Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, October 3, 2016

NHỊP THỞ CỎ RƠM - Thơ: Lâm T. Mỹ Dạ; Nhạc: Trần T. Kim Phú

READ MORE - NHỊP THỞ CỎ RƠM - Thơ: Lâm T. Mỹ Dạ; Nhạc: Trần T. Kim Phú

TÌNH VĂN THỜI CHIẾN - Hồi ký của Lâm Bích Thủy


        
                          Nhà thơ Yến Lan


              TÌNH VĂN THỜI CHIẾN 
                                    Hồi ký của Lâm Bích Thủy
                                              
 Tôi cứ muốn ngược dòng thời gian để được trở lại những năm 50 thế kỷ XX. Khi ấy tôi là cô bé sáu, bảy tuổi. Giờ, dù đã gần 70, trải qua chiến tranh chia cắt hơn nửa đời người; bạn bè của cha lần lượt rủ nhau đi vào lòng đất! Song, rất lạ, tâm trí tôi  luôn nhớ về cái thời trẻ trung của họ. Từng khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của các chú, lần lượt lướt qua tâm trí tôi:
Thuở ấy, gia đình tôi bị qui là Tiểu tư sản thành thị. Trong ngôi nhà tranh, vách đất, nền có chỗ tráng xi măng, có chỗ là  nền đất nhưng lâu ngày đi lại trở nên láng coóng. Diện tích nhà khoảng 100m² chia làm 3 gian, hai chái. Trong nhà có ba má, và bốn chị em (hai gái, hai trai) luôn có tiếng cười vui vẻ. Hôm nào cũng có chuyện quan trọng để người lớn chia sẻ. Bởi chính nơi đây, là điểm hẹn của văn hóa – các chú nhà thơ - bạn của ba tôi.    
    Tôi thấy chú nào cũng đẹp trai, vui tính và tóc họ ánh lên màu xanh của tuổi trẻ. Dăm bữa, nửa tháng tôi nhìn thấy mái tóc dày, bùm xum, cặp mắt to tròn, ngơ ngác như nai của chú Nguyễn Thành Long. Nhà chú ở Qui Nhơn nhưng chú thường có mt ở nhà tôi để bàn chuyện văn và chuyn đánh Tây với ba. Ông Phạm Xuân Cang - cho biết, chú Long có tác phẩm “Ta và chúng nó” hay lắm; được in ngay tại thị trấn của tôi! Ông nói: - “Thị trấn lúc đó, sống đời nô lệ, thiếu thốn, nhưng đã có Nhà in thì thật là quí!”

 - Tôi cũng thường gặp chú Nguyễn Đình. Nghe nói “người một mắt hung lắm. Mà chú Đình lại có mt mắt phía trái, mắt phải của chú chỉ có lòng trắng thôi; song tính tình chú lại vui vẻ dễ gần nhất. Quê chú ở tận Hội An - Quảng Nam. Xa thế mà tiếng cười của chú luôn rộn lên ở nhà tôi. Có lẽ, vì quí cái tình của ba tôi mà chú thương chúng tôi như con .

 - Chú Trinh Đường (Trương Đình) người to bè bè, cao lớn, mạnh mẽ; chú cười nghe có âm khà khà, dòn như bắp rang.  Chuyện của chú bao giờ cũng làm cho người nghe cười đến ngã ngữa, bọn trẻ thì ra quần .

  - Chú Nguyễn Khoáng (tức Mịch Quang). Có ai ngờ rằng,  sau này chú là dượng chồng của tôi. Khuôn mặt chú xương xương, đặc trưng của người xứ nẫu; da trắng, mắt sáng, hao hao giống ba. Với tôi, thì ba đẹp hơn chú chút đỉnh! Đi đâu chú cũng đem theo máy ảnh. Chính những bức ảnh còn giữ được đến giờ là nhờ tài chớp đúng khoảnh khắc đời thường thời đó 
 Ảnh:  từ trái sang: Nguyễn Đình, Yến Lan, Mịch Quang
          Chú bé đội nón, mặc đầm là nhà thơ Lâm Huy Nhuận

  Chị em tôi, đứa nào cũng thích chú Phạm Hổ và chú Khánh Cao. Hai chú hiền, chịu khó chìu chuộng lũ nhóc con chủ nhà. Chú Khánh còn gọi tôi là “cái nấm của chú” nghe thích lắm cơ! Sở dĩ người ta gọi chú là “Khánh cao”, bởi, chú cao quá cở so với chiếc võng gai nhà tôi. Nó chẳng vừa đầu vừa chân của chú. Mỗi khi nằm lên đó, đầu và chân chú bao giờ cũng thòi ra ngoài. Thế mà lúc nào đến chơi, chú cũng chỉ nằm trên võng nói chuyện. Thi thoảng chú đứng làm trụ, nắm tay chúng tôi xuay quanh chú, làm chúng tôi cười thích chí...

 - Chú Phạm Hổ nhỏ hơn ba tới 9, 10 tuổi; nhưng bình đẳng và thân mật với nhau lắm cơ. Má tôi kể:
 Một hôm, từ ngoài cửa bước vào, quẳng chiếc xà-cột xuống phản, chú Hổ lại gần má thì thầm “Chị Bảy, nhà còn gì cho em ăn với, em đói bụng quá?”. Má tôi cười khì vì vẻ mặt thật thà của chú, và nói:-
 “Chỉ còn it cơm nguội với mắm ruốc thôi, chú ăn chứ?
Mắt chú sáng rỡ: “Tốt quá rồi chị ạ!”, má tôi xuống bếp, xới bát cơm nguội và dích cục mắm ruốt đỏ tươi, lên đưa chú. Má bảo: “hôm ấy, nhìn chú Hổ ăn cơm nguội với mắm ruốt sống trông ngon như vua ăn sơn hào, hải vị vậy”.

- Chú Vương Linh (tên thật Lê Công Đạo), ít đến nhà, song, tôi nhớ nét mặt, tính cách chú: Người tầm thước, đậm đà, khuôn mặt hơi chữ điền, da ngăm đen, khỏe mạnh. Tính chú trầm. Vợ chú có đôi mắt màu xám tro, hình như có mang ¾ dòng máu Tây (tức F2)
 
- Chú Hoàng Châu Ký với khuôn mặt chữ điền, nghiêm nghị. Dường như chú nào mặt chữ điền cũng đều nghiêm, không thích đùa với trẻ con thì phải! Chú ít cười, lúc nào cũng như bận việc. Chúng tôi không dành chú cho riêng mình. Suýt nữa chị em tôi để mất túi xách áo quần của chú gửi ở nhà.
  Đó là dịp chú đi công tác đến Bình Định, ở nhà tôi ba, bốn hôm. Túi xách chú đặt dưới gối, trên đầu phản. Chiếc phản có 4 tấm gỗ mun, lên nước bóng lộn. Ba đặt nó cạnh cửa sổ. Ngôi nhà tranh nhờ bộ ván này tăng thêm phần sang trọng cho nhà tôi so với nhà hàng xóm. Đó là của hồi môn mà ông nội cho ba khi lấy vợ. Ba để bộ ván này đón khách xa hay bạn bè công cán về Bình Định nghĩ qua đêm.
  Một chiều nọ, chú Hoàng Châu Ký đến nhà; rồi sang hôm sau ba và chú đưa nhau đi đâu đó, cón má thì bế Nhuận sang “Hội chị chiến sĩ”. Trước khi đi, má dặn: “mấy đứa (tôi, Tú, Ánh, đang chơi đồ hàng dưới bóng cây trứng cá) trông nhà, má đi chút xíu về”. Liền sau đó, một anh trai đến bên tôi nài: “Em ơi, cho anh xin gáo nước uống.” Tôi quay đầu lại, nhìn anh. Thấy anh nước da xanh mét, bụng ỏng, vẻ bệnh hoạn, tôi ngại, nhưng ham chơi, không thể bỏ để đi lấy nước cho anh, tôi bảo: “anh xuống bếp mà uống, em mắc chơi.”  Một lát, bỗng nghe tiếng thất thanh của má “Này cậu kia, đứng lại”. Má tôi đang trên đường về, ngạc nhiên thấy từ trong nhà mình có người lạ, lù lù bước ra với cái bụng to như đàn bà chửa sắp đẻ. Bà lật đật đặt thằng Nhuận xuống, lao tới, giữ chặt cánh tay anh trai, lôi từ bụng ra ba bộ quần áo:
-  Ôi trời! đồ của chú Ký đây mà, tụi nhỏ ham chơi quá, má về  kịp chứ không thì biết nói sao với chú!

  Hàng tháng, lúc thì chú này, bác kia tới, nhà không mấy khi vắng bóng khách thơ. Đôi khi các chú cùng đến một lúc, để bàn việc trọng đại gì đó và rủ ba đi công cán. Tôi sợ nhất là khi các chú lôi ba đi vào lúc má đi mua bán xa nhà.
 Hễ thấy ba tỏ ra bận rộn, thu xếp mọi việc là tôi ngay ngáy lo! Này nhé, nách trái ba bế thằng Nhuận, tay phải dắt thằng Ánh xuống gửi bà ngoại, còn tôi và Tú Thủy thì ba dẫn ra nhà cô Bốn, chỉ vào chúng tôi dặn anh Can: “cháu giúp cậu, tối tối vào nhà ngủ trông dùm nhà và hai em; cậu đi công tác vài hôm.” Rồi, người lớn đi hết! chỉ còn hai chị em. Anh Can ngủ nhà ngoài, chị em tôi ngủ trong buồng, chưa sáng đã lén bỏ chị em tôi để về. Cứ nghe tiếng cót két là chúng tôi lòm còm bò dậy theo, đợi anh đi, lôi nhau ra võng ngồi; vừa đung đưa đôi chân vừà hát “ta là bộ đội, ta là công an đây”, để dọa cho ma s. Chả là lũ trẻ hàng xóm thấy ba má tôi vắng nhà đã dọa chúng tôi nhiều thứ. Nên chị em tôi, cả hai đều nhất cử, nhất động. Đứa này đi tiểu đứa kia phải đi theo. Sáng thì ra chợ mua bánh xèo vỏ, bánh ú, nem cuốn ăn. Đứa nào thích gì tự lo, ba đã dặn kỹ rồi.  

   Nhà tôi đối diện chợ Gò Chàm. Chợ nghèo lắm, chỉ có túp lều tranh lụp xụp, núp dưới bóng những cây gòn cao to. Năm bữa có một phiên. Ngày phiên, người nông dân đem đến đây các loại nông sản, gia súc, gia cầm, vải, bông. Người Gia-Lai, Ê-Đê với làn da đen nhẻm, khét nắng, nồng nặc mồ hôi vì lâu không tắm. Cứ mỗi lần xuống chợ họ để lại những sản phẩm của núi rừng: rễ cây thuốc, cao khỉ, măng, củi, than và mua về buôn làng heo hút nào muối, kim chỉ, hạt cườm, dầu dừa v.v... Đấy, Phố huyện chỉ vào ngày phiên mới đông vui, nhộn nhịp, các ngày khác, cuộc sống trở lại đìu hiu vắng vẻ. Ai đã từng sống ở đây mới thấm thía cảnh sống của người tỉnh lẻ qua bài thơ  “Lại về tỉnh nhỏ” của ba tôi:
   Tỉnh nhỏ
         Đìu hiu
  Mặt trời ngủ giữa chiều,
  Trở mình trên mái rạ,
  Cây đứng nép bên đường,,
  Tay xương nắm lá,
   Như tay người đưa thư,
   Áo vải tây vàng hai vai đã vá
   Đi giữa đường mấp mô
   Không có kẻ đợi chờ
   Đôi chiếc xe dụm đầu ngái ngủ
                       Tỉnh nhỏ…
                        Cô em
                        Nằm xem
                       “kiếm hiệp”  …

   Bạn của ba nhiều lắm, tôi thấy gặp ai ông cũng vui vẻ, thân thiện. Ông thuộc cử chỉ, tính cách, giọng nói từng người; giữa đêm khuya, tiếng gọi cửa khe khẽ “Yến Lan ơi, m ca cho mình với!” ông nhận ra “Tế Hanh đó à”, hay tiếng cười đều đều cùng thanh trầm của chú Nguyễn Thành Long, hoặc giọng trữ tình của chú Phạm Hổ. Tấm thịnh tình của ba đối với bạn lan tỏa sang cả chúng tôi. Chúng tôi mãi nhớ những dấu ấn về họ! Tôi cảm nhận được tình bạn trong sáng, chân thật, không so đo, sáo rỗng ở họ. Đó là cơ sở, là nguồn tư liệu quí để tôi viết nên chân dung người thi sĩ Yến Lan-cha tôi vào hồi ký này.
                                                                   Lâm Bích Thủy

READ MORE - TÌNH VĂN THỜI CHIẾN - Hồi ký của Lâm Bích Thủy

CHIỀU LẠ - Thơ Đặng Xuân Xuyến





CHIỀU LẠ
(Tặng L.L)
Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.

Hà Nội, chiều 02 tháng 10.2016
Đặng Xuân Xuyến

READ MORE - CHIỀU LẠ - Thơ Đặng Xuân Xuyến

NHỮNG NGÀY Ở KHÁNH HỘI - Thơ Nguyễn An Bình


                      Nhà thơ Nguyễn An Bình


NHỮNG NGÀY Ở KHÁNH HỘI

Nhìn cao ốc ngày mọc lên như nấm
Đời cứ trôi theo từng bước chân quê
Đi một chút đường như bàn cờ trận
Lạc qua sông không thấy lối quay về.

Tiếng búa máy len vào trong giấc ngủ
Đêm nằm mơ thấy mây khói quê nhà
Tôi xa lạ giữa Sài Gòn trăm ngả
Nhà tầng tầng nuốt mất khoảng trời xa.

Ngày vẫn đi bánh xe đời vẫn chảy
Nước qua cầu ai biết được về đâu
Đèn vẫn sáng Sài Gòn dường không ngủ
Tiếng rao dài nghe hun hút đêm sâu.

Thương biết mấy những mảnh đời hạ bạc
Trên dòng kênh trôi nổi kiêp thương hồ
Mui nhiều màu xác xơ bờ Kênh Tẻ
Bao phận người chấp vá những ước mơ.

Mưa theo tôi suốt những ngày Khánh Hội
Tàn lá xanh đâu kể hết buồn vui
Thèm một chút khói sương trời quê cũ
Dòng sông xưa chỉ còn lại ngậm ngùi.

                               Nguyễn An Bình
                                    2-10-2016

READ MORE - NHỮNG NGÀY Ở KHÁNH HỘI - Thơ Nguyễn An Bình

HIỂU LẦM - Truyện ngắn của Thủy Điền

       
                Tác giả Thủy Điền


         HIỂU LẦM
         (Tặng cô NNL để thay lời xin lỗi)

   Một chiều mùa hạ 1980.

    Sau khi tan học và cũng là ngày cuối tuần, tôi có rủ cô bạn gái học chung cùng khóa người Quảng Nam về nhà tôi chơi, nhà tôi thì gần trường còn cô thì ở tận miền trung xa xôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi rất mừng rỡ vì thấy con mình bây giờ cũng có đôi, có bạn như người ta. Cô thì đẹp gái, nói năng nhỏ nhẹ nên mẹ tôi có vẻ thích lắm, đến nổi trong nhà có món gì ngon, quí bà đều mang ra mời cô ăn. Tôi vui mừng và hãnh diện lây gì cô được mọi người đón tiếp một cách nồng hậu. Khi trời vừa sụp tối, là lúc mọi người bắt đầu đi ngủ. Cô hỏi tôi ? Anh Mèo ơi, anh Mèo, tối nay mình ngoẻo  ở đâu. Vô Tình mẹ tôi ngồi gần đó nghe được, bà rất tức giận, vì tôi tên là Màu mà tại sao cô gọi tôi là anh Mèo và đi ngoẻo. Thú thật thì những câu hỏi hay gọi tên tôi, tôi nghe hàng ngày nơi trường lớp và cũng quen đi, hồi đầu, có lúc tôi cũng giận và tự ái vô cùng. Nhưng giọng của cô ta là như thế không thể nào sửa khác đi được, nếu không muốn nghe nữa bằng cách là xù cô ta thì mới thoát khỏi được, đàng nầy ngược lại càng lúc tôi càng gần cô hơn và thích nghe những lời trọ trẹ dễ thương ấy. Vừa nghe cô nói xong, bà gọi tôi vào ngay. Tôi hỏi ? Có chi đấy mẹ. Bà bảo.
-Ngày mai mầy làm ơn, làm phước dẫn con nhỏ nầy đi cho khuất mắt tao, tao không muốn nó gọi mầy với cái tên thú vật như vậy và những lời trù ẻo mầy trước mặt tao.
-Tôi biết tính mẹ tôi nên vâng vâng , dạ dạ cho êm xuôi.

    Trước phòng khách tôi nhìn bà ngồi với khuôn mặt khó chịu vô cùng. Cô hỏi tôi có chuyện gì xảy ra? Tôi bảo không có gì và dặn cô có hỏi tôi thì nên hỏi nhỏ, chứ ban đêm nói lớn tiếng mẹ tôi rầy vì tính bà xưa nay như thế. Cô gật đầu và làm theo ý tôi.

   Năm 1977 tôi thi đậu vào trường Thủy lợi và cô cũng thế, chúng tôi học chung được một năm và bắt đầu quen nhau. Những lần đầu quen nhau, hò hẹn những lời tôi nói ra dường như cái gì cô cũng nghe rõ và hiểu cả, nhưng riêng đến bận tôi, cô nói tôi chẳng hiểu cô muốn nói gì, cứ gật đầu vâng vâng cho qua lệ, vì sợ cô giận. Nhưng rồi ngày tháng cũng quen và hiểu dần nên tôi càng thấy thương cô nhiều. Có lần cô hát cho tôi nghe bài hát mà tôi quên tựa là gì (Bởi lâu quá) Và chỉ còn nhớ câu „Không có en bầu trời như không có nén „ Cô hỏi tôi? Cô hát hay không, tôi ừ ừ, hay lắm, nhưng thầm trong bụng hay cái gì mà hay, người ta hát „Không có em bầu trời như không có nắng“ Ai nào en với nén là cái gì. Nói là nói vậy, lòng tôi vẫn yêu cô vì cô có một nhan sắc khá khỉnh và giọng nói dễ thương, êm dịu, cuốn hút tôi. Mấy người bạn tôi hay trêu „ Anh Mèo ơi anh Mèo, em bảo anh en, nếu anh không en em tắt cái đèn đi ngoẻo, tối lỡ có đói đừng mén em nhé. Tôi chỉ cười và chấp nhận thương đau.

   Năm thứ ba là năm học cuối cùng, tôi và cô tính chuyện lâu dài hơn, nên tôi mời cô về nhà tôi để cho mẹ và các em tôi làm quen, biết mặt. Hy vọng mọi người sẽ chấp nhận tình yêu của chúng tôi. Và, có thể tôi và cô sẽ tiến xa thêm bước nữa. Ai ngờ! Chỉ một lời nói, sự hiểu lầm mà mẹ tôi đã khướt từ và nghĩ xấu về cô thật là đáng tiếc. Thời gian- nối tiếp thời gian đến ngày ra trường, cô về quê, đi nhận nhiệm sở, tôi cũng về quê, rồi lên đường nhận công tác mới và từ đó chúng tôi đường ai nấy đi cho đến hôm nay mà không một lời từ giả cũng như chưa lần gặp mặt.

Thương tôi, thương phận má hồng
Vô duyên số kiếp nên đành xa nhau
Bao năm thề nguyện bền lâu
Khi xa mà chẳng một câu giả từ.
                                                                            Thủy Điền 
                                                                           01-10-2016

READ MORE - HIỂU LẦM - Truyện ngắn của Thủy Điền