Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, March 10, 2015

NGUYÊN XUÂN TINH KHIẾT ĐẤT TRỜI - Tranh-thư pháp Minh Đạo


READ MORE - NGUYÊN XUÂN TINH KHIẾT ĐẤT TRỜI - Tranh-thư pháp Minh Đạo

BAO GIỜ CHO HẾT MÀ QUÊN - Thơ Trúc Thanh Tâm




Thơ Trúc Thanh Tâm

BAO GIỜ CHO HẾT MÀ QUÊN

Em nhốt tình ta trong ngực
Chắc phải làm Tề Thiên thôi
Bảy mươi hai phép biến hóa
Bàn Đào, thỏa chí rong chơi !

Tiên nữ nhìn ta say đắm
Hoa cười nở nụ đam mê
Mấy trăm năm tình chưa bén
Theo anh, miết dưới không về !

Ánh mắt làm ta xao xuyến
Ôm nàng, rớt xuống trần gian
Chốn cũ mà sao xa lạ
Quanh ta ngợp ánh trăng vàng !

Biển dâu đổi đời thay kiếp
Đâu màu áo cũ nhớ mong
Tiếng chim bên vườn gọi bạn
Buồn rơi từng giọt xé lòng !

Giật mình, tiếng mưa rã rít
Đời còn lắm chuyện bon chen
Nợ yêu, mối tơ ngồi gở
Bao giờ cho hết, mà quên !

                           TTT

                    (Châu Đốc)
READ MORE - BAO GIỜ CHO HẾT MÀ QUÊN - Thơ Trúc Thanh Tâm

BẤT CHỢT - Thơ Nguyễn Hữu Minh Quân



Tác giả Nguyễn Hữu Minh Quân










Thơ Nguyễn Hữu Minh Quân

BẤT CHỢT

Đêm vắng
mưa muộn
lá vẫn rì rào hát đợi ở ngoài sân
bất chợt anh nhớ đến em
mấy mùa thu trước…
đã sang sông quên những chuyến đò
dạo ấy em đi
thu về với lá vàng rơi
lác đác…
vàng rộm cả mùa thu

Mùa thu trong kí ức
giờ đã gầy yếu xanh xao
tình yêu trong kí ức
là những điều bất chợt
lác đác rơi…

Đêm về khuya
mưa tạnh
ta ngồi đốt thuốc nói một mình
ừ, trắng cả một đời
cũng vì bất chợt đấy thôi

1993 

READ MORE - BẤT CHỢT - Thơ Nguyễn Hữu Minh Quân

EM, HOA BAN TRẮNG ĐÀ LẠT - thơ Tuyền Linh




Em, hoa ban trắng Đà Lạt

Em về Đà Lạt bao giờ
Mà ra khoe sắc khi tờ mờ sương ?
Nhìn em trắng xóa ven đường
Quang Trung, Trần Phú, như vương vấn tình
Em luôn nhoẽn miệng cười xinh
Dọc Trần Hưng Đạo rập rình ai đây !
Tao nhân mặc khách đang say
Sắc hoa trắng nõn, muốn vay chút tình ?
Hỡi hoa ban trắng xuân tình !
Có nghe ta đã ngỏ tình em không ?
Em về trời hết bão giông
Đem rừng Tây Bắc về hong nắng vàng
Em về vừa lúc mùa sang
Phố phường Đà Lạt xênh xang hội mùa
Từng chùm hoa trắng se sua
Hương thơm ngan ngát gió lùa tình lên
Mộng mơ cánh thắm duyên bền
Giữa trời Đà Lạt em đem tin lành
Em về trai gái xe duyên
Đẹp thay thục nữ thuyền quyên luyến tình

Hỡi hoa ban trắng hiển linh !
Có nghe trời đất giao tình nước non ?


Tuyền Linh
READ MORE - EM, HOA BAN TRẮNG ĐÀ LẠT - thơ Tuyền Linh

TẶNG HOA 8/3 - thơ Nguyễn Đắc Thắng





TẶNG HOA 8/3

Hồi đó tới giờ có biết đâu
Ngày nào thời cũng cứ qua mau
Ngày nào tôi cũng yêu đầy đủ
Ngày tám tháng ba có khác nào!

Bây giờ theo lệ mới, tặng hoa
À à cũng phải văn minh ra
Phải chọn hoa hồng cho đúng lệ
Tránh thành cà chớn hoặc cà mà!

Quà tặng cho em một đóa hồng
Phải hồng tươi thắm mới tình nồng
Màu hoa phải sáng nhìn mê sảng
Hoa cánh phải mềm như thảm nhung

Hồng vàng hồng trắng với hồng dương
Hồng cam hồng đỏ với hồng hường
Hồng ơi sao lắm hồng ra thế?
Phải chọn hồng nào mới được thương!

Nguyễn Đắc Thắng
20150308
READ MORE - TẶNG HOA 8/3 - thơ Nguyễn Đắc Thắng

Thơ Phạm Phan Hòa: ĐÂU RỒI TUỔI XUÂN / EM VỀ




Phạm Phan Hòa            
(Quảng Nam)

Đâu rồi tuổi xuân
                             
Tặng Thúy (TM) ngày xưa.

Trốn vào giữa tháng ngày xưa
Bao mùa lá đổ Thu mưa tuổi hồng
Lẫn xen cùng khoảng mênh mông
Chiều phai gió lặng buông dòng tóc bay
Ngủ vùi bên thủa
mê say
Bàn chân xa- lối hao gầy ngẫn ngơ!
Tuổi nào trong suốt màu thơ
... Còn chăng tiếc nhớ ngăn bờ khôn nguôi


Em về         
                   
Tặng Thúy (TM) ngày xưa
nhân ngày QTPN 8-3

Em về mùa lại đơm bông
Em về khơi chảy khúc sông cạn dòng
Em về mang nắng theo hong
Bao mùa Đông giá chỗ nằm... ấm êm
                    
6/3/2015


READ MORE - Thơ Phạm Phan Hòa: ĐÂU RỒI TUỔI XUÂN / EM VỀ

Cô giáo Hoàng giới thiệu sách của nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI

Mời các bạn đặt mua sách: 

PHẠM NGỌC THÁI
CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI
NXB Văn hóa Thông tin     

Sách dầy 372 trang, khổ 14,5x20,5cm,  bìa gập. Trình bày đẹp và trang nhả. Tác phẩm do Hội của một số trí thức Hà Nội, gồm các văn nghệ sĩ và nhà giáo kết hợp cùng với nhà thơ biên soạn cho xuất bản.
.
Tập sách gồm hai phần:

PHẦN 1-  Là tập thơ với nhan đề "Bầu trời thơ tình hay & lạ".
Gồm 119 bài thơ tình sâu sắc và hay nhất, được rút ra từ trong tuyển thơ của thi nhân. Thơ tình cũng như thơ đời của ông giàu cảm xúc máu tim, sâu xa tính nhân tình thế thái. Không ít những tình thơ súc tích hay vào hàng trác tuyệt của thi ca.

PHẦN 2-  PHÊ BÌNH & TIỂU LUẬN CHÂN DUNG.
Riêng phần này đã dầy trên 200 trang sách. Ngoài những tiểu luận, có tới trên 30 bài bình thơ hay, đa sắc, đa màu.

Độc giả có thể xem một số bài trích trong tác phẩm qua một trang web. theo link dưới đây:                  

Sau nữa mời bạn đọc thưởng lãm bài viết của anh Trần Tứ Đức, nguyên CB viện ngôn ngữ & Văn hoá dân gian giới thiệu tác phẩm - đã đăng trên nhiều trang mạng trong nước và thế giới.

Quí vị có thể mở đọc qua các link sau:

              

             ------------------------------                

Hiện sách có bán tại hai cửa hiệu lớn ở Hà Nội. Giá bìa sách 80.000 đ/q
1/. Cửa hàng số 44 phố Tràng Tiền HN của Tổng công ty phát hành sách VN. 
2/. Cửa hàng số 53-55 cùng phố Tràng Tiền - Hiệu sách Thăng Long.
Hoặc liên hệ trực tiếp với nhà thơ Phạm Ngọc Thái theo địa chỉ:
NR.       Ngõ 194/Nhà 34, phố Quàn Thánh, Hà Nội.
DĐ.       0168 302 4194
Email.   ngocthai1948@gmail.com           
                    . 
Có thể gửi tiền về nhà riêng với tên của nhà thơ hay gửi qua tài khoản của con trai:
Ngân hàng Vietin Bank
Chủ tài khoản:        Phạm Ngọc Bảo
Số tài khoản:         711A 2988 7485 (chuyển tiền qua ATM )
Nhận được tiền tác giả sẽ gửi sách đến Quí bạn đọc - Theo địa chỉ kèm với số ĐT mà bạn đọc thông báo.
Với các độc giả trong cộng đồng Việt ở hải ngoại, nếu có nhu cầu - Tác giả sẽ gửi tặng nguyên bản tác phẩm theo hộp thư điện tử.
.                        
Cô giáo Hoàng
cogiao.hoang61@gmail.com

READ MORE - Cô giáo Hoàng giới thiệu sách của nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI

Thơ Chu Vương Miện: THI HÀO, YÊU



Tác giả Chu Vương Miện


thơ chu vương miện

thi hào

ngài đến ngài thăng ngài ngoái lại
dăm mẩu thơ thế thái nhân tình 
đọc một lúc hoa mờ cả mắt
ngán ngẫm cung đàn ngán ngẫm phù sinh 
ngài sinh ra vào thơì mạt Nguyễn
tây càlồ mũi lõ tóc quăn
ngài học toàn đầu gà đít vịt
hết Hán Nôm Quốc Ngữ La Tinh 
thơì thế nhố nhăng thầy dở thợ
gạo trong nồi dở cháo dở cơm
ngươì chả làm quan chê đầu gà đít vịt
ngài chỉ trà trưa rượu tối với đàn ....
ba thứ kể trên lăng nhăng thật
đời lăng nhăng toàn thứ lăng nhăng
ngài cũng phong lưu già đời ăn quịt
còn mắc mớ gì hỏi ông trăng?

yêu

yêu nhau đặng mấy năm? nhìn đặng mấy lần?
nói với nhau vài câu ân nghiã?
về quây quần cáo chết trong hang
mơí đó thì không sao 
bây giờ đầu em mọc một cái sừng
y sừng tê bằng nắm tay
gặp anh em húc liền 
em mọc thêm chiếc đuôi
y đuôi chồn để đuổi ruồi
đôi khi quất vào mặt anh 
bây giờ em có mùi chồn hôi
ngửi vào sao choáng váng?
bây giờ phôn cho anh [em xưng tôi] 

                             chuvươngmiện


READ MORE - Thơ Chu Vương Miện: THI HÀO, YÊU

CHUYỆN KỂ CỦA NGƯỜI LÍNH TRỞ VỀ TỪ THÀNH CỔ - Ghi chép: Nguyễn Thị Sáu - Kì 2

CHUYỆN KỂ CỦA NGƯỜI LÍNH TRỞ VỀ TỪ THÀNH CỔ
Ghi chép: Nguyễn Thị Sáu

Kì 2

Tôi hy vọng ở đâu đó, cô gái tên Thắm năm xưa, nay là bà Thắm sẽ đọc được dòng tâm sự này mà liên lạc với tôi. Đó là ước nguyện lớn của tôi và cả gia đình tôi. Kính mong bạn đọc gần xa nếu biết được thông tin gì về người con gái tên Thắm năm nào hoặc một ai trong đoàn nữ dân công hoả tuyến trên dòng sông Ba Lòng - Quảng Trị thời điểm vào khoảng cuối tháng 8 năm 1972, hãy làm ơn liên lạc giùm tới địa chỉ: Nguyễn Thanh Xuân, xóm Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; Điện thoại: 0977.846. 573. Xin trân trọng cảm ơn!

Người con gái trên dòng sông Ba Lòng

Vào một đêm cuối tháng 8 - 1972, tôi mơ hồ nghe y tá truyền lệnh cấp trên: Tình hình chiến sự và thời tiết thuận lợi nên nội trong đêm phải di chuyển toàn bộ thương binh vượt dòng sông Ba Lòng về trạm phẫu phía sau an toàn. Lúc đó toàn thân tôi còn đang bất động, chỉ có hai tay có thể cử động chút ít. Tôi nằm trên cáng thương và được đưa đi, ra tới bờ sông họ đặt tôi lên chiếc thuyền cao su, chiếc thuyền chỉ có thể chở được hai người. Tôi được bàn giao cho một nữ dân công hoả tuyến (DCHT) người Quảng Bình. Đêm đó có rất nhiều thương binh được chuyển đi như tôi, những chiếc thuyền được dàn ra mặt sông để tránh sự chú ý của địch. Dưới ánh trăng mờ, không đủ để tôi nhìn rõ mặt người con gái đẩy thuyền cho tôi, nhưng chiếc áo tối màu của cô làm nền để lộ hai cổ tay tròn trắng và thân hình khá đầy đặn, tôi nghĩ cô ấy còn rất trẻ. Vì đang làm nhiệm vụ trong vùng chiến nên cả hai chúng tôi không ai nói với ai. Tôi im lặng nằm bất động trên thuyền, toàn thân đau nhức, mê man trong cơn sốt. Chợt một giọng nữ người Quảng Bình ngân lên từ khúc sông phía dưới: “Khoan khoan hò khoan…ơ…ơ…”. Giọng ca hồn nhiên, trong trẻo làm tôi bừng tỉnh, hé mắt nhìn bầu trời, trời đêm Quảng Trị hôm nay thật trong và cao, ánh trăng thật mơ mộng và yên bình, nơi đây như chưa từng có bom đạn điên cuồng tàn phá, như chưa từng có tang tóc đau thương. Tôi mơ màng như mình đang bơi giữa chốn yên bình, có trăng sao sông nước lung linh, có người con gái quê dịu dàng chèo đò bên tôi, có tiếng hò quê hương ngọt ngào bay bổng, tôi như đang dần được sống lại giữa tình quê rất gần. “Hậu phương đây rồi! Chiến thắng rồi!”- Tôi mỉm cười thốt lên trong lòng, chợt thầm nghĩ: “giữa chốn mưa bom bão đạn mà vẫn có tiếng hát lạc quan , hồn nhiên đến thế thì quân ta cầm phần thắng là chắc rồi!”. Đúng là những cô gái DCHT đã mang hơi thở quê hương đến tận chiến trường khói lửa, nhóm lên tràn ngập niềm tin chiến thắng, làm sống lại những thương binh tưởng chừng đã chết như chúng tôi. Tiếng trực thăng từ xa vọng lại, mỗi lúc một gần, đã cắt ngang dòng cảm xúc, kéo tôi trở về với thực tại. Cô gái DCHT vừa đẩy thuyền nhanh hơn vừa theo dõi máy bay địch. Chiếc trực thăng gầm rú lượn qua đầu chúng tôi rồi lại quẩn lại, nó tìm kiếm, soi mói mặt đất và dòng sông, thi thoảng lại bắn một hồi vu vơ. Chỉ cần một dấu hiệu khả nghi là nó nã đạn như mưa luôn. “Gần tới bờ chưa cô?”- Tôi lo lắng hỏi. “Gần tợi rôi, đồng chị cộ lên ha!”- Cô gái vừa an ủi tôi vừa liên tục khua chèo, chiếc mũ tai bèo lật về phía sau. Bỗng cô nhảy tùm xuống nước, cô nói phía trước có vật cản là một cành cây to chặn ngang khúc sông, hai tay cô vừa đẩy vừa lái thuyền về hướng khác, người cô ướt sũng, ánh trăng rọi vào mái tóc đen bị buột ra xõa xuống khuôn mặt còn rất trẻ. Cô lên thuyền và vội vã khua chèo. Lúc này, bỗng nhiên tôi không còn thấy đau đớn mà chỉ thấy ái ngại cho cô gái, sợ cô kiệt sức và quá mệt vì mình. Tiếng máy bay mỗi lúc gần hơn, nó đang trên đường quay trở lại. Hình như lúc này mọi thuyền khác cũng đều cập bờ như thuyền tôi. “Tợi bờ rôi, cộ lên nao cạc đông chị ơi!”. Vừa hô cô gái vừa nhảy ra khỏi thuyền, hai tay cô cố đẩy thuyền vào sát bờ. Chiếc trực thăng đang soi trên đầu chúng tôi, nó quạt rẽ những khóm cây bụi cỏ ven bờ, nó nhả đạn vu vơ vào những chỗ khả nghi, vừa đó thôi bầu trời còn yên bình thơ mộng là thế vậy mà giờ đây cả khúc sông lại cồn lên, nháo nhác như gà con gặp quạ. Tằng...tằng…tằng. Cát ở cạnh thuyền tôi tung lên, trong tích tắc cô gái chồm lên người tôi, cả thân thể cô với khuôn ngực ấm nóng đè lên người, lên cổ, lên mặt tôi. Tôi biết cô làm động tác che đạn cho tôi. Bất chợt, một cảm xúc lạ lùng trào lên trong tôi. Nỗi sợ bom đạn kinh hoàng trước sự sống và cái chết hòa lẫn cảm xúc đầu đời của một chàng trai tuổi 20 chưa một lần tiếp xúc thịt da người con gái. Lần đầu tiên trong đời tôi tiếp xúc con gái ở cự ly gần nhất, thật trớ trêu lại trong hoàn cảnh sự sống và cái chết cận kề với cô ấy và tôi. Trong giây phút ngắn ngủi đó tôi kịp nhận ra, khi phải đối mặt với kẻ thù, cái chết dẫu càng gần thì tinh thần đồng đội càng trở nên cao cả, sức mạnh lòng yêu nước càng trở nên cháy bỏng đến tột cùng, tình yêu thương và đức hy sinh càng dài càng rộng. Bởi vậy, cô gái đã không do dự ôm trọn cơ thể tôi, quên mình để che đạn cho tôi. Bỗng tôi giật mình khi thấy nóng nơi bả vai, tôi sờ tay lên vai. “Trời ơi, máu! Tôi bị thương rồi đồng chí ơi!”- tôi thốt lên, hai tay vừa lay gọi cô gái. Cô gái từ từ ngồi dậy, cô cũng đưa tay ôm lấy bả vai mình, không kịp nói gì, rồi cô gục xuống. Trên bầu trời tiếng trực thăng đã dần xa, đằng kia những thuyền khác cũng đang nháo nhác, di chuyển, tôi nghe một giọng nữ người Quảng Bình gọi to: “Chụng my ơi, cại Thặm nọ bị thương rôi!”. Mọi người đổ lại chỗ chúng tôi, họ gọi cô ấy là Thắm và rồi đưa cô ấy đi. Bàng hoàng như vừa trong cơn ác mộng, tôi lại tiếp tục sốt li bì, khi tỉnh dậy thấy mình nằm ở một trạm phẫu phía sau an toàn. Và cũng từ đó tôi không có tin tức gì về những cô gái dân công hỏa tuyến trên dòng Ba Lòng đêm ấy nữa. Sau này tôi có hỏi thăm một số nơi nhưng cũng không ai hay. Giờ đây họ ra sao? Ai còn ai mất? Và cô gái tên Thắm, người đã để lại một vạt máu nóng trên bờ vai tôi để giữ mạng sống cho thương binh, để hoàn thành nhiệm vụ, liệu bây giờ chị có còn hay đã hy sinh ngay từ đêm ấy? Mong rằng chị vẫn còn sống đến ngày hôm nay! Từ ngày đó trở đi tôi luôn thấy mình nợ người con gái tên Thắm trên dòng Ba Lòng năm xưa một món nợ mà không bao giờ trả được. Các chị đã góp những giọt máu của mình, viết lên những chiến công với tinh thần quyết tử làm nên chiến thắng Thành Cổ, xứng đáng là những nữ DCHT anh hùng của cách mạng Việt Nam. Qua bài viết này tôi muốn bày tỏ lòng tri ân tới tất cả các chị đã cứu và đưa những thương binh chúng tôi qua sông Ba Lòng đêm ấy.





Người thứ mười một...

Cuối tháng 5 - 1973 tôi được đưa về trị thương tại bệnh viện Quân Y 112 - tỉnh Quảng Bình. Vì sợ địch ném bom tập trung vào bệnh viện nên những thương binh chúng tôi được sơ tán vào các nhà dân gần đó. Chúng tôi gồm bốn thương binh sơ tán vào một gia đình có hai vợ chồng và năm người con. Tôi không nhớ được tên người chủ nhà, chỉ nhớ đó là xã Hoa Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. ở được bốn ngày, hôm ấy vào khoảng 4 giờ sáng, khi đoàn xe ta chở thương binh từ chiến trường ra, để địch khó phát hiện đoàn xe phải đi bằng đèn gầm, ở đoạn lên dốc ánh đèn xe ghếch lên gây ánh phản quang trên bầu trời làm máy bay địch phát hiện, nó lập tức thả pháo sáng và ném bom sát thương xuống khu vực làng Hoa Thuỷ. Đã thành nếp, mọi người mau chóng di chuyển vào hầm. Bác chủ nhà thúc giục và dìu từng thương binh, tôi là người sau cùng được bác dìu vào hầm an toàn. Đây là một ngôi nhà hầm có chiều dài khoảng 5m, rộng 3m, bên trong có cả ván kê làm giường, sau khi cả gia đình và bốn thương binh chúng tôi đều đã vào trong hầm, bác chủ nhà hỏi: “đủ mười một người chưa?” tiếng đồng thanh “đủ rồi ”! Tôi đứng ở bậc cuối cùng phía cửa hầm, vừa dứt lời thì đoa…oa…oành. Lửa lóe lên, tiếng nổ rung trời, bật tung người tôi lên rồi quật tôi xuống, hai chân tôi bị đất vùi đến đầu gối, toàn bộ cơ thể phần còn lại của tôi bị lửa trùm lên. Tôi đau đớn trong kinh hoàng, chỉ một loáng mà lửa đã liếm sạch quần áo trên người tôi, tôi đưa mắt nhìn về phía ngôi nhà đang cháy, thoáng nghĩ: “Vậy là tất cả đã không còn gì, cả giấy tờ của anh em chúng tôi ở đó, có lẽ nào tôi lại chết trong lần trúng bom này chăng?''. Tôi đưa mắt nhìn vào trong, giữa nền hầm bị bom dội xoáy thành một cái hố to, nóc hầm sập xuống, cây đòn nóc đè ngang cổ ông chủ nhà, ông cố hết sức giẫy giụa, tiếng è…è…è… phát ra từ cổ ông mỗi lúc một nhỏ dần. Tôi cố nhoài người về phía ông, hy vọng giúp ông nâng cây kèo ra khỏi cổ, nhưng cố nhoài … cố nhoài, cũng chỉ là bất lực. Một thương binh mặt đầy máu đang cố lết trong đống đổ nát, còn tôi cứ lịm dần…lịm dần. Tiếng gọi í ới làm tôi cứ mơ hồ… thấp thoáng tôi nhận ra chiếc áo blue trắng, chợt thấy nhói đau như cắt nơi thắt lưng, hình như ai đó đã cắt cái chun quần lót dính vào eo lưng của tôi, rồi tôi không nhớ gì nữa. Tỉnh dậy thấy mình nằm trên chiếc giường phao bơm hơi, toàn thân được băng kín như bức tượng trắng toát, muốn nói nhưng miệng và mặt căng không thể cử động. Hằng ngày bác sĩ Liên ân cần chăm sóc và kể lại chuyện cho tôi nghe. Hơn mười ngày liên tục tôi được tiêm thuốc ngủ an thần, bởi, mỗi khi nửa tỉnh nửa mơ tôi lại thấy mình lăn lộn trong lửa. Sau đó tôi mới biết mình bị bỏng đến khoảng 80% diện tích cơ thể, phải lột toàn bộ da phần thân và hai cánh tay, cũng may là độ sâu của bỏng chỉ độ 10%. May cho tôi, lại đúng dịp đoàn bác sỹ ở Hà Nội vào và viện trợ thuốc kịp thời nên tôi là người may mắn được cứu sống. Bệnh viện 112 được khen thưởng vì thành tích lần đầu tiên cứu được bệnh nhân bỏng nặng như tôi. Đến ngày thứ 18, khi đã tỉnh táo hơn nhiều, tôi đề nghị với các bác sỹ cho tôi trở lại thăm ngôi nhà và căn hầm nơi tôi bị trúng bom, vì tôi chưa biết mọi người cùng ở với tôi khi đó thế nào? Tôi như một bức tượng trắng ngồi trên xe lăn, hai cô y tá cùng đẩy xe đi. Từ xa tôi nhìn thấy cảnh làng mạc bị bom tàn phá hiện ra. Mảnh vườn vừa hôm nào tôi đến còn sức xanh là thế, vậy mà giờ đây điêu tàn đến xót xa. Cây mít góc vườn vỡ toác, cành lá bay đâu hết, mấy khóm chuối xác xơ cháy xém vì khói bom, ngôi nhà cháy nham nhở, mấy cái cột đen thui đổ xuống, vô hồn. Căn hầm bị cày xới tan nát. Nhìn thấy chúng tôi, một người đàn ông bước ra giọng run run, nói: “Đây là nhà em chú của tôi, trong trận bom vừa qua cả gia đình chú ấy đã mất”. Ông lau nước mắt rồi cúi đầu mời khách vào nhà, chúng tôi lặng lẽ cúi đầu bước theo. Một y tá cất tiếng nghèn nghẹn: “Thưa bác và gia đình, người ngồi trên xe lăn này là thương binh Nguyễn Thanh Xuân, người duy nhất còn sống trong ngôi nhà hầm hôm đó đấy ạ!”. Nghe vậy mọi người xúm lại hỏi chuyện, nhưng lúc này tôi không thể nói được gì, ngực tức nghẹn, cổ cứng lại vì quá xúc động, xe của tôi lăn vào trước sân nhà. Bảy ngôi mộ nằm xếp hàng trên nền nhà cũ, chiếc bàn thờ bị bom làm cháy nham nhở, đen thui. Trên bàn thờ có một nải chuối xanh với quả bòng và mấy nén hương đang cháy dở. Nghe người bác trong nhà kể lại thì sáu mẹ con chết ngay tại chỗ, còn người bố bị cây kèo hầm đè làm gãy cổ, được bệnh viện 112 cấp cứu và chín ngày sau ông tỉnh lại. Nhưng khi biết tin vợ và các con đã chết hết, nỗi tang thương lớn ấy làm ông không chịu được, nên ông cũng qua đời. Trước khi chết ông có nguyện vọng được chôn cất cả gia đình trên chính nền nhà ông. Ba người thương binh còn lại, thì hai người đã chết tại căn hầm, còn một người vào viện được bốn ngày sau thì cũng không còn. Vậy là, mười một người trong căn hầm hôm ấy - mười người đã chết, chỉ còn lại một mình tôi, người thứ mười một, còn sống. Tôi bàng hoàng và chết lặng trước sự thật phũ phàng, một nỗi đau tột cùng của nỗi đau. Tôi trở lại bệnh viện 112 tiếp tục điều trị thương, thấy lòng như nát tan và buồn đau vô hạn . Ba tháng sau tôi được chuyển ra Bắc và cũng từ đó cứ những đêm trái gió trở trời, đồng hành cùng những cơn đau của thân thể là nỗi đau trong tâm hồn. Tôi vô cùng biết ơn những người đồng chí đồng đội, biết ơn bệnh viện 112 khi xưa ở xã Hoa Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, tôi ước một ngày gần đây, khi còn đủ sức khỏe sẽ được đưa cả gia đình về thăm lại những nơi xưa, mong gặp lại những người còn sống và thắp nén nhang xin được cảm tạ những linh hồn đã khuất. Những đồng chí đồng đội, những người dân chân chất thân thương hơn ruột thịt, dù họ còn sống hay đã mất thì hình ảnh họ vẫn luôn đi theo tôi đến hết cuộc đời này. Tôi biết, cả đời tôi còn mắc nợ với họ…
                                                                                                                   
Tác giả:  Nguyễn Thị Sáu                                                   
Đ/C: Tổ 6 – phường Ga Sàng –thành phố Thái Nguyên,  tỉnh Thái Nguyên    -                                ĐT: 01697. 584 . 906
READ MORE - CHUYỆN KỂ CỦA NGƯỜI LÍNH TRỞ VỀ TỪ THÀNH CỔ - Ghi chép: Nguyễn Thị Sáu - Kì 2