Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, July 20, 2019

VÀI LỜI VỚI ÔNG NHÀ THƠ PHẠM KHANG - Vũ Thị Hương Mai


        
                  Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến 


VÀI LỜI VỚI ÔNG NHÀ THƠ PHẠM KHANG

Tôi nhớ, chiều 23 tháng 08 năm 2016, lang thang lướt face tôi vô tình “nhặt” được đoạn đối thoại của ông “nhà thơ” Phạm Khang với bạn facebook Nguyễn Quý Mậu. Không hiểu vì lý do gì, khi đọc bài thơ NGẪM của nhà thơ Nguyễn Dương Cường, ông Khang Phạm lại buông những lời cay cú: - Bài thơ thì quá dở...cụ non và học đòi khẩu khí các cụ... chỉ có cái ảnh thì không có nội dung như thế...chẳng cần đọc người ta cũng thấy nó có thơ rồi đấy...
Có lẽ thấy lạ nên Nguyễn Quý Mậu tò mò:
Bác Khang Phạm ơi thế còn bài thơ LỠ của chú Đặng Xuân Xuyến thì sao ạ.
Xin chép ra đây bài thơ LỠ để bạn đọc tham khảo:
                  
LỠ

Tôi đắm hồn tôi nơi bến vắng
Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông
Thầm thĩ với người từng vun mộng
Trăng kia bến cũ có thay dòng?
Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ xuống
Môi kề môi ấy có lạ không?

Và đã khi nào mỏi mòn trông
Héo hắt than hoa lạc cuối dòng?
Có còn đứng đợi chờ trăng xuống
Mơ dạo cùng ai cõi phiêu bồng...?

Tôi biết, nhưng thôi, chỉ rầu lòng
Ái tình cố níu cũng bằng không
Lòng người còn thẳm hơn sông rộng
Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.
             
        Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016
              ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Khang Phạm: - Cũng không hơn gì. Mượn của người khác cả. Cũ lắm xưa lắm. Nghe thấy mép của cụ Nguyễn Bính cụ Hàn cười thầm. Lại nghe cái mê loạn của cái tình trăng gió ướt át của liêu trai... thành ra giả tạo và không thật khiến cho bậc kiêng chữ kiêng khem khó nuốt trôi được. Thơ đọc được phải có chữ thật của mình gan ruột mình tuyệt nhiên không uốn éo vay mượn của người khác. Kiếp nạn của thơ khó bắt mạch và giáo hóa lắm đấy....
Khi Nguyễn Quý Mậu hỏi về  lời bình của nhà thơ Chử Văn Long với bài thơ BẠN QUAN của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến thì ông Khang Phạm trả lời: - Nịnh cả thôi. Chử Văn Long là chúa nịnh Quý ạ. Đừng cả tin. Bài thơ trên toàn ý của người xưa. Thời thơ mới. Cũ lắm. Nhạt lắm. Cảnh ấy đâu sống động ở thời @ Quý ơi.
Xin chép ra đây bài thơ BẠN QUAN để bạn đọc tham khảo:
       
BẠN QUAN

Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền
Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi
Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn
Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu
Quá nửa đời mãi chửa hết ngu...

Rượu tới tầm
Mày ghé tai tao
Nói thật nhỏ
Căng tai mới rõ
Làm người khó
Làm quan càng khó
Chốn quan trường chó vịt giống nhau
Mày than đời chỉ rặt những thau
Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ
Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ
La liếm quen rồi nào biết bẩn dơ.

Tao gật gù giả bộ ngớ ngơ
Khen các quan vì dân vì nước
Nghe nửa câu mắt mày trợn ngược
Chửi tao khùng hệt “lũ dân ngu”
Mày chửi thề đặc giọng quân khu
Đời đã chó
Quan trường càng chó
Rồi nhăn nhó
Than đời mày nhọ
Mấy tháng trời bổng lộc hụt xơi...

Rượu mày mời
Tao uống khó trôi
Thịt mày gắp
Tao nhai khó nuốt
Trời nhiều gió
Hay lòng tao nổi gió
Rượu đầy vò
Tao ngất ngưởng vờ say.
           
Hà Nội, trưa 18 tháng 03.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Tiếp tục buông lời sỉ nhục ông Đặng Xuân Xuyến (tôi không tiện trích dẫn vì sợ những câu đó sẽ làm bẩn tai bạn đọc), ông Phạm Khang buông lời thóa mạ một loạt cây viết khác, rồi “xăng xái”: ... Tối thiểu ở cái thời gà lợn lên ngôi thì anh ta phải là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam Quý ơi... trong khi, chính ông Phạm Khang chỉ là Hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Thanh Hóa.
Tôi coppy lại đoạn đối thoại trên, gửi qua email cho ông Đặng Xuân Xuyến, ông điện cho tôi, cười lớn: - Mai ơi anh làm thơ cho vui thôi. Khen đúng, chê đúng, chê sai, đều quý, đều đáng trân trọng. Chỉ có khen sai mới là đáng sợ, Mai à!
Đọc những lời hằn học, sỉ nhục rất vô lối của ông Phạm Khang mà ông Đặng Xuân Xuyến vẫn tiếp nhận bằng thái độ bình thản, đủ thấy sự đàng hoàng, hơn hẳn về nhân cách giữa ông Đặng Xuân Xuyến với ông Phạm Khang, người luôn tự gạt mình, dọa người, “ngộ nhận” là nhà thơ tài năng, đức độ.
Tôi cũng gửi đoạn đối thoại giữa ông Phạm Khang và bạn Nguyễn Quý Mậu tới một học giả khả kính, được ông trả lời:

“Về bài thơ “Lỡ” của Đặng Xuân Xuyến, khi cháu viết: “Cháu thấy bài thơ hay” thì chính là cháu đã bình bài thơ đó bằng một lời gọn gàng súc tích rồi. Bác thêm một ý: Hay và buồn, một nỗi buồn đẹp.
Trong mấy chục năm Trời cho sống, bác đã đọc khá nhiều bài thơ và nghe nhiều bản nhạc có cái Lỡ buồn đẹp như thế. Hai câu thơ của Đặng Xuân Xuyến:

Lòng người còn thẳm hơn sông rộng
Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.
Có thể đặt ngang hàng với những câu thơ, lời hát rất hay mà bác đã nhớ được:
Hồn tìm theo bóng khách lỡ đi
Thôi thời - gian xóa bao ngày vui

Một vầng trăng vỡ đã thôi không theo nhau
Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau

Tình ngỡ chết trong nhau
Nhưng tình vẫn rộn ràng
Người ngỡ đã quên lâu
Nhưng người vẫn bâng khuâng.

Chúc Hương Mai vui khỏe, yêu thơ và đọc được nhiều thơ hay trong bối cảnh thơ đang bị lạm phát ở ta hiện nay.”

Vào google tìm những bài viết về Phạm Khang, may mắn tôi tìm được bài: NHÀ THƠ PHẠM KHANG: CHẤT NÔNG DÂN TRONG COMPLÊ CÀ VẠT của Lê Tự, bạn rất thân của Phạm Khang, trong đó có đoạn tác giả viết có thể hiểu đó là tác giả viết về chân tướng Phạm Khang:
“Hình như đã có một cái vong của một nhà thơ từ kiếp trước không thành danh nhập vào Phạm Khang khiến anh ăn không ngon, ngủ không yên vì thơ, một ngày mà không có ai để chia sẻ thơ thì máu đọng tím bầm trong cổ họng. Nhiều khi đọc thơ cho kẻ ngoại đạo nghe thì bị nó gọi là ông hâm. Thế mới khổ!
Chính cái vong thơ ấy đã thôi thúc Phạm Khang nghĩ ra “trăm mưu nghìn kế” cách tân thơ của chính mình, những câu thơ thoát xác, lìa hồn bây vút lên không trung rồi rơi tõm xuống, đọng lại thành một chất hữu cơ cho một nhành hoa đỏ thắm nở bung ra. Một quy trình của tạo hóa khiến dù Phạm Khang có biến thành Tôn Ngộ Không thì vẫn cứ không thoát khỏi cội nguồn, gốc gác, đó là hiệp sĩ “nhà quê” cầm long đao bằng cành trúc đi dép mo, lướt trên bờ ruộng giao chiến với con nghé con còn mùi sữa mẹ. Con nghé đứng nghếch mõm lên trời cao, ỉa một bãi cứt non đầu đời bốc khói. Không còn bất cứ sức mạnh nào hơn cứt được nữa, con nghé đã thắng, và trở thành bạn của nhà thơ vì nó cảm nhận được nhà thơ là đồng loại”

Vâng. Đến đây thì tôi đã hiểu ông nhà thơ PHẠM KHANG tâm, tầm thế nào?!

Hà Nội, ngày 13/02/2017
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319 Long Biên, Hà Nội.

READ MORE - VÀI LỜI VỚI ÔNG NHÀ THƠ PHẠM KHANG - Vũ Thị Hương Mai

CƠN MƯA LAY TIẾNG VỌNG - Thơ Lê Thanh Hùng


Cơn mưa lay tiếng vọng

Vỡ òa một cơn mưa rất thật
Giăng ngang trời khủng khỉnh tháng năm
Sơi ngắn, sợi dài rơi lay lất
Trượt mái tôn, mướt một bè trầm
                    *
Loay hoay trong mưa dầm trái tính
Em đắn đo, bước vội đường quê
Xóm nhỏ xa, trơn chiều luýnh quýnh
Vội vàng rơi, ẩn ức, lê thê ...
                    *
Dòng sông nhỏ, miệt mài đắm đuối
Sánh phù sa cuộn nước đục ngầu
Cơn mưa ướt giấc mơ trần trụi
Biết lòng ta sẽ chảy về đâu?
                   *
Theo con nước loang tình, tiếng gọi
Duềnh mặt sông, lấp lững mưa rơi
Chợt se thắt trở chiều buốt nhói
Âm thầm trôi tiếng vọng, người ơi! 
                   *
Biết cơn mưa nào rồi cũng tạnh
Nhịp thời gian, con nước lớn, ròng
Còn nguyên đó, tháng ngày lóng lánh
Theo em về, lộng gió bến sông ...
Lê Thanh Hùng



Bỏ quên gì tháng năm

Buông giông chiều, phiêu dạt
Hoàng hoa nở lạc mùa
Đưa chiều trong tiếng hát
Ngập ngừng, tiếng nắng khua
               *
Ai về, qua lối cũ
Ngày xưa đã mỏi mòn
Theo mùa chim di trú
Sao vô tình véo von ...
               *
Biết là ai có đợi
Đường xưa trống vắng rồi
Giờ đã xa tầm với
Bóng đổ chiều, đơn côi
               *
Nhẩn nha, đăm chiêu bước
Xô chiều rớt đằng sau
Đâu trâm cài, gương lược?
Hoàng hoa đã rũ nhàu
               *
Lặng lẽ buông chiều xuống
Ngày buồn rồi cũng qua
Bỏ quên bên chiều muộn
Một tháng năm mượt mà ...
                                  XII/17
Lê Thanh Hùng



Mưa thu

Nắng thu không
Vờ vĩnh bước em về
Mơn man miết
Bến đời 
Trôi xa vắng
Mây sũng nước 
Dấu tình treo nằng nặng
Bỗng vỡ òa
Rơi 
Thánh thót đam mê ...
Lê Thanh Hùng

     Bắc Bình, Bình Thuận

READ MORE - CƠN MƯA LAY TIẾNG VỌNG - Thơ Lê Thanh Hùng

NHỮNG CƠN MƯA HẠ - Truyện ngắn LÊ YÊN



NHỮNG CƠN MƯA HẠ
Truyện ngắn
LÊ YÊN

Tháng năm hoa phượng nở cuối sân trường. Từng tán lá rộng, xanh ngắt, làm nổi bật chùm hoa đỏ rực rỡ. Cơn mưa xối xả như rửa sạch những bụi bẩn, làm cho tán lá xanh hơn, sắc hoa thắm hơn.
      Chị đón thằng nhóc vội vã. “Về thôi con! mưa lâu ngập đường, xe lại chết máy thì khổ nữa.” Thằng nhóc còn mãi nghịch mưa với các bạn chưa muốn về. Sang năm chia tay với trường tiểu học, bước lên một bước mới, chị nhủ thầm: ‘’Cấp hai rồi đó con!” Bỏ lại con đường, sân trường trong những giờ ra chơi, có lúc đánh nhau với bạn về khóc với mẹ. Hôm sau lúc tan trường, chị lại thấy vài ba đứa chụm đầu với bịch bánh tráng trộn xít xoa cay. Những gương mặt thầy cô đã dạy kiến thức đầu đời cho con. Tất cả sẽ còn mãi trong ký ức niên thiếu của con.
         Cơn mưa rào bất chợt, có bao nhiêu nước ông Trời như trút xuống nhân gian. Trong thoáng chốc mù mịt.  Đường vô nhà chị nước đã lấp xấp bàn chân. Mọi người trong con hẻm nhỏ, phập phồng lo, mưa lâu chút nữa nước tràn vô nhà. Khu phố đa phần là dân nhập cư. Những cơ sở may nhỏ, hàng hóa chất chồng, cuống cuồng nâng hết lên cao. Thầy, thợ nháo nhào.
    Mẹ con chị cũng về được tới nhà. Tắt máy xuống xe quay lại thấy thắng nhóc mặt mày, đầu cổ ướt nhem, cái tội nghịch mưa. “Đi vô mau, ăn đòn bây giờ!” Tiếng cười vang của con cho chị cảm giác ấm áp…
       Có gánh hàng rong đứng nép dưới hiên nhà chị, mái hiên không đủ để che ướt, vội mở cửa, rồi cất tiếng: ‘’Vô đây chị! Mưa nhỏ rồi đó, chắc sắp tạnh.” ‘’Cám ơn cô”. Cho gánh hàng lên hiên nhà đứng đợi, người phụ nữ luống tuổi ngước nhìn bầu trời, ngóng những hạt mưa ra chiều sốt ruột. Gánh hột vịt lộn của chị, trở nên thân quen với xóm nhỏ, nhà nào cũng ủng hộ một hai trứng mỗi khi chị ghé qua, nồi hột vịt bóc khói, nóng hổi , ăn kèm với cọng rau răm cay nồng, chắm chút muối tiêu chanh, thật tuyệt. Không chỉ riêng gánh hột vịt lộn. Từ sáng đến chiều tối nhiều tiếng rao như vọng lại nỗi niềm của kiếp tha hương. Những đôi dép mòn vẹt lê khắp cùng ngõ hẻm Sài Gòn. Nhuốm gió sương trên từng khuôn mặt dạn dày nắng mưa. Họ vẫn thường nghĩ chân dưới bóng râm cây bàng nhà chị. Vài ba mẫu chuyện chị nghe được lõm bõm… Họ nói về người thân, con cái được ăn học với niềm tự hào. Động lực cho họ thêm sức mạnh để rồi bước tiếp ngày mới với tất cả yêu thương nơi họ hướng về…
            Con đường mưu sinh mỗi người một khác nhau. Sự nhọc nhằn thì muôn vàn, chị hiểu lắm và lẩm bẩm: “Phải cố thôi.”
           Rót ly trà nóng mời người phụ nữ:
           -Chị uống nước!
         Bưng ly trà nóng, ủ giữa đôi bàn tay chai sạm như tìm chút hơi ấm, người phụ nữ nhìn chị, lên tiếng như tự nói với chính mình:
           -Vô mùa mưa rồi. Giọng cứ đều đều như hạt mưa nhỏ ngoài kia còn rơi.
          -Hồi ở quê, nghe người ta nói vô Sài Gòn dể kiếm tiền, buôn bán gì cũng được, vậy mà…! Có đi rồi mới biết.
         Tiếng thở dài nén lại, người phụ nữ thở hắt ra, nói tiếp:
          -Mấy chị em cùng xóm vô đây mướn phòng trọ ở chung, rồi buôn bán, tôi chỉ bán chiều tối, đi cả ngày như mấy đứa trẻ không nổi. Đêm nằm nhớ nhà nhớ quê lắm cô ơi!
         Chị không biết nói gì để an ủi người phụ nữ, vì trong chị cũng rưng rưng một nỗi niềm. Người phụ nữ lặng yên như dỏi về một nơi xa, nơi có mái nhà, có bầu trời quê và những cơn mưa giông trong chiều tháng hạ của chị, nơi mỗi chiều chị rút một nắm rơm nhỏ từ cây rơm trước sân để nhúm bếp, ngọn lửa bốc lên qua làn hơi chị thổi từ một ống tre, dùng làm ống thổi lửa lâu ngày đen mướt, mùi khói ngai ngái rơm rạ thân quen. Lòng chị cồn cào nỗi nhớ… Ánh mắt rơm rớm thật mủi lòng…
         Trời đã tạnh, gánh hàng rong không nặng đặt lên đôi vai người phụ nữ đã oằn xuống  với thời gian, đội chiếc nón lá lên đầu chị lên tiếng:
         -Cám ơn cô!
         -Dạ chị đi bán.
      Bước ra con ngõ, tiếng rao “Ai hột vịt đây” mỗi lúc một xa dần, âm thanh như lạc trong chập choạng của ngày và đêm, chìm trong man mác một nỗi buồn, hút theo bóng người phụ nữ…
      Những gánh hàng rong vẫn phải tảo tần dưới mưa nắng, vì cuộc sống gia đình, họ đi cùng vất vã phận người để tìm chén cơm manh áo trong cuộc mưu sinh.
       Chị đứng đó nghĩ mông lung. “Có niềm vui nào cho tôi gởi một nỗi buồn.”
       Một cơn gió lướt qua, hắt nước đọng trên mái hiên rơi xuống, chị rùng mình thoát ra cảnh chạnh lòng. Chỉ một thoáng qua mà nghe nao lòng quá.
      Trở lại với công việc… Phải, chỉ có công việc giúp chị quên đi những phiền muộn đã qua. Công việc làm cho chị phấn chấn hẳn lên với kết quả của nó. Cho nên! Dù trời đang nắng chợt đổ mưa, hãy vui vì cơn mưa đem đến sự dịu mát giữa ngày hè nóng bức.
 Lê Yên
5/6/18. SG.   
       

READ MORE - NHỮNG CƠN MƯA HẠ - Truyện ngắn LÊ YÊN

VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT - Nguyên Lạc





VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT
                                                       Nguyên Lạc

Trong Facebook ca nhóm Diartlogue - văn đàm có đăng bài viết “Lc Bát: Ca Ta Hay Ca Tàu”, tác gi Đỗ Qu Dân cùng lời mời tranh biện. Thấy tầm quan trng ca vấn đề nguồn gốc này, tôi xin ghi ra đây nguyên văn bài viết ca ông Đỗ Qu Dân cùng lời phn biện ca tôi.
Sau đây là nguyên văn bài viết ca ông Đỗ:

LỤC BÁT: CỦA TA HAY CỦA TÀU?[*]

Từ trước đến nay nhiều người cho rằng thể thơ lục bát là do người Việt chúng ta đặt ra. Tuy nhiên, thể lục bát đã được sử dụng trong kinh, truyện, và sử của Trung Quốc (Kinh Dịch, sách Trung Dung và Tống Sử). Vậy phải chăng chúng ta đã mượn lục bát từ người Tàu?
Phần diễn giảng hào lục tam của quẻ Khôn trong Kinh Dịch có hai câu như sau:

“Lục tam, hàm chương khả trinh
Hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung.”

Đúng là lục bát. Từ số chữ đến cách gieo vần.

Trong sách truyện (Trung Dung) có hai câu:

“Phù thủy, nhất thước chi đa
Cập kỳ bất trắc, ngoan đà giao long.”

Rõ ràng là lục bát. Có khác chăng là lời thơ bằng Hán tự.

Còn sách Tống Sử có hai câu:

“Đế sĩ Sái Xác hữu công,
Sử chi tòng tự Triết tông miếu đình...”

Cũng lại lục bát. Trước khi nên thơ văn của Việt Nam được phát triển.
Khi nhắc đến vấn đề này, cụ Ngô Tất Tố mượn nhân vật “Cụ bảng”, thầy dạy học của Đào Vân Hạc trong “Lều chõng”, để bàn như sau:
Cũng vì có mấy câu đó cho nên từ xưa đến nay đã có nhiều người cho rằng: lối văn trên sáu dưới tám của ta gốc ở kinh, truyện và sử mà ra. Nhưng theo ý ta, thì nói như vậy có lẽ cũng quá khiên cưỡng. Trời đã sinh ra mỗi nước có một thứ tiếng, thì tất nhiên mỗi nước cũng phải có một điệu hát. Nếu bảo điệu hát lục bát gốc ở kinh, truyện và sử, thì sao ở Tầu lại không có cái thể văn ấy? Tuy vậy, các cụ đời trước nói thế, bây giờ mình cũng hãy hay rằng thế, để rồi kê cứu dần dần, không nên vội vàng bài bác.” – trích “Lều Chõng” của Ngô Tất Tố
Không biết đúng sai thế nào, tôi chỉ biết người Việt chúng ta tái rất cao, tìm đủ mọi lý lẽ để chứng minh mình không lệ thuộc Tàu, nhưng cái mà chúng ta hay gọi là “chứng minh” chỉ là những ý kiến hết sức chủ quan, không dựa trên căn bản biện chứng vững chắc. Người Nhật cũng mượn nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nhưng họ không phủ nhận điều đó mà chỉ đem mấy cái đã “mượn” kia làm cho hoàn hảo hơn rồi lấy đó làm tự hào. Sao người Việt chúng ta không làm được như người Nhật nhỉ? Cứ nhận là lục bát gốc ở Tàu, nhưng người Việt chúng ta đã biến nó thành thể thơ riêng, đặc biệt của mình đi, có làm sao đâu?
Chỉ sợ cái tái rất Việt Nam sẽ ngăn cản chúng ta làm chuyện đó.
                                                                  Đỗ Quý Dân

NHỮNG LỜI PHẢN BIỆN

Tôi s lần lượt phn biện về câu “thơ” trong Kinh Dch cùng 2 câu trong Trung Dung và Tống sử mà ông Đỗ cho là lc bát, cùng vài điểm nh về “tự ái” dân tộc.

1. Về Kinh Dch

Vì trong bài viết của Đỗ Quý Dân có liên hệ đến Qu Dịch - hào Lc tam - nên tôi ghi ra đây sơ lược vài hàng về Dch:
Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung quốc, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó (tức bát quái) thì có thể sớm hơn, vào cuối đời Ân, khoảng 1.200 năm trước Tây Lịch.
Nó không do một người viết, mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán.
Vì nó được “tập đại thành” có hệ thống và giảng giải sơ khởi bởi Chu Văn Vương, và được gii thích r thêm bởi con ông là Chu Công nên thường được gọi là Chu Dịch. (Cũng có nhiều nguồn khả tín cho biết Dịch phát xuất từ nước nông nghiệp: Lạc Việt nên còn được gọi là Việt Dịch).
Điều kỳ dị nhất của Dịch là nó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền ____ tượng trưng cho dương, một vạch đứt __ __ tượng trưng cho âm. Hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới: Lục thập tứ quái: 64 quẻ.
Sáu mươi bốn quẻ mới này gọi là trùng quái (quẻ trùng) để phân biệt với tám quẻ nguyên thủy gọi là đơn quái (quẻ đơn).
Mỗi quê trùng có 6 vạch - gọi là hào - thứ tự từ dưới lên trên là: Sơ, nhi, tam, tứ, ngủ và thượng. Gọi là thượng mà không gọi là lục vì trong Kinh Dịch Lục (6) là Âm: (vạch đứt: _ _ ), Cửu (9) là Dương: (vạch liền: ___ ). Riêng đặc biệt 2 qu Thuần Càn và Thuần Khôn có thêm hào 7 gi là dng
Thí dụ: Thượng lục là hào 6 âm, Thượng cửu là hào 6 dương, Cửu ngủ là hào 5 dương v.v ...
[Trích QUẺ DỊCH, CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN - Nguyên Lạc ] [*]
Trong bài, Đỗ Quý Quân nói hào “lục tam” nghĩa là hào 3 âm của quẻ Khôn/ Thuần Khôn
Thử xét qu trùng này:
QUẺ THUẦN KHÔN
Quẻ Thuần Khôn là quẻ thứ 2 trong 64 quẻ Dịch, nó gồm 6 vạch âm: (vạch đứt: _ _ ). Hào từ ca qu Khôn (có thêm hào dng như đ nói) từới lên trên, kể c lời Kinh là:
7. DỤNG LỤC: Lợi vĩnh trinh.
6. LỤC THƯỢNG: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng.  
5. LỤC NGŨ: hoàng thường, nguyên cát.
4. LỤC TỨ: quát nang, vô cữu, vô dự.
3. LỤC TAM: hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.
2. LỤC NHỊ: trực phương đại, bất tập vô bất lợi.
1. SƠ LỤC: Lý sương, kiên băng chí.
(Hào từ ca qu Khôn từới lên trên)
Hào Lục Tam mà Đỗ Quý Quân liên hệ là hào 3 âm.
Sau đây là ̀i hào Lục Tam - Hào 3 Âm - qua các lời giải:
六三:含章可真,或從王事,無成有終.
Lục Tam:
Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.
Dịch nghĩa:
- Hào Sáu Ba:
Ngậm văn vẻ, có thể chính; hoặc theo đuổi việc nhà vua, không cậy công? Thì được tốt lành về sau. - Lời giải của Ngô Tất Tố:
- Hào 3, âm:
Ngậm chứa (đừng để lộ ra) đức tốt mà giữ vững được, có khi theo người trên mà làm việc nước, đừng chiếm lấy sự thành công thì sau cùng sẽ có kết quả - Lời giải của Nguyễn Hiến Lê
Lời hào lục tam là "Hàm chương khả trinh; hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung" viết liền và chỉ có 12 âm tiết. Ông Đỗ Quý Dân đã không lương thiện khi ghép thêm tên hào LỤC TAM vào 12 âm tiết của nội dung HÀO, cho đủ 14 âm tiết theo cách “mập mờ đánh lận con đen”, rồi viết xuống dòng kiểu “trên 6, dưới 8”, và gọi đó là THƠ LỤC BÁT:

“Lục tam, hàm chương khả trinh
Hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung.”
                                          (Đỗ Quý Dân)

Rõ ràng có sự "nhập nhằng", có ý đồ ở đây!

2. Về hai câu thơ Trung Dung và Tống Sử
Trong sách truyện (Trung Dung) có hai câu:

“Phù thủy, nhất thước chi đa
Cập kỳ bất trắc, ngoan đà giao long.”

Sách Tống Sử có hai câu:

“Đế sĩ Sái Xác hữu công,
Sử chi tòng tự Triết tông miếu đình...”

Đúng là các câu lục bát âm Hán Việt dẫn trên đều là có đủ 6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng. Nhưng ông Đỗ nên nhớ rằng tiếng Tàu chỉ có 4 thanh điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh và khứ thanh. Hán Việt là đc chữ Hán theo âm Việt chứ âm Tàu đâu phi vậy.
[Mời các bn đc thêm phần thanh điệu ở ph chú dưới ca Thiếu Khanh và nhà giáo, nhà thơ La Thy] [*]
Theo riêng tôi, đây là cách các c đồ nho Việt Nam hồi trước dùng thể lục bát để diễn giải Trung Dung (của Khổng Tử) và Tống Sử cho các môn sinh hoặc người sau dễ dàng hiểu mà thôi.

3.Về sự tự ái ca người Việt
Ông Đ Qu Dân nói:
Không biết đúng sai thế nào, tôi chỉ biết người Việt chúng ta tái rất cao, tìm đủ mọi lý lẽ để chứng minh mình không lệ thuộc Tàu, nhưng cái mà chúng ta hay gọi là “chứng minh” chỉ là những ý kiến hết sức chủ quan, không dựa trên căn bản biện chứng vững chắc. Người Nhật cũng mượn nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nhưng họ không phủ nhận điều đó mà chỉ đem mấy cái đã “mượn” kia làm cho hoàn hảo hơn rồi lấy đó làm tự hào. Sao người Việt chúng ta không làm được như người Nhật nhỉ?...”
Tôi có thêm kiến ngắn về điều này:
-- Có chút tương đối “tích cực” trong nghĩ này, nhưng ông Đỗ nên nhớ:
- Nếu không có tự ái dân tộc thì không có lòng yêu nước. Tuy nhiên phi suy ngh cho tận tường về lòng tự ái ca mình, điều nào nên, điều nào không nên, nên tránh. Tự ái ch quan mù quáng s chặn bước tiến ca dân tộc. Cái hay, cái đp là ca chung nhân loi khi được công bố; và nước nào cng có, chậm mau tùy điều kiện. Con người cao hơn con vật là ở tính "Kế thừa". Di gì để mất thời gian, có khi c đời để phát minh, phát kiến cái mà người xưa đ?
- May mắn cho nước Nhật là có được minh quân Minh Tr Thiên Hoàng và Yukichi Fukuzawa [***] đưa đến công cuộc Duy tân, canh tân đất nước trong một thời gian ngắn chỉ hơn 50 năm, biến nước Nhật thành cường quốc. Nhật không chỉ “Thoát Trung”, mà còn vượt hơn cả Trung nhờ hc hi Hà Lan/ Tây phương. Gi d nếu không thoát Trung, biển đo ca Nhật chắc cng giống như ca Việt Nam bây giờ thôi.

LỜI KẾT
Thật lòng nói, bài viết ca ông Đỗ tôi không cần phi b nhiều thời gian phn biện như vầy, vì nó “bình thường” lắm; tôi không dám nói “u tr” như các bn tôi vì sợ ông buồn. Tuy nhiên, như người M nói: ONCE AND FOR ALL: Tr lời một lần những ai cứ cho rằng mi điều ca Việt Nam đều từ Tàu; giống như một số người cố tình “moi móc” để cho truyện Kiều/ Đon Trường Tân Thanh là từ Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu.
Trân trng và mong các bn góp thêm kiến.
Mời đc thêm Ph Lc dưới.

                                                                   Nguyên Lạc
...................

[*] Đây là FB ca bài Đỗ Qu Dân
[**] Quẻ Dịch, Cách Lập Và Giải Đoán - Nguyên Lạc
[***] Yukichi Fukuzawa - Khuyến Học
Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là "Voltaire của Nhật Bản", không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vựơt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.

@. Phụ Lục
Xin được ghi ra đây thêm những phn biện về bài viết ca Đỗ Qu Dân:

I. Phn biện ca Đỗ Phú:
Tác giả bài viết là ông Đỗ Quý Quân quá ấu trĩ. Ba cặp câu mà ông Quân nêu ra, xét về luật, vần thì đúng là 3 cặp thơ Lục bát, 3 cặp câu Lục Bát hay, khó có.
Tuy nhiên để gọi 1 cặp câu Lục Bát là 1 bài thơ thì chưa đủ. Hai câu thơ 7 chữ đối nhau cũng chỉ là 1 cặp đối chứ không phải là 1 bài thơ đường luật. 3 cặp câu ông Quân nêu ra bất quá chỉ là Tàu cú mà thôi.
Để gọi là một dòng thơ cần phải xét đến tính phổ quát của nó. Dọc theo từng thời kỳ phát triển của thơ ca, thể loại thơ đó, dòng thơ đó phải xuất hiện liên tục và không gián đoạn. Và điều tiên quyết là mọi nhà thơ của quốc gia, hoặc các nhà thơ sống tại lãnh thổ mà dòng thơ đó xuất hiện đều có sáng tác thơ theo thể loại này.
Thể thơ lục bát cũng không ngoại lệ. Muốn nói nó là thể thơ của quốc gia nào, phải xét khía cạnh có bao nhiêu bài thơ được lưu truyền, bao nhiêu tác giả danh tiếng, bao nhiêu bài bất hủ mà đại chúng hầu hết đã từng nghe, từng đọc
Không thể vì 3 câu lục bát tìm được trong 3 quyển sách khác nhau mà kết luận xứ sở nào đó khai sinh ra dòng thơ này.
Nếu nói lục bát là của Trung Quốc. Câu hỏi là tại sao chỉ có 3 cặp câu?Tại sao trong vài ngàn năm người Trung Quốc không làm thơ lục bát nữa? Thể thơ này vì sao không được lưu truyền? Nếu nó chết thì tại sao nó chết?
Nếu nó vẫn sống thì sao lại không thấy thơ?
                                                                         Đỗ Phú

II. Phản biện của nhà giáo, nhà thơ La Thụy

A/ Xét việc KINH DỊCH dùng thể thơ lục bát, cụ thể là Quẻ Thuần Khôn theo như ông Đỗ Quý Dân nêu.

Ta thấy:

* HÀO TỪ của QUẺ THUẦN KHÔN gồm có:
1/ SƠ LỤC: Lý sương, kiên băng chí. (5 âm tiết)
2/ LỤC NHỊ: trực phương đại, bất tập vô bất lợi. (8 âm tiết)
3/ LỤC TAM: hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.
(Chỉ có 12 âm tiết trong 3 cụm từ - mỗi cụm từ có 4 âm tiết)
4/ LỤC TỨ: quát nang, vô cữu, vô dự. (6 âm tiết)
5/ LỤC NGŨ: hoàng thường, nguyên cát. (4 âm tiết)
6/ LỤC THƯỢNG: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng. (8 âm tiết)
7/ DỤNG LỤC: Lợi vĩnh trinh. (3 âm tiết)
Trong quẻ thuần khôn của Kinh Dịch từ SƠ LỤC cho đến DỤNG LỤC hoàn toàn không thấy thể lục bát như THƠ LỤC BÁT Việt Nam “trên 6 dưới 8” gồm 14 âm tiết.
- Trong đó, HÀO LỤC TAM viết liền (không viết xuống dòng kiểu “trên 6, dưới 8”), chỉ có 12 âm tiết. Ông Đỗ Quý Dân đã có dụng ý riêng khi ghép thêm tên hào LỤC TAM vào 12 âm tiết của nội dung HÀO, biến hóa cho đủ 14 âm tiết, ông ấy lại viết xuống dòng kiểu “trên 6, dưới 8”, rồi gọi đó là THƠ LỤC BÁT:
(“Lục tam, hàm chương khả trinh
Hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung.”
                                     Theo Đỗ Quý Dân)

Mà LỤC BÁT kiểu ông Đỗ Quý Dân không đúng LUẬT THANH, chữ thứ tư phải là thanh trắc (trong khi CHƯƠNG trong ‘hàm chương’ lại mang thanh bằng). Không giống như thơ của Tàu nói riêng, thơ thế giới nói chung - chỉ gieo vần chân (cước vận), thơ lục bát và thơ song thất lục bát Việt Nam ngoài việc gieo vần chân, còn có thêm vần lưng (yêu vận) nữa, mà thơ Tàu thì hàng nghìn năm vẫn chỉ gieo vần chân mà thôi…

B/ Xét việc SÁCH TRUYỆN TRUNG DUNG và việc SÁCH TỐNG SỬ dùng thể thơ lục bát như ông Đỗ Quý Dân nêu:

Trong sách truyện (Trung Dung) có hai câu:
“Phù thủy, nhất thước chi đa
Cập kỳ bất trắc, ngoan đà giao long.”

Sách Tống Sử có hai câu:
“Đế sĩ Sái Xác hữu công,
Sử chi tòng tự Triết tông miếu đình...”
                        (Theo Đỗ Quý Dân)
Cái gọi là sách truyện Trung Dung, sách Tống Sử này, ta nên xem thử ai là tác giả? Theo tôi, chỉ có thể là các nhà Nho Việt Nam hồi trước hứng khởi dùng thể lục bát để diễn giải Trung Dung (của Khổng Tử) và Tống Sử khi xem mà thôi. Nếu có điều kiện, chúng ta nên xem lại Trung Dung và Tống Sử (văn bản được xem là chính quy) sẽ tường tận hơn các bản do ông Đỗ Quý Dân nêu mà không nói rõ tên tác giả.
*
Mấy ông đồ nho cũng đã từng dùng thể lục bát để nêu cách viết chữ ĐỨC đó mà:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm

Chữ Đức:
Bên trái có bộ xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm
Bên trên có chữ thập:
Dưới chữ là chữ Tứ:
Dưới nữa là chữ Nhất:
Dưới cùng là chữ Tâm:

*
Tiếng Tàu chỉ có 4 thanh điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh và khứ thanh. Trong khi âm Hán-Việt xét về hình thức (theo ngữ pháp thông dụng) có 6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng. Phiên thiết Hán-Việt về thanh điệu thì 6 thanh điệu đó tương ứng với:
1/ Phù bình thanh – không dấu
2/ Phù khứ thanh –dấu sắc
3/ Phù thượng thanh – dấu ngã
4/ Trầm bình thanh – dấu huyền
5/ Trầm thượng thanh – dấu hỏi
6/ Trầm nhập thanh – dấu nặng

Theo ông Lê Ngọc Trụ và một số nhà làm từ điển khác, chia làm 8 thanh bậc: phù bình, trầm bình, phù thượng, trầm thượng, phù khứ, trầm khứ, phù nhập, trầm nhập
* Thanh bình: Có hai bậc, phù và trầm.
- Thanh bình bậc phù (phù bình hay âm bình) là những tiếng không dấu, tức thanh ngang. Ví dụ: vui, hương.
- Thanh bình bậc trầm (trầm bình hay dương bình) là những tiếng có dấu huyền. Ví dụ: đà, điền, thần.
Điều cần chú ý là các chữ thanh ngang bắt đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v đều thuộc "trầm bình" ("hạ bình") trong cách áp dụng phiên thiết (Lê Ngọc Trụ) như: minh, nhân, vân, nếu không sẽ sai về bậc thanh. Điều này rất ít tác giả nhấn mạnh.
* Thanh thượng: Có hai bậc, phù và trầm.
- Thanh thượng bậc phù (phù thượng) là những tiếng có dấu hỏi. Ví dụ: bả, hải, trảm.
- Thanh thượng bậc trầm (trầm thượng) là những tiếng có dấu ngã. Ví dụ: mẫu, nữ, ngữ.
* Thanh khứ:
- Thanh khứ bậc phù (phù khứ) là những tiếng có dấu sắc. Ví dụ: đấu, phóng, tiến.
-Thanh khứ bậc trầm (trầm khứ) là những tiếng có dấu nặng. Ví dụ: đại, tại, vọng.
* Thanh nhập:
- Thanh nhập bậc phù (phù nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu sắc. Ví dụ: đáp, thiết, trách, tróc.
- Thanh nhập bậc trầm (trầm nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu nặng. Ví dụ: đạp, diệt, thạch, trạc.
Tiếng Quan thoại có 1280 âm trong khi tiếng Việt có từ khoảng 4500 đến 4800 âm đọc, tùy theo phương ngữ, và 6200 âm viết trong quốc ngữ. Thơ Tàu không gieo vần lưng (yêu vận).Thanh điệu của ngữ âm Tàu chỉ có 4 thanh bậc không được phong phú 8 thanh bậc như ngữ âm Việt Nam.
Rõ ràng các câu lục bát Tàu trên do ông Đỗ Quý Dân nêu, đều mang âm Hán Việt có đủ 8 thanh bậc… Nên, Khổng Tử không thể ghi dạng lục bát đủ 8 thanh bậc trong khi san định Kinh Dịch và khi viết Trung Dung. Tương tự, sách Tống Sử cũng thế.

C/ Xét việc học giả Ngô Tất Tố được ông Đào Quý Dân nêu:

“Khi nhắc đến vấn đề này, cụ Ngô Tất Tố mượn nhân vật ‘Cụ bảng’, thầy dạy học của Đào Vân Hạc trong ‘Lều chõng’, để bàn như sau:
“Cũng vì có mấy câu đó cho nên từ xưa đến nay đã có nhiều người cho rằng: lối văn trên sáu dưới tám của ta gốc ở kinh, truyện và sử mà ra. Nhưng theo ý ta, thì nói như vậy có lẽ cũng quá khiên cưỡng. Trời đã sinh ra mỗi nước có một thứ tiếng, thì tất nhiên mỗi nước cũng phải có một điệu hát. Nếu bảo điệu hát lục bát gốc ở kinh, truyện và sử, thì sao ở Tầu lại không có cái thể văn ấy? Tuy vậy, các cụ đời trước nói thế, bây giờ mình cũng hãy hay rằng thế, để rồi kê cứu dần dần, không nên vội vàng bài bác.” – trích ‘Lều Chõng’ của Ngô Tất Tố”
Trong trích đoạn mà ông Đỗ Quý Dân nêu ở trên, thì cụ Ngô Tất Tố cũng đặt câu hỏi nghi ngờ đó mà...
*
Tôi đồng ý với anh Đỗ Phú:
“3 cặp câu lục bát tìm được trong 3 quyển sách khác nhau mà kết luận xứ sở nào đó khai sinh ra dòng thơ này.
Nếu nói lục bát là của TQ. Câu hỏi là tại sao chỉ có 3 cặp câu? Tại sao trong vài ngàn năm người TQ không làm thơ lục bát nữa? Thể thơ này vì sao không được lưu truyền? Nếu nó chết thì tại sao nó chết? Nếu nó vẫn sống thì sao lại không thấy thơ.”
                                                                            La Thụy                                                                                                                      
*
III. Thêm về v "thanh điệu".
Mời các bn đc trích đon từ bài viết ca Thiếu Khanh:
Một học giả rất nổi tiếng của Trung quốc hiện đại là “Quý Tiễn Lâm (季羡林 Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)” vân vân, viết rằng “chữ viết của người Việt Nam sau khi được La tinh hóa, đầu đội mũ, chân đi giầy, rất nực cười,” ( 后,头戴帽子,脚穿鞋子,很滑稽. [Việt Nam văn tự bính âm hóa chi hậu, đầu đái mạo tử, cước xuyên hài tử, ngận hoạt kê] )
Ts Nguyễn Hải Hoành nhận thấy cái ông “đại sư” “quốc bảo” của Tàu nói năng hồ đồ và chứng tỏ chẳng biết gì cả về chữ quốc ngữ của người Việt. Dù vậy, hình tượng “đội mũ mang giầy” mà Quý Tiễn Lâm gán cho chữ quốc ngữ của chúng ta, cũng ngộ nghĩnh đó chớ. “Mũ” và “giầy” theo con mắt Quý Tiễn Lâm chính là các dấu phụ nguyên âm (diacritical marks). và dấu giọng (accent marks) chúng ta “gắn” vào chữ viết của mình.
"Đội mũ mang giầy: chuyện không đơn giản" Đây nhé:
-- Cái ông “siêu sao học thuật” (Học giới Thái đẩu) của Tàu này không hề... rê đuốc vào chân mình, chỉ nói lấy được. Trong bài viết dẫn trên, Ts Nguyễn Hải Hoành cho biết: “Tiếng phổ thông TQ có 4 thanh điệu, vì thế chữ Latin trong phương án Hán ngữ Pinyin do Nhà nước TQ ban hành sử dụng từ năm 1958 cũng phải kèm theo 4 dấu giọng, ví dụ [lī], [lí], [lǐ], [lì], ngoài ra các phâm kép như zh, ch, sh có thể viết tắt là ẑ, ĉ, ŝ. Như vậy chữ Hán ngữ Pinyin (Bính âm) (5) cũng “đội mũ,” vì sao cụ Quý Tiễn Lâm lại chỉ chê chữ Quốc ngữ Việt Nam “rất nực cười”?”
Ts Nguyễn Hải Hoành nhắc lại lời học giả Hồ Thích từ 100 năm trước “phán” về chữ quốc ngữ của người Việt: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latin của chữ hình vuông, vừa không thanh thoát cũng chẳng mỹ quan.” Hồ Thích cho rằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam vừa không giống chữ Hán, không giống chữ Nôm (đã đành!) lại không giống chữ Pháp, mà cũng không giống cả chữ La tinh, “nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì.” (6) . Lời phán ấy có lẽ khiến một số nhà nho Việt Nam thủ cựu bài bác chữ Quốc ngữ thời đó khoái lắm.
-- Xem ra các tay học phiệt Tàu không biết gì về chữ quốc ngữ của Việt Nam, chỉ phán bừa vì họ rất hậm hực về việc Việt Nam “thoát Trung” thành công về mặt văn tự. Với thứ chữ viết La tinh hóa này chỉ trong khoảng 60 - 70 năm người Việt Nam đã hoàn toàn thoát ra khỏi hệ thống văn tự Hán, điều mà người Nhật và người Hàn đã không làm được, dù họ cũng sáng tạo được văn tự riêng cho mình.
-- Tiếng Việt có 6 thanh (Phù bình thanh – không dấu, Phù khứ thanh –dấu sắc, Phù thượng thanh – dấu ngã, Trầm bình thanh – dấu huyền, Trầm thượng thanh – dấu hỏi, và Trầm nhập thanh – dấu nặng), nên phải dùng 5 ký hiệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng để phân biệt thanh điệu. Tiếng Trung quốc (chỉ có 4 thanh: âm bình thanh, dương bình thanh, thướng thanh, và khứ thanh) không có thanh “trầm nhập” như tiếng Việt nên chữ “bính âm” (pinyin) của họ không mang dấu “nặng”, tức là họ có đội mũ mà không mang giầy, giống như anh chàng nhà quê đội mão mà không mang hia, hoặc như Táo quân mặc áo mà không mặc quần chớ gì mà cười tiếng Việt! [theo Thiếu Khanh]
Link:

READ MORE - VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT - Nguyên Lạc