Hoa đào Đà Lạt |
“Khứ niên kim nhật
thử môn trung,
Nhân diện đào hoa
tương ánh hồng,
Nhân diện bất tri
hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu
tiếu đông phong.”
Thôi Hộ nhìn người đẹp, có gương mặt
rạng rỡ như hoa đào nên đặt tên một loài hoa là "Nhân diện đào hoa".
Có rất nhiều loại hoa trên thế giới.
Hoa mọc khắp mọi nơi. Hoa thiên nhiên, hoa do con người trồng. Hoa trên cành, hoa
trên vách đá, vách núi, hoa trên đất và hoa mọc cả dưới lòng sông, lòng biển.
Hoa nở giờ giấc cũng khác nhau. Có hoa
nở ban ngày, có hoa nở về đêm, hoa mười giờ v.v...
Hoa dùng để tô điểm cho cuộc đời thêm
tươi sáng và hoa làm đẹp cả lòng người.
Tục xưa tin rằng hoa Đào trừ được ma
quỷ do tích cũ của hai vị thần Uất Lũy và Thần Trà .
Hoa Đào luôn đem lại cho mọi người
những ý tưởng tốt lành giấc mơ đẹp. Hoa làm đẹp cho phòng khách và hoa Đào, hoa
Mai nở cho ta thấy mùa Xuân đang đến.
Hoa
Đào có rất nhiều giống như: Oan ương đào,Thọ tinh đào, Thủy tinh đào, Nhật
nguyệt đào, Mỹ nhân đào và Nhân diện đào.
Ở Đà Lạt, trên núi Lang Biang (Lâm Viên)
còn có hoa Đào dại mọc hoang trong rừng. Cứ mổi năm đến độ gần Tết hoa Đào lại
nở rộ báo hiệu Tết sắp đến. Cây anh đào mang đặc tính của thực vật miền ôn đới
mùa Thu, cây trút lá bắt đầu nghỉ đông, cây trơ lại cành. Hoa Anh Đào ở Đà Lạt
khác với hoa Anh Đào ở Nhật Bản. Nó có tên: Prunus Cerasoides, hoa có 5 cánh
đơn giống như hoa Mai (Creasus).
Hoa Phong Lữ |
Ở Đà Lạt còn có hoa Cúc nở quanh năm. Có
tất cả trên 20 thứ Cúc khác nhau như: Sans-souci (Không ưu phiền), Hortcusia (hoa
Cẩm tú ), Pense'e (hoa Học trò), Oeillet (Cẩm chướng), Cosmos (Bươm bướm), Violette (hoa Tím), Immortelle (hoa Bất tử ), Arum (hoa Cuốn kèn)
.v.v... Có một ít loài hoa có nguồn gốc từ Mể Tây Cơ, Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu
Âu. Khi du nhập vào Việt Nam lại có tên Việt như :Hoàng Anh (Verge d'or), Thược
Dược (Dahhia), Thu Hải Đường (Begonia rex), Dạ Hợp (Maguelia), Mỏm Sói (Gueule
de loup), hoa Lồng đèn ( Fuchsia), Phong Lữ (Geranium), Xác Pháo (Sauge
Eclatante ), Sen đá (Joubrabe des toits), Sen cạn (Capucine).
Người ta phân tích hoa rất nhiều loại. Nếu
tính ra thì trên thế giới có hơn cả một trăm ngàn loại hoa, chúng ta không thể
biết để kể ra cho hết được.
1/ Vương Giả Chi Hoa:
a/ Hoa Lan: được ban tặng "Vương
giả chi hoa" tức là chúa các loài hoa.
Phong Lan: Bám vào cây khác để
sống.
Thạch Lan: Lan bám vào vách đá, núi
cao để sống.
Lan địa sinh: Mọc trên lá và đất
bùn.
Lan hoại sinh: Có rất ít hoặc không
có diệp lục tố và mọc trên hoại thể thực vật khác. Ở Việt Nam (rừng Cúc Phương)
có Lan gót tiên. Mặt trong hoa màu hồng, mặt ngoài có chấm màu tía.
Phi điệp kép: Hoa to rất đẹp, màu
hồng, họng hoa điểm màu tía, mọc thành từng chùm.
b/ Hoa Huệ : Bao hoa hình phểu, màu trắng nở 4
mùa huơng thơm tỏa thơm ngát về đêm, rất dể chịu. Hoa này ở Á Châu phần nhiều
chỉ dùng cho tang lễ, cúng kiến hay trong chùa, nhà thờ. Tuyệt đối không tặng
nhau hoa Huệ.
" Huệ, Lan sực nức một
nhà,
Tình cay đắng, lại mặn mà hơn
xưa"
c/ Hoa Mẫu Đơn: Một lòai hoa đẹp, to
bằng cái chén có 4 màu: trắng, đỏ, vàng,
tía. Ở Trung Quốc thời xưa họ Diên trồng được hoa màu vàng nên gọi Huệ "Diên
Hoàng". Còn họ Ngụy trồng được hoa màu tiá thì goi là "Ngụy Tử "
Người thời xưa rất qúy hoa mẫu đơn,
nên gọi là "Vương Hoa" hay có nơi gọi là "Phú Qúy Hoa" để
chỉ sự giàu sang.
"Thược Dược khó mươi phần tươi tốt,
Mẫu đơn khoe hết lực giàu sang ." (Ng.H.)
Mẫu đơn còn tượng trưng cho người con gái
đẹp" Quốc sắc thiên hương "
"Đã nên quốc sắc thiên
hương ,
Nụ cười này hẵn, ngàn
vàng chẳng ngoa."
Cho nên truyền thuyết vua Minh Hoàng đời
Đường có lập một cái vườn Thượng Uyển ngày đêm vua cùng Dương Qúy Phi thưởng
thức hoa Mẫu Đơn.
"Mây
mưa mấy giọt chung tình,
Đình trầm hương, khóa một
cành Mẫu Đơn." (NG.G.TH.)
2/ Phú Hào Chi Hoa:
Hoa Tường Vy (Hồng Huế) |
Người Châu Âu cho loài hoa Hồng đẹp hơn
cả, có nhiều tác phẩm ca ngợi hoa Hồng ở châu Âu. Có trường hợp ở nước Anh hồi
thế kỷ 15 đã xẩy ra cuộc chiến gọi là "Cuộc chiến hoa Hồng" tranh dành
ngôi vua giữa hai dòng họ Landcaster và York .
Còn phương Đông cho hoa Hồng là lẳng lơ (Liễu ngỏ hoa tường), ví như con gái phận bạc như hoa hồng vậy.
"Em nay là khách sang sông,
Hoa mùi ấm cội, hoa hồng say
sưa."
b/Hoa Mai: Có hai loại hoa Mai: Hoa mai
Vàng, và hoa Mai trắng. Các thi sỉ thường cho hoa Mai là hoa khôi vì nó nở vào dịp
TẾT về . Mai vàng thuộc họ "Lão Mai." Hoa Mai trắng thuộc họ "Phụ
Mận"
c/ Hoa Cúc : Những giống Cúc được
trồng phổ biến là Cúc vàng có hoa to cánh mềm, màu vàng rực rỡ. Cúc có Cúc
Hoàng Kim, Cúc Đại Đóa. Hoa Cúc tỏa hương thơm dịu.
Đức Khổng Tử đả đặt cho danh hiệu "Niềm
vinh quang của mùa thu" cách đây hơn 500 năm. Người Nhật coi Cúc là người
bạn tâm tình. Còn Thụy Sỉ, Bỉ thì dùng hoa Cúc để viếng mộ.
"Nét buồn như màu Cúc, điệu gầy như
Mai".
3/ Quân Tử Chi Hoa: Hoa Sen.
Hoa sen có hương thơm ngát và dáng đẹp. Người Việt Nam chúng ta coi sen là biểu tượng của người quân tử. Hoa sen còn chưng nhiều ở các lể của các chùa chiền và gia đình Phật Giáo.Tượng trưng cho sự thanh cao, thanh khiết, sự trong sáng của tâm hồn.
Hoa sen có hương thơm ngát và dáng đẹp. Người Việt Nam chúng ta coi sen là biểu tượng của người quân tử. Hoa sen còn chưng nhiều ở các lể của các chùa chiền và gia đình Phật Giáo.Tượng trưng cho sự thanh cao, thanh khiết, sự trong sáng của tâm hồn.
"Trong
đầm gì đẹp bằng sen,
Lá
xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng".
Người quân tử có tính khí khác thường,
lấy lượng rộng để cư xử với mọi người trong xả hội, nên có câu :
"Người
quân tử khách hồng nhan,
Càng
khôn, càng rộng, tao đoan càng dài ".
Hoa vạn thọ có nhiều lọai hoa. Loại
cây cao, hoa to, màu vàng, màu đỏ, còn có loại cây thấp hoa màu vàng, giống lùn,
hoa nhỏ có viền cánh hoa màu đỏ. Cùng họ có hoa Mồng gà, Hoa nở ngày
Ba loại hoa trên được gọi là hoa Bình
dân. Hay Bình dân chi hoa. Người ta ưa dùng trong những ngày Lễ, Tết, Hội
v.v...
Nói đến hoa thì không thể nói hết.
Những người con gái cười tươi như hoa, đó là những hoa biết nói, hoa này thì
cũng biết bao văn, thơ thi sỉ, nhạc sỉ diễn tả qua bao hình thức nội dung để ca
ngợi cái vẻ đẹp muôn thuở của người con gái.
"Đưa em lên vùng hoa Anh
đào,
Trời mùa Đông, Đà Lạt ở trên cao,
Em khép nép vào vai anh ru giấc mộng,
Biến yêu thương thành nắng ấm cõi lòng.
*
* *
Ối! Đà Lạt ngàn hoa vươn sức sống,
Kim, dáng gầy, anh ôm trọn đầy tay.
Tìm một cỏi yêu thương mình chợt thấy,
Em ơi em, kiếp này có đọa đầy,
Anh vẩn nói, yêu em trọn vòng tay.”
Lê Hoàng
lehoang32@ymail.com