Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, October 28, 2024

Nguyễn Xuân Sang - NHƯ TÌM THẤY BÓNG HÌNH MÌNH - Nhân đọc tập thơ: “Thôi Đành Rong Rêu” của nhà thơ Nguyễn Văn Trình

 



Trước khi chuyển công tác vào Bà Rịa - Vũng Tàu, tôi làm việc tại Quảng Trị ngót nghét mười lăm năm. Ở mảnh đất nổi tiếng ấy, tôi thân quen hầu hết giới văn nghệ sĩ và cánh báo chí. Nhưng với nhà thơ Nguyễn Văn Trình, tôi chưa một lần gặp mặt, chỉ thỉnh thoảng đọc anh trên tạp chí Cửa Việt và báo Quảng Trị.

Nhân Đoàn văn nghệ sĩ Quảng Trị gồm 15 người vào dự Trại viết tại Nhà Sáng tác Vũng Tàu giữa tháng 9 năm 2023, tôi mới có dịp gặp nhà thơ Nguyễn Văn Trình. Giới văn nghệ sĩ sống cởi mở, hướng ngoại cho tâm hồn thoải mái. Đã không biết thì thôi, biết rồi kết thân nhau ngay, nói cười hỉ hả, phơi hết ruột gan mình ra. Vì vậy, tôi và nhà thơ gặp nhau bởi một chữ duyên, khi tôi viết về tập thơ: “Thôi đành rong rêu” của anh cũng bởi một chữ nợ. Duyên nợ ấy có gắn kết suốt đời và mãi mãi hay không đều do duyên phận.

Đọc tập thơ: “Thôi đành rong rêu” của nhà thơ Nguyễn Văn Trình, gồm 69 bài, mang nhiều chủ đề phong phú, cấu tứ rõ ràng, xúc cảm dâng tràn: Thơ viết về cha, về mẹ, về tình yêu, về các anh hùng liệt sĩ, về cảnh sát biển, về bộ đội biên phòng, về người lính thời bình, về dòng sông quê, về biển, về bốn mùa, về nhiều loài hoa, về thế thái nhân tình, về mái trường và học sinh thân yêu… Thơ anh đầy tâm trạng, ngân rung theo từng cung bậc tình cảm.

Trước đó nhà thơ Nguyễn Văn Trình đã xuất bản 3 tập thơ riêng: “Mây trắng bên trời ” Nxb.Thuận Hóa, năm 2011; “Nắng chiêm bao” Nxb. Hội Nhà văn, năm 2019; “Bóng chiều rơi” Nxb. Hội Nhà văn, năm 2022; Và “Thôi đành rong rêu” Nxb. Thuận Hóa, năm 2024 - Đây là tập thơ thứ tư của anh. Nhà thơ Nguyễn Văn Trình vinh dự được nhận các danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, năm 2004; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Giáo dục, năm 2016; Kỷ niệm chương Mặt trận Tây Nguyên B3, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, năm 2015; Giải C, giải thưởng sáng tạo Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, năm 2019 với tập thơ “ Nắng chiêm bao”.

Nghề giáo được xã hội kính trọng, tôn vinh, được ví: Như người làm vườn, như người đưa đò, như con tằm rút ruột nhả ra tơ, như ngọn nến thắp sáng tri thức, như người kỷ sư tâm hồn. Là thầy giáo dạy môn Ngữ Văn sống có thủy có chung, nên thầy giáo Nguyễn Văn Trình không quên viết thơ tặng những ngôi trường Phổ thông trung học trên quê hương mình mà anh từng đứng lớp, thể hiện sự tri ân. Tôi như tìm thấy bóng hình mình trong đó, bởi vì tôi và anh có những điểm tương đồng. Anh và tôi thời còn học cấp Ba dưới mái nhà chung rộng lớn của tỉnh Bình Trị Thiên, đều có thơ in báo. Nếu như tôi là thầy giáo dạy môn Ngữ Văn trước khi đi bộ đội: “Tổ quốc dục, tôi bồng súng ra đi/ Tháng năm biên cương ngút trời lửa đạn/ Đành xa em thơ, xa trang giáo án/ Và vầng trăng thiếu nữ giữa sân trường” (Thăm mái trường xưa) thì anh đi bộ đội thuộc đơn vị C21 trực thuộc sư đoàn 10, Quân đoàn 3, đóng quân ở tỉnh Bắc Thái cũ, án ngữ một miền biên giới quan trọng của vùng Đông bắc Tổ quốc, sau đó đơn vị chuyển vào Tây Nguyên, trước khi anh làm thầy giáo dạy môn Ngữ Văn. Cả hai chúng tôi cùng cầm súng đánh đuổi bọn quân bành trướng xâm lược, bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc. Và một điều rất ngẫu nhiên là cả hai đều ở cùng con đường mang tên của một danh sĩ thời Nguyễn, tôi ở số chẵn 66 đường Chu Mạnh Trinh, TP Vũng Tàu, còn nhà thơ Nguyễn Văn Trình ở số lẻ 65B đường Chu Mạnh Trinh, TP Đông Hà.

Các cấp học phổ thông đều học môn Tiếng Việt, học sinh được khám phá cái hay của nhiều bài thơ, những áng văn chương có giá trị về nội dung và nghệ thuật, để nuôi dưỡng tâm hồn lành mạnh. Theo nhà phê bình văn học Nga Belinxky: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Vì vậy, trong tập thơ: “Thôi đành rong rêu”, nhà thơ Nguyễn Văn Trình với vai trò là người thầy giáo giảng dạy môn Ngữ Văn, ngoài việc truyền thụ kiến thức, tạo cảm hứng học Văn, khơi dậy niềm đam mê văn chương, mở rộng tầm hiểu biết thế giới bao la, rung cảm trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống muôn màu. Từ đó học sinh yêu môn Văn, yêu người dạy Văn, và yêu cả nghề dạy Văn. Bên cạnh đó, thầy giáo dạy Văn còn trang bị cho học sinh những kiến thức ứng xử, dạy làm người có ích, chọn con đường đi đúng đắn, vì văn học là nhân học. Nên thế mạnh trong thơ Nguyễn Văn Trình viết về nghề dạy học, với những câu thơ nồng nàn, da diết: “Tôi đã say và cháy hết mình/ Trên bục giảng với từng con chữ/ …Tôi vẫn nhớ từng trang văn trò viết/ Bài văn nào cần mực đỏ thầy phê” (Triệu Phong ngày cũ còn đây). Thầy giáo dạy Văn dạt dào cảm xúc truyền đạt kiến thức văn chương cho học sinh. Còn nhà thơ tâm hồn bay bổng thăng hoa, sáng tác nên những câu thơ có cánh. Nhưng một lúc nào đó cũng rất chi li kiểm đếm các sự kiện nổi bật của ngành giáo dục Quảng Trị diễn ra trong năm mươi năm, vượt qua bao khó khăn để gặt hái thành công về mọi mặt: “Hôm nay quả ngọt, bông sai/ Giáo dục Quảng Trị, hương nhài thơm danh” (Trồng người trên đất lửa). Với tâm hồn đa cảm của người thầy giáo làm thơ, trong một chiều trở gió, anh thơ thẩn tìm về ngôi trường cũ THPT Chế Lan Viên nhặt tìm kỷ niệm, bùi ngùi nhớ các em học sinh thuở nào, nhớ bóng phượng, gốc bàng, ghế đá, những giờ say sưa giảng bài, tưởng như còn mới nguyên hôm qua: “Ngôi trường một thuở yêu thương/ Nhớ bao kỷ niệm còn vương tháng ngày” (Nơi chốn neo hồn). Bao năm chia xa trường THPT Đông Hà, một ngày trở lại thăm, lòng ngổn ngang “giữa trăm chiều thương mến”: “Đây bục giảng nơi buồn vui tiết học/ Giọng giảng bài vẫn thao thiết say mê” (Cổ tích tâm hồn). Cả cuộc đời cần mẫn đưa “khách” sang sông, người “lái đò” khả kính gặp lại người “khách” đặc biệt ở mảnh đất phương Nam nắng ấm trời trong Nguyễn Xuân Hùng, cựu học sinh THPT Đông Hà, nay làm phó giám đốc một công ty trong khu công nghiệp Phú Mỹ, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thầy trò gặp nhau sau 27 năm trò ra trường, mừng vui khôn xiết: “Mùa hạ về, thầy nhớ ngày em đi/ Rời Quảng Trị em vào nơi Phú Mỹ”. Viết về cô giáo “cắm bản” ở vùng sâu, khổ cực kể sao cho hết, hy sinh quyền lợi riêng để mở mang tri thức cho các em: “Rưng rưng con đường đến lớp/ Mến người gieo chữ vùng sâu” (Cô giáo vùng sâu). Cũng đề tài này, ngày ấy tôi có bài thơ đăng báo Quảng Trị: “…Em đi về phía thương, hướng nhớ/ Bao đôi mắt đen đàn trẻ mong chờ/ Lớp học nhỏ gối đầu con suối nhỏ/ Đêm một mình sóng sánh ánh trăng mơ/ Đám học trò ghồ ghề tuổi tác/ Thích đi săn hơn đến lớp học bài/ Bao cánh chữ như bầy chim bay lạc/ Em gọi về gây giống tương lai” (Nơi xa mặt trời mọc).

Nay tuổi ngoài “lục tuần” nhà thơ Nguyễn Văn Trình vẫn nhớ như in hình ảnh người cha với công việc đồng áng nặng nhọc, không kể nắng mưa làm ra hạt lúa, củ khoai mong con ăn học nên người: “Bóng cha cày cấy ngoài đồng/ Mình cha cặm cụi hết lòng vì con” (Bóng cha). Hình ảnh người mẹ trong thơ anh thật cảm động, vóc dáng mảnh mai nhưng gánh bao nỗi nhọc nhằn, chăm sóc dạy dỗ con cái chu toàn: “Mẹ như thân liễu mảnh mai/ Gánh bao khổ cực miệt mài nuôi con” (Mẹ).

Không có tỉnh thành nào nhiều nghĩa trang liệt sĩ như Quảng Trị. Mộ phần các anh mênh mang được xếp ngay hàng thẳng lối, như ngày ấy tuổi trẻ các anh háo hức hành quân ra trận. Các anh yên nghỉ dưới bóng mát đồi thông, có hoa sim tím biếc, có bông trang đỏ hồng, có khói nhang thơm bảng lảng. Cúi đầu trước anh linh liệt sĩ, nhà thơ ngậm ngùi tưởng nhớ bao đồng đội nằm lại dọc dài biên giới Việt - Trung, anh chưa có dịp ra thắp hương: “Nhớ anh, viếng mộ thắp hương/ Để rơi dòng lệ, giọt sương đầm đìa” (Chiều nghĩa trang). Người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc hy sinh đành một nhẽ, nhưng giữa thời bình không tiếng súng, người lính cũng anh dũng hy sinh khi cứu dân trong cơn lũ quét điên cuồng, đất đá sạt lở từ trên đồi cao ào ào vùi lấp nhà cửa: “Lính thời bình giữa muôn vàn gian khó/ Nhiệm vụ nào rồi cũng có hy sinh” (Người lính giữa thời bình). Viết về đề tài người lính, anh ngợi ca bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, các chiến sĩ Hải quân nơi tiền tiêu hải đảo xa xôi ngày đêm canh giữ từng tấc đất biên cương, từng mét vuông biển đảo cho đất nước vẹn toàn, như những bài thơ: “Sóng ngầm phía Trường sa”, “Sắc tím vùng biên”, “Những tượng đài giữ biển”, “Khát vọng người lính biển”…

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có bốn mùa trong năm. Nhà thơ Nguyễn Văn Trình đều yêu bốn mùa, bằng những câu thơ lột tả nét đẹp đặc trưng của từng mùa: Mùa xuân ngàn hoa khoe sắc, chim hót líu lo, cánh én chao liệng giữa trời quê yên ả: “Cuối chiều cánh én bay mau/ Trời xuân chao liệng rũ nhau theo đàn” (Xuân về nắng ấm). Mùa hạ nắng nóng oi bức, hoa phượng đỏ cành, hoa cải vàng tươi, làm cho thi nhân chợt buồn vì tạm xa bục giảng: “Hạ vàng giữa chốn hương quê/ Cho thêm nhung nhớ, cho đê mê lòng” (Hạ vàng). Mùa thu khí hậu mát mẻ, từng chùm quả lúc lỉu chín vàng trên cây như mời gọi, trăng thu tròn vành vạnh treo giữa trời quê, gieo vào tâm hồn nhà thơ một chút buồn man mác: “Heo may lành lạnh thu về/ Sương giăng bàng bạc chiều quê rầu rầu” (Thu sang). Mùa đông mưa gió não nề, rét buốt tái tê, làm cho người thơ thổn thức: “Cuối đông, gió lạnh bên song/ Mưa rơi rả rích cho lòng lạnh hơn/ Chuông chùa vọng tiếng chập chờn” (Những ngày cuối đông). Tôi đồ rằng, nhà thơ ở mảnh đất “gió Lào, cát trắng” không ai viết thơ về các loài hoa nhiều như nhà thơ Nguyễn Văn Trình, vì các loài hoa ấy mang ý nghĩa rất lớn trong công việc, tình yêu và cuộc sống của anh: Hoa hướng dương, hoa cúc, hoa mười giờ, hoa trinh nữ, hoa bằng lăng, hoa hoàng lan, hoa hồ điệp, hoa hồng, hoa sim, hoa mua …Mỗi loài hoa có mỗi vẻ đẹp riêng, tôi chỉ điểm qua cái đẹp của hoa cỏ lau trong bài thơ “Lau trắng ngày đông”. Màu sắc trắng tinh khôi của bông cỏ lau mềm mại lay lay trong gió, khiến người ta khó cưỡng lại được trước vẻ đẹp của loài hoa mộc mạc này. Nhà thơ mượn hoa lau nhắc nhớ về mối tình trong trắng: “Chuyện tình ngày cũ dễ chi/ Cái thời thơ dại những gì nhớ quên” “Nhớ xưa ánh mắt, nụ cười/ Nhớ bờ lau trắng, thuở người thơ ngây”.

Nhà thơ Nguyễn Văn Trình không chỉ “ngắm hoa, thưởng trà, mơ mộng”, đôi lúc thơ anh triết lý với đời, rạch ròi thật giả, ngẫm nghĩ điều được mất, để tự răn mình: “Kiếp nhân sinh”, “Có chi mô”, “Lẽ đời nông sâu”, “Đời ngắn lắm”, “Sống đâu phải”, “Chuyện thật giả”, “Rồi một ngày”, “Thế nhân”, “Tuổi xế chiều”…mong cho “Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu). Và những bài thơ anh viết: Về cô gái Lào, về biển, về tình yêu, về sông quê, về làng xóm…với thi pháp nhẹ nhàng, dung dị, gần gũi, đi vào lòng người yêu thơ.

Trọn một đời cống hiến cho ngành giáo dục, cho học sinh thân yêu. Ngày anh rời bục gỉảng về với tổ ấm gia đình chuyên tâm làm thơ, tham gia những đợt đi thực tế sáng tác. Mấy chục năm gắn bó trường lớp, đồng nghiệp, học sinh nay trở thành dĩ vãng, anh đành chấp nhận quy luật cuộc sống để tìm niềm vui mới cho mình: “Tiếng ve nghe vọng bần thần/ Từ cây phượng đỏ, từ cành liễu thanh/ Thư sinh áo trắng ngày xanh/ Bao nhiêu kỷ niệm thôi đành rong rêu…”

(Thôi đành rong rêu).

Với khuôn khổ bài viết có hạn, tôi chỉ điểm qua những bài thơ nổi trội trong tập, gửi đến qúy đọc giả chia sẻ cùng nhà thơ Nguyễn Văn Trình. Hy vọng tập thơ: “Thôi đành rong rêu”, người yêu thơ tìm thấy những điều thú vị và sự hấp dẫn trong đó.


Vũng Tàu, ngày 25 tháng 3 năm 2024

Nhà thơ NGUYỄN XUÂN SANG

Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam

Trưởng Ban Văn học, Hội VHNT Bà Rịa - Vũng Tàu

READ MORE - Nguyễn Xuân Sang - NHƯ TÌM THẤY BÓNG HÌNH MÌNH - Nhân đọc tập thơ: “Thôi Đành Rong Rêu” của nhà thơ Nguyễn Văn Trình

CHUYỆN TRẦU CAU - Lê Văn Trạch

 


Chuyện Trầu Cau

Lê Văn Trạch

 

Có những lúc ngồi tán gẫu với đồng môn hoặc thân hữu, tôi thường bộc bạch rằng cái thời ở ghế nhà trường, tôi rất... nhát gái! Vài người không tin... Chả thế mà khi nhận “lá thư nhỏ”, tôi được kèm thêm một lời nhắn là: “Có bao nhiêu mối tình bấy lâu chôn chặt đây là lúc huynh phải thổ lộ ra, chứ bây giờ như cây đèn trước gió chưa biết tắt lúc nào, lỡ mang xuống tuyền đài thì uổng lắm”. Ngay cả Thầy LHT, người dẫn dắt tôi “trên mọi nẻo đường” cho đến hôm nay, cũng đã bảo: “Những người muôn năm cũ đâu, cho Thầy biết địa chỉ để gởi báo đến...” Có ai biết đâu rằng hồi đó ở lớp tôi chỉ là cái bóng mờ, lâu ngày phai nhạt biến mất trong trí nhớ mọi người: lần hội ngộ Nguyễn Hoàng tại Santa Ana, đến chào người bạn ngồi với nhau mấy năm ở Đệ Nhị Cấp anh ngớ người ra!... Một người khác trong bài điểm danh nhân vật cùng lớp, tên tôi cũng lọt sổ! Có lần trên đường thiên lý gặp một đồng môn bảo rằng: “You nói là trọ học tại Góc Bầu, ngày nào cũng đi qua Cửa Tả, sao không biết tui.” Tôi thành thật trả lời rằng: “Tôi biết giang sơn của chị ở khu vực ấy và trong nhà chị có đến mấy người đẹp, nhưng tôi ra khỏi cửa là đường ngay ngõ thẳng mà bước, chẳng dám nhìn ngang ngó dọc!” Và có lẽ mấy câu thơ của anh bạn viết tặng sau ngày rời trường đã nói lên hết những điều ấy:  xảy ra ở nước ngoài hay những thành phố phía Nam. Không có điều kiện tham dự nhưng qua lời kể lại hoặc đọc nhiều bài viết tôi cảm nhận một cách trọn vẹn giờ phút hiếm có linh thiêng ấy. Mỗi người tùy ở góc độ của mình có những cái nhìn khác nhau để ghi nhận và trình bày..., bài viết Nhật Ký Một Chuyến Về của Liên Hưng đã tạo một cuốn hút mãnh liệt và theo tôi đó là bài tiêu biểu: không để ý nhiều đến những tưng bừng của ngày hội mà bằng quan sát kỹ lưỡng hòa với sự cảm nhận bén nhạy trước những sự kiện nhỏ nhặt, người viết đã đi vào mọi góc cạnh, bao quát mà tỉ mỉ, nhiều khuôn mặt nhưng là những tâm trạng riêng lẻ, ngôn ngữ như nguồn nước ở mạch ngầm bùng vỡ trào ra... quá khứ được mang về trọn vẹn và sống sâu sắc với nó trong khoảnh khắc hiện tại bằng tất cả sự đam mê nồng nhiệt hồn nhiên của một thời học trò, không bận tâm hệ luỵ với những ràng buộc giới hạn đời thường. Nó biểu hiện tài năng - bản lĩnh - đáo để của người viết... Hương vị và dư âm vẫn còn nhưng sự kiện được trả lại cho quá khứ để bước đi những bước hôm nay.

Có người không xem quá khứ là một thứ đồ cổ, có dịp đem ra phủi bụi, nhìn ngắm, xong rồi để ngay ngắn vào tủ kiếng mà chiêm ngưỡng, đằng này lại níu kéo, khư khư giữ lại như một kẻ muốn “ăn mày dĩ vãng,” cộng thêm tính bảo thủ cực đoan của phía đối tác nên nhiều sự cố đã xảy ra: Có người bị “chớp đèn” ngay tại hiện trường, người khác bị ticket mang bản án lưu đày, một anh phó nhòm hăng say ghi hình kỷ niệm cũng bị tai tiếng và trầm trọng hơn có một đấng tu mi nam tử không chịu nổi những tiếng điện thoại reo đã thẳng thừng tuyên bố một mất một còn...!

Bằng những góp ý và thực tế xảy ra tôi âm thầm rút lại lời đề nghị với nhiều tiếc nuối nhưng vẫn bảo lưu ý kiến cá nhân... Bởi vì ở cái thời “nhụy hoa và ong bướm” nếu không thể hiện được giữa thanh thiên bạch nhật, hiên ngang sánh vai nhau dưới những lối mòn rợp bóng, đường trăng Thạch Hãn, bên những bờ ruộng của cánh đồng Hạnh Hoa bát ngát, hoặc tình tứ hơn đèo nhau trên phố Gia Long, qua Nhan Biều, lên Tích Tường Như Lệ, thì cũng có những lén lút liếc nhìn, ngại ngùng trao thư, hay đơn phương mang một bóng hình nào đó mà trằn trọc, cùng lắm như anh bạn tôi đêm đêm cầu nguyện vì đã yêu thầm một cô giáo. Thành ra tôi vẫn viết chuyện của mình, nhưng xin quý vị chớ nhìn đầu để mà tưởng bở, nó chẳng tròn trịa và nồng thắm gì đâu và chắc rằng những huynh-đệ-tỷ-muội lịch lãm tình trường chẳng tìm thấy mảy may xác suất yêu nào trong đó!!!

Qua năm đệ nhị tôi từ bỏ công việc dạy kèm cho một em lớp Đệ Thất ở khu vực Góc Bầu, về trọ nhà người quen sau chùa Tỉnh Hội, một xóm nhỏ chật chội, nên có dịp men theo con đường sát hông chùa để thoát ra ngoài. Thông thường thì cứ vài ba tuần tôi lên nhà một lần để lấy tiền ăn và thăm bà nội, những Thứ Bảy, Chủ Nhật ở lại sau buổi trưa thường lang thang dọc theo bờ sông lên đến đường Nguyễn Hoàng rẻ vào Trần Hưng Đạo, ghé những tiệm sách và cuối cùng vào phòng trọ của người bạn ở ngã ba Lê Văn Duyệt ngồi nói chuyện tào lao một lúc về đến nhà vừa kịp bữa ăn tối.

Bến đò ngang với Chợ Quảng Trị thời khắc tôi đi qua rất tấp nập, bà con hối hả vận chuyển hàng hóa xuống thuyền, đủ mọi âm thanh được nghe và nhiều màu sắc trang phục pha lẫn tạo cho bến đò một khung cảnh rất náo nhiệt... Qua nhiều buổi như thế tôi để ý thấy cách đó một khoảng dưới gốc cây phượng có cô gái đứng đợi, chẳng có vẻ gì là nôn nóng, đang thản nhiên để tầm mắt bâng quơ và chờ lúc vắng khách mới xuống thuyền... Bên cạnh là đôi quang gánh được úp lồng vào nhau một cách gọn ghẽ mà không có hàng hóa gì. Đôi quang gánh là một dụng cụ đặc biệt hình như được tạo ra để phục vụ cho công việc nào đó và cho một lứa tuổi nào đó sử dụng. Chiếc đòn gánh mảnh mai được đẽo gọt chưa đến một nửa thanh tre như thông thường, đôi gióng lửng vừa tầm, trên đầu được thắt  với dáng nét hoa văn rất độc đáo và bốn thứ được đặt trong đó không thể gọi bằng tên chính xác nào, nó là hình dạng giữa sàng và rổ sưa, giữa trẹt và mủng! Tất cả đều cùng một màu cánh gián, có thể đã được để trên giàn bếp lâu ngày... Cứ mỗi lần sắp đến bến từ xa tôi đi chậm lại quan sát, hình như cô ta chỉ mặc màu trắng hoặc màu trứng sáo bằng vải phin được cắt may rất khéo ôm gọn vào người, nhiều lần dợm dừng chân nhưng ngại ngùng rồi cất bước vì chưa tìm được lý do nào để tiếp cận! Cho đến một hôm nàng trở thế đứng và bắt gặp cái nhìn của tôi, không bỏ lỡ cơ hội hiếm có tôi bước lên lề đường..

- Đợi đò về đâu vậy?

Cô ta không trả lời mà đưa tay chỉ phía bên kia bờ sông chếch về hướng nam của Chùa Tỉnh Hội, tôi hiểu đó là làng Xuân An.

- Sao không thấy mua gì cả? - Tui chỉ bán thôi chứ không mua.

Và để như giải thích cho câu nói ấy cô ta bảo:

- Đây là công việc hằng ngày của mạ tui, tui chỉ phụ cuối tuần, những gì cần thiết bà mua rồi.

Tôi bắt đầu mở câu nói muôn thủa của con trai con gái lần đầu gặp:

- Tui nhìn cô quen quen, hình như thấy ở đâu đó.

Ngẫm nghĩ một lúc cô ta bảo:

- Có lẽ ông thấy ở trường Nguyễn Hoàng, tôi đang học lớp Đệ Tam A.

Tôi cũng cho cô ta biết về lớp học của mình và vừa lúc đó có người kêu xuống thuyền để về chuyến cuối, cô xách quang gánh đi mà chẳng chào hỏi gì. Tôi được biết tên nàng là Hà. Chiếc thuyền máy chở chưa được mười người rẽ sóng băng qua sông, tôi ngẩn ngơ nhìn theo một lúc rồi tiếp tục lộ trình của mình trong lòng còn tiếc rẻ là chưa hỏi được những điều cần thiết... Suốt tuần lễ ở sân trường đến giờ ra chơi, léng phéng gần khu vực lớp Đệ Tam nhưng không thấy nàng đâu cả, tự nhiên có một cảm giác bồn chồn ngóng đợi! Ngày Thứ Bảy ăn trưa xong tôi tìm cuổn sách đem trả cho người bạn rồi ra khỏi nhà, không còn thong thả bước như những lần trước. Đến nơi đã thấy nàng đứng ở đó, lần này thì bạo dạn hơn..

- Hôm nay cô Hà ra sớm vậy? - Sao ông biết tên tui? - Thì hôm trước nghe người ta kêu!

Tôi kể cho Hà nghe là trong mấy ngày qua, có ý kiếm nàng ở trường nhưng không thấy, Hà nói đến giờ nghỉ thường chơi với mấy đứa bạn cùng làng ở khu vực lớp Đệ Tứ.

- Lần trước tôi chưa kịp hỏi Hà đi chợ bán thứ gì. - Tui bán cau trầu. Mấy ngày này mạ tui ở nhà chuẩn bị hàng, đi mua hoặc dặn ở những làng lân cận, đôi triêng gióng này ba tui thắt để riêng tui sử dụng.

- À ra thế, hàng bán có dễ không? - Mau lắm, vì phần nhiều là bán sỉ, khách quen của mạ tui.

Câu chuyện tiếp tục chưa đến trong vòng một tiếng thì Hà phải xuống đò. Như thế là tôi đã nắm được một cách khái quát về công việc của nàng.

Cuộc gặp gỡ trở thành thông lệ nhưng thời gian kéo dài hơn và cái lịch về quê của tôi cũng thay đổi: mỗi tháng một lần chỉ trong ngày Thứ Bảy. Chúng tôi cảm thấy tự nhiên và nội dung câu chuyện bắt đầu đì vòng vòng. Hà bảo tôi là tuyệt đối không đến tìm ở sân trường vì sợ bạn bè chọc hoặc về méc mạ.

- Vậy đứng ở đây thì sao? - Ngoài chợ, ngoài đường!... A nè, Tui thấy mấy ông ban C đi đâu cũng cầm theo cuốn sách, làm ra vẻ ta đây! Thấy mà phát ghét!

 

- Thì bọn tui thích đọc, Hà không thích sao? - Chỉ đọc sơ sơ như Phổ Thông Thời Nay. - Có khi nào đọc truyện không? - Rất ít, tại không có thì giờ vả lại đôi khi cảm thấy rắc rối nhức đầu!

- Còn thơ thì sao, nhiều bài thơ tiền chiến hay lắm. - Cũng có, nhưng chỉ thích những bài có vần có điệu.

Hà kể là một lần đến nhà người bạn chơi, nghe mấy ông cùng lớp của anh trai bạn nói chuyện Thơ Văn mà chẳng biết mấy ông nói gì... Cái chi mà mặt trời lấy mặt trăng rồi đâm nổ mặt trời...!

Tôi hứa là sẽ chép tặng Hà một tập thơ theo sở thích của nàng đặc biệt là Thơ Nguyên Sa mà tôi rất tâm đắc nhưng tự nhủ lòng là sẽ không đưa bài thơ trong đó ông ví người yêu với chó-mèo và cá ươn! Tôi kiếm những tờ pelure đủ màu, chọn bìa và đóng tập bằng mấy sợi len, định viết là Thơ Tình nhưng sau chỉ để chữ thơ và ba chấm, ở dưới đề tặng Bích Hà.

Cuộc gặp gỡ một tuần hai lần ngắn ngủi như thế được kéo dài thỉnh thoảng gián đoạn vì thời tiết cho hết năm học, qua niên học mới tôi không còn thấy Hà đứng đợi ở góc cây nữa. Một hôm trong giờ ra chơi tôi nhận được miếng giấy do cô gái lạ mang lại trong đó Hà cho biết là bây giờ khỏi phải đi bán trầu cau, cám ơn về tập thơ và lập lại lời dặn ban đầu là không được gặp nàng trong trường.

Giữa tôi và Hà xem ra chưa hình thành một điều gì cả nhưng sự ra đi tự nhiên tạo ra một trống vắng xao xuyến bần thần!

Câu chuyện xảy ra đầu đuôi chỉ có như thế, nếu như hồi đó tôi cứ liều mạng đến ngay lớp tìm Hà thì chắc là đã có nhiều điều thú vị xảy ra. Kinh nghiệm cuộc sống cho thấy hãy chớp lấy thời cơ đừng có thụt rò thụt ếc! Cơ hội tới là chụp ngay không rồi ân hận suốt đời! Như tôi - đến lúc nửa đời nhìn lại, vốn liếng tình yêu trong tay chẳng có là bao để ngậm ngùi: Có  một thời để... tiếc...!

Còn chuyện thời nay, lý do có người không tin cái phút nói thật về thời dĩ vãng, lại là chuyện khác xin hứa sẽ kể bên tách café ở một nơi nào đó!!!

Lê Văn Trạch

READ MORE - CHUYỆN TRẦU CAU - Lê Văn Trạch

Chùm ảnh HOA TÍM - Chu Vương Miện

 Bấm chuột vào ảnh để phóng to.






READ MORE - Chùm ảnh HOA TÍM - Chu Vương Miện

Thơ: Lê Minh Hiền – THUỞ ẤY LÁ HOA CỒN*

 

 

Lê Minh Hiền

THUỞ ẤY LÁ HOA CỒN*

             (Tưởng nhớ Bùi Giáng! Dec. 17th,1926- Oct. 7th,1998


Một mai ai chớ* một mai...

chút duyên tương ngộ ta hoài mùa nguyên thu

em đi còn gợn vòng đau

cõi-người ta dợm bước qua mặt hồ sầu tử sinh

dáng liêu trai nét trinh ngoan

từng đêm đứt khúc giấc nghê thường hoàng hoa

ngực non tóc vờn môi xưa

thôi đành buông xuống bên phôi pha đôi bờ

chiều xưa hồn lạc trăng sao

chiều nay sóng bạc lao xao mặt hồ đời

phím đây từ mười ngón hoang hoài

bài thơ dang dở cũng mây trời xác xơ

yêu ai lỡ nhịp cầu mơ

chút duyên vướng lại trên cành mồ cuồng say

dưới mái tây đợi nắng xuống vai

một mùa đông... sẽ một mùa vui hay buồn

người đi... người đi... hồn loang-

loáng qua cõi thực qua triền hư không

ta nay cát bụi hạ vàng

lá hoa cồn*, lá hoa cồn... từ độ mưa nguồn ngàn hoa 

nhớ đêm em giũ áo mù sa*  

cởi quần phong nhụy cho ta tà huy bay*


Stanton Oct. 26th, 2024 (1:12 chiều thứ 7)

LMH

*Lá hoa cồn (tên tập thơ Lá hoa cồn xb 1963 của Bùi Giáng)

*Một mai ai chớ bỏ ai/Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim (Ca dao Bình Định)

*Em về giũ áo mù sa/Trút quần phong nhuỵ cho tà huy bay (Cảm đề La porte étroite - Gide tặng Sophocle, thơ Bùi Giáng)



READ MORE - Thơ: Lê Minh Hiền – THUỞ ẤY LÁ HOA CỒN*