Tác giả Nguyên Lạc
Ý NGHĨ SƠ SÀI VỀ THƠ HAY TỨ TUYỆT
LÀM MỘT BÀI THƠ TỨ TUYỆT
Để bàn về Thơ Hay Tứ Tuyệt, tôi xin giới thiệu thiền sư Muju (Nhật: Japan) sẽ hướng dẫn và
minh họa hầu các
bạn:
Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh rằng làm
thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải: Câu
đầu chứa phần khởi nhập; câu
hai là phần chuyển tiếp của câu
đầu; câu
ba chuyển từ đề mục và
bắt đầu một ý
mới; và
câu bốn gồm ba câu
trước hợp lại với nhau. Một khúc
dân ca Nhật minh họa ý
này:
“Hai cô con gái của một người bán lụa ở Kyoto,
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một anh lính có thể giết người với lưỡi kiếm của anh ta,
Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với đôi mắt của các nàng.” (1)
THƠ HAY TỨ TUYỆT
1. THƠ HAY là thơ đọc qua liền nghe lòng mình thổn thức, thuộc và
nhớ rất lâu.
Như người nữ đẹp (giai nhân),
gặp qua một lần là
suốt đời không
quên.
Đọc một bài Tứ Tuyệt, muốn biết nó đáng được gọi là THƠ HAY hay không thì phải thẩm xem câu cuối (kết) có mang lại cho ta bất ngờ tự nhiên, sảng khoái không? Nếu không thì hỏng!
2. Nét
độc của bài
THƠ HAY là phải đảm bảo được nguyên
tắc “mạch kỵ lộ” của thi pháp
thơ Đường: Nghĩa là
mạch thơ tối kỵ bị để lộ ra. Nhà
thơ phải cách
nào để đến câu
cuối cùng,
điều mình
muốn nói,
muốn nhắn nhủ mới lộ ra; gây
bất ngờ cho người đọc. Bất ngờ càng
lớn, ngược lại được những đoán
định, thì
sức lay động sẽ càng
mãnh liệt. Vì
thế, câu
cuối cùng
thường là
câu gánh vác nhiệm vụ thể hiện chủ đề
của bài
thơ. Những câu đầu dù nói nhiều điều, tả nhiều thứ vẫn chỉ là
sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu
cuối.
3. Vài bài thơ tứ tuyệt hay:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền [*]
(Phong Kiều dạ bạc- Trương Kế)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Nam quốc sơn hà -Lý Thường Kiệt)
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba thức lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thức nào hay thức nấy:
- Họa chăng chừa rượu với chừa trà!
(Chừa rượu - Trần Tế Xương)
Chớm chừng đã chợt bỏ ra
Đừng say mút chỉ rầy rà tít mây
Chơi mà mút chỉ đứt dây
Còn chi mà nói
thang mây phiêu bồng
( Uống Rượu Yêu Đời - Bùi Giáng)
Đời sau người có thương ta
Từ lâu xuống lỗ làm ma mất rồi!
Đường xa.../Thôi,/miễn bồi hồi
Mả hoang nhảy đại lên ngồi đi cha!
(Nhắn - Nguyễn Đức Sơn)
Ta nhận xét các bài tứ tuyệt trên đúng theo giải thích của thiền sư Muju : - Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau
THỬ ĐỌC VÀ NHẬN XÉT MỘT BÀI THƠ
Sau đây là bài thơ của "lão niên thi sĩ" Hoàng Xuân Sơn theo tôi "ấn tượng"
1. Bài thơ tứ tuyệt
tóc mình bạc thiệt chẳng phải chơi
mây trắng vẫn luôn luôn trên trời
à bay. thì vẫn còn đất đứng
cho đến lúc chân tay rụng rời
(bạch - hoàng xuân sơn)
2. Lời bình phẩm
Có những phản hồi như thế này:
- Thơ tứ tuyệt ngắn quá, không diễn tả trọn ý.
Tôi tự nghĩ:
- Cái quan trọng là hay hay dở chứ không phải ngắn dài. Thơ đâu cần phải "ầu ơ ví
dầu", càng ngắn, càng nén ý càng tốt;
cần chi kể
lể (Tell) như tôi đã bàn trong bài viết Show Do Not Tell (2), hãy để
độc giả dự phần vào, tự họ cảm theo trải nghiệm của riêng mình.
LÀM THỬ THƠ TỨ TUYỆT
Tôi xin phép làm thử - theo giải
thích trên của Muju một bài thơ tứ tuyệt xem sao, các bạn tự do góp ý.
chợ đời gom nhặt sân si
quảy lên chùa đổi từ bi nắng vàng
ra về rơi rắc dọc đàng
giai nhân thoáng
hiện tôi
bàng hoàng tôi!
(Vô đề 1 - Nguyên Lạc)
Nguyên Lạc
....................
Nguồn:
(1)
Thạch
sa tập
– Thiền
sư Muju (bản
dịch
của
Đỗ Đình
Đồng
– Góp nhặt
cát đá)
(2) Thủ pháp “Show, Do Not Tell” – Nguyên Lạc
[*] Dịch thơ:
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San - Tản Đà