Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, May 24, 2014

NÓI LÁO MÀ CHƠI - phiếm luận của Chu Vương Miện



Nhân đọc bài “Gió đưa cành trúc la đà” của giáo sư Vũ Quốc Thúc đăng tải trên web Dân Việt, tôi (tức Chu vương Miện, ngươì xem web) đọc đi đọc lại trước sau bốn lần, vì thấy bài viết quá tài tình và đặc sắc, bỏ qua thì uổng quá, bèn chép thêm một đoạn tiếp theo nối vào, trước mua vui sau làm nghiã, và văn chương có đi, có lại, có trên, có dươí có gọi, có thưa, có trước và có sau.

Nguyên văn bài ca dao cổ điển như sau:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù bãi cát màn sương
Nhịp chầy Yên Thái, bóng gương Tây Hồ.

Bài này giáo sư Vũ quốc Thúc đã diễn giảng rất rõ ràng, chúng tôi không làm công việc nhắc lại dài dòng và mất thì giờ cuả các bạn đọc?  Đến đời nhà Trần thì:

Ta đi theo bước chinh nhân
Ta theo công chuá Huyền Trân ta lên đường
                          (Con Đường Cái Quan cuả Phạm Duy)

Nên cũng không lạ gì sau đó hai câu thơ trên đựợc chuyển thành như sau:

Gió đưa cành trúc la đà
Hôì chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Cương.

Câu ca dao  từ thành Đại La Thăng Long cũ đã khăn goí địu gạo lên đường đi hàng ngàn dậm vơí đoàn quân nhà Trần đến đất Châu Ô Châu Rí  cuả đất nước Chăm Pa để trở thành Hoá Châu  và Thuận Châu … ngày nay? Trên bẩy trăm năm sau, trong một bài Phiếm Luận ở Hải Ngoại chỉ được giáo sư Vũ Quốc Thúc nhắc tới là ở trên intenet chứ không biết web Văn Học nào? Tác giả, học giả là ai? Hai câu trên cuả câu ca dao được diễn giải ra theo nghiã đương đại như vầy:

Roi tre vun vút vung ra
Lũ Lạc Đà vơí lũ La chạy cuồng
Vợ Trơì giáng một hôì chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà Tàu.

Phần này cũng đã đựợc giáo sư Vũ Quốc Thúc giảng rất kỹ và rất rõ, không nhắc lại làm gì nưã.  Cũng gần 10 năm nay, tôi rất quan tâm về bốn chữ “canh gà Thọ Xương” được một vị tiến sĩ nguyên giáo sư Đại Học và kiêm học giả dịch giả Việt Nam đã dịch ra tiếng Anh là  “chicken soup”! Và cũng đã được quá nhiều báo chí cùng dư luận bàn thảo, chuyện đúng hay sai cũng đã theo thơì gian trên mười năm mà nhoà nhạt, nhưng tôi thì lại không quên, nhân tiện có bài đưa duyên “Gió đưa cành trúc la đà” cuả giáo sư Vũ Quốc Thúc nên tôi dành một ít thì giờ viết bài này góp vui, góp tiếng vơí bà con nội ngoại trong và ngoài nước đọc cho vui, cho đỡ buồn?

*
Thực ra muốn hiểu ‘một chữ’ đôi khi cũng rất là mất thì giờ? Trước khi đi vào phần tìm hiểu nghiã chính cuả “Canh Gà Thọ Xương” chúng tôi xin được phép lung khởi mời quí vị độc giả du lịch tưởng tượng theo tôi qua bên Tàu, là nước có hình thể giống con gà, và có diện tích lớn nhất thế giới, dân tộc chính là ngươì Hán. Thời Đông Châu cách đây trên 3000 năm gồm cả thẩy ngàn quốc gia, cách đây 2500 năm chỉ còn bẩy quốc gia (thêm Sở Ngô Việt) là 10 quốc gia tự trị. Trước Công Nguyên 200 năm, nhà Tần thống nhất đất nước lại làm một mối, nhưng con ngươì thì ngoài những sắc dân chính như Hán, Mông, Hồi,Tạng, còn cả  trăm dân tộc thiểu số khác như Miêu, Liêu, Bách Việt ….. nưã, dù 3000 năm trôi qua, vẫn còn tiếng noí vùng này khác vùng kia? Chữ nghiã vẫn còn trong tình trạng chưa ổn định …. 

Bây giờ xin đan cử chữ “Ngưu”. Ngươì Hán Tộc định cư ở điạ bàn vùng Hoa Bắc, toàn đồi và đất khô ráo, trồng toàn là ngô, khoai, luá mì, luá mạch, cao lương và bo bo, nên ngoài sức ngươì thì còn dùng một loại thú vật thuần dưỡng da mầu vàng để kéo cày kéo bừa nên được goị là hoàng ngưu, nhưng thơì gian về sau, ngươì Hán tộc sinh sôi nẩy nở ra nhiều và mang quân đi xâm lăng về phương Nam vùng Hoa Hạ là một phần đất cuả ngươì Bách Việt. Ngươì Bách Việt văn minh hơn ngươì Hán tộc  đã biết trồng lúa nước, nhưng vì dân số ít, bị thua và bị ngươì Hán tộc đẩy lui về vùng Hoa Nam, vùng đất có nước, nên cày bưà cực hơn vất vả hơn, phải dùng một loại thú lớn hơn Hoàng Ngưu một chút, và mầu da mầu đen, gọi là Thuỷ Ngưu (có địạ phương khác goị là Thanh Ngưu). Thuỷ và Thanh không có nghiã là Nước hay mầu Xanh, vì tiếng có sẵn đã đựợc goị như vậy, nên người Hán dùng luôn cho tiện sổ sách, về sau ngươì Bách Việt có một bộ phận di chuyển về phương Nam lập ra nước Việt Nam, mơí goị con da vàng cày trên đất khô là con Bò, con to hơn cày dươí nước da mầu đen là con Trâu, chớ vơí ngườì Hán thì đều là Ngưu cả. 

Cũng xin noí thêm ba con sông cùng phát nguyên vùng Thanh Tạng, từ dẫy nuí Thiên Sơn, ngay chỗ phát nguyên chẩy theo chiều Bắc Nam qua Na Sa, qua Cẩm Hồng đến tỉnh Vân Nam thì gọi là Lan Thương Giang, đến điạ đầu Miến Điện, Lão Qua thì đổi thành Mê Kông, qua Miên Thái chẩy vào Nam Việt thì đổi thành Cưủ Long. Hoàng Hà mơí đầu chẩy theo chiều Bắc Nam, qua Cam Túc thì chuyển thành Đông Tây, chẩy xuyên qua Hà Bắc, Hà Nam, giưã Hoa Bắc và Hoa Hạ nên ngườì Hán gọi sông là Hà, còn Dương Tử Giang thì chẩy theo chiều Đông Tây qua tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, biên giới giữa hai vùng Hoa Hạ và Hoa Nam, vì thuộc đất cuả ngươì Bách Việt nên sông goị là Giang (và ngươì Hán cũng vẫn giữ y như vậy để khi nào ngươì Bách Việt đoì thì trả lại).

*

Bây giờ xin trở lại vấn đề “Cành trúc la đà”, theo cá nhân tôi được biết giản dị là có nhiều thành phố lớn hoặc nhỏ trên thế giới, cụ thể là Mỹ đi cho nó dễ, có khu phố goị là phồ Tàu (China town), phố Đại Hàn, phố Nhạt Bản, và Phố Việt Nam (Little Sài Gòn). Tỉnh Hà Nội, thành phố Hà Nội, thủ đô Cố đô Hà Nội có một nét đặc thù là gồm có ba mươi sáu phố phưòng, mỗi một phố có nét riêng và đặc biệt buôn bán thì mỗi một phố chỉ buôn và bán một món đặc sản cuả mình mà thôi (tính tới thơì điểm 1954) sau thơì điểm này thì không biết. Ví dụ ngừơì Tàu noí:

Đi từ phố hàng Pồ (Bồ) qua phố hàng Pạc (Bạc) rồi vòng về phố hàng Puồm (Buồm), âm Tàu B thành ra P. Phố hàng Khay bán khay, chén điã bát; phố hàng Bông bán bông, vải vóc; phố hàng Hòm bán quan tài; phố hàng Than bán than bán củỉ … Ngoài ra, những làng thôn ấp chung quanh thủ đô thì tương đối cũng có phần na ná như vậy, như làng Yên Thái thì chuyên là nghề giấy, lúc nào cũng nghe tiếng chầy giã bột giấy, làng Cổ Nhuế theo trong tác phẩm cuả đại văn hào Hồ Hưũ Tường Phi Lạc Sang Tàu thì tuyệt đại đa số dân chúng sống nhờ bằng cài nghề gắp phân, phân ngoài đường, có làng chuyên trồng hoa đào, hoa mai, hoa cúc bán tết, có làng chuyên nhuộm vải, có làng như làng Vòng chuyên làm cốm, thụt luì xuống phiá Hải Dương như Cẩm Giàng chuyên là bánh đậu xanh, bánh khảo (Bảo Hiên Rồng Vàng); ở Ninh Giang thì chuyên bánh gai …

*

Đêm năm canh, ngày sáu khắc, canh một bắt đầu vào khoảng sáu bẩy giờ tối, thơì gian có khi bắt đầu là sáu giờ, nhưng có khi lại đổi thành bẩy giờ, tuỳ theo lịch, giờ Tý canh ba là khoảng từ 11 đến 1 giờ đêm, đêm chia ra làm 5 canh.

Canh một dọn cưả dọn nhà
Canh hai dệt cửi, canh ba thêu thuà …..

Một ngươì dân thường một đêm chỉ ngủ có ba canh (là canh ba, canh tư và canh năm). Từ 11 giờ cho tới năm giờ sáng, trong làng xã có đặt điếm canh để tuần đinh canh gác an ninh trộm cắp, thường thì tập trung ít nhất là ba ngươì, nhiều thì năm ngươì, trong làng xã có chuyện gì xẩy ra thì đáng trống Ngũ Liên (thường là 5 tiếng) thùng thùng – thùng – thùng thùng. Điệu trống này nôm na là trống Gọi, và cứ mỗi một canh 2 giờ thì thay phiên gác, cùng đáng trống sang canh. Canh 1 thì đánh 1 duì trống, canh 2 đánh hai dùi … Còn ngày thì sáu khắc bà con cô bác tự automatic hiểu chớ không ai đánh trống đánh  kèn gì cả? Trường hợp con gà thì cứ rạng đông, sau năm sáu giờ sáng hé ánh mặt trời thì con gà gáy, một hoặc hai ba lần rồi thôi (đi ăn thóc lúa) chớ không có ở không mà gáy mãi ? Noí canh gà là cách noí văn chương cho no huê dạng, cho nó mỹ từ pháp, dù rằng ban trưa, ban chiều cũng đôi khi có tiếng gà gáy? Nhưng noí là canh thì không đúng (không chính xác) vì canh là cố định, nghe tiếng trống hay nghe tiếng gáy thì bà con dân quê biết là mấy giờ, chớ xuân thu nhị kỳ, gáy tào lao, gáy để ve gái, hoặc gáy để khiêu khích gà khác đá chơi ? thì tuỳ hứng?

Có thể hiểu như một khách ngoại quốc đến du lịch xứ mình, ngươì hướng dẫn là một ngươì trẻ tuổi, lịch lãm dẫn du khách đi chơi, thơì gian có thể là chín mươì giờ sáng, đi qua mấy con đường đê,  đường làng, nơi hồ Tây, hồ Bẩy mẫu ... gió thổi, lá trúc phất phơ la đà trên mặt sông, trên mặt hồ, rồi hồi chuông ngân nga từ chuà Trấn Võ thả rơi từng tiếng, thư thái lòng ngươì, ngươì hướng dẫn du lịch bèn nhập đề:

Đây là làng Thọ Xương, chuyên nuôi gà đẻ, ấp trứng, bán trứng, bán gà mai dầu, gà mái tơ, gà con …. đặc biệt là có mấy quán phở gà dai, quán cháo gà đi bộ, và tuyệt chiêu đặc sản là canh miến gà (goị tắt là canh gà), ăn một bát thì đòi ăn hai bát, ăn một lần thì nhớ đời.

Đây là ý nghĩ khôi hài cuả cá nhân ngươì viết cho vui mà thôi. Kính mong trong các vị trưởng thượng độc giả, có vị nào nguyên quán ở làng Thọ Xương, Thọ  Cương (chính gốc Bà Lang Trọc Hà Nội) xin lên tiếng mau mau không thì làng Thọ Xương cũng đi theo làng Khán Xuân cuả cụ bà Đại thi hào Hồ xuân Hương chìm xuống đáy Hồ Tây mất tích. Và để cho đầy đủ bài viết này sợ quí vị hiểu lầm, kinh xin qui vị xin mở web: lieutiensinh.org để đọc bài “Gió đưa cành trúc la đà” cuả giáo sư Vũ Quốc Thúc, và có vị tiền bối trưởng thượng nào ở không (không bận chuyện cơm áo cho  lắm) xin viết thêm bổ sung vào bài này cho rõ ràng để mai hậu đọc thưởng lãm thì quí lắm.

Chu Vương Miện


READ MORE - NÓI LÁO MÀ CHƠI - phiếm luận của Chu Vương Miện

DẬY SÓNG VIỆT NAM - thơ Bình Địa Mộc





DẬY SÓNG VIỆT NAM 



Mai thức dậy thấy mình nằm trên cát
Nghe thầm thào biển hát khúc xa xăm
Con sóng nhỏ buồn chi đêm chao chát
Bước chân về khao khát mãi trăm năm

Mai thức dậy thấy mình ngồi yên lặng
Trước mũi thuyền hướng biển gọi cô đơn
Mành lưới mỏng lạ lùng buông sợi nắng
Con còng xe chập chững cát căm hờn

Mai thức dậy đứng im nghe hơi thở
Ngược vào tim tự thuở biển thăng trầm
Cha một đời ngực trần luôn trăn trở
Nghiêng bên nào cơn đói cũng râm ran

Nên không thể khoanh tay chờ đợi được
Biển chập chùng tàu giặc chiếm ngang nhiên
Cho em khỏi bận chiều lo tóc mướt
Nhuộm chân trời khoác vẽ đẹp thần tiên

Nên không thể mùa nầy còn biển động
Bâu mái chèo bầy trẻ mút tay suông
Mỗi bát cơm ước mơ thành Thánh Gióng
Gốc tre làng hoá cọc Bạch Đằng Giang

Mai thức dậy biển ngập tràn sự sống
Thuyền ra khơi tôm cá ắp đầy khoang
Bởi có thể từ nay ta lựa chọn
Tổ Quốc hay là hạnh phúc cỏn con

Mai thức dậy trùng dương xanh dát nắng
Áo em vàng dệt nỗi nhớ mênh mang
Bởi có thể bên kia bờ biển vắng
Con thuyền nào cũng dậy sóng Việt Nam

Sài Gòn, 22.5.2014
Bình Địa Mộc
READ MORE - DẬY SÓNG VIỆT NAM - thơ Bình Địa Mộc

LỜI DẠY CỦA CHA ÔNG - thơ Hoàng Tấn Trung

Hoàng Trung Ở Thành Cổ Quảng Trị xin gửi đến quý anh chị mấy bài thơ để cùng chia sẻ nỗi lòng với bạn đọc vào những ngày cả nước đang sục sôi về việc Trung Quốc xâm lấn chủ quyền biển đảo của nước ta.

Kính chúc các anh chị luôn khỏe ạnh để mài sắc ngọn bút cùng với trái tim nóng bỏng, cái đầu tỉnh táo để những ngày sắp tới vững vàng cùng với nhân dân cả nước kiên quyết đấu tranh đánh đuổi bọn giặc Tàu xâm lược bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Thân ái

Nhà thơ, nhà thư pháp 
Hoàng Trung 




LỜI DẠY CỦA CHA ÔNG

Hoàng Tấn Trung

Đất nước bốn nghìn năm
Giặc phương Bắc xâm lăng
Đền đài, sách vở thành tro bụi
Đầu rơi, máu chảy ròng ròng!

Đất nước một trăm năm
Giặc phương Tây xâm lăng
Nhà cửa, ruộng vườn tan nát
Thây phơi đầu bãi, cuối sông...

Đọc những trang sử hào hùng
Nhớ lời dạy của Cha ông 
"một thước núi, một tấc sông..."
"Phải kiên quyết tranh biện”  đến cùng
"Chớ cho họ lấn dần"
Nếu ngươi đem làm mồi cho giặc,
thì phải tội tru di (*)

Đất nước đang lâm nguy!
Trên biên giới và ngoài biển đảo
Lũ giặc kia đang xâm lấn dần
Vì cả tin nên bị đánh tráo nỏ thần
Nhớ bài học đau lòng Mỵ Châu - Trọng Thủy

Cha Ông suốt bốn ngàn năm bền gan vững chí
Để núi sông, bờ cõi vẹn toàn
Cho hôm nay con cháu đàng hoàng
"Một dãi đất phương Nam hùng cứ" (**)

Máu con Lạc cháu Hồng đã thấm từng trang sử
" Một thước núi, một  tấc sông, chớ cho họ lấn dần... !"
Xin tạc dạ ghi lòng
Lời dạy của Cha ông!

                        Vĩ tuyến 17 đêm 20/ 7/2010

(*)Trích lược Lời dụ của vua Lê Thánh Tông  từ Đại Việt Sử ký toàn thư
        của Ngô Sĩ Liên"
(**) Ý trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi








XIN CHỚ VÔ TÌNH TRƯỚC HỌA XÂM LĂNG!

Khi giặc Nguyên lăm le ngoài ải Bắc
Vua Trần mở ngay hội nghị Diên Hồng (1)
Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt (2)
Cũng ưu tư tìm kế giữ non sông!

Nay giặc đã xéo dày lên mồ mã cha ông!
Hoàng Sa, Trường Sa máu đào cuộn sóng
Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc lay động
Chúng cướp rồi, chẳng "hữu nghị" gì đâu ?

Vẫn còn đây Hịch Tướng Sĩ năm nào
Lời Hưng Đạo dội vào hồn đất nước
Giặc đã đến nhà lặng im sao được!
Đừng vội tin "mười sáu chữ vàng"?(3)

Muốn dân tin, để "Dân biết -  Dân làm" (4)
Mọi người dân đều có quyền lo vận nước
Giặc âm mưu xâm lăng nếu không liệu trước
Nước xa kia khó cứu được lửa gần!

Hãy giữ lấy niềm tin vốn có ở toàn dân
Chủ quyền quốc gia phải ngày đêm trăn trở
Phải quyết tâm giữ vẹn toàn lãnh thổ
"Nam quốc sơn hà..." , (5) văn hiến bốn ngàn năm

Đừng bạn bè chi với lũ gian tham!
Lời Bác dặn phải "cùng nhau giữ nước"(6)
Phải so gan với kẻ thù truyền kiếp
Yêu hòa bình nhưng chớ hèn ươn!

Cha Ông mình ngời chói bao tấm gương
Đuổi được ngoại xâm nhờ toàn dân đoàn kết
Điều cốt tử phải khôn ngoan, cương quyết
Giặc đến nhà ai cũng phải ra tay.

Người Việt Nam trước vận nước hôm nay
Hãy lắng nghe lời non sông đang vẫy gọi
Trước anh linh TỔ TIÊN-ĐỒNG BÀO-ĐỒNG ĐỘI
Xin chớ vô tình trước họa-xâm-lăng !

                       Quốc Trung 
                        (5/8/2011)

(1) Hội nghị Diên Hồng : Mở năm Giáp Thân 1284 Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2.
(2)Phạm Ngũ Lão: (12551320) là tướng nhà Trần người làng Phù Ủng, Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam)
(3)" mười sáu chữ vàng "  : Tuyên bố về bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc của Giang Trạch Dân
(4)"Dân biết-  Dân làm" : Ý phát biểu của Ô. Dương Trung Quốc tại kỳ họp Quốc Hội khóa XIII
(5) " Nam quốc sơn hà..." : Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt
(6) " cùng nhau giữ nước" : Ý trích từ lời Bác Hồ phát biểu tại tại đền thờ Vua Hùng






READ MORE - LỜI DẠY CỦA CHA ÔNG - thơ Hoàng Tấn Trung

LỜI CỦA MẸ - thơ Thương Yến Tử



LỜI CỦA MẸ

Đừng hát nữa, và cũng đừng ru nữa
lòng MẸ sầu như lá úa mùa thu
đừng nhìn mây than vãn chuyện xa mù
đừng réo rắt nhuộm phiên buồn tháng hạ
hãy đốt cháy những oan khiên nghiệt ngã
bằng lửa lòng bằng hào khí Việt Nam
nắm chặt tay nhau đánh đuổi bạo tàn
tên cướp biển tên xâm lăng man rợ
toàn dân hỡi sử còn ghi đó
nào Đống Đa, Vạn Kiếp với Ngọc Hồi
Bạch Đằng Giang máu thù tanh trên sóng
đến bây chừ còn đó chưa phai
hãy nhóm lại ngọn lửa hồng bất khuất
đã nguội rồi từ dạo hết binh đao
biển đảo thân yêu sóng dậy lao xao
phải gìn giữ, phải dang tay gìn giữ
toàn dân hỡi hãy một lòng quyết tử
lấy máu đào rửa hận non sông
đầu đội trời, chân đạp đất hiên ngang
để không thẹn với Tổ Tiên dựng nước

                                       22/5/2014
                                   thương yến tử
READ MORE - LỜI CỦA MẸ - thơ Thương Yến Tử

TÔI KHÔNG THẤY TÔI - Chùm thơ Như Thu




TÔI KHÔNG THẤY TÔI



Khi xưa chưa học Thiền

Tôi luôn luôn thấy Tôi

Từ sáng cho đến tối

Không bao giờ quên … Tôi



Từ lúc đang nằm nôi

Cái Tôi đã có rồi

Nếu không ai vỗ về

Là tôi khóc thét thôi



Sau đó, tôi lớn khôn

Cái Tôi càng tăng dần

Tôi luôn muốn được hơn

Nếu không, sẽ dỗi hờn



Khi sống trong gia đình

Tôi muốn tôi làm chủ

Khi tiếp xúc bên ngoài

Tôi vẫn muốn có oai



Nhưng sau khi học Thiền

Tôi thấy tôi đã sai

Vì Cô tôi đã dạy

Phiền não từ cái Tôi



Cái Tôi từ tâm ra

Biết vậy chẳng lơ là

Dẹp cái Tôi  đi thôi

Vô Ngã là không Tôi.

                                                                                                         



Ở ĐÂY, BÂY GIỜ



Mấy ai trẻ mãi không già?

Mấy ai không bệnh dù là hèn sang

Dầu cho lo lắng thở than

Thời gian nhẹ lướt chẳng màng thế nhân

Thôi thì hãy liệu tâm thân

Cho nên chớ có băn khoăn ích gì?

Làm sao quên “Cái tôi” đi

Xa ngay dính mắc, phân bì, chê bai…

Cũng đừng cố chấp đúng sai

Một mình gánh vác hai vai quá nhiều

Khiến tâm nghiêng ngã mọi chiều

Tạo thêm phiền não thêm nhiều sân, tham…

Nếu như cứ mãi càm ràm

Tìm về quá khứ tâm làm sao yên?

Tương lai thì lại vô biên

Lòng hay mong muốn, ưu phiền sanh ra

Hôm qua, là chuyện hôm qua

Đừng nên hoài niệm như là người say

Ngày mai, chuyện của ngày mai

Mong cầu gát lại tương lai đừng chờ

Biết rằng hiện tại, bây giờ

“Ở đây” chỉ có "bây giờ” mà thôi.





LỜI CÔ DẠY



Nhân sinh lắm cảnh thăng trầm

Đêm đêm vò võ âm thầm tủi thân

Tâm còn vương vấn bụi trần

Ước gì gội rửa dần dần sáng trong



Cô dạy:” Chớ có cầu mong

Lăng xăng, xao động khiến lòng chẳng yên

Quẳng ngay đôi gánh ưu phiền           

Xót xa, buồn tủi triền miên ích gì?”



Quyết tâm chọn lấy đường đi

Đường Thiền chung bước khó chi đâu nà!

Bụi trần rồi sẽ nhạt nhòa

Chợt bừng tỉnh giấc đời là sắc không…

                           Như Thu
READ MORE - TÔI KHÔNG THẤY TÔI - Chùm thơ Như Thu