Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, March 28, 2019

HẠ VÀ CƠN MƯA EM - Thơ Hoàng Chẩm, nhạc Nguyễn Tất Vịnh, ca sĩ Ngọc Quý





HẠ VÀ CƠN MƯA EM

Một tôi... một em... một vầng trăng khuyết !
Một chút hao gầy… ngần ấy chưa phai
Cơn mưa Hạ tình đau từ độ ấy
Anh về chưa… nghiêng hết một bờ vai

Cơn mưa Hạ
Ngỡ chiều rơi thật thấp
Soi bóng mình đi suốt một thời xa
Em dừng lại thương bờ vai đã cũ
Áo nhàu phai…
Hoài niệm với phôi pha

Cơn mưa Hạ
Giọt chiều đưa nhung nhớ
Anh xa hoài như cách biệt trùng khơi
Em đứng giữa cơn mưa
Trút lòng tiếc nuối
Tháo gỡ niềm đau
Ngày tháng buồn đầy vơi

Một tôi… một em… một không nhau
Thời dấu ái
Ngày mưa thương hoài tóc gió
Tiếng thầm kêu tên nhau
Trong cơn mưa hạ
Anh về theo miền cổ tích
Bâng khuâng chiều... em giấu kín niềm đau.

                                               Hoàng Chẩm                              




Thơ: Hoàng Chẩm
Nhạc: Nguyễn Tất Vịnh
Ca sĩ: Ngọc Quý
Phối khí và thu âm Tennessee mùa thu 2018.

READ MORE - HẠ VÀ CƠN MƯA EM - Thơ Hoàng Chẩm, nhạc Nguyễn Tất Vịnh, ca sĩ Ngọc Quý

TÌNH SẼ VỀ ĐÂU ? - Thơ Trương Thị Thanh Tâm





TÌNH SẼ VỀ ĐÂU ?

Đêm đã tàn, mộng cũng chẳng cao sang
Sao nỗi nhớ vẫn buồn thương ai đó
Trời không mưa mà mắt vẫn nhạt nhòa
Đêm trở giấc biết chăng tình lệ đổ

Ôi bờ vai, ngày nào còn nương dựa
Giờ xa xôi, lòng hoang đảo nơi nầy
Con đò nhỏ cắm sào dòng nước chảy
Mà bến còn xa lắc ở nơi đâu!

Không vượt tuyến nên tình thêm mật đắng
Đường chim bay, cánh mỏi biết về đâu?
Người phương đó, tôi phương nầy mong đợi
Nỗi u hoài, nào ai biết đêm thâu...!

Trời bây giờ đã bắt đầu se lạnh
Mà sóng đời xô đẩy để xa nhau
Một vòng tay ấm áp lạc nơi nào
Khi tóc bạc màu, tình sẽ về đâu?!

            Trương Thị Thanh Tâm
                        (Mytho)

READ MORE - TÌNH SẼ VỀ ĐÂU ? - Thơ Trương Thị Thanh Tâm

Sách mới: 200 TRUYỆN NGỤ NGÔN Ê-DỐP được dịch sang thể song thất lục bát của nhà văn - dịch giả NGỌC CHÂU




Theo Wikipedia: Ngụ ngôn là một kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn mang nội dung giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ việc chế giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người, và phần lớn các thói xấu, nhược điểm của con người được thể hiện trong các hình tượng loài vật như chim, cá, thú, gia súc v.v. Phúng dụ của ngụ ngôn thường dựa trên các đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật (như cáo ranh mãnh, sư tử khỏe mạnh, thỏ nhút nhát v.v.). Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn. Tuy vậy, ngụ ngôn không chỉ có ý nghĩa giáo dục và đạo đức, mà còn ít nhiều có ý nghĩa triết lý về nhận thức luận hoặc về chính trị, chẳng hạn các ngụ ngôn của Ezop, La Fontaine, các ngụ ngôn trong Luận ngữ, Trang tử, ngụ ngôn của Liễu Tông Nguyên, v.v.

Aesop là một nhà văn Hy Lạp cổ đại được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay. Trong những câu chuyện này, động vật có thể trò chuyện và có tính cách con người, chẳng hạn như Thỏ và rùa, Kiến và châu chấu. Đây là một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.

Để bảo tồn và truyền bá nghệ thuật và tư tưởng quý giá của ngụ ngôn Easop cho thế hệ trẻ Việt Nam, nhà văn-dịch giả Ngọc Châu đã chọn dịch 200 bài từ tiêng Anh sang thể song thất lục bát, cũng là để bảo tồn một thể thơ đặc thù dùng để kể chuyện của Việt Nam rất dễ nhớ, dễ thuôc.

VNQT xin trân trọng giới thiệu ấn phẩm đến quý bạn đọc.

 VÀI LỜI CỦA DỊCH GIẢ
Ngụ ngôn của Aesop được sưu tầm và ghi lại ở nhiều đất nước trên thế giới, bằng nhiều ngôn ngữ. Vì vậy có những chi tiết khác nhau ở mỗi bản nhưng tính tư tưởng và phương p háp luận của thể loại ngụ ngôn thì hầu như không khác biệt nhau dù ghi chép bằng ngôn ngữ nào. 

Đã có rất nhiều bản dịch sang văn xuôi xuất bản ở nước ta nhưng dịch sang các loại thơ cổ truyền của người Việt thì mới đây chỉ có dịch giả Thái Bá Tân xuất bản 42 truyện ngụ ngôn thành thơ 5 chữ, chọn những truyện thích hợp cho thiếu nhi.

Những năm đầu của thế kỉ trước học giả Nguyễn Văn Vĩnh có dịch hơn chục truyện ngụ ngôn sang thể thơ song thất lục bát nhưng chủ yếu là Ngụ ngôn La-phông-ten - là một học giả người Pháp, người đã lấy nhiều cốt truyện ngụ ngôn của Aesop dịch thành thơ tiếng Pháp - nhưng ngày đó trình độ dân trí của người Việt mình, ngay cả các học giả, cũng còn bị hạn chế nên chất lượng các bản dịch chưa cao lắm.

Tuy thế, hồi còn bé tôi rất thích những truyện ngụ ngôn mà cụ Nguyễn Văn Vĩnh dịch sang thơ vì nó dễ nhớ, dễ thuộc lòng, dạy cho người ta bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Vậy nên sau khi dịch hoàn toàn sang thơ lục bát cổ truyền và xuất bản thành ba tập gần 300 bài thơ trữ tình song ngữ Nga và Anh, là các cuốn THƠ TÌNH NƯỚC NGA, 101 BÀI THƠ TRỮ TÌNH NƯỚC NGA và THƠ TÌNH CỦA CÁC ĐAI HÀO) của các Đại thi hào và các nhà thơ nổi tiếng trên thế giới, tôi quyết định chọn dịch 200 truyện ngụ ngôn Aesop sang thơ song thất lục bát.

Bản dịch thơ này hoàn toàn bám theo các truyện ngụ ngôn Aesop được sưu tầm và ghi chép bằng tiếng Anh in kèm theo nhằm để độc giả đối chiếu và giúp ích cho các bạn trẻ đang học tiếng Anh. Tuy nhiên nếu in đầy đủ song ngữ thì số trang sách quá nhiều nên chỉ có 50 truyện có bản tiếng Anh kèm theo mà thôi. Độc giả nào cần tra cứu hoặc đối chiếu thêm xin liên hệ theo Email: Ngocchaunvhp@gmail.com, tôi sẽ xin cấp đầy đủ các truyện mà các bạn yêu cầu.

Hi vọng cuốn sách này mang lại cho độc giả đôi điều hữu ích và vui vẻ khi bỏ thời gian ra đọc.
Nhà văn-dịch giả Ngọc Châu

READ MORE - Sách mới: 200 TRUYỆN NGỤ NGÔN Ê-DỐP được dịch sang thể song thất lục bát của nhà văn - dịch giả NGỌC CHÂU

BUỒN VUI QUÁN RƯỢU - Thơ Hoàng Yên Linh

Buồn Vui Quán Rượu 

                      Hoàng Yên Linh












Chiều lại buồn rồi rượu với ta
Ở đây biền biệt núi sông xa
Gật gù quán rượu đời chưa chết
Bạn hữu nhân tình có nhớ ta.


Áo không đủ ấm tình luôn thiếu
Khệnh khạng văn chương chuyện thánh hiền
Hóa ra thiên hạ đều câm điếc
Thôi đành lý sự với người điên.

Ở đây rượu uống toàn ghi sổ
Tính mãi trăm năm lỡ chuyến đò
Quỷ dữ lên ngôi phường mặt mốc
Một bầy ấm ớ học làm quan.

Chiều lại buồn rồi thương nhớ ai
Ngậm ngùi tóc trắng gió mây bay
Quán nghiêng rượu đẫm mờ sương núi
Ta lại mình ta chén rượu cay.


Hoàng Yên Linh
READ MORE - BUỒN VUI QUÁN RƯỢU - Thơ Hoàng Yên Linh

DUYÊN NHỚ - Thơ Tịnh Đàm


              Nhà thơ Tịnh Đàm


DUYÊN NHỚ

Em qua,
Nheo mắt gửi tình
Anh mấy nhìn thấy
Dặn mình chớ quên !

Có xa đâu ?
Phố gần bên.
Sớm mai ghé lại
Hỏi tên thôi mà.

Phải duyên,
Cũng chỉ đôi ta
Hãy tin em nhé
Thật thà anh đâ.

Trăm năm,
Mơ ước sum vầy
Đường đời chung bóng
Đẹp xây ân tình.

TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP. HCM)

READ MORE - DUYÊN NHỚ - Thơ Tịnh Đàm

PHỐ XƯA - Thơ Hạ Thái


   


PHỐ XƯA
(Tặng Dư Mỹ, cảm tác nhân đọc thơ bạn)

Dẫn nhau về những con đường xứ Quảng
Để ngậm ngùi tiếc nuối tháng ngày xưa
Ôn kỷ niệm thuở thời còn trai trẻ
Thả hồn nghiêng theo bóng nắng làn mưa.


Thành phố đó những con đường rất ngắn
Mái nhà cong san sát kế tường nhau
Vách úa rêu lớp gạch cũ nhạt màu
Con hẻm nhỏ thân quen từng viên sỏi!


Là những gì xa rồi còn nhớ mãi
Ra khỏi nhà chạm mặt miết thân thương
Bóng ai chờ mỗi buổi trước cổng trường
Trông nhí nhảnh nên thơ tà áo trắng


Phố Cường Để ghé quán cơm Cao Thắng...
Ghé Bảo Anh lên thẳng cửa Chùa Cầu
Ngõ tắt ngang dẩn sâu sang Pháp Bảo
Đêm khuya nào ta rảo bước bên nhau


Sao quên được những ngày mưa tháng nắng
Phố thân thương nhỏ tựa vũm bàn tay
Anh lính tìm hơi cay sau chiến trận
Quán bia "Chiều" ngất ngưởng lúc ngà say


Quên sao được những ngôi chùa cổ kính
Chuông ngân nga vọng huyền tích uy linh
Thoang thoảng nghe nào câu kệ lời kinh
Tìm lại chút bình yên từng giây phút!


Thành phố cổ xa mà không quên được!
Gắn bó nhau đây trọn nửa cuộc đời
Những cuộc tình hờ hững bị đánh rơi!
Còn bóng phố trải dài trong tâm khảm!


Còn nhớ kỹ những con đường trải khắp
Mỗi khúc qua là kỷ niệm quảng đời
Dòng sông Hoài con nước vẫn về xuôi
Mỗi sáng mai lên tàu đi đổ bộ...


Chè bắp Cẩm Nam qua ghe đến ngõ
Gió vi vu tre đãi mát nguyên vườn
Tết Mậu Thân đi đầu xóm cuối phường
Lính Tây Hồ nơi này làm điểm trú.


Còn lại ai người ngày xưa đó hở?
Đến cùng nhau chiêu niệm một thuở thời
Đây quê hương để lại cả đoạn đời
Thành phố đó sống hoài cùng nỗi nhớ

Hạ Thái
Mar/27/2019

READ MORE - PHỐ XƯA - Thơ Hạ Thái