|
Ảnh từ trang http://tepbac.com/ |
THỜI LAI ĐỒ ĐIẾU
Trở lại với bài "Thuật Hoài" của Đặng Dung.
Theo
ý bạn thi sĩ Nguyễn Vô Cùng thì câu: “Thời
lai đồ
điếu” của chí sĩ
Đặng Dung phải dịch
là “Được thời
kẻ
bần
tiện
lên cũng dễ”, dịch như vậy thì dễ hiểu nhưng câu
thơ thứ ba dài tới tám chữ (dư
mất một chữ)
và để cho bài thơ Đường Luật bát cú đúng luật thì
câu nào cũng chỉ có bẩy chữ mà thôi. Chuyện
như vậy là kể như xong, nhưng trong đầu tôi thì cứ lấn
cấn không thông, nếu được thời mà kẻ
bần
tiện
đều lên được cả thì kẻ
bần
tiện
là kẻ
nào? Sau
khi tra cứu tạm vài pho sách, xin có lời nhận xét lạm
bàn như sau:
-Kẻ
là ngôi thứ ba,
người được xác định cùng đinh, bần cùng trong xã
hội, như kẻ cắp, kẻ trộm ….
-Bần
là nghèo nàn, khố rách áo ôm, bần cùng .
-Tiện
là hà tiện, đê tiện (không
phải là thợ tiện).
Bên
cạnh những ý nghĩa đen xác thực này, người ta thường
thấy những từ này xuất hiện ở một không khí trang
nghiêm, cẩn trọng hơn. mà người sử dụng để nói toàn
là những nhân vật thượng thặng có hạng và tầm cỡ
trong xã hội.
-Từ
kẻ
thời Văn Lang nước Việt được hiểu như một địa
danh Làng Xã như Kẻ Sặt, Kẻ Tràng, Kẻ Chợ … sau đến
thời Nhà Thục (Thục
An Dương Vương)
thì Kẻ được đổi là Cổ như thành
Cổ Loa, phố Cổ Ngư, làng Cổ Nhuế ……
Từ
bần
thì được các vị Đạo Sĩ, Đạo Trưởng chân tu trong
Đạo giáo hoặc các vị Trưởng lão, Đại Sư trong cửa
Thiền Môn Thiếu Lâm xưng với các tín đồ thiện nam tín
nữ là bần
tăng, bần
đạo,
bần
ni,
và trong đời thường các viên chức quan lại chính quyền
thường xưng với thảo dân bá tánh là bần
chức,
bản
chức,
ty
chức,
tiện
chức, và các vị khoa bảng danh nhân thì xưng với bá tánh thiên
hạ: là bỉ nhân,
là kẻ hèn
này …….
Thành
ra cũng tùy lúc tùy thời tùy nghi mà từ
kẻ,
từ
bần, từ
tiện
có nghĩa thực dụng hoàn toàn khác nhau. Mà khi thời
cơ chín muồi
đến không phải là ai cũng nhanh chân lẹ tay chụp kịp
thơi cơ đâu.
Sau
đây là một ví dụ điển hình “chụp hụt thời cơ”.
*
CHỤP
HỤT THỜI CƠ
Trong
thời buổi tình hình gặp khó khăn chung . thì một đoàn
hát thuộc hạng hai
(cấp
xã quận )
đang ở trong tình trạng chết dở, thầy tuồng kiêm đạo
diễn sống nhờ vào ly cà phê buổi sáng của anh bạn tài
xế, đoàn có một chiếc xe chuyên chở duy nhất, và chỉ
có chiếc xe đó là có chế độ nhiên
liệu
là xăng dầu, mà vị tài xế nhờ vào nguyên vật liệu
này mà có tiêu chuẩn cà phê cà pháo hàng sáng, bạn tài
xế nói với thầy
đạo
diễn
:
-Đại
ca có quyền và có thế, có dịp thì nâng đỡ em út?
-Chuyện
nhỏ.
Thế
rồi ngàn năm một thủa, giờ phút lịch sử đã điểm,
là khoảng 6 giờ chiều thì người nhà của kép thủ vai
vua chạy tới rạp hát báo cáo là “vợ của kép đã
được chở đi bệnh viện để chờ sanh”, thế là thầy
đạo diễn bèn cho gọi tức tốc chàng tài xế tới, nói
dăm điều ba chuyện, dặn dò là cứ vdầy vdầy, và có
qua đứng ngay sau lưng chỗ cách tấm màn phông, qua dặn
gì nói gì (chỉ
đạo gì) thì
em cứ vậy mà làm, rồi hai người diễn thử, dợt thử,
tất cả đều ô kê.
Đúng
boong 8 giờ tối, màn nhung kéo lên, kép tài xế thủ vai
vua ngồi oai vệ ở giữa, hai bên là hai hàng ghế bá quan
văn võ, lần đầu tiên thủ vai vua, kép tài xế khóai
quá, ngồi im như phỗng, thầy đạo diễn đứng đằng
sau nói nhỏ:
-Vuốt
râu một cái cho nó oai xem nào?
Kép
tài xế bèn cầm nậm rượu đập xuống bàn và miệng
hét:
-Vuốt
râu một cái cho nó oai xem nào?
Hai
hàng bá quan văn võ đều vuốt râu một lượt, chỉ có
Hoàng hậu và Công chúa thì không vuốt râu vì không có
râu.
Lão
thầy tuồng thấy nói tầm bậy bèn la tiếp:
-Tao
bảo mày vuốt râu, chứ tao có bảo mày nói chúng nó vuốt
râu đâu.
Kép
tài xế bèn đập bàn la lên:
-Tao
bảo mày vuốt râu chớ
có bảo mày bảo chúng nó vuốt râu đâu.
Đào
kép ngơ ngẩn không rõ là chuyện gì thì
lão
đạo diễn đằng sau la lên:
-Đồ
ngu, nói thối như cứt.
Kép
tài xế cũng nổi giận la làng lên:
-Trẫm
không có địt mà thối cái gì?
Khi
không tấm màn nhung từ từ hạ xuống, và kép thủ vai
vua bị thầy đạo diễn nắm cổ kéo xuống, vừa bợp
tai vừa đá đít, vừa bị đánh hội đồng, đúng là
thời cơ tới tay mà nắm không được, bị vuột mất.
Chu
Vương Miện & Nguyễn Vô Cùng