Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, May 17, 2020

TÂM SỰ VỀ VIỆC SOẠN SÁCH ‘VĂN HÓA TÂM LINH’ - Đặng Xuân Xuyến


TÂM SỰ VỀ VIỆC SOẠN SÁCH 
‘VĂN HÓA TÂM LINH’
*
Sách về thể loại văn hóa tâm linh, về kinh nghiệm của cổ nhân thì hầu như 80% đến 90% nội dung sẽ giống nhau, bởi đó là các nghi lễ, tập tục, những đúc kết kinh nghiệm,... trong dân gian hoặc trong các thư tịch cổ đã được mặc định là những chuẩn mực nên các tác giả đi sau chỉ sao chép lại, phần 10% đến 20% khác nhau giữa các cuốn sách chính là “chỉ số” quyết định giá trị “ứng dụng” vào thực tiễn của mỗi cuốn sách phụ thuộc vào trình độ, kiến giải, sự trải nghiệm của mỗi tác giả. Vì thế người đọc mới truy tìm sách của tác giả abc về lĩnh vực xyz mà không truy tìm tên cuốn sách.
Khi soạn mảng sách văn hóa tâm linh, tôi đọc kỹ các tài liệu tham khảo để loại bỏ những điểm mâu thuẫn, những điểm tôi không hiểu hoặc hiểu chưa rõ dù đã tra cứu, tham khảo, đối chiếu các tài liệu đang có, đồng thời bổ sung những kiến thức mới của những công trình nghiên cứu khoa học mà tôi thu lượm được qua sách vở, báo chí và qua thực tế trải nghiệm. 
Ví dụ khi luận về độ ngắn dài của ngón trỏ, sách Tướng thuật cổ ghi: 
- Ngón trỏ ngắn là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao tiếp kém, dễ bị người khác sai bảo. 
- Ngón trỏ dài là người kiêu căng, thích chi phối người khác, nếu dài hơn ngón áp út là người ưa khoái lạc, tự cao, độc đoán.
Nhưng khi có được những kết quả nghiên cứu của y học hiện đại công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
- John Manning, giáo sư, nhà nghiên cứu sinh học của Trường Đại học tổng hợp Central Lancashire (Anh) cùng các cộng sự của mình tiến hành thí nghiệm đo chiều dài ngón trỏ so với các ngón tay khác ở nam nữ sinh viên, đã tổng kết vào năm 1998 rằng: Đàn ông có ngón trỏ ngắn so với ngón đeo nhẫn thì khả năng duy trì nòi giống cao, còn ở phụ nữ thì ngược lại, họ mang nhiều nam tính, ít có ham muốn tình dục và đời sống tình dục của những người phụ nữ này thường mang tính tự do, không chịu sự ràng buộc.
- Nhóm nghiên cứu của Mark Breedlove ở Đại học California (Berkeley) phát hiện phụ nữ đồng tính luyến ái có ngón trỏ rất ngắn (nhiều nam tính) so với phụ nữ bình thường, điều này thậm chí còn đúng với những cặp song sinh nữ trong đó một người đồng tính! Còn nam giới có tỉ lệ ngón tay “rất phụ nữ” (tức ngón trỏ dài hơn ngón áp út) cũng dễ mắc chứng trầm cảm, một bệnh thường có nhiều ở phụ nữ hơn.
Tôi đã bổ sung những thông tin đó vào bài viết LUẬN VỀ NGÓN TRỎ trong cuốn “Khám phá bí ẩn con người qua bàn tay”, xuất bản năm 2007:
Ngón trỏ quá ngắn: Là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao tiếp kém và hay e ngại, cả nể. Tuy nhiên, người đàn ông có ngón trỏ kiểu này lại rất “đàn ông” trong việc “truyền giống”. [1]
Ngón trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn: Nếu là nam giới thì thường là người mạnh mẽ trong ái tình và “làm tốt” việc duy trì nòi giống, còn nếu là phụ nữ là người nhiều nam tính và dễ có khả năng là người đồng tính.
Ngón trỏ dài bằng ngón đeo nhẫn: Là người có nhiều dục vọng kín đáo, sống tình cảm nhưng nên đề phòng bệnh tim khi tuổi cao (60, 70 tuổi). [2]
Ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn: Là người nhiều nữ tính, khéo cư xử nhưng nếu là nam giới thì dễ là người đồng tính hoặc song tính luyến ái.
Để bạn đọc dễ hiểu, tiện khi tra cứu, hoặc đối chiếu với các tài liệu khác, tôi thường chú thích dưới chân trang về các điểm có sự khác biệt:
Ngón trỏ quá ngắn: Là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao tiếp kém và hay e ngại, cả nể. Tuy nhiên, người đàn ông có ngón trỏ kiểu này lại rất “đàn ông” trong việc “truyền giống”. [1]
------
 [1] Theo Manning - Nhà sinh học tại Đại học Lancashire (Anh) thì: Các nhạc công càng giỏi, càng có tính trăng hoa và sự liều lĩnh của giống đực thì ngón trỏ càng ngắn.
Ngón trỏ dài bằng ngón đeo nhẫn: Là người có nhiều dục vọng kín đáo, sống tình cảm nhưng nên đề phòng bệnh tim khi tuổi cao (60, 70 tuổi). [2]
------
 [2] Trong một điều tra thực hiện với những người đàn ông đã bị đau tim, Manning - Nhà sinh học tại Đại học Lancashire (Anh) - thấy ở người có ngón đeo nhẫn dài hơn, cơn đau tim thường xuất hiện muộn hơn so với người có ngón trỏ và ngón đeo nhẫn dài bằng nhau.
Hoặc chua thêm ghi chú dưới chân trang về điểm nào đó mà tôi cần lưu ý với bạn đọc:
 -----
(*) - Trong cuốn BÀN TAY MÃ SỐ CUỘC ĐỜI, tác giả Mục Nhân cũng “liệt kê” ra 2 trường hợp nếu là phụ nữ sẽ muộn xây dựng gia đình và dễ rơi vào đồng tính luyến ái:
- Đường Trí Tuệ cực ngắn, chỉ đến vị trí dưới ngón giữa.
- Đầu đường Tình Cảm (Tâm Đạo) phân làm 2 nhánh.
Quan điểm này e khiên cưỡng và thiếu chính xác. Vì chưa có điều kiện để kiểm chứng thực tế và đối chiếu thêm với các tài liệu khác nên người biên soạn đưa vào ghi chú để bạn đọc lưu ý.
(**) - Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí: Journal of Personal and social Psychology - "Tạp chí về Tâm lí xã hội và nhân cách con người" - do Giáo sư Kerri Johnson và các cộng sự ở Đại học New York và Texas A&M nghiên cứu cho biết:
Đối với các chuyển động cơ thể, thì những người gay (đồng tính nam) thường có xu hướng lắc mông, xoay mông nhiều hơn là những người straight (bình thường về giới tính), đối với les (đồng tính nữ) thì phần vai có vẻ ngênh ngang hơn so với những người nữ straight (bình thường về giới tính).
Tôi cẩn thận như vậy vì trước hết tôi soạn để tôi nhớ và hiểu thêm về lĩnh vực đó, sau nữa, không để người đọc phê phán là “nhặt chỗ này một tẹo, véo chỗ kia một tý rồi biến thành sách của mình”. 
Quý vị có thể vào Google để tìm đọc bài viết NHỮNG LƯU Ý KHI XEM TƯỚNG BÀN TAY trong cuốn “Khám phá bí ẩn con người qua bàn tay”, xuất bản năm 2007 hoặc nhấp chuột vào link dưới đây để hiểu tinh thần đó khi tôi biên soạn dòng sách Văn hóa Tâm linh:




Tôi có một kỷ niệm khó quên đó là tâm sự của một bác khi đến Nhà sách Bảo Thắng ở 344 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội năm 2010 (Bác đấy không biết tôi là tác giả 2 cuốn sách bác đang cần tìm): “- Những vấn đề ông tác giả này nêu ra không mới, các sách khác đều nói và trên mạng cũng đăng đầy nhưng sách ông ấy viết dễ hiểu, có chính kiến riêng của ông ấy. Nhất là viết về nguyên lý của Ngũ Hành thì ông ấy là tác giả duy nhất đưa ra nguyên tắc: - Lấy đặc tính của Ngũ hành làm căn bản ; Lấy Âm Dương Ngũ hành làm căn bản ; Lấy lý tính của nạp âm Ngũ hành làm căn bản để luận giải trong các trường hợp phái cứu xét đến quan hệ Ngũ hành. Các tác giả khác cũng có nói nhưng rời rạc, rất ít, thoảng qua, không hệ thống bài bản như ông ấy. Bác cho bạn mượn (Tử Vi kiến giải) nhưng bạn đánh mất nên mới đến đây để mua cả cuốn “Tử Vi vấn đáp”.”. Nghe những lời tâm sự của bác tôi rất vui vì bác phải đọc rất nhiều sách về kiến thức Tử Vi mới biết được trước năm 2009, chưa có sách nào biện giải về quan hệ Ngũ hành (Tương Sinh - Tương Khắc) như tôi đã viết trong cuốn “Tử Vi kiến giải” và các bài viết về nguyên lý của Ngũ hành giống hoặc gần giống như biện giải của tôi về quan hệ của Ngũ hành (Tương Sinh - Tương Khắc) trong cuốn “Tử Vi kiến giải” đăng trên các trang báo mạng đều sao chép từ cuốn Tử Vi kiến giải, dù các bài viết đó đề tên tác giả là ai.
Để quý bạn đọc tiện tham khảo, đối chiếu, tôi chia sẻ 2 đường link về quan hệ Ngũ hành Tương sinh và quan hệ Ngũ hành Tương khắc trích từ bài TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LÝ CỦA NGŨ HÀNH trong cuốn Tử Vi kiến giải, xuất bản năm 2009:




Sở dĩ 2 cuốn Tử Vi kiến giảiTử Vi vấn đáp được các Trung tâm Phổ biến Kiến thức Tử vi (ở Việt Nam) chọn làm tài liệu tham khảo chính cho các học viên trong nhiều khóa học, có thể vì sách viết dễ hiểu, người viết có thái độ nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm với những kiến giải của mình. 
Ví dụ, khi tìm hiểu về sao Mộc Dục, rất nhiều tác giả đồng quan điểm về đặc tính dâm của Mộc Dục, chỉ riêng tác giả Nguyễn Phát Lộc đưa ra tính dâm quái dị, bất thường của Mộc Dục: “Tính nết sinh lý của sao này ít nhiều hỗn loạn, không mấy chọn lọc đối tượng, bao hàm nhiều hình thái, từ sự tự thỏa mãn cho đến vấn đề đồng tính luyến ái (homosexuel). Tình yêu của Mộc Dục hơi quái dị, bất thường”.
Để kiểm nghiệm nhận định của tác giả Nguyễn Phát Lộc về tính dâm dị biệt của sao Mộc Dục, tôi chủ động tiếp cận hơn trăm “đối tượng” có đời sống hôn nhân trục trặc, bế tắc như: đồng tính, song tính, độc thân, đa thê, đa phu...  để lấy “dữ liệu” lá số Tử Vi. Với 52 lá số Tử Vi được kiểm chứng những “éo le” trong đời sống tình cảm của 52 “đương số” thì kết quả 35/52 thừa nhận chuyện “gối chăn có vấn đề” đủ cơ sở để tôi lưu ý với bạn đọc về quan điểm của ông Nguyễn Phát Lộc đối với tính dâm khá đặc biệt của sao Mộc Dục như trích dẫn dưới đây:
 “Môc Dục là sao hành Thủy, tượng trưng cho sự thay đổi, nông nổi, chưng diện, tắm rửa và cho tuổi dậy thì. Xét về tình ái, Mộc dục là sao dâm dật, phóng đãng, phong tình. Nếu đi cùng các sao tình dục khác như Tham Lang, Hoa Cái, Thiên Riêu, Thai… sẽ là người loạn dâm, thủ dâm, làm đĩ. Trên lĩnh vực tình dục, Mộc Dục là sao khá dị biệt với các sao tình dục khác.
Quan điểm của tác giả Nguyễn Phát Lộc về tính dâm của Mộc Dục khá mới mẻ và khác biệt với các tác giả khác. Trong cuốn: Tử vi tổng hợp, phần Cách ái tình - Những sao tình dục, tác giả Nguyễn Phát Lộc viết: “Sao này có nghĩa phóng đãng, sự ham muốn vật dụng, sự khao khát yêu đương và quyến rũ yêu đương. Tính nết sinh lý của sao này ít nhiều hỗn loạn, không mấy chọn lọc đối tượng, bao hàm nhiều hình thái, từ sự tự thỏa mãn cho đến vấn đề đồng tính luyến ái (homosexuel). Tình yêu của Mộc Dục hơi quái dị, bất thường” - (Trang 237, sách đã dẫn)
Qua kiểm nghiệm 52 lá số có Mộc Dục thủ (hoặc chiếu) Mệnh, Thân, chúng tôi thấy quan điểm của ông Nguyễn Phát Lộc khả dĩ chấp nhận, có thể dùng để tham khảo về tính dâm khá đặc biệt của sao này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: phải căn cứ vào mức độ hội tụ của các sao tình dục với các sao khác, nhất là các sao khắc chế tình dục hoặc hung sát tinh… để đưa ra lời luận giải. Thực tế, những lá số mà chúng tôi có cơ duyên tiếp cận với con người thực (của lá số) thì không hẳn sự hiện diện của Mộc Dục đi cùng với hung sát tinh thì đương số sẽ có đời sống tình dục quái đản kiểu tự thỏa mãn sinh lý, hoặc luyến ái đồng giới, song với kết quả 35/52 thừa nhận chuyện “gối chăn có vấn đề” thì đây cũng là điều cần lưu ý khi tham khảo quan điểm này. 
Khi được hỏi về quan điểm trên của tác giả Nguyễn Phát Lộc, nhà thơ (nhà nghiên cứu tử vi) Nguyễn Thanh Lâm (Hà Nội) cho rằng: Quan điểm đó chưa thấy sách tử vi nào đề cập đến nhưng cũng nên tham khảo, lưu ý khi luận giải về đời sống sinh lý của người có sao Mộc Dục. Nhà thơ cũng bật mí kinh nghiệm: Khi Mộc Dục đồng cung với Không - Kiếp - Kỵ tại cung Tài thì chắc chắn cuộc sống gia đạo của đương số sẽ bị trục trặc ngay từ trong phòng ngủ.
(Sao tình dục trong Tử Vi - Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2009)
Trong bài “Tâm sự cùng Đặng Xuân Xuyến về Tử Vi”, nhà thơ, nhà ứng dụng Kinh dịch Nguyễn Thanh Lâm viết:
Cơ duyên trời đất tôi biết Đặng Xuân Xuyến từ năm 1999, năm tôi ra tập thơ “Những bình minh chiều” nhờ Xuyến bán giúp. Rồi đến năm 2001 tôi ra tập thơ “Thơ tình phố cổ” tôi lại nhờ Xuyến bán hộ. Tôi đến nhà sách của anh ở đường Láng khi ấy anh đang xem tử vi của anh và số tử vi của vợ anh. Xuyến không ngờ tôi là người nghiên cứu sâu và ứng dụng tử vi đã lâu năm, tôi nói về đời anh, về tính cách của vợ anh và mối tình của anh với vợ sẽ tan vỡ làm Xuyến giật mình. Nhưng bản chất của Xuyến là người tốt, thương vợ thương con hết mình, anh tin vào tình yêu và lòng tốt của mình nên lúc ấy Xuyến chỉ ngờ ngợ chưa tin. Thời gian trôi đi… những điều tôi nói đã thành sự thật, khi con người gặp cảnh đau lòng mới ngộ ra và tự hỏi mình là ai?
Con người có số phận thật chăng và Xuyến đã miệt mài nghiên cứu tử vi để tự tìm hiểu cuộc đời của mình. Rồi anh viết sách về tử vi, trong cuốn sách anh trích lời bàn của tôi rất công tâm và cuốn sách bán rất chạy.”
Tôi quan niệm viết sách là tổng hợp kiến thức của các tác giả khác được hệ thống lại bằng kiến thức của người biên soạn nên sự rạch ròi, minh bạch là cần thiết. Bật mí chỉ vài chục chữ của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm nhưng đấy là đúc kết kinh nghiệm mấy chục năm xem số giúp đời của ông, thuộc “kinh nghiệm bí truyền” nên khi chia sẻ lại với bạn đọc tôi không thể ghi chung chung để “đánh lận con đen” thành kiến thức của mình. Đó là lòng tự trọng tối thiểu của người cầm bút.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ có lần một “thầy” Tử Vi chuyên xem trên mạng thuyết giảng về khả năng “Di cung hoán số” của anh ta, định cười mà rằng: - “Anh “Di cung hoán số” để có số làm Tổng thống đi, hành nghề “Chấm lá số” làm gì cho tổn Phúc, hao Lộc” nhưng thấy anh ta vung vít rằng chả thèm đọc một cuốn sách cổ kim nào thì tôi chọn giải pháp im lặng mà “kính nhi viễn chi”.
Tôi cũng đọc Nguyễn Thanh Lâm, nhà ứng dụng Kinh dịch tên tuổi ở Hà Nội, viết: “Tử vi thật mênh mông, các sách viết về tử vi rất nhiều, các tác giả viết về tử vi thường nói về căn cốt của tử vi, nhưng đều có kiến giải khác nhau, mỗi người giỏi về một mặt. Căn cốt và thời vận - số của mỗi tác giả, trời cho mỗi người một tạng, cũng như trong y khoa có bác sỹ chuyên về tim mạch, có vị chuyên về ngoại khoa, nội khoa.… Đọc sách tôi thường tìm ra chìa khóa mở ra sự thâm hậu của mỗi cuốn sách. Rút ở mỗi tác giả sự tinh hoa và nhìn rõ mặt khiếm khuyết của từng tác giả. Bởi thời họ sống, nhân sinh quan và tầm nhìn của họ khác nhau.” - (Tâm sự cùng Đặng Xuân Xuyến về Tử Vi - Nguyễn Thanh Lâm). 
Để viết sách, người viết phải đọc nhiều sách, phải nhiều trải nghiệm thực tế để kiểm chứng kiến thức thu được từ đọc sách mới viết thành sách. Người làm thầy cũng phải đọc nhiều sách, học nhiều từ nhiều thầy mới thành nghề. So sánh trình độ chuyên môn giữa tác giả sách với “thầy” Tử Vi hay “thầy” Tướng thuật... là khập khiễng, không thỏa đáng bởi tác giả sách là người nghiên cứu, “thầy” Tử Vi hay “thầy” Tướng số... là người “thực hành”, muốn làm “thầy” thì kiến thức về chuyên môn phải sâu, rộng, phải hơn 1 tác giả sách cụ thể, và điều quan trọng là bề dày kinh nghiệm để linh hoạt khi luận giải, ước đoán thì các tác giả sách không thể có được như các “thầy” Tử vi, Tướng số.... Dẫu vậy, người làm “thầy” thực tài bao giờ cũng trân quý và biết ơn những trang sách đã trang bị, mở mang cho họ kiến thức chuyên môn mà họ chưa biết hoặc chưa được thầy của họ truyền đạt để họ có vị trí như hiện tại. Tất nhiên đó là những ông thầy thực tài, có tư cách, những tác giả nghiêm túc, tự trọng trong việc nghiên cứu tinh hoa của nhân loại soạn thành sách để phổ cập tới mọi người.
Trong cuốn Tử Vi kiến giảiTử Vi vấn đáp, tôi cũng trích dẫn những kinh nghiệm, những cống hiến quý báu của cụ Thiên Lương với môn Tử Vi Việt Nam bên cạnh trích dẫn những tác giả tên tuổi khác như: Nguyễn Phát Lộc, Việt Viêm Tử, Vũ Tài Lục, Nguyễn Mạnh Bảo, Vân Đằng Thái Thứ Lang.... bằng tinh thần khách quan, trân trọng. Có lẽ vì sự công tâm đó mà nhà giáo, thầy thuốc ưu tú Lê Trung Hưng, con trai trưởng của cụ Thiên Lương (Người khai sáng ra trường phái Tử Vi Thiên Lương ở Việt Nam) đã gửi tặng con trai tôi là Đặng Tuấn Hưng cuốn NGHIỆM LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH ÂM DƯƠNG của ông, xuất bản năm 2010 như thư ông viết: "Tác giả Đặng Xuân Xuyến rất minh bạch về kiến thức của mình, của người và công tâm khi nhìn nhận, đánh giá các tác giả khác nên tôi kính biếu quý ông Đặng Tuấn Hưng để tỏ sự trân quý của tôi với tác giả Đặng Xuân Xuyến" - do 2 cuốn Tử Vi kiến giảiTử Vi vấn đáp đều in ở trang 2 dòng chữ: "Đặng Tuấn Hưng giữ bản quyền".
Tôi đã xuất bản vài chục đầu sách, ở vài thể loại và viết sách từ nhu cầu mưu sinh, vì thị hiếu của bạn đọc, không hẳn vì đam mê nên đề tài phần lớn mang tính thị trường, câu chữ nhiều trúc trắc... nhưng tôi vui vì khá nhiều đầu sách được tái bản, được “dân luộc sách” để mắt tới.
Giã từ nghề viết sách và kinh doanh sách đã gần mười năm, hôm nay ghi lại vài chuyện vui khi soạn sách Văn hóa Tâm linh như nhắc lại những kỷ niệm đẹp của 18 năm cầm bút kiếm cơm. 
Viết sách được bạn đọc quý mến tìm đọc, được giới chuyên môn ghi nhận, trân quý thì đấy là niềm vui với người cầm bút.
*.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.

READ MORE - TÂM SỰ VỀ VIỆC SOẠN SÁCH ‘VĂN HÓA TÂM LINH’ - Đặng Xuân Xuyến

CHẤT THỬ - Thơ Trường Hải Lê Văn Đông



CHẤT THỬ 


Khi gặp hoàn cảnh cực kỳ gay cấn,

Mới biết vàng thau, mới rõ trắng đen.

Khi xảy chiến tranh người người ra trận,

Khi dịch bệnh hoành hành thấy lòng dân.

Dẫu lá chưa lành vẫn đùm lá rách,

Đạo lý ngàn năm nhân ái tương thân.

Chắt chiu đồng tiền, bó rau, hạt gạo,

Giúp người cách ly, tránh dịch lan truyền.

Xúc động cụ già tấm lòng thơm thảo,

Cả những em thơ đóng góp khắp miền.

Dịch Covid cuốn địa cầu vào tâm bão,

Cái tốt bừng lên, cái xấu phơi bày:

Nước sốt sắng, Nước lơ là chống giặc,

Nước vững tin, Nước vỡ trận phen này!

Chiến sĩ ngành y tuyến đầu dập dịch,

Lại có quan tham nhè ăn chặn tiền dân.

Giặc Covid là kẻ thù đáng ghét,

Nhưng chính là chất thử của nhân tâm.

Qua đại dịch thấy một điều chân lý:

Không sức mạnh nào bằng sức mạnh Nhân dân.



Trường Hải Lê Văn Đông

READ MORE - CHẤT THỬ - Thơ Trường Hải Lê Văn Đông

ĐỜI NGƯỜI TỰA…, DÔNG LUÔN - Thơ Chu Vương Miện






ĐỜI NGƯỜI TỰA…

Bóng câu cửa sổ
Đời ong ruồi làm tổ cành cao
Giựt mình tỉnh giấc chiêm bao
Thì ra toàn những tào lao báo đời ?
Khó cũng đó mà cười cũng đó
tuồng tích nào mặt đỏ mặt xanh
thân chim đâu được lìa cành
làm sen thân ở dưới bùn muôn năm ?
mười hai tháng chỉ nằm dưới đất
Nhìn khung trời vằng vặc toàn sao
năm canh gió thổi lào xào
Bên ao bèo với kiếp nghèo nối nhau
Kiếp bò với lại kiếp trâu
Nhai trầu nhả bã trắng đầu nhớ thương


DÔNG LUÔN

Trải manh chiếu bên nền nhà cũ
Nằm thiu thiu chả ngủ chả nghê
Màn đêm im lặng tứ bề
Mà nghe dất chuyển lòng về cớ hương
Chuyện làng xóm ba đường bảy ngả
Chuyện phố phường xác lá rừng thu
Loanh quanh từ bạn ra thù
Lộn qua lộn lại giữa tu với đời
Giới xuống tóc năm ngơi cửa Phật
Người tóc dài chật vật áo cơm
Nhìn về biển lặng đông nam
Ồ con thuyền đã giăng buồm dông luôn

Nơi chốn cũ bến ngang bến dọc
Chợ vắng người rời rạc bán mua
Trời buồn trời đổ cơn mưa
Người buồn nằm đẫy giấc trưa cũng buồn
Đò ngang trôi hết đường trở lại
Đò dọc thì mát mái doọc luôn
Sớm mai rồi lại chiều hôm
Qua ngày đoạn tháng cỏ vườn mọc cao ?
Trăng cũng lặn mà sao cũng lặn
Một cánh đồng hiu quạnh cò bay
Nhìn tròi nhìn đất nhìn mây
Mây bay vô dịnh gió xoay vật vờ
Cuối đời nào khác bài thơ ?

                      Chu Vương Miện

READ MORE - ĐỜI NGƯỜI TỰA…, DÔNG LUÔN - Thơ Chu Vương Miện

LOẠN BÚT VỀ THÚ CHƠI CHỮ - Nguyên Lạc



                       Tác giả Nguyên Lạc
 

LOẠN BÚT VỀ THÚ CHƠI CH
                                                              Nguyên Lc

Cẩn Báo: 
Bài viết này cấm trới 18 tuổi. Các bà và các co cao đức trng" xin cẩn thận.

Dẫn Nhập:

"Đời như giấc chiêm bao"/ Xử thế nhược đại mộng - Lý Bạch. Hãy vui lên, hãy nâng ly lên cùng nhau hát: " Một 'chăm' em ơi, chiều nay một 'chăm' phần 'chăm'...", rồi cùng Nguyên Lạc tui cười chút chơi.
"Laughter is the best medicine/ Cười là liều thuốc vn năng"

CÁC CÂU THƠ "ẤN TƯỢNG"

Bắt đầu bằng các câu thơ "ấn tượng" ca thi s Hoàng Xuân Sơn:

Nhắc Đèo Thì Đèo

cù mông cù mông
nhột
không?
cù mông đèo đứng
tồng ngồng lõa sương

Bài thơ này "chơi chữ", đc xong tôi có "hứng khởi" lon bàn sơ lược về thú chơi thanh cao ca người xưa - "Chơi Chữ". Tôi hiểu được ít nhiều về thú chơi này từ sách ông Lng Nhân Phùng Tất Đắc. Xin ghi ra đây vài hàng về ông Phùng:

1. Tiểu sử Phùng Tất Đắc
     Phùng Tất Đắc (1907-2008), bút hiệu Lãng Nhân, Cố Nhi Tân và Tị Tân. Sinh quán Hà Nội. Năm 1954, di cư vào Nam. Từ 1954 đến 1975, phụ trách nhà in Kim Lai và nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư. Năm 1975, tỵ nạn tại Cambridge, Anh quốc. Ông qua đời ngày 29-2-2008.
Các tác phẩm đã xuất bản: Trước Đèn, Chuyện Vô Lý, Chơi Chữ, Cáo Tồn, Giai Thoại Làng Nho, Hán Văn Tinh Túy, Thơ Pháp Tuyển Dịch, Chuyện Cà Kê, Khổng Tử, Tư Mã Quang-Vương An Thạch, Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết, Nghiêm Phục, Hương Sắc Quê Mình, Nhớ Nơi Kỳ Ngộ.
Chơi Chữ, Giai Thoại Làng Nho là hai tác phẩm được nhiều người thích đc trước 1975.
Tư liệu tôi tham kho để viết bài này từ sách “Chơi Chữ” do Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1970.

2. Vài trích đon l thú trong sách Chơi Chữ:

- Mở đầu tác phẩm Chơi Chữ, ông Phùng viết:
“Nghề chơi cũng lắm công phu“, huống hồ chơi… chữ!
Chơi chữ cần có những yếu tố không phải ai cũng gom được đủ: có học đã đành, nhưng còn phải có tàị.
Học có hàm súc, mới biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất ra một cách nhanh chóng, đột ngột, hồ như là tự nhiên.
   Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi: Thơ, phú, câu đối, tập Kiều ..., sử dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu tứ mà phô diễn ra cho phù hợp với nguồn cảm hứng trong giờ phút đó của nhà văn.
Hai cách chơi chữ trong tiếng Việt được thấy nhiều nhất là "Nói Lái"dùng chữ "Đồng Âm Khác Nghĩa".

NÓI LÁI

1. Do tiếng Việt là ngôn ngữ độc âm, nhờ thế rất dễ dàng trong lối Nói Lái. Hẳn ai cũng đều từng nghe câu này:

- “Vấn đề khó khăn nhất bây giờ là chuyện đầu tiên“.
Đầu tiên nghĩa là tiền đâu.

- Và ai cũng hiểu câu này:
“Bàn cho nhiều rồi thì cũng vũ như cẩn mà thôi”.
Khi nghe câu này lần đầu tiên, tôi không hiểu. Ngẫm nghĩ một hồi mới nghĩ ra: Vũ Như Cẩn nghĩa là Vẫn Như Cũ!

- Với phái nam, nếu được ai khen mình là Người Sáng Chói thì không nên vội mừng vì có thể họ bảo mình là Người Sói Trán.
- Còn với phái nữ, lỡ được ai khen trông giống Hương Qua Đèo thì coi chừng họ đang bảo mình là Heo Qua Đường!
- Có khi nói lái được nâng lên một mức khó hơn khi kết hợp với chữ Hán Việt.
Nhà văn Lãng Nhân đã ghi lại câu nói lái sau đây:

“Nam Đáo Nữ Phòng, Nam Bất Chính

   Nam Bất Chính là người nam không chính đáng, không đàng hoàng: Người nam vào phòng người nữ là không chính đáng, không đàng hoàng.
   Vậy, nếu Nữ Đáo Nam Phòng thì sao?

“Nữ Đáo Nam Phòng, Thạch Bất Truy

Người nữ vào phòng nam thì Thạch Bất Truy? "Thạch Bất Truy" là gì?
Muốn hiểu cm từ  bí hiểm này ta phải dịch từng chữ một:
Thạch là Đá, Bất là Không, Truy là Theo: Thch Bất Truy là  "Đá Không Theo"

Đồng Âm Khác Nghĩa
“Chơi Chữ” còn nhắc tới một giai thoại về Đồng Âm Khác Nghĩa:
   Báo Trung Bắc do hai ông Nguyễn Đỗ Mục và Dương Bá Trạc chủ trương, một lần đã ra câu đối như sau:

Vợ cả vợ hai, hai vợ cùng là vợ cả

Nghe tưởng chừng đơn giản phải không?
     Nhưng thật ra là một câu đối rất lắt léo: Chữ “cả” theo miền Bắc có nghĩa là “lớn”, cũng có nghĩa là “cùng”. Câu này có 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Vợ lớn vợ nhỏ gì đều cùng là vợ. Nhưng nghĩa thứ là: Vợ lớn vợ nhỏ đều cùng là vợ lớn, đều quan trọng không kém gì nhau.
Khó thế nhưng vẫn có nhiều người gởi câu đối về tòa báo. Câu đối được chấm giải nhất là câu sau đây:

Con nuôi con đẻ, đẻ con há cậy con nuôi.

     Chữ “con nuôi” ở đây có hai nghĩa. Khi dùng làm danh từ, “con nuôi” là người con mình nhận nuôi. Khi là động từ, nghĩa là con cái nuôi mình. Do đó, câu này có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Giữa con nuôi và con đẻ, mình không nên nhờ cậy người con nuôi. Nghĩa thứ hai, mình có hai đứa con, vừa con nuôi vừa con đẻ, nhưng một khi đã đẻ con ra được thì chẳng cần nhờ tới đứa nào nuôi hết (há cậy nghĩa là chẳng cần nhờ cậy).

2. Những đon trên là ca Lãng Nhân – Phùng Tất Đắc. Tôi xin ghi ra thêm vài ca tôi trích từ bài viết đ đăng trên các trang web:
[ ... Nói lái (Spoonerism) là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng việt. Khi nói lái, người ta tráo đổi vị trí của các thành phần của từ (âm đầu, âm cuối, thanh điệu, ) để tạo ra từ mới thường có nghĩa bất ngờ, dí dỏm, khi hiểu ra thường làm bật cười. Nói lái thường đưọc dùng trong văn nói, khẩu ngữ và trong văn học dân gian để trêu đùa, đả kích hay thông báo với ai đó một điều gì bí mật hoặc để tránh những tiếng thô tục.
     Như vậy, nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt, với khả năng nhạy bén về tính trào phúng và châm chọc.

Những thí dụ minh ha:
a.
Các cm từ nói lái như:  Bùi Giáng = Bán Giùi (Dùi); Thầy giáo = Tháo giày; Hiện đại chỉ tổ hại điện. Đấu tranh rồi biết tránh đâu…

Xứ Thủ đức năm canh thức đủ
Kẻ cơ thần trở lại Cần thơ - ( thần là cô độc)

Củ chi. cô bán củ chi?
- Củ sao không chỉ, ông nì chỉ cu? - (C chi: tên một Huyện miền Nam) ...]

b.
Nhớ lại khoảng 1945, có một ông già Quảng Nam, đã chơi trò chơi chữ nghĩa này bằng 4 câu thơ:
Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi
Chú khiêng lên hết chiến khu rồi
Thi đua chi mà thua đi mãi
Kháng chiến trường kỳ khiến chán thôi

3. Bà Hồ Xuân Hương có rất nhiều bài thơ nói lái để ghẹo người khác. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi Hồ Xuân Hương là "Bà chúa thơ Nôm" (1772-1822). Thơ của bà vừa thanh vừa tục nhất là thơ nói lái. S ghi ra một bài thơ tiêu biểu ca bà ởới

CÂU ĐỐI

1.Thú chơi câu đối từ đâu có?
   Các c xưa rất thích làm thơ Đường luật: Thất ngôn bát cú - 7 chữ 8 câu, một thể thơ có niêm luật ... rất nghiêm ngặt. Đặc biệt nhất là 2 cặp 3-4 và 5-6 (Cặp 3-4: Thực; 5-6: Luận). Trong các cặp này chữ đối nhau: Danh từ đối danh từ, tnh từ đối tnh từ, thanh bằng đối với thanh trắc vân vân. Thí d bài thơ sau đây ca Hồ Xuân Hương: "Chùa Quán Sứ"

Chùa Quán S
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
Sáng banh không kẻ khua tang mít
Trưa trật nào người móc kẽ rêu
Cha kiếp đường tu sao lắt léo
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo.
(Hồ Xuân Hương)

Các bn thấy cặp Thực: "Chày kình tiểu để suông không đấm/ Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo" và cặp Luận: "Sáng banh không kẻ khua tang mít/ Trưa trật nào người móc kẽ rêu" các chữ đối nhau sát sao.
Thú chơi câu đối chắc phát xuất từ các cặp thơ nầy.

2. Các câu đối nổi tiếng

Sau đây tôi xin dẫn ra các câu đối nổi tiếng ai cng biết:

Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
(Đàm Thuận Huy và Nguyễn Giản Thanh)
(Mưa không phải then khóa mà giữ được khách/ Sắc đẹp không phải sóng gió mà nhấn chìm được người)

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
(Đặng Trần Thường ra đối để tr thù, Ngô Thì Nhậm đối lại)

Và giai thoi hai câu để đời trước khi lên pháp trường  của Cao Bá Quát:

Ba hồi trống dục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời

3. Vài câu đối trong sách Chơi Chữ ca Lng Nhân 

- Cụ Yên Đổ đùa một ông quan võ chột mắt:

Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

  - Ông Trần Bình là tay hay chữ. Một bữa ngồi uống rượu với 2 bạn: Ông Vi có bộ răng đẹp, nhưng răng giả; ông Quốc có hai vợ nhưng hiềm nổi tuổi ông đã cao và đang giở màu tu tỉnh. Ông Trần đọc hai câu đũa như sau:

Hàm răng mang nặng, hàm răng giả
Túi đạn đeo thừa, túi đạn chay

   Có ý nói hai ông bạn tuy là quan đại thần, nhưng trông kỹ ra thì trên dưới chẳng … ra "thể thống" gì cả

  - Cô Tư Hồng, tay cừ khôi trong những bà xung phong làm kỹ nghệ lấy Tây, là người tháo vát. Cô Hồng đóng góp gạo phát chẩn cho dân đói được vua ban hàm tứ phẩm, ông cụ thân sinh cô cũng được tặng phong.Ông Trần Bình mừng bằng câu đối:
Mừng Cô Tư Hồng
Bốn chữ sắc phong hàm cụ lớn
Ba thuyền tế độ của bà to
"Hàm cụ" đối với "của bà" thật xứng đáng với hai người được ân thưởng.

4. Vài chuyện vui về câu đối

- Đây là câu đối trong bài thơ Chữ Nhàn ca Nguyễn Công Trứ mà các hc sinh trung hc trước 1975 ai cng biết:

Th ti môn tiền náo
Nguyệt lai môn h nhàn

(Chợ trước cữa thì ầm
Trăng đến dưới cữa thì nhàn rỗi)

Nhàn:  - nhàn hạ, rảnh rỗi. Chữ Nguyệt trong chữ Môn
Náo:    - ầm ĩ. Chữ Thị trong chữ Môn

- Sau đây là các câu đối vui:

Danh ngôn Hán Việt có câu:

Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn hữu viễn tầm

(Nghèo ở chợ đông không đứa hỏi/ Giàu nơi núi thẳm lắm người tìm thăm)

Truyện tiếu lâm về câu đối nầy:

Trong các tiệc rượu được các “ông thần ve chai” nam bộ tôi sửa lại như sau:
Bần cưa ván ngựa đen như sắn
Mọc cặp mé sông đứng chết trân
Hay:

Bần cưa khúc bự vô phương vác
Cú tại màng tang đứng chết trân

( Ý tôi: - Ông này đúng là ngớ ngẩn, cưa thành nhiều khúc nhỏ thì vác được chứ gì, phải không?)
Hoặc:
Bần cưa ván ngựa vô phương đóng
Cú tại màng tang đứng chết trân”

- Sau đây là chuyện vui tôi tham kho từ c Lng Nhân Phùng Tất Đắc, viết li theo văn riêng mình:
     Lúc xưa, nhà các c Đồ thường ngăn ra thành hai phần bằng tấm vách mng: Phần trước dùng làm phòng dy hc, dy dăm tr "tri hồ gi d"; phần sau dùng cho sinh hot ca ông bà Đồ.
   Một sáng n, c Đồ đanh ging bài nhưng thấy trò A lơ đng, không chu lắng nghe. Đến buổi trưa dy xong, ông cho hc trò về, nhưng giữ li A , bắt qu giữa phòng hc và nói:
- Ta s ra cho mi một câu hi đối vì tội lơ đng không chu siêng năng hc; nếu mi đối được thì ta cho về, còn nếu không được thì phi qùy ti đây cho đến tối.
Ông nhìn ra trước cửa, xong ra câu hi đối:

Tiền đình kiến nhất điểu, thanh bất thanh hunh bất hunh, thanh hunh.
(Cửa tớc  thấy 1 con chim, xanh không xanh vàng không vàng, xanh vàng)

Xong ông Đồ đi vào phòng sau gặp bà Đồ.
 Qu gi đầu mi một lúc mà vẫn chưa tìm được câu để đối, tên A mới lén chy đến vch vách, kê mắt nhìn phòng sau, đang có tiếng động l. Mặt A hớn hở, chy trở li giữa phòng hc qu.
Chậ̣m một lúc sau, c đồ trở ra và hi:
- Sao, đối được chưa? Nói ta nghe
- D thưa thầy, đây câu ca thầy:
"Tiền đình kiến nhất điểu, thanh bất thanh hunh bất hunh, thanh hunh.
Con xin đối như vầy:
"Hậu phòng ngộ nh nhân, cc bất cc kt bất kt, cc kt"
(Phòng sau gặp 2 người, cc không cc kt không kt, cc kt)
"Âm thanh" mà đối với màu sắc thì quá tuyệt phi không các bn?

VỀ BÀI THƠ "NHẮC ĐÈO THÌ ĐÈO"

   Trở li bài thơ Nhắc Đèo Thì Đèo ca Hoàng Xuân Sơn trên, đây là bài thơ "chơi chữ"- nói lái dùng chữ Đồng Âm Khác Nghĩa: "cù mông đèo đứng". Cù Mông là đèo Cù Mông ở miền Trung, và cng là ... cù mông. Còn "đèo đứng" thì cng 2 ngha chắc không cần bàn thêm, phi không?

1. Nói lái

Thấy thi s Hoàng viết và các bn bàn về "đèo", tui "hồ hởi phấn khởi" đóng góp bằng trích đoạn sau đây bài viết của tôi cho vui:
[ ... Làng nọ ở Đèo Ngang, nghèo khổ quá nên cầu xin ông Trời giúp cho bớt khổ. Ông Trời bảo:
-- Các ngươi mang tên Đèo Ngang, vị tất phải "đang nghèo". Than với thở cái nỗi gì. Này, đổi sang tên Đèo Nghếch là toại nguyện ngay.
   Quả thật, sau đó dân làng "đếch nghèo": Ai nấy ăn nên làm ra, nhà cao cửa rộng, con đàn, cháu đống.
Nhưng chẳng bao lâu sau dân làng lại nghèo xác, nghèo xơ. Dân làng ơi ới gọi ông Trời.
Ông Trời tỉnh bơ phán:
-- Ôi, các ngươi đông con thế, nuôi sao nổi. Muốn thoát nghèo, các ngươi e phải đổi tên lần nữa. Này nhé, đổi sang tên Đèo Đứng là được việc... (Xin được miễn giải thích thêm) ...]  [Bàn Về Nói Lái - Nguyên Lc]

2. Đồng Âm Khác Nghĩa
 "Ấn tượng" nhất trong bài thơ trên là câu:
"cù mông đèo đứng"
- Đã cù mà bảo đừng là thế nào? - HXS

3. Câu đối
Từ câu thơ có đèo "Cù Mông" trên, một bn thi s - người có nhiều bài viết trên Thư viện Hoa Sen - đ ra câu hi đối:
a. Câu đối bình thường:

- ĐẾN CÙ MÔNG ĐỢI NGƯỜI QUÂN TỬ
Tôi xin đối
-VỀ CỦ CHI MẮNG ĐỨA TIỂU NHÂN

b. Câu đối không bình thường:
Trong câu đối này có dùng "nói lái", vì "nhạy cảm" không tiện ghi ra, tôi xin chừa trống cặp chữ XY và WZ rồi nhờ các bạn "điền vào ch trống cho hợp nghĩa". Xin mời:

- ĐẾN CÙ MÔNG, "X Y" ĐỢI NGƯỜI QUÂN TỬ
-VỀ CỦ CHI, "W Z" MẮNG ĐỨA TIỂU NHÂN

Các bn ngh sao?
Các bn nào có câu đối hay xin đóng góp, xem như tấm lòng tưởng nhớ tiền nhân, tưởng nhớ  đến thú chơi thanh cao ca người xưa, đ dần dần b mai một.
Chắc chắn rất ít người tr ngày nay biết đến thú chơi tao nh này!

Nguyên Lạc
..............
Nguồn:
Giai Thoi Làng Nho, Chơi Chữ ca Lng Nhân. Internet ...
READ MORE - LOẠN BÚT VỀ THÚ CHƠI CHỮ - Nguyên Lạc