Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, June 24, 2014

THƠ CẢ CHÙM - Chu Vương Miện




Dơi

chân bám trên cành cây
đầu quay xuông dươí đất
đít cũng như đầu
sống nhờ vào bóng đêm
chim không ra chim
chụột không ra chuột
đứng về bên nào phe nào
cũng thiệt


Chim cánh cụt

1 năm 1 lần đi
để sanh
1 năm 1 lần về
để sống và để chết
trọn vẹn trên băng tuyết


Chim đà điểu


cũng mang tiếng là loài chim
cũng mang 2 cánh
chỉ biết cuí đầu 
chạy ù trên cát


Quạ

1 lũ đen thùi lùi
hớ ra là trộm cắp
đớp gà con
cả đời chỉ biết há mồm
kêu quàng quạc


Cú vọ

chuyên sống về đêm
ăn toàn thứ đồ chết
cú mèo kêu rất buồn
càng nghe càng bi thiết
cú cú cú bổ 3
thoáng nghe đã mệt

Con rệp

vừa hôi vừa dẹp lép
chuyên hút máu ngươì
sống luồn lọt dưới vạc giường
trong vách
chả bao giờ ló mặt ra
toàn âm thầm thậm thụt


Chu Vuơng Miện
READ MORE - THƠ CẢ CHÙM - Chu Vương Miện

Tản mạn về GIẢI BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI (WORLD CUP) - Lê Hoàng

(Tiếp theo)




Tại đại hôi FIFA nhóm họp ở AMSTERDAM năm 1928 đã thông qua nghị quyết tiến hành đều đặn cứ 4 năm một lần FIFA sẽ tổ chức giải bóng đá vô địch trên thế giới, các quốc gia hội viên đều có quyền tham gia thi đấu vòng loại, không phân biệt đội bóng nghiệp dư hay chuyên nghiệp.

Ban đầu tên chính thức của giải được gọi là: CÚP THẾ GIỚI, sau đó lại đổi: CUP JULES RIMET (tên của vị chủ tích đầu tiên) và hiện nay đã chính thức đổi lại thành: GIẢI VÔ ĐỊCH BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI.

Theo các văn kiện chính thức của FIFA thì từ năm 1970 trở về trước, đội bóng vô địch thế giới được trao cup vàng là một bức tượng nhỏ Nữ thần chiến thắng NIKE gọi là tượng “NỮ THẦN  VÀNG”. Chiếc cup này được người thợ kim hoàn A.Lefler, Paris, đúc bằng vàng nguyên, nặng 1,8kg, đế bằng đá hoa cương nặng chừng 4kg. Trị giá vào thời đó là: 10,000 dollars Mỹ, được hoàn thành vào năm 1928 do FIFA đặt hàng.
  
Quy định trước đó cup vàng được trao cho Liên Đoàn bóng đá quốc gia có đội tuyển đoạt chức vô địch bóng đá thế giới, rồi sẽ trao lại cho FIFA trước  khi tiến hành vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới lần sau. Nhưng, nếu có đội tuyển nào có thể đoạt chức vô địch ba lần đoạt chức vô dịch thì sẽ được giữ luôn cup vàng  vĩnh viễn. Năm 1970 Cup vàng nữ thần được thuộc về Liên Đoàn bóng đá Brazil.
   
Sau đó, FIFA đặt một chiếc cup mới có tên là “Cup thế giới FIFA”. Cup này sẽ trao luân lưu cho các đội bóng vô địch. Nhưng nếu đội nào vô địch, FIFA sẽ tặng một cup tương tự được thu nhỏ lại để làm kỷ niệm. Còn cup chính thức chỉ giữ được hai kỳ thế giới  rồi phải trao lại cho FIFA để tặng cho đội vô địch kỳ sau.
  
Cup mới sau này mang hình hai chàng trai với cánh tay đưa lên đở lấy quả địa cầu. Cup này cũng đúc bằng vàng thật trị giá 20,000. Dollars Mỹ, cao 36cm, nặng 5kg. Do một người thợ kim hoàn Bertoni ở thành phố Milan- thuộc nước Ý đúc theo mẫu sáng tác của nghệ sĩ Italia là Silvio Gazanhigo.

Trong vòng chung kết, 11 cầu thủ của của đội bóng đoạt chức vô địch thế giới được thưởng huy chương vàng, cầu thủ đội thứ nhì được thưởng huy chương mạ vàng, các đội cầu thủ thứ ba được thưởng huy chương bạc và các cầu thủ thứ tư được huy chương đồng.

Giải bóng đá vô địch thế giới được chia làm 2 giai đoạn:
1/ Vòng đấu loại.
2/ Vòng chung kết.

Các trận đấu loại được tiến hành trong các bảng do ban tổ chức sắp xếp (Có tính đến yếu tố địa lý của các quốc gia) bằng cách bắt thăm. Mỗi đội sẽ đấu 2 trận trên sân nhà và trên sân đối phương, nếu hòa sẽ đấu trận quyết định trên sân đối phương, nếu hòa nữa sẽ đấu trên sân “trung lập”.  Nếu đấu tới cùng với 2 hiệp phụ mà bất phân thắng bại, thì sẽ giaỉ quyết bằng đá luân lưu để tính bàn thắng thua. Tất cả trận đấu vòng loại phải được kết thúc it nhất là 5 tháng, trước khi bắt đầu chung kết.

Các trận đấu vòng chung kết từ năm 1930 đến nay có nhiều thay đổi do có những điều bất hợp lý. Vì thế, từ năm 1974, trong giải vô địch lần thứ 10 FIFA đã có sửa đổi chút ít ở vòng chung kết như sau: 8 đội thắng ở các bảng được xếp thành 2 bảng, mỗi bảng 4 đội. Các đội thắng của 2 bảng sẽ gặp nhau trong trận chung kết  để tranh chức vô địch. Các đội đứng thứ hai trong 2 bảng sẽ đấu với với nhau để tranh ngôi thứ ba. Dù số nước tham gia giải vô địch tăng lên không ngừng. Từ World Cup Espanha 82,  không phải là 16 đội mà là 24 đội, chia thành 6 bảng tham dự. Vòng chung kết tranh cup vàng. Thực ra chỉ có 22 đội, vì có thêm 2 đội. Đó là đội đương kim vô địch và đội chủ nhà đăng cai không qua giai đoạn đấu vòng loại.

Các quốc gia đăng cai tranh giải:
Uruguay -  1930: Giải bóng đá thế giới đầu tiên được thi đấu tổ chức tại Uruguay vào năm 1930, được gọi chính tức là Cup Jules.
Rimet: Vào tháng 7 -1930 và đã được FIFA thông qua từ năm 1920 tại hội nghị Angve (Bỉ). Người đề xướng cuộc thi này là: Jules Rimet, nguyên là chủ tịch Liên đoàn bóng đá Pháp.
Trận chung kết diển ra vào ngày 30 tháng 7 năm 1930 trên sân vận động Centenario, trước 100.000 ngàn khán giả dưới sự điều khiển của trọng tài D.Langenus (Bỉ) giữa hai đội  Uruguay – Achentina. Kết quả Uruguay thắng 4-2 dành chức vô địch bóng đá quốc tế đầu tiên. Cầu thủ ghi bàn thắng nhiều nhất là cầu thừ tiền đạo: Achentina Stabile.
Đội Achentina có nhiều bàn thắng nhất là 18. Tổng số bàn thắng là 70.
Italia năm 1934.
Vào năm 1934 theo điều lệ 4 năm một lần, giải bóng đá thế giới lại được tổ chức tại Italia. Sau khi FIFA phải tiến hành tới 8 cuộc họp để quyết định nước nào đăng cai trận đấu. Cuối cùng hội nghị chọn Italia. Như thế  world cup lần thứ hai lại được chọn một nước ỡ Âu châu, tiến hành ở một vài thành phố theo thể thức đấu loại như hệ thống đấu loại của giải Olympic.

Các hiệp hội của Vương quốc Anh vẫn không tham gia.

Ở giải này gồm có 33 quốc gia tham gia theo 12 bảng đấu lọi để lấy ra 16 đội lọt vào vòng chung kết.

Các đội lọt vào vàong chung kết là: Áo, Tiệp Khắc, Ý, được xem như những đội có triển vọng đoạt cup.

Vòng tứ kết diển ra ở thành phố  Florence, Ý. Đội Ý dành chiến thắng lợi trước đội Tây Ban Nha nhờ cú sút quyết định của cầu thủ Meazza.

Trận đấu thứ hai giữa Tiệp Khắc và Thụy Sĩ do trọng tài Thụy sĩ thiên vị, có lợi cho cầu thủ Thụy Sĩ, nên sau đó liên đoàn bóng đá  Thụy Sĩ đã cách chức trọng tài vĩnh viễn của Mecxe từ trận đấu đó.

Các trận tứ kết khác cũng diễn ra quyết liệt:
Áo thắng Hungari: 2-1.
Đức thắng Thụy Điển: 2-1.
Trong trận bán kết Italia thắng Áo: 1-0 .
Tiệp khắc thắng Đức: 3-1.
Trận tranh ngôi thứ ba lần dầu tiên được tiến hành; Đức thắng Áo: 3-2.
  Trận chung kết giữa đội Italia và Tiệp Khắc diễn ra ở sân vận động Roma ngày 10-6-1934, trước 55.000 khán giả, dưới sự điều khiển của trọng tài Eklind người Thụy Điển. Và Italia đã thắng Tiệp Khắc 2-1, dành chức vô địch thế giới. Đội có nhiều bàn thắng là Italia với 12 bàn. Tổng số là 70.

Lê Hoàng 
Mùa World cup 2014.
(Còn tiếp)


READ MORE - Tản mạn về GIẢI BÓNG ĐÁ THẾ GIỚI (WORLD CUP) - Lê Hoàng