Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên
NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ
TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 23)
(74) 天涯海角 [CHÂN TRỜI GÓC BỂ] (Chân trời góc bể)
Hàn Dũ, tự Thoái Chi, là một tác gia lớn giữa đời Đường.
Năm 2 tuổi ông đã mất cha, không lâu sau mẹ ông cũng qua đời. Hồi nhỏ được
anh anh trai Hàn Hội và chị dâu họ Trịnh nuôi nấng. Hán Hội có một người con
trai tên Lão Thành, vì là con thứ 12 nên còn có tên gọi khác là Thập Nhị lang,
ít tuổi hơn Hán Dũ. Sau này, năm Hàn Hội 42 tuổi, vì việc của Tể tướng Nguyên Tải,
mà ông bị giáng chức xuống làm Thứ sử Thiều Châu, mấy tháng sau liền qua đời ở
Thiều Châu, lúc này Hán Dũ chỉ mới 11 tuổi, thập nhị lang cũng rất nhỏ. Hàn Dũ
dù có 3 người anh trai ( Hội, Biện, Giới) nhưng đều chết sớm. Lúc đó, con
cháu kế tục sự nghiệp của tổ tiên chỉ có 2 người là Hán Dũ và cháu trai
Thập Nhị lang, vô cùng gian khổ.
Năm 19 tuổi Hàn Dũ rời Nghi thành một mình đến kinh thành, trong vòng 10
năm chỉ gặp Thập Nhị lang 3 lần. Lúc ông dự định quay về mãi mãi sống
cùng với Thập Nhị lang thì không may Thập Nhị lang lại qua đời. Sau khi biết
tin, Hán Dũ đau đớn tột cùng, liền viết bài “ Văn tế Thập Nhị lang”, kêu Kiến
Trung chuẩn bị trước mắt một ít vật phẩm gửi từ nơi xa xôi để tế cháu trai. Bài
văn tế này, từng từ từng chữ khi đọc lên đều cảm thấy đau xót, rơi lệ.
Trong bài văn tế có câu “一在天之涯, 一在地之角”“ Nhất tại thiên chi nhai, nhất tại địa
chi giác.”, người đời sau liền dựa vào câu tế đó viết lên câu thành ngữ “ Chân
trời góc biển/ bể”, dùng để chỉ một nơi cực kỳ xa xôi.
(75) 后来居上 [HẬU
LAI CƯ THƯỢNG] ( Sinh sau đẻ muộn mà vượt lên hàng / Đến sau mà vượt lên trước)
Câu nói “Đến sau vượt trước” hay còn hiểu là “Đi trước về sau”, nhiều người
hiểu là người sau vượt người trước, nhưng hàm nghĩa thực sự của thành ngữ này lại
vô cùng sâu sắc.
Cấp Ảm là một vị quan Đại Thần dưới thời trị vì
của Hán Vũ Đế trong thời kỳ Tây Hán (206 TCN – 23 SCN). Ông là một người thẳng
thắn, cương quyết chính trực, không sợ uy quyền.
Thậm chí ông sẽ trực tiếp can gián Hoàng Đế nếu
ngài làm trái đạo lý. Bởi tính cách thẳng thắn này, có lần Hán Vũ Đế đã giáng
chức Cấp Ảm và điều ông tới một vùng xa xôi hẻo lánh với chức danh nhỏ bé.
Tuy vậy, Cấp Ảm đã xuất sắc đảm đương công việc,
nêu cao nghĩa khí, lập lại thịnh trị cho toàn vùng. Tiếng lành đồn xa, sau rồi
đến tai Hán Vũ Đế, vài năm sau ông được gọi trở về Hoàng Cung và phong lên tước
vị cao hơn.
Truyện kể có lần Hán Vũ Đế muốn thực hiện một
chính sách biểu thị lòng nhân từ và khoan dung nên đưa ra cùng quần thần luận
bàn.
Khi ấy Cấp Ảm bẩm tấu: “Tâu Bệ Hạ, khoan dung và nhân từ xuất phát ở nội tâm, chứ không có
chính sách”.
Vũ Đế nghe xong, mặt nghiêm nghị nhìn Cấp Ảm,
nhưng Cấp Ảm vẫn một mực thần thái trước sau như một.
Một thời gian sau đó có hai vị công thần dưới cấp
Cấp Ảm được thăng chức nhanh chóng. Như một bước lên mây, lần lượt trở thành Thừa
tướng và Quan Ngự sử của triều đình.
Canh cánh mối lo cho quốc thái dân an, bất kể
an nguy bản thân, ông kiên định cần phải giữ cho nghiêm chính việc phong tước vị
trong triều đình.
Vì vậy, trong buổi lên triều, Cấp Ảm đã tấu lên
Hoàng Đế: “Tâu Bệ Hạ, người nông dân chặt cây để khô rồi mới dùng làm củi nấu.
Bệ hạ dùng người cũng vậy, người đến sau không nên phong chức vị quá cao”.
Câu chuyện này xuất phát từ Sử ký Tư Mã Thiên
(1). Thế hệ sau này sử dụng cụm từ “Hậu Lai Cư Thượng” (後來居上), được dịch là “Đến
sau vượt trước” như một thành ngữ.
Ngày nay, câu này được sử dụng để chỉ ra rằng
người kế nhiệm có thể nổi trội hơn những người tiền nhiệm của họ, đó là hoàn
toàn khác với ý nghĩa ban đầu của Cấp Ảm về đề bạt nhân tài trọng yếu cần xét đến
tư cách lý lịch rõ ràng, chính trực.
Ghi chú:
(1) “Sử ký Tư Mã Thiên” được viết bởi nhà sử học vĩ đại Trung Quốc Tư Mã Thiên (Sima Qian) (135-86 TCN), bao gồm 130 Chương có nội dung bao quát khoảng thời gian từ khoảng 2.600 TCN đến 86 TCN.
(1) “Sử ký Tư Mã Thiên” được viết bởi nhà sử học vĩ đại Trung Quốc Tư Mã Thiên (Sima Qian) (135-86 TCN), bao gồm 130 Chương có nội dung bao quát khoảng thời gian từ khoảng 2.600 TCN đến 86 TCN.
(76) 自相矛盾 [TỰ TƯƠNG MÂU THUẪN] (Mâu thuẫn / Tự mâu thuẫn)
Trong thời Chiến Quốc (475-221 TCN), có một thương nhân tại nước Chu
chuyên bán mâu (cây giáo có cán dài và mũi nhọn) và thuẫn (khiên).
Một ngày, vị thương nhân nọ lên phố để bán hai
loại vũ khí của mình. Ông tìm được vị trí có nhiều người qua lại và bày hàng
hóa lên mặt đất.
Trước hết, ông giơ chiếc thuẫn lên và hô to rằng:
“Các quý ông, quý bà, hãy đến và xem chiếc thuẫn lừng danh thiên hạ này! Không
gì có thể sánh được với độ bền của nó. Thậm chí cả những chiếc mâu sắc nhọn nhất
trên đời cũng không thể đâm qua được”.
Một đám đông lớn xúm lại quanh gian hàng của
ông để cùng chiêm ngưỡng chiếc thuẫn vô song này.
Sau đó, vị thương nhân lại giơ lên một cây mâu
và không ngớt lời ca ngợi: “Và các quý ông, quý bà, hãy nhìn chiếc mâu này.
Không gì có thể chịu được độ sắc nhọn của nó, bởi đây là chiếc mâu sắc nhất dưới
bầu trời. Nó có thể đâm thủng ngay cả chiếc thuẫn chắc khỏe nhất thế gian.”
Nghe những lời này, đám đông bắt đầu nghiêng ngả
cười. Một trong số đó hỏi thương nhân: “Như những gì ngài vừa mới nói, không gì
có thể sánh với chiếc mâu sắc nhọn của ngài bởi nó có thể đâm thủng cả chiếc
thuẫn mạnh nhất thế gian. Và chiếc thuẫn của ngài là bền chắc nhất và có thể
ngăn bất cứ chiếc mâu nào. Vậy nếu thử lấy mâu của ngài đâm vào thuẫn của ngài
thì sao?”
Vị thương nhân không nói lên lời. Ông không thể
đưa ra dù chỉ một lời đáp lại. Quá bối rối, ông vội vàng thu dọn mâu và thuẫn rồi
rời đi.
Thành ngữ “Tự tương mâu thuẫn” (自相矛盾) xuất phát từ câu chuyện
này. Theo nghĩa đen, đó là sử dụng mâu của một người đối lại với thuẫn của
chính người đó. Truyện được viết trong cuốn cổ thư “Hàn Phi Tử” bởi Hàn Phi
(khoảng 280-233 TCN), một trong những triết gia thời đầu của Trung Quốc.
Ý nghĩa chung của thành ngữ là ‘tự mâu thuẫn với
chính bản thân mình’. Ngày nay, thành ngữ này được dùng để diễn tả những lời
nói và hành động trái ngược với nhau ngay từ lúc đầu, và do đó, sẽ đưa đến một
kết quả bất khả thi.
Trong tiếng Anh cũng có những cụm từ tương
đương biểu thị sự trái ngược, như “a wealthy pauper” (một người ăn xin giàu có)
hay “an honest thief” (một tên trộm thật thà). Còn trong tiếng Việt, chúng ta
thường dùng ngắn gọn là “mâu thuẫn”. (Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Nguyễn Ngọc Kiên