm là Tri phủ của huyện Hải
Lăng... Dân làng thời đó gọi theo tiếng Pháp là Canal (can an), sau thập niên
50 thường gọi là hói, Con kênh dài khoảng 2km thường xuyên dẫn nước đưa vào ruộng
hoặc lấy nước từ kênh lên các đồng cao... Sau khi có nguồn nước từ công trình đại
thủy nông Nam Thạch Hãn chặn dòng từ trên cao, con kênh này không còn tác dụng
tưới nữa mà chỉ tiêu lũ, hiện mất dạng dần dần. Đây cũng là công trình lớn nhất
của tỉnh Quảng Trị hồi đó. Ở Diên Sanh có đạp Cây Da để ngăn lũ và nước mặn...