Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, March 2, 2023

NGỤ NGÔN Ê-DỐP (127-130) _ Ngọc Châu phỏng dịch sang thơ song thất lục bát

 


127. The Wolf and the Shepherds

A Wolf, passing by, saw some Shepherds in a hut eating a haunch of mutton for their dinner. Approaching them, he said, "What a clamor you would raise if I were to do as you are doing!"


127. Con sói và người chăn cừu

Sói đi ngang qua căn lều tạm

Nhìn vào trong thấy đám chăn cừu

Đang ăn bữa tối rất siêu

Thịt thăn, khoai nấu đùi cừu thơm ngon

Lại gần, Sói to mồm lên tiếng:

Các ông rồi mở miệng sao đây

Một khi chính là sói này

Bắt cừu mở tiệc no say bày đàn!!”


128. The Dolphins, the Whales, and the Sprat

The Dolphins and Whales waged a fierce war with each other. When the battle was at its height, a Sprat lifted its head out of the waves and said that he would reconcile their differences if they would accept him as an umpire. One of the Dolphins replied, "We would far rather be destroyed in our battle with each other than admit any interference from you in our affairs."


128. Cá Heo, cá Voi và cá Trích

Cá Heo cùng cá Voi kịch chiến

Chúng đánh nhau khốc liệt bạo tàn

Đúng khi đỉnh điểm nguy nan

Một con cá trích to gan xen vào

Cưỡi sóng, cất đầu cao can gián

Nói rằng có phương án giải hòa

Nếu như Voi, Heo hai nhà

Trọng tài công nhận chỉ là Trích thôi

Một cá Heo tức thời đáp lại:

Chúng tao thà thân bại lực tàn

Không thèm chấp nhận gián can

Của loài nhãi nhép gầm bàn trốn chui…


129. The Master and His Dogs

A certain man, detained by a storm in his country house, first of all killed his sheep, and then his goats, for the maintenance of his household. The storm still continuing, he was obliged to slaughter his yoke oxen for food. On seeing this, his Dogs took counsel together, and said, "It is time for us to be off, for if the master spare not his oxen, who work for his gain, how can we expect him to spare us?'

He is not to be trusted as a friend who mistreats his own family.


129. Ông chủ và lũ chó

Bị trói chân vì mưa bão mãi

Chủ nhân đành ở lại quê nhà

Đầu tiên giết lũ cừu, gà

Sau rồi dê - để cả nhà bụng no

Trời vẫn cứ mưa to mù mịt

Ông ta đành mổ thịt đôi bò

Vốn chung ách kéo xe to

Dùng làm thực phẩm lưu kho mấy ngày

Mấy con chó lúc này bàn bạc:

“Bọn mình phải dứt khoát chuồn ngay

Ngay đôi bò vẫn kéo cày

Còn toi – đâu có vận may cho mình?”

Mới hay làm chủ gia đình

Rất cần cân nhắc việc mình gây ra


130. The Three Tradesmen

A great city was besieged, and its inhabitants were called together to consider the best means of protecting it from the enemy. A Bricklayer earnestly recommended bricks as affording the best material for an effective resistance . A Carpenter, with equal enthusiasm, proposed timber as a preferable method of defense. Upon which a Currier stood up and said, "Sirs, I differ from you altogether: there is no material for resistance equal to a covering of; and nothing so good as leather."

Every man for himself.


130. Ba vị thương gia

Thành phố bị bao vây rất chặt

Công dân được triệu tập luận bàn

Để tìm biện pháp chu toàn

Diệt thù, bảo vệ bình an dân lành

Chủ hãng gạch rất nhanh kiến nghị

Rằng gạch là vũ khí tuyệt vời

Khi dùng phòng thủ nơi nơi

Chủ hãng Mộc cũng kịp thời nêu ra

Rằng Gỗ mới chính là vật liệu

Để ngăn ngừa các kiểu tấn công

Chủ hàng da không tán đồng:

“Phủ bằng da mới trông mong an toàn”..

Thấy rằng nước lụt, lửa lan

Không bằng lời lãi ngành hàng quí ông…


Người dịch: NGỌC CHÂU

READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP (127-130) _ Ngọc Châu phỏng dịch sang thơ song thất lục bát

TÌM TA... – Thơ Tịnh Bình


 
               Nhà thơ Tịnh Bình


TÌM TA...
 
Tìm ta... chẳng thấy ta đâu
Hình hài tứ đại lâu lâu lại nhìn
Những là cao thấp đẹp xinh
Trắng đen gầy béo tùy hình phù hư
 
Tìm ta... góc nhỏ riêng tư
Tìm trong cười khóc khi vui khi buồn
Khi mừng khi giận khi thương
Chỉ là cảm thọ đâu tuồng thật ta?
 
Tìm ta... lá cỏ nhành hoa
Nơi nguồn suối mát ngân nga chiều hè
Tìm ta... hạt cát nằm nghe
Rì rào sóng vỗ hát lời triêu dương
 
Một ta sinh diệt vô thường
Một ta bất biến niềm thương dạt dào
Bao la đất thấp trời cao
Pháp thân bản thể hòa vào mênh mông...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)
 
READ MORE - TÌM TA... – Thơ Tịnh Bình

QUÂN TỬ “CHUNG QUỐC” - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Cái nước bây giờ "hiện đại" có hình con gà Mái dầu là gồm có nhiều nước nhỏ lận cận bị sát nhập cố tình hay vô ý, từ cung cách sống đến ngôn ngữ phong tục tập quán cũng hoàn toàn khác xa người Háng tộc, người Háng thoạt kỳ thủy chỉ hiện diện cư ngụ ở vùng Hoa Hạ là miền đông bắc Hoa Lục tức là từ tỉnh Hà Bắc nước Yên cũ [ải địa đầu là Sơn Hải Quan tiếp giáp với Mãn Châu] , bên trái là tỉnh Sơn Tây nguyên là nước Triệu cũ có ải Nhạn Môn Quan tiếp giáp với Hung Nô Mông Cổ, bên trái nữa là tỉnh Thiểm Tây tiếp giáp với Hồ sau là Tây Hạ, phía dưới tỉnh Hà Bắc là tỉnh Sơn Đông của nước Tề cũ  nhưng phía đuôi nước Tề là nước Lỗ của Đức Khổng Tử và bên cạnh phía trái là nước Lương Ngụy tức tỉnh Hà Nam [Đông Đô của nhiều triều đại].
 
Người Việt Nam vốn coi thường người Háng, là một dân tộc chỉ có cái Háng Rộng đẻ nhiều, cũng như người Mông Cổ thì chỉ có cái Mông và cái Cổ. Hai thứ người này không có cái đầu, người Háng tệ hơn người Mông nhiều, cái miệng thì lúc nào cũng nói nhân nghĩa, lúc nào cũng Khổng viết, Tử viết, nhưng thực tế làm dân toàn là thứ ăn hại lười biếng và ngu dốt, làm quan thì toàn là tham nhũng hối lộ, sản xuất ra cái gì thì cũng tòan là đồ giả, toàn là bắt chước ăn cắp công trình của người khác dùng dăm bữa nửa tháng là qui đăng quăng đi, nên cái thủa ban đầu thì người Việt  gọi họ là giặc Ngô [vì thời Tam Quốc, Việt Nam ở trong vùng cai quản của người Ngô] thành ra cái gì từ phương Bắc đưa qua đều có chữ Ngô kèm theo, ví dụ như Bí Ngô [tức bí đỏ, bì rợ] bắp Ngô, chè Ngô, chó Ngô, Bình Ngô đại cáo... Sau đến thế kỷ thứ 16, di thần nhà Đại Minh bỏ của chạy lấy người là các thượng tướng như Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên.... xin về với chúa Nguyễn, lúc đó thì di tản bằng tàu, nên người Việt gọi họ là người Tàu, còn thêm chữ Ba, có nghĩa Việt Nam là anh Hai còn Tàu là chú Ba Tàu, mới đây thì các hàng hóa có xuất xứ từ Hoa Lục đều mang nhãn hiệu "made in ChaiNa".
 
*
Quân tử Tàu có hai loại Văn và Võ , một dịp nào khác chúng tôi se lạm bàn về Quân Tử Tàu Văn, nó giản đơn hơn cái bài đương viết đây vì nó là thuộc vào loại Quân Tử Tàu Võ. Qua các tình tiết của các bộ truyện Ba Tàu còn lưu truyền tới bây giờ đa số là truyện dã sử, các thuyết thoại nhân là những người kể truyện trong các tửu quán, khách sạn nhà trọ, tuy các triều đại phong kiến rất ư là độc tài, nhưng cái loại kể truyện rong này thì lại hoàn toàn tự do, nói phét nói lác nói dông nói dài nói sao cũng đặng miễn là có tiền mua đồ ăn đút vào mồm là hảo lớ không có ai bắt bớ gì lôi thôi!
 
Thành ra các anh hùng hào kiệt thời danh thời thượng cũng đều do các sư phụ có trình độ học vấn Cao Trung tức là chưa tới Đại Học, hoặc là thi Hương rớt trình độ chỉ tú tài đẻ ra, chả có vị nào có học vị cao mà nhẩy vào cái nghề thuyết thoại nhân này cả, sau này qua đến nhà Minh thì phát triển về bộ môn tiểu thuyết, nên các nhà văn mới mua lại những bộ truyện cũ "đầu voi tai chuột", san định hiệu đính lại cho có vẻ văn chương và có đầu có đuôi ?
 
Cung cách Quân Tử Tàu Võ cũng có phần đặc thù, chúng tôi mô tả cuộc chiến "Tam anh chiến Lữ Bố"  tức là phe bát lộ chư hầu do minh chủ Viên Thiệu chủ trì thì có ba vị anh hùng Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi đánh nhau với Lữ Ôn Hầu Lữ Bố. Lữ Bố lệnh cho quân bên mình lấy bột phấn trắng rải vẽ thành đường thẳng trên sân cỏ, quân lính ngựa xe tướng sĩ đều phải đứng sau vạch phấn trắng này, không được tự tiện bước qua, không được tiếp ứng dù có thua hay chết cũng đứng y như thế, trái lệnh chém không tha?  và bên phía Bát lộ quân cũng y như vậy, chỉ có tướng đánh với tướng, còn toàn quân cả hai bên chỉ được đứng coi chơi, bàng quang như coi hai con Bò Tót, hai con Trâu mộng húc nhau, hay hai con Gà đá độ, hay hai con Chó Điên cắn nhau mà thôi! Mới đầu thì chỉ có một mình Trương Phi đấu với Lữ Phụng Tiên. Lữ Bố nói:
-Nếu chỉ có một mình tướng quân thì ta đánh tay không
cũng không sao?  Nói rồi quăng thanh Thiên Phương Hoạ Kích xuống đất, đánh nhầu chừng 40 hiệp thì Tướng Trương Dục Đức không thể thắng nổi và Quan Vũ phóng ngựa ra tiếp tay, tiếp sức, ra tới hiện trường thì Quan Vũ hoành đao lại nhìn Lữ Bố nói  
-Kính mời Lữ Ôn Hầu thu cầm kích lại thì Quan mỗ mới hầu đánh tiếp được, chớ tiếp tục mà đánh tay không kiểu thế này thì Vũ này có thắng cũng không vẻ vang gì ? Nghe vậy, Lữ Bố móc trong túi ra một sợi nhuyễn tiên, quay quay vài cái cuốn cây Họa Kích dưới đất vào tầm tay. Rồi ba người quần thảo, thêm 40 chục hiệp nữa vẫn hòa cả làng. Thấy đứng không cũng kỳ cục, Lưu Huyền Đức cũng phải nhẩy vào cuộc chiến. Thấy dùng hai thanh Cổ Kiếm không ăn ai, Lưu Bị dùng một sợi dây dài cỡ 6 thước " bằng hai thước tây" mỗi đầu cột một chiếc giầy của mình, cách đánh giống như roi nhị khúc. Lữ Ôn Hầu phần lo đỡ gạt mâu và đao của hai người em cực kỳ gay go, thì thấy chỗ nào trống và hở thì Lưu Bị bèn phóng ngay chiếc giầy vào đó, cho Lữ Bố nhột nhạt chơi.  Quần thảo một chập thì hai bên bình tài. Lưu Bị nói:
- Bây giờ thì cũng tối rồi, thôi chúng ta lui binh dưỡng sức, ngày mai đánh nữa?
Lữ Phụng Tiên đáp:
-Ba đánh một chẳng chột cũng què. Mà ba vị đánh cũng tận sức rồi,đánh chác gì nữa. Ngày mai hay đến tết Ma Rốc đánh thì cũng huề cả làng thế thôi.
 
*
Ngoài chiến trường có nhiều trường hợp ngoại lệ, mà chỉ có chiến tranh ở Chung Quốc mới có, chả hạn như quân thua, tướng chết, lương thực cạn kiệt chờ chết, quân địch kéo tới uýnh, thì tướng thủ thành bèn lệnh cho treo ở cửa địch lâu một  bảng "Miễn Chiến Bài" tướng địch thấy tấm bảng này treo lên, thì lẳng lặng cho quân binh rút lui tức thì. Tình trạng hưu chiến này kéo dài khoảng 1 tuần thì quân địch lại kéo tới, quân trong thành có quyền treo Miễn Chiến Bài đủ 3 lần. Đến khi nào mà tướng ngoài thành no o.kê  thì bèn rút tên lắp vào cung bắn một phát hay nhiều phát cho nó rơi hoặc vỡ tấm bảng "Miễn Chiến Bài" có nghĩa là không chịu nhường được nữa phải uýnh thôi. Hoặc ngược lại trong thành mở cửa cho một tướng phóng ngựa chạy ra tính thoát khỏi trùng vây, thì tướng giặc bèn ngăn lại và hỏi đi đâu? Thì được trả lời ngắn gọn rằng: "đi về Tràng An mộ thêm quân và mang thêm lương thực để uýnh tiếp". Không cần suy nghĩ, tướng giặc ra thủ lệnh mở một quãng trống trong những vòng vây trùng trùng điệp điệp để người ngựa đi qua để về cầu viện .
 
Bây giờ xin trở lại với cuộc chiến giữa Quan Vân Trường và tướng Hoàng Trung của Tây Xuyên, nói dăm điều ba chuyện quảng cáo về thành tích của mình, rồi ngựa giao đầu, giáo đao chạm nhau. Đánh được dăm ba hiệp thì bỗng dưng con ngựa của tướng Hoàng Trung khi không ngã lăn đùng bổ ngửa ra, hất tướng Hoàng Trung văng xuống đất. Khi đó Quan Công chỉ cần vớt nhẹ Thanh Long Đao là đầu và người của tướng Hoàng Trung mỗi nơi mỗi nẻo? Nhưng hoàn toàn không, Quan Vũ bèn dừng ngựa và hoành đao lại rồi nói:
-Cũng xế chiều rồi, tướng quân về quân doanh ngơi nghỉ bồi dưỡng. Mai kiếm con ngựa khác, rồi ra trận chúng ta sẽ gặp lại nhau.
 
Nói xong là chia tay, ngày mai gặp lại, đao qua giáo lại. Hoàng Trung đâm bậy một giáo và phóng ngựa bay qua cầu, Quan Vân Trường cỡi Xích Thố đuổi theo, vừa tới đầu cầu thì Hoàng Trung rút tên bắn vèo ra một mũi, trúng ngay chỏm mũ cũa Quan Công, bắn cảnh cáo chớ không bắn chết?
 
Đó là đại loại những vị tướng tài thuộc vào loại các quân tử Chung Quốc thời Trung Cổ và thời Cận Đại, còn chuyện chiến trận thật giả ra sao? thì người viết bài này dơ cả hai tay đầu hàng, vì truyện của Ba Tàu chỉ tường thuật chung chung là như thế đó?
 
Chu Vương Miện
 
READ MORE - QUÂN TỬ “CHUNG QUỐC” - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện

LỜI BIỂN GỌI - Chùm thơ Lê Thanh Hùng

 

Nhà thơ Lê Thanh Hùng

Lời biển gọi


Gói lại giấc mơ, tan tầm nước đổ

Trôi cỏ hoa, đang phiêu lãng quanh đời

Đâu biết có bao nhiêu điều vụng dại

Vẫn như còn giăng mắc đó, người ơi

                        *

Con sóng ru bờ, ngượng ngùng đánh võng

Đang thì thầm gì đó với dây neo

Con thuyền nhỏ, đồ chừng như gắt gỏng

Cứ lần khân ngang lưng sóng kỳ kèo

                       *

Gió thốc xối dập dờn, con nước lớn

Dùng dằng thuyền, đậu bến ngóng xa khơi

Trên bãi ngang, chỉ còn con sóng dợn

Ráng hoàng hôn, rợn ngợp phía chân trời

                       *

Nghe quặn thắt lòng thuyền trong huyễn mộng

Sóng lấp đầy trên bãi, những dấu chân

Con còng gió giương mắt tròn lóng ngóng

Vệt sóng loang trên bãi vắng phân trần

                        *

Xếp gọn giấc mơ, úa màu châu thổ

Thả trôi trên sóng biếc, sẽ về đâu?

Mây tứ xứ có bay ngang đồi cổ độ

Nhắn giùm đi, lời của mộng ban đầu …



Thăm quê anh đi em ơi


Về thăm quê anh đi!

Nắng mùa này đẹp lắm

Sông cạn mùa, chảy chậm

Như không vướng bận gì

              *

Về thăm đi nghen em!

Mùa Thanh long chín đỏ

Lung linh ngày lộng gió

Còn ướt đẫm sương đêm

              *

Luống đất vỡ, mùa sang

Chảy tràn màu nắng mới

Cỏ non tơ, khơi gợi

Một ngày vui, nồng nàn

              *

Người nhà anh hồn nhiên

Chắc vui mừng, em đến

Các em nhìn trìu mến

Sẽ nói cười huyên thuyên

              *

Nghĩ ngợi chi sâu xa

Mà ngồi cười như vậy

Thiệt tình, đâu đưa đẩy

Theo anh về đi mà …



Nắng lên rồi, em đã đến chưa?


Để ngắm bình minh trên Mũi Nhỏ

Nghe sóng vỗ trong Đá Hang gọi gió


Vi vút rừng Găng còi cọc lưa thưa

Đưa em qua bãi Từ Bi, nồng nàn mùi thuốc bắc

Cùng nhau về thăm quê mẹ, một ngày xưa…



Em vội vã, ngược hướng mặt trời trĩu trịt


Dặm đường xa, lấm tấm giọt mồ hôi

Đường cát trắng, gót chân son cuống quýt


Mà bến thời gian cứ mãi miết trôi

Vạt nắng đổ phía bên kia đồi lấp lóa

Ngỏanh mặt nhìn quanh, đâu đó có đôi…


Lê Thanh Hùng

    Bắc Bình, Bình Thuận


READ MORE - LỜI BIỂN GỌI - Chùm thơ Lê Thanh Hùng

Chùm ảnh HOA HYACHING - Chu Vương Miện

Bấm chuột vào hình để phóng to.










 

READ MORE - Chùm ảnh HOA HYACHING - Chu Vương Miện