Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, November 13, 2012

Nguyễn Tường - CHÍ PHÈO DIỄN CA (3)


TIẾP THEO KỲ TRƯỚC:

CHÍ PHÈO DIỄN CA (1)

CHÍ PHÈO DIỄN CA (2)


3

   Năm Thọ hắn vốn là một tên
đầu bò đầu bướu rất ngang bướng.
Hồi bá Kiến mới làm lý trưởng,
nó ra mặt với lão kình nhau;
lý Kiến muốn trị có dịp nào.
Ít lâu, hắn dính vụ án cướp;
bị bắt giam, lý Kiến biết được
ngấm ngầm vận động cho vào tù.
Vẫn tưởng người Năm Thọ kể như
khi đời đã thất cơ lỡ vận
sẽ bỏ làng và đi xa hẳn.
Lý Kiến mừng thầm trong lòng mình
đã nhổ được trước mắt cái đinh.
Nào ngờ một tối nọ thong thả
lý Kiến một mình soạn giấy má
thì năm Thọ vác dao xộc vào.
Nó chận ngay cửa hết đường nào:
nếu kêu thì đâm chết lập tức.
Thì ra là nó vừa vượt ngục
về nhờ ông lý thẻ tùy thân
mang tên của một người luơng dân
và một trăm đồng bạc để trốn.
Nó lại bảo: nghe nó thì ổn,
nếu không nó sẽ đâm chết ngay,
rồi ra sao tới đó hẵng hay;
muốn sống với vợ con, nghe nó.
  Dĩ nhiên, lý Kiến nghe Năm Thọ,
nó đi phen ấy là mất tăm,
cũng không bao giờ trở về làng.
Nhưng thói đời, tre tàn măng mọc,
khó hết thằng du côn thất học.
Năm Thọ đi, lại Binh Chức về.
Mà thằng nầy, lúc ở nhà kìa,
nó ngạo ngược gì cho cam chứ! 
Người ta gọi hắn cục đất nữa.
Ai bảo làm nó ư hữ làm,
quát một tiếng đã đái ra quần,
thuế bố một thì đóng quá hai
đến nỗi có con vợ hay hay,
bị người ta ghẹo cũng im lặng,
rồi về nhà nhè vợ la mắng
chứ chẳng dám ho he một lời;
thế đó: xưa nay cái nghề đời
hiền quá cũng hóa ngu là vậy,
đã nhịn thì chúng đè cho tới
không ngóc đầu lên được mới thôi.
Hắn quanh năm nghèo rớt mồng tơi
dù đã luôn làm việc cật lực;
chỉ vì một miếng không giữ được;
đứa nào nó vớ nó cũng xoay,
mà đứa nào xoay cũng chịu ngay.
Sau cùng bực quá, hắn đi lính.
Lại càng thêm tội! Nếu suy tính
không bực còn có vợ, tuy rằng,
thỉnh thoảng bị sây sớt vài thằng,
nhưng dù sao vợ mình còn đó.
Bực thì hóa ra bị mất vợ.
Bởi chị vợ trẻ, mới hai con,
mắt sắc như dao, má hồng hồng,
bỗng vắng chồng, của ngon bày trước,
hỏi thằng đàn ông nào chịu được?
   Nhà chị Binh ở gần bên đường.
Ông phó đánh bạc về ghé ngang;
anh trương tuần đi tuần cũng ghé;
anh hàng xóm mò sang; thậm chí
đến cái thằng hương Điền, già đầu,
đầy tớ lý trưởng, cũng mò vào.
Vợ binh Chức thành con nhà thổ,
cho bọn lý dịch làng đến đó
chuyển đổi nhau mà khỏi trả tiền.
Chính ngay lý Kiến, hồi trung niên
có đến ba vợ, cũng không nỡ;
và không nỡ bỏ, còn lợi nữa.
Mỗi lần chị Binh đi lãnh lương
hay đi lãnh măng đa của chồng,
phải mượn ông lý đi nhận thực.
Không ông lý nào lại chịu cực
ăn cơm nhà, đi chứng thực không,
dĩ nhiên không ai dại bỏ công.
Nhưng với lý Kiến thì không chỉ
tiền cơm rượu đều từ túi chị,
lại còn phải cho ngồi xe chung
và còn được ở lại tỉnh cùng.
   Thế là mấy đồng bạc đi đời;
mấy đứa con chị ngày mai rồi
chỉ được mấy cái kẹo đạn mút,
hay nếu hậu hĩnh ra thì được
mấy cặp bánh giầy giò mà ăn.
Thành thử công lao anh Binh làm,
rút lại cho chị Binh được hưởng
mỗi tháng một lần cuộc vui sướng
với ông lý nhà, chỉ thế thôi.
   Chẳng hiểu anh ta cũng biết rồi
mà chán cảnh nhà hay sao đấy
lính mãn hạn trở về không thấy.
   Rồi ít lâu sau, trát về làng
lệnh tróc nã, áp giải rõ ràng
ghi Trần Văn Chức, dân Vũ Đại.
Lý Kiến khai tên ấy thuộc loại
dân lưu tán lâu không trở về.
Khai hôm trước, hôm sau tức thì
hắn trở về cả làng thấy mặt.
Lý Kiến sai giao hắn tờ trát.
Hắn đến, mang vợ và hai con.
Không đợi cho ông lý nói xong,
hắn đưa ra con dao giết lợn,
tay cầm nhăm nhăm, miệng nói lớn:
“Chẳng giấu gì ông, án vừa rồi
là do tôi phạm tội giết người.
Nếu ông không thương, mà bắt trói
thì vợ con tôi phải chết đói.
Thôi thì đằng nào cũng chết thôi,
tôi đâm chết tại đây cho rồi,
ông bắt đi tù luôn cũng tiện.”
Mắt hắn đỏ ngầu; dao sắc bén,
chỉ trông thấy cũng lạnh gáy rồi.
Có thể lắm, hắn dám giết người,
khi đã dám giết con, giết vợ
thì hắn kiêng mạng sống ai nữa?
Lý Kiến sau một hồi đắn đo
rồi bảo hắn về ông liệu cho.
Liệu đây là giấu không ai biết
và mỗi lần trát về nhắc tiếp,
ông lại có cách để khai rằng:
vẫn chưa có tên Chức về làng.
Vậy là hắn cứ nghiễm nhiên sống
chính giữa quê hương cách yên ổn.
Và bây giờ mọi người xung quanh
thấy vợ hắn chính chuyên, trung thành,
chị chăm chỉ làm ăn nuôi hắn.
Những ông trưởng, ông phó chẳng đặng
nghĩ bụng: người ta có chồng rồi
mình chàng màng thì phải tội trời;
từ đó ai cũng ra tử tế
chỉ trừ có anh Binh không thế,
bởi Chức bây giờ rất ngang tàng.
Hắn ăn vườn đấy, nhưng thuế làng
chẳng thèm nộp dù chỉ một cắc.
Hắn chửi toáng nếu ai dám nhắc,
hắn chém ngay nếu ai cắm vườn,
lý trưởng bây giờ hắn coi thường
sinh chuyện là lý trưởng có lỗi
bởi vì che giấu đứa phạm tội.
Ấy thế, hắn cũng chưa vừa lòng.
Một hôm, nghĩ sao, bỗng khi không
hắn vác dao đến bảo lý Kiến:
- Hồi đi lính tôi nhớ rõ chuyện
gửi về nhà có đến bạc trăm.
Không biết vợ tôi tiêu gì chăng
hay cho trai mà tiền lại hết.
Tôi hỏi nó thì nó cho biết:
đàn bà ở nhà chỉ một mình,
không dám giữ tiền bạc ngay bên,
có đồng nào gửi ông lý cả.
Bây giờ tôi đến thưa ông trả,
ông tính toán xem được bao nhiêu.
đưa tôi mang về cháu nó tiêu.
Dù cho chỉ thiếu một đồng nhỏ,
tôi cũng không để yên chúng nó.
Lý Kiến nghe qua đã hiểu ngay:
“chúng nó” ở đây gồm những ai
có thể gồm cả ông trong đó.
Ông cười nhạt, “Thật ra không có,
thế này này, anh Binh tin tôi:
chị ấy gửi tiền là không rồi...”
   Hắn nghe nói không, trợn mắt quát:
- Thế thì thằng nào ăn đi chắc?
Lý Kiến vội vàng nói lấp ngay:
- Thế nhưng cần gì anh đến đây
cứ việc nói với tôi một tiếng.
Chị ấy trót tiêu rồi, xong chuyện,
anh có giết tiền cũng chẳng ra.
Lôi thôi chỉ sinh tội thôi mà.
   Ông mở tráp, quăng 5 đồng bạc.
Hắn cầm “lạy ông” đúng phép tắc,
rồi xách con dao đi về nhà.
Từ đó hắn tử tế ông ta,
nhận mình là chân tay lý Kiến,
nhưng dù hắn không cần kiếm chuyện,
thỉnh thoảng lý Kiến cho tiền xài.
Cho mãi đến mới năm ngoái đây,
Binh Chức lâm trọng bệnh mà chết...

(Còn tiếp)

NGUYỄN TƯỜNG
New York
tuong_lan88@yahoo.com

READ MORE - Nguyễn Tường - CHÍ PHÈO DIỄN CA (3)

CHÙM THƠ CỦA THẦY CÔ GIÁO HUYỆN HẢI LĂNG - Hoàng Thị Lan Thanh - Nguyễn Thị Thùy Mỵ - Ngọc Nga


Trích từ tập san HOA ĐẦU MÙA số 15 của Phòng Giáo dục Đào tạo Hải Lăng


HOÀNG THỊ LAN THANH
(GV THCS Hải Lâm)

NHỮNG CHUYẾN ĐÒ

Có một chuyến đò ngày ấy qua sông
Đã đưa tôi đến bến bờ ước vọng
Tuổi thần tiên ngắm sao trời mơ mộng
Day dứt hoài, câu từ biệt người đưa


Những chuyến đò tôi chở bấy năm qua
Khách hăm hở ngóng chờ chân trời lạ
Nắng sân trường vẫn vương hoài mắt trẻ
Ấm lòng tôi, người đưa khách qua sông

Có những chuyến đò tôi cầm lái bao năm
Niềm thao thức cứ đong đầy ngày tháng
Dòng nước ngược làm thuyền ai chống chếnh
Tôi dặn lòng: Người đưa khách qua sông ...

Sẽ có một ngày tôi tìm lại bến trong
Nơi thuở ấy con đò xưa rời chốn
Khách sang sông vẫn chờ trăng, đợi bến
Có vui buồn, người đưa chuyến mai sau!

Tháng 3/2012
H.T.L.T
                     


NGUYỄN THỊ THÙY MỴ
(GV Trường Tiểu học Thị trấn Hải Lăng)

DƯỜNG NHƯ LÀ NỖI NHỚ

Mùa hạ về bỏng cháy lòng ai
Trĩu nỗi nhớ từng trang sách ngỏ
Cánh phượng trút niềm đau tong tả
Hững hờ chăng nghe tiếng hát học trò?
Ngày biệt xa áo ngời trường lớp cũ
Bao yêu thương len lén quay về
Ký ức mềm buổi đầu gặp gỡ
Buồn dâng theo mắt ướt tự khi nào.
Câu thơ ngại ngày xưa trao vội
Trong hộc bàn bỏ ngỏ luyến thương
Ngây thơ để lòng ai sóng dậy
Ngày chia tay đến vội  không ngờ …
Rồi thu không về như hẹn ước
Lá vàng thôi rơi gót sen hồng
Nghe trái tim nhói niềm hò hẹn
Khắc khoải tìm ở cuối miền thương …
Hơn một mùa thu lá vàng tơi tả
Một mùa đông buốt nhói nỗi buồn
Một mùa xuân hanh hao hoa nắng
Ta cầm về ký ức một hè sang.

N.T.T.M


NGỌC NGA
(GV THCS Hải Phú)

CÂN NHẮC

Bớt đi chút giận hờn
Hoa mùa xuân sẽ nở
Bớt đi niềm khát khao
Sẽ vơi dần nỗi nhớ
Bớt một chút yêu thương
Em trở thành xa lạ
Bớt đi nỗi xót xa
Đong đầy thêm hạnh phúc
Bớt đi lòng ích kỷ
Đổi lấy tình bao dung
Bớt một chút tham lam
Giữ bình yên cuộc sống
Bớt một chút lòng thành
Chuốc thêm nhiều thất bại
Bớt một chút niềm tin
Sẽ thấy mình chơi vơi …
Bớt đi giọt sương mai
Thì bình minh ửng sáng
Bớt đi chút lửa hồng
Băng giá sẽ dày thêm
Có những thứ vơi đi
Đong đầy cho hạnh phúc
Có những thứ vơi đi
Làm hạnh phúc vơi …vơi …

N.N

READ MORE - CHÙM THƠ CỦA THẦY CÔ GIÁO HUYỆN HẢI LĂNG - Hoàng Thị Lan Thanh - Nguyễn Thị Thùy Mỵ - Ngọc Nga

Đến với bài thơ hay: MÙA THU – HOA CÚC - CỔNG TRƯỜNG (Đỗ Trung Quân) - Huỳnh Văn Hoa

Tác giả HUỲNH VĂN HOA - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào Tạo TP Đà Nẵng



MÙA THU – HOA CÚC - CỔNG TRƯỜNG


Anh đứng hân hoan bên hè phố
Nhìn các em bé nhỏ đến trường
Mùa thu... mùa thu… hoa cúc nở
Phải chăng mà cặp sách thơm hương?

Thu ở phố phường thu không lạnh
Heo may ngọn gió trốn nơi nào
Lá me rụng xuống đường đi học
Lòng anh bất chợt cũng xôn xao

Lòng anh rủ hết mười phương bụi
Áo lại tinh khôi tuổi học trò
Nhưng nay quá tuổi đi vào lớp
Anh thành chú bé đứng buồn xo

Không lên bục giảng làm Thầy giáo
Thì đứng làm cây phượng góc trường
Già cỗi nhưng còn xoè bóng mát
Che cho hoa cúc chẳng phai hương

Sáng nay anh đứng trên hè phố
Ngoan ngoãn và lòng như nắng mai
Sáng nay thèm thuốc mà không đốt
Khói thuốc cổng trường - không được bay…


Đỗ Trung Quân


Có nhiều bài thơ viết về ngày khai trường, song, trong số đó, Mùa thu-Hoa cúc-Cổng trường của Đỗ Trung Quân là bài thơ được nhiều người yêu thích nhất. Điều làm cho người đọc đến với bài thơ, trước tiên là sự trong trẻo của tâm hồn gã học trò trở về với mùa thu, với hoa cúc và sân trường mỗi khi bắt đầu một năm học mới.

Độ vào thu, khi trời trong, ít gợn mây, nói như Hữu Thỉnh: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”, khi mà cái nắng nóng của mùa hè dần lui, thì cũng là lúc tựu trường. Thanh Tịnh đã tả rất hay cảnh sắc này: “ Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường “.

Bài thơ của Đỗ Trung Quân có hai nhân vật: nhân vật thứ nhất-tác giả-cậu học trò ngày cũ trở về “đứng làm cây phượng góc trường“ và nhân vật thứ hai-“các em bé nhỏ đến trường“ . Hình ảnh các em là hình ảnh thu nhỏ của nhà thơ, của năm tháng thiếu thời, cắp sách đến trường, vì vậy, mới có cái cảm giác “hân hoan bên hè phố”, ngắm mùa thu hoa cúc, mới nghe mùi “cặp sách thơm hương”, mới thấy lòng chùng xuống và “bất chợt xôn xao”.

Chút u hoài, chút nhung nhớ, sâu lắng như nỗi niềm day dứt của hoa cúc ngày thu và bâng khuâng như Tế Hanh viết: “Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa”. Tại sao tựu trường lại gây nên những cảm giác đó, ấy là vì không ai không bước qua ngưỡng cửa của trường học, không ai không có cảm giác ngày đầu tiên đến lớp, rời tay mẹ, đến với thế giới rộng mở phia trước.

Nhìn các em nhỏ đến trường, lòng tác giả bỗng trào dâng xao xuyến. Và, cũng từ đây, khi một khoảng trời mới mở ra, đồng hành với nó, những gì thơ dại cũng dần mất đi.  

Tựu trường của phố thị không có cái se lạnh của mùa thu, ngọn gió heo may của những năm nào như trốn đi nơi đâu ! Một chút lạnh, một chút gió mơ hồ qua tâm tưởng ! Ở đây, phương nam nắng gió, lá me bay bay, rụng đầy các ngã phố, khiến lòng cũng nao nao !

Đại từ “anh” rất thân mật, tha thiết, hiện diện ở mọi khổ thơ. Nó như lời tâm tình, nhắn gửi. Có hai câu thơ thật hay và chân thành:

Lòng anh rủ hêt mười phương bụi
Áo lại tinh khôi tuổi học trò…

Quay về thuở ấu thơ, giũ đi những bụi đường, gác lại những hệ luỵ cuộc đời, với tâm hồn trắng trong như màu áo tinh khôi của tuổi học trò, nhà thơ thành chú bé vừa nhớ ngày hôm qua vừa thương ngày hôm nay.

Không được vào lớp học, không được lên bục giảng làm thầy giáo, tác giả tự nguyện “làm cây phượng góc trường”, “già cỗi nhưng còn xoè bóng mát/ che cho hoa cúc chẳng phai hương”. Sao nhà thơ-gã học trò ngày xưa-muốn làm cây phượng góc trường, à, thì ra, ngày ấy, gã học trò cũng là gã làm thơ, từng thương nhớ:

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng-mối tình đầu…

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay …

(Chút tình đầu)

Thanh Tịnh là người phát hiện ra “một mùi hương lạ xông lên trong lớp” của ngày đầu tiên đến trường. Mùi ấy đi theo suốt bao năm tháng của đời người, nhất là mỗi khi đến mùa tựu trường. Đỗ Trung Quân là nhà thơ của “mùa thu-hoa cúc-cổng trường”, lòng như nắng mai, đứng bên hè phố, xôn xao “nhìn các em bé nhỏ đến trường”, nhớ về thuở áo trắng với bao bồi hồi, tiếc nhớ khôn nguôi !


Đà Nẵng, tháng 8 năm 2011

HUỲNH VĂN HOA 


Nguồn: Trang Tri Âm Các của Võ Văn Hoa   
READ MORE - Đến với bài thơ hay: MÙA THU – HOA CÚC - CỔNG TRƯỜNG (Đỗ Trung Quân) - Huỳnh Văn Hoa

THƠ CHÂN DUNG - Phạm Xuân Dũng


31. Đào Hiếu

                 Lạc đường một chuyến đi xa
                 Qua sông kỷ niệm đàn bà khó quên
                 Vòng tay người khác hơi mình
                 Cho dù mạt lộ vẫn tìm đến nhau.







32. Hàn Nguyệt

                  Em còn hồi ức mùa thu
                  Hẹn cùng trăng bạc chơi đùa đấy thôi
                  Trinh nguyên dù đã chồng rồi
                  Ra đi bỏ mặc bao lời thị phi.


33. Hồng Chương

                   Ngược đường số 9 anh đi
                   Sau lưng máu lửa đồng quê tơi bời
                   Một luồng gió mới đến rồi ?
                   Hay là anh nóng trong người, rồi mơ.


34. Nguyễn Khắc Thứ

 Trận Thanh hương lần đầu anh xuất kích
 Súng vang trời, đất chuyển rung rinh
 Chưa phá được kho bom Tân sơn nhất
 Hẹn hò chi, bản án tử hình.









35. Nguyễn Tiến Đạt

                    Sẽ về lại, soi mặt dòng Bến hải
                    Tìm người đi nhặt cuội suốt mười năm    
                    Khúc hát tình tang, tự tình người đã khuất
                    Nhớ một chàng mugic mắc đi hoang.


36. Võ Văn Luyến

            Thì tin vây, ngọn nến anh trinh bạch!
            Vẫn chờ nghe đêm Aí tử hát ru con
            Lỗi hẹn cùng xuân đợi trầm hương  của gió
            Thi nhân này đích thực Thi ông .








37. Phan Thị Vàng Anh

             Chim này có thực Vàng Anh
             Đem ra hội chợ tan tành đời chim
             Khi người ta trẻ vô tình
             Ở nhà quên bẵng quê mình ở mô?









38. Xuân Cang

             Có những ngày thường đã cháy lên
             Dấn thân hạt máu nhớ hay quên ?
             Về già đắm đuối theo Kinh Dịch
             Đoán chuyện thiên cơ trước ánh đèn.









39. Lương An

                     Đời ông có nắng Hiền lương
                     Có vè chống Pháp, có thương giọng hò
                     Đi nhiều tàu lửa, ô tô
                     Mà không quên nổi một cô lái đò.


40. Phan Quang

     Một mình giữa đại dương dám săn cá voi
     Rồi chinh phục Hymalaya quên ngày hẹn cưới
     Đến mùa xuân nhìn đất rừng tiếc nuối
     Mới giật mình trước hạt lúa bông hoa.










PHẠM XUÂN DŨNG
Đài PTTH Quảng Trị
READ MORE - THƠ CHÂN DUNG - Phạm Xuân Dũng