Lời giới thiệu của nhà thơ Kha Tiệm Ly:
Kính gởi quý báo,
Tôi hân hạnh đã đọc được những bài viết của GS Minh Di (Úc), và vô cùng thán phục kiến thức kinh người của GS. Nhờ đọc những bài viết nầy mà tôi mới thấy mình đã sai sót, quá yếu kém trong lãnh vực nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, xin quý độc giả đọc với sự dè dặt.
Tôi trân trọng gởi đến quý báo bài đầu tiên, quý báo tùy nghi sử dụng.
Kha Tiệm Ly
PHÊ BÌNH CUỐN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM CỦA LÊ MẠNH THÁT (KỲ II) - GS Minh Di
Tác phẩm này Thế Thân soạn,
luận quá trình từ Tiểu Thừa tiến qua Đại Thừa, căn bản phản ánh quan niệm lưu
hành thời bấy giờ tại nước Ca Thấp Di La (nay là Kashmir) về thế giới của Bộ phái
“Thuyết Nhất Thiết Hữu” của Tiểu Thừa, về nhân sinh và tu hành.
Thế Thân sống vào khoảng thế kỷ
thứ IV hoặc thứ V, là 1 trong những người
khai sáng Du Già Hành Phái của Đại Thừa, em của Vô Trước. Buổi đầu
theo Tiểu Thừa, xuất gia theo Bộ phái “Thuyết Nhất Thuyết Hữu”. Theo truyền thuyết, ông tinh thông Giáo
nghĩa không tin Đại Thừa, cho rằng Đại Thừa không phải do Phật nói (phi Phật sở
thuyết).
Vô Trước ở nước Phú Lâu Sa Phú
La sợ em mình viết Luận đả phá Đại Thừa, nên cho người tới nước A Thâu Đồ gọi
ông về nước truyền dạy Giáo nghĩa Đại Thừa. Từ đó bỏ Tiểu Thừa theo anh nghiên tập Đại Thừa. Sau đó ông soạn rất
nhiều bộ Luận giải thích Kinh điển Đại Thừa - như
Kinh Hoa
Nghiêm, Kinh Đại Niết Bàn, Kinh Pháp
Hoa, Kinh Bát Nhã, Kinh Duy Ma, Kinh Thắng Man. Ông lại viết
sách, luận thuật rất tường tận về lý luận của phái Du Già.
Thế Thân viết rất nhiều, chủ
yếu có:
- “Đại
Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận Thích”.
- “Biện
Trung Biên Luận”.
- “Kim
Cương Kinh Luận Thích”.
- “Thập
Địa Kinh Luận”.
- “Tịnh
Độ Luận”.
- “Nhị
Thập Duy Thức Luận”.
- “Duy
Thức Tam Thập Luận Tụng”.
- “Nhiếp
Đại Thừa Luận Thích”.
- “Đại
Thừa Thành Nghiệp Luận”.
- “Đại
Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận”.
- “Đại
Thừa Ngũ Uẩn Luận”.
- “Phật
Tính Luận”.
Tập Đại Đường Tây Vực Ký tự
thuật việc Thế Thân theo Đại Thừa như sau:
- Vô
Trước giảng đường cố cơ Tây bắc tứ thập dư lý chí cố Già
lam, Bắc lâm Cắng Già hà, trung hữu chuyên
Toát đổ ba cao bách dư xích, Thế Thân Bồ Tát sơ phát Đại Thừa tâm xứ.
Thế Thân Bồ Tát tự Bắc Ấn Độ chí ư thử dã, thời Vô Trước Bồ Tát mệnh kỳ môn
nhân lệnh vãng nghinh hậu chí thử Già lam ngộ nhi hội kiến. Vô Trước đệ
tử chỉ hộ dũ ngoại, dạ phân
chi hậu tụng Thập Địa Kinh.
Thế Thân
văn dĩ cảm ngộ truy hối thậm thâm diệu pháp, tích sở vị văn, phi báng
chi diễn, nguyện phát ư thiệt. Thiệt vi tội bản kim nghi trừ đoạn. Tức
chấp tiêm đao, dục tự đoạn thiệt. Nãi
kiến Vô Trước trú lập cáo viết:
- Phù, Đại
Thừa giáo giả, chí chân chi
lý dã! Chư Phật sở tán, chúng Thánh du tông. Ngô dục hối nhĩ, nhĩ kim tự ngộ
ngộ kỳ thời hĩ, hà thiện như chi! Chư Phật Thánh
giáo đoạn thiệt phi hối! Tích dĩ thiệt hủy Đại Thừa, kim dĩ
thiệt tán Đại Thừa, bổ quá tự
tân, do vi thiện hĩ! Đổ khẩu tuyệt ngôn, kỳ lợi an tại?
Tác thị ngữ dĩ hốt bất phục
kiến.
Thế Thân thừa mệnh toại bất đoạn
thiệt, đán nghệ Vô Trước, tư thụ Đại Thừa.
Ư thị nghiên tinh đàm tư, chế
Đại Thừa luận phàm bách dư Bộ, tịnh thịnh tuyên hành.
/ Đại Đường Tây Vực Ký. Qu. V. A Du Đà
quốc /.
- Lúc Bồ
Tát Thế Thân từ Bắc Ấn Độ tới đây thì Bồ Tát Vô Trước sai đệ tử tới Chùa
này chờ để đón tiếp, gặp mặt nhau tại đây. Đệ
tử của Vô Trước đứng bên ngoài
cửa phòng (Thế Thân) sau lúc trời vào tối, tụng Thập Địa Kinh.
Thế Thân nghe xong cảm ngộ nghĩ lại mà hối, diệu pháp
thậm thâm, xưa chưa hề nghe, cái tội phỉ báng (Đại Thừa) rồi từ cái lưỡi mà ra. Cái lưỡi là cái gốc của tội, bây giờ phải cắt bỏ nó đi. Tức
thời lấy dao bén định cắt lưỡi thì thấy Vô Trước đứng đó nói rằng:
- Đại Thừa giáo là cái lý cực chân thực, là điều các Phật ca
ngợi, các Thánh tôn sùng! Ta muốn dạy em, bây giờ em tự giác ngộ! Giác ngộ đúng lúc có gì tốt hơn! Thánh giáo của
chư Phật, cắt lưỡi mà không hối hận. Trước kia dùng cái lưỡi hủy báng Đại Thừa bây giờ dùng
cái lưỡi để tán dương Đại Thừa, sửa lầm lỗi, thay
đổi thành con người mới cũng vẫn tốt! Ngậm miệng không nói, cái lợi rồi ở chỗ nào?
(Vô Trước) nói xong những lời
này thì bỗng dưng không thấy người đâu nữa!
Thế Thân nghe
theo, không cắt lưỡi nữa. Sáng sớm ngày hôm sau tới gặp Vô Trước thảo luận và thụ
Giáo pháp Đại Thừa.
Do đó Thế Thân nghiên cứu tinh
tường, suy nghĩ sâu xa, biên các Bộ Luận
Đại Thừa cộng hơn trăm Bộ, tất cả đều được lưu hành rộng rãi.
Câu Xá.
Coi phần chú thích trên về “Đối
Pháp” ở trên.
Khoa luận lý. Nguyên
tác: Nhân minh.
Xin coi chú thích về điều mục “Ngôn
ngữ, văn tự Phạn ngữ” ở trên].
Lê Mạnh Thát dịch đoạn Thích
Nghĩa Tĩnh tự thuật từ Quảng Châu đi Ấn Độ.
“Đại
Đường Tây Vực cầu pháp cao tăng truyện quyển hạ ĐTK 2066 tờ 7c3-8b14 đã ghi
cuộc gặp gỡ này khá chi tiết: “Bấy giờ vào năm Hàm Hanh thứ ba (672), đang kiết hạ tại Dương Châu. Đầu mùa thu bỗng gặp sứ quân Cung Châu là Phùng Hiếu Thiên bèn đi theo đến Quảng Châu, hẹn gặp với chủ
thuyền Ba Tư để đi về phía Nam .
Lại được sứ quân sai đến Cương Châu, lại làm đàn chủ cùng
với em là sứ quân Hiếu Đẳng, sứ quân Hiếu Chẩn, quận quân họ
Ninh, quận quân họ Bành, tập
hợp nhân viên bà con, đều
đến gặp để dâng biếu. Họ tranh
nhau cho những tấm vải tốt, mỗi
bỏ ra những món ăn lạ, để không thiếu hụt trên đường đi biển, lo sợ
khó nhọc trên đất hiểm nguy, dốc lòng như ơn nghĩa đối với người thân, chiều theo lòng giúp kẻ cô độc, cùng làm lễ quy y, cùng có duyên với cảnh Phật. Sở dĩ được thành
lễ gặp gỡ như vậy, ấy là nhờ sức của nhà họ Phùng. Lại phép tục Lĩnh Nam cùng làm khó lòng kẻ đi người ở. Nho sĩ ăn tại đất bắc đều mang nỗi hận biệt ly.
Đến tháng 11 bèn bỏ Phiên
Ngung, mặt hướng sao Dực sao Chẩn, nhắm vườn
Nai mà xa mong, ngóng núi Gà mà mãi than (. . .). Chưa được hai tuần quả
đến Phật Thệ. Trải
ngừng sáu tháng, học
dần ngôn ngữ. Vua nước đó biếu
giúp đưa đến nước Mạc La Du (nay đổi là Thất Lợi Phật Thệ,
Srìboja), lại dừng hai tháng để chuyển hướng nước Yết Trà (Kaccha, tức nay là Khotaraja
ở phía bắc đảo Sumatra , LMT). Đến tháng 12 giương buồm, lại ngồi thuyền
vua dần nhắm Đông Ấn Độ. Từ Yết Trà đi lên hướng bắc hơn 10 ngày thì đến nước
người lõa thể. Hướng về đông trông bờ khoảng một hai dặm, chỉ thấy cây dừa rừng
cau xanh um khả ái.
Những người dân đó thấy thuyền đến thì tranh nhau cưỡi thuyền nhỏ hơn trăm chiếc, đều đem dừa chuối và những đồ dùng mây tre đến tìm đổi chác. Thứ
họ thích nhất là sắt. Một
miếng sắt bằng hai ngón tay thì đổi được 5 hoặc 10 trái dừa. Đàn ông thảy đều lõa thể. Đàn bà thì dùng một miếng lá để che thân. Kẻ buôn giỡn
cho áo thì liền khoát tay không dùng. Tương truyền nước này là ở biên giới phía nam của Thục Xuyên. Nước
này đã không sản xuất ra sắt, nhưng cũng ít vàng bạc. Họ chỉ ăn dừa và củ mài,
không có nhiều thóc lúa. Vì thế, lô ca là quí nhất (nước này gọi sắt là lô ca).
Da mặt người nước ày không đen, thân hình tầm cỡ trung bình. Khéo đan những
rương mây tròn, mà những nơi khác không thể bì kịp. Nếu không cùng họ giao dịch
thì liền bị bắn tên độc. Ai bị trúng thì không còn sống lại được.
Từ đây lại nhắm hướng tây bắc mà đi thêm khoảng nửa tháng, bèn tới nước
Đam Ma Lập Để, tức biên giới phía nam của Đông Ấn Độ, cách Mạc Ha Bồ Đề và Na
Lan Đà có thể hơn 60 trạm dịch. Ở đây mới bắt đầu gặp thầy Đại Thừa Đăng. Lưu
lại một năm để học tiếng Phạn và nghiên
cứu các bộ luận thanh văn. Bèn
cùng thầy Đăng cùng đi, lấy con đường chính tây. Mấy trăm thương nhân đi
Trung Ấn Độ. Cách Mạc Ha Bồ Đề có 10 ngày, đường qua những núi đầm lớn nguy
hiển khó thông, nhờ nhiều người, chứ không thể một mình vượt qua.
Bấy giờ, Tịnh tôi mắc bịnh thời tiết, thân thể ốm mệt, tìm cách đi với nhà buôn, nhưng không thể
kịp. Dù đã cố hết sức mình tìm đường đi lên, thì cứ 5 dặm phải trăm lần nghỉ. Lúc ấy có khoảng 20 thầy ở chùa Na
Lan Đà cùng Đăng thượng nhân đều đi lên phía trước. Chỉ còn một mình tôi đơn
độc, bước lẻ loi qua cửa ải nguy hiểm. Ngày đã về chiều, cướp núi liền đến, cầm
cung kêu lớn đến gặp bắt nạt. Tước lột y trên, rồi lấy y dưới, luống có
dây lưng cũng bị cướp nốt. Đúng vào lúc đó, thật có thể nói mãi rời cuộc sống, không còn lòng để thăm hỏi. Xác tan trên đầu ngọn giáo, không thỏa được nguyện vọng của
chính mình.
Nước kia lại tương truyền rằng hễ bắt được người da trắng thì đem giết, sung vào việc tế trời. Khi nghĩ tới chuyện đó thì lòng lại nhớ quanh co. Bèn mới vào trong hố bùn, bôi khắp thân thể, lấy lá che mình,
chống gậy mà đi từ từ. Ngày sắp tối hẳn mà chỗ ở thì còn xa. Đến đêm canh hai
mới bắt kịp bạn bè, nghe Đăng thượng nhân kêu dài bên
ngoài thôn. Khi đã gặp nhau, thượng nhân khiến trao cho một y, xuống hồ rửa
mình, rồi mới vào thôn. Từ đó đi mấy ngày thì trước đến Na Lan Đà, đi kính lễ
tháp Căn Bổn, rồi lên Kỳ Xà Quật chiêm bái nơi giữ áo ấm của đức Phật, sau đến chùa Đại Giác lễ bái chân dung
Phật. Vải quyến tốt do đạo tục vùng Sơn Đông tặng đều đem làm áo cà sa đúng
thân đức Phật Như Lai, tự mình đem lên mặc cho Ngài.
Huyền luật sư của Bộc Châu gửi kèm theo bảo cái bằng lụa mỏng mấy vạn để
đem dâng lên. Thiền sư An Đạo của Tào Châu gửi lễ bái đến tượng Bồ Đề. Tịnh tôi
cũng vì vậy mà làm lễ xong. Lúc ấy, năm vóc gieo
xuống đất, một lòng tưởng nhớ kiền thành, trước vì bốn ơn ở Đông Hạ, rộng ra tới cả pháp giới hàm
thức, nguyện xin hội đầu Long Hoa, gặp được đức Từ Thị, cùng hợp chân tôn, chứng được trí vô sanh. Tiếp theo bèn lễ
khắp thánh tích, qua phương trượng mà tới Câu Thi, chỗ nào cũng đều chí thành. Vào vườn Nai mà vượt
núi Gà, ở chùa Na Lan Đà 10 năm, mới bắt đầu trở gót, nói về Đam Ma Lập Để. Khi
chưa đến, thì gặp giặc cướp lớn, chỉ khỏi được họa dao đâm, mà giữ được thân hôm sớm. Từ đó, lên thuyền qua nước Yết Trà. Ba
tạng Phạn Bản mang theo khoảng hơn 50 vạn tụng, dịch ra tiếng Hán có thể
thành một ngàn quyển. Bèn tạm
ở lại Phật Thệ”.
Đọc những ghi chép vừa dẫn của Đại Đường Tây Vức cầu pháp cao tăng truyện ta thấy Nghĩa
Tịnh đã gặp Đại Thừa Đăng tại Đam Ma
Lập Để, sau khi đã rời vùng Yết Trà vào tháng 12 của năm Hàm
Hanh thứ 3 (674) và đi thêm khoảng một tháng
nữa”.
(LSPGVN2. từ trang 179 đến 183).
Những cái
sai của Lê Mạnh Thát ở đoạn trên tôi đánh
chữ đỏ và gạch dưới.
Sau đây tôi nói rõ từng cái sai
một:
1). Năm Hàm Hanh thứ 3.
Đúng phải là năm Hàm Hanh thứ
2.
+ Trong Tập “Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện
Hiệu Chú”, chú thích câu “Hàm Hanh nhị niên” (Chú thích 10),
trong đoạn dẫn trên, Vương Bang Duy viết:
(10). Hàm Hanh nhị niên. Trừ Túc Bản ngoại, các Bản nguyên câu tác “Hàm Hanh tam niên”. Đản <Ký Qui Truyện> Quyển
IV vân: “Chí tam thập thất, phương toại sở nguyện”. Hựu vân:
“Toại dĩ Hàm Hanh nhị niên thập nhất
nguyệt phụ bạch Quảng Châu, cử phàm Nam hải.
(Đại 54 / 232c, 233b) <Trung tông Thánh Giáo Tự>: “Tam thập hữu thất, phương toại nhã hoài,
dĩ Hàm Hanh nhị niên hành chí Quảng Châu”.
(Chiêu 3 / 1421c) <Nghĩa Tĩnh Tháp Minh>: “Dĩ Hàm Hanh nhị niên, phát tự toàn Tề, đạt vu Quảng Phủ”
(Đại 55 / 871c) <Khai Nguyên Lục> Quyển IX, <Tục Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Ký>, <Trinh Nguyên Lục> Quyển XIII, <Tống Cao Tăng Truyện> Quyển I
sở ký đồng.
Dĩ Nghĩa Tĩnh đích sinh tốt
niên suy toán, tham hạch dĩ thượng các gia ký tái, khả xác
định “tam niên” thực vi “nhị niên” chi ngộ, kim cải chính chi.
/ Đại
Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện Hiệu Chú. Qu. Hạ. Nghĩa Tĩnh tự
thuật /.
- Năm thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh. Trừ Túc Bản, các Bản vốn đều
ghi “Hàm Hanh tam niên”. Nhưng <Ký Qui Truyện> Quyển
IV nói: “Tới 37 tuổi mới đạt ước nguyện”. Lại nói: “Sau cùng tháng 11 năm thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh theo
thuyền buôn tới Quảng Châu, ra khơi Nam hải.
+ (Đại Chính Tân Tu
Đại Tạng Kinh Qu.54, tr.232c,233b) <Trung tông Thánh Giáo Tự>: “37 tuổi mới đạt
được hoài vọng cao đẹp, để năm
thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh đến Quảng Châu”.
+ (Chiêu Hòa Pháp Bảo Tổng Mục Lục Qu.3, tr.1421c) <Nghĩa Tĩnh Tháp Minh>: “Năm
thứ 2 Niên hiệu Hàm Hanh, xuất phát từ đất Tề đi Phủ Quảng Châu.
+ (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh Qu.55, tr.871c). Ghi chép (về thời
điểm này) của các Tập <Khai Nguyên Lục> Quyển IX, <Tục Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Ký>, <Trinh Nguyên Lục> Quyển
XIII, <Tống Cao Tăng Truyện> Quyển I đều giống (như
trên).
Lấy năm sinh năm tử của Nghĩa Tĩnh mà suy tính, tham khảo đối chiếu những ghi chép
của các nhà dẫn trên đây thì có thể xác định “năm thứ 3” quả thực là lầm lẫn từ “năm thứ 2”, nay sửa cho đúng lại”.
Những trưng dẫn trong phần chú
thích trên đây Vương Bang Duy viết liền
nhau, ở đây tôi sắp xếp lại, mỗi tác phẩm trưng dẫn tôi xuống hàng cho dễ
thấy.
2). “Hiếu Đẳng”.
Chữ “Đẳng” đúng phải là “Đản”.
Chữ “Đản” này tức chữ
“đản’ nghĩa là “sanh ra”, như nói “Phật đản sanh”.
3). “...... lại làm đàn chủ.”.
Lê Mạnh Thát dịch câu này hàm
hồ:
Ai làm đàn chủ? Thích Nghĩa
Tĩnh, hay ông Sứ quân Phùng HiếuThiên?
4). “...... tập hợp nhân viên bà con.”.
Nguyên tác:
“...... hợp môn quyến thuộc”.
Nghĩa là: “......
tất cả bà con trong giòng họ”.
Chữ “Hợp” ở đây có nghĩa
là “tất cả, đầy đủ”, như nói:
- “Hợp
quốc” (cả nước), “hợp gia” (cả nhà) ......
Chữ “Môn” ở đây có nghĩa
là “Gia tộc, gia đình”.
Lê Mạnh Thát dịch là “tập
hợp bà con nhân viên” thì đúng là không rành Hán văn!
Kế đến, trong dịch văn có danh
xưng “Quận quân” Lê Mạnh Thát đã không dịch. Đây là danh xưng chuyên môn nếu không dịch thì người đọc không chuyên môn không hiểu là cái gì?
Cao Thừa (? - ?) thời Bắc Tống
(960 - 1127) viết trong “Sự Vật Kỷ
Nguyên”:
~ Đường chế: Tứ phẩm thê vi Quận quân, Ngũ phẩm vi Huyện quân - kỳ mẫu ấp hiệu giai gia Thái quân phong, xưng Thái quân”.
/ Sự Vật
Kỷ Nguyên. Qu.I. Tân Ngự Mệnh Phụ Bộ. 4. Thái quân /.
~ Định chế Đường triều: Vợ
của quan chức trật Tứ phẩm được gọi là Quận quân, vợ các quan chức
thuộc trật Ngũ phẩm thì được
gọi là Huyện quân - trong danh hiệu của các phần đất Triều đình
ban cho mẹ của các quan chức nói trên đều có thêm các tiếng Thái quân phong, do đó gọi mẹ của các quan
chức này là Thái quân”.
5). Tranh nhau cho những tấm vải tốt.
Nguyên tác: “Tranh
trừu thượng hối”.
Cứ như dịch văn của Lê Mạnh
Thát thì ông ta dịch chữ “Trừu” là “vải tốt”.
Tôi không rõ Lê Mạnh Thát lấy cái
nghĩa này từ đâu? Vì trong tất cả Từ
thư Trung Hoa chữ “Trừu” không có nghĩa nào là “vải
tốt” như Lê Mạnh Thát dịch hết!
Chữ Trừu có các nghĩa:
Lấy ra, rút ra, đưa ra......
Câu “tranh
trừu thượng hối” có nghĩa là “tranh nhau lấy tiền bạc của cải
đưa lên tặng”.
Chữ “Hối” có nghĩa là “tài
vật” (tiền bạc, của cải), có nghĩa là “tặng biếu tài vật”.
6). “...... để không thiếu hụt trên đường đi
biển.”.
Nguyên tác: “Thứ
vô phạp ư hải đồ”.
Ở đây chữ “thứ” có nghĩa
là “mong, hi vọng”, Lê Mạnh Thát dịch là “để” thì không được chính xác lắm! Chữ
“Thứ” này là chữ “Thứ” có nghĩa là “dân chúng”, như nói “thứ dân”.
7). “Dốc lòng như ơn nghĩa đối với người thân, chiều theo lòng giúp kẻ cô độc.”.
Nguyên tác: “Đốc
như thân chi huệ, thuận Cấp Cô chi tâm”.
Chữ “huệ” ở đây dịch là “ơn nghĩa” thì
không xác đáng, dịch là “tặng, biếu” phải hơn!
Lê Mạnh Thát không hiểu là 2
chữ “Cấp Cô” ở đây tức “Cấp Cô Độc”, một Đại thần của vua Thắng
Quân. Cấp Cô Độc cực giàu, ông là người
cúng dường khu rừng Thệ Đa để
Phật Thích Ca lập Đạo tràng. Cấp Cô Độc thường
giúp đỡ kẻ nghèo khổ thiếu thốn
nên thời đó người ta gọi ông là Thiện Thí Trưởng Giả.
Về Cấp Cô Độc, Huyền Trang viết
trong Đại Đường Tây Vực Ký như sau:
Thiện Thí trưởng
giả nhân nhi thông mẫn, tích nhi năng tán, chửng phạp tế bần, ai cô tuất lão, thời mỹ kỳ đức,
hiệu Cấp Cô Độc yên! Văn Phật công đức, thâm sinh tôn kính nguyện kiến Tinh xá
thỉnh Phật giáng lâm.
Thế Tôn mệnh Xá Lợi Tử tùy chiêm
quĩ yên! Duy thái tử Thệ Đa viên địa sảng khải tầm nghệ thái tử cụ dĩ tình cáo.
Thái tử hí ngôn:
- Kim
biến nãi mại!
Thiện Thí văn chi, tâm hạt như
dã, tức xuất tàng kim, tùy ngôn bố địa; hữu thiểu vị mãn thái tử thỉnh lưu
viết:
- Phật
thành lương điền, nghi thực thiện chủng.
Tức ư không địa kiến lập Tinh
xá, Thế Tôn tức chi cáo A Nan viết:
- Viên
địa Thiện Thí sở mãi, lâm thụ Thệ Đa sở thí,
nhị nhân đồng tâm thức sùng công nghiệp, tự kim dĩ khứ ưng vị thử địa vi Thệ
Đa Lâm Cấp Cô Độc Viên!
/ Đại Đường Tây Vực Ký. Qu.VI. Thất La
Phạt Tất Để Quốc /.
Trưởng giả Thiện Thí là người nhân
từ, trí huệ, mẫn tiệp, gom góp được nhiều tiền của nhưng cũng biết bỏ
ra bố thí, cứu người thiếu thốn, giúp kẻ nghèo khổ, thương những trẻ không cha, không mẹ, xót người già cả, và cũng vì khâm phục cái đức của ông mà người đương thời gọi ông là Cấp Cô Độc! Nghe nói
về công đức của Phật ông vô cùng tôn kính, nguyện lập Tinh xá để thỉnh Phật
tới. Thế Tôn sai Xá Lợi Tử theo Cấp Cô Độc đi các nơi xem xét đất đai! (Rốt cục) chỉ có khu đất vườn của thái tử
Thệ Đa là cao ráo.
Sau đó 2 người tới gặp thái tử,
nói rõ ý nguyện, thái tử nói chơi rằng:
- Nếu
các ông trải vàng khắp hết mảnh đất đó thì ta sẽ bán cho!
Nghe vậy, Thiện Thí, với lòng rộng
rãi, tức thời đem hết vàng trong nhà
ra, theo lời của thái tử Thệ Đa mà trải kín khắp mảnh đất đó. (Trải đến lúc
cuối) có một khoảnh đất nhỏ chưa trải kín, thái tử nói là để chừa đó, nói rằng:
- Phật
đúng là ruộng tốt, phải gieo trồng hột giống thiện.
Liền cho xây dựng Tinh xá tại
khoảng đất trống đó. Thế Tôn liền nói với A Nan:
- Đất vườn là của Thiện Thí mua, cây rừng
là của Thệ Đa cho, 2 người đồng tâm,
để làm cao công trạng và sự nghiệp. Từ đây trở đi nên gọi đất này là Vườn
Cấp Cô Độc ở Rừng Thệ Đa.
8). “... phép tục Lĩnh Nam cùng làm khó lòng kẻ đi người ở. Nho sĩ ăn tại đất bắc đều mang nỗi hận biệt ly.”.
Nguyên tác: “Lãnh Nam pháp tục cộng cảnh khứ lưu chi tâm; Bắc thổ anh nho câu hoài sinh biệt chi
hận.”.
- “ (Bản
chất) của người Tăng, kẻ tục ở vùng Lãnh Nam rồi đều nghẹn ngào trước cảnh kẻ
ở người đi; (bản chất) bậc trí thức tài cao phương Bắc ai cũng đều buồn thương cho cảnh chia lìa giữa người
sống.”.
+ Lê Mạnh Thát không hiểu 2 chữ
“Pháp tục” ở đây chỉ 2 giới Tăng và tục.
+ Chữ “Cảnh” trong đoạn
trên có nghĩa “ăn mà bị nghẹn xương ở cổ”.
Chữ này bên trái là bộ “Ngư”
(Con cá), bên phải là chữ “Canh”, nghĩa là “Sửa đổi”.
Ngoài ra chữ “Canh” còn
âm đọc nữa là “Cánh”, nghĩa là “Lại, nữa. Càng”
+ 2 chữ “khứ lưu”: Khứ
là đi, ở đây chỉ người đi; lưu là ở, ở đây chỉ người
ở lại.
+ “Nho sĩ ăn tại đất bắc”. Tôi không rõ Lê Mạnh Thát
dịch từ đâu ra chữ “ăn”?
Chưa nói “ăn tại
đất bắc” là ăn làm sao? Thiệt là tối mò!
Tóm lại, đối chiếu dịch văn của
tôi thì thấy Lê Mạnh Thát dịch rất sai lạc, ngây ngô!
9). “Vườn Nai. Núi Gà.”.
Nguyên tác là “Lộc
Viên. Kê Phong”.
Đây là những tên riêng,
dịch ra thì rất ngớ ngẩn và ngô nghê, kiểu “đỉnh cao trí tuệ”!!!
10). (. . .).
Trong ngoặc đơn có 3 cái chấm
này là một đoạn nguyên tác Lê Mạnh Thát không dịch! Đoạn này là: “Vu thời quảng mạc sơ
phiêu...... tới câu “như vân chi lãng thao thiên”.
Tôi nghĩ Lê Mạnh Thát không
hiểu đoạn này nên không dịch. (Coi phần dịch ở sau).
11). “Chưa được hai tuần......”.
Nguyên tác: “Vị
cách lưỡng tuần......”.
- Chưa
tới 20 ngày......”.
Thời cổ, Lịch pháp Trung Hoa
phân 1 tháng làm 3 khoảng, mỗi khoảng 10 ngày, gọi là Tuần
- như ta
thường nghe “thượng tuần”, “trung tuần”, “hạ tuần”.
Trong Lịch pháp phương Tây, 1 tuần chỉ có 7 ngày. Cho nên, dịch mà không
chú thích như Lê Mạnh Thát có thể khiến 1 số người đọc hiểu lầm chữ “Tuần”
ở đây là 7 ngày!
12). “Trải ngừng sáu tháng.”.
Nguyên tác: “Kinh
đình lục nguyệt”.
Lê Mạnh Thát dịch từng chữ một
rất ngô nghê, trong khi Nghĩa Tĩnh rất giản dị nói rằng mình “ở lại đây (Phật
Thệ) 6 tháng”.
13). “...Vua nước đó biếu giúp đưa đến nước Mạc La Du.”.
Nguyên tác: “Vương tặng chi trì
tống vãng Mạt La Du quốc”.
- “Vua (xứ
này) tặng cho tiền bạc, vật dụng đưa tiễn tới nước Mạt La Du”.
Vì Lê Mạnh Thát chỉ biết dịch
từng chữ một cho nên rất hàm hồ!
Nói “biếu giúp”, nhưng
“biếu giúp” cái gì ở đây?
Kế đến, chữ đầu của tên nước là
“Mạt” (Mạ+t), không phải “Mạc” (Mạ+c).
14). “...thuyền nhỏ hơn trăm chiếc.”.
Nguyên tác: “tiểu
đỉnh hữu doanh bách số”.
-
“Thuyền nhỏ nhẹ mà nhanh có đến trăm chiếc”.
Số lượng ở đây bất định, Nghĩa Tĩnh chỉ phỏng chừng mà
thôi! Chữ “doanh” trong câu nghĩa là “đầy”. Giải rõ ra, ý nói là
nhiều lắm cũng đầy, cũng tới 100 chiếc thuyền.
15). “...biên giới phía nam của Thục Xuyên.”.
Nguyên tác: “Thục
Xuyên Tây nam giới”.
Lê Mạnh Thát dịch thiếu chữ “Tây”.
16). “Lưu lại một năm để học tiếng Phạn và nghiên cứu các bộ luận thanh văn.”.
Nguyên tác: “Lưu
trú nhất tái, học Phạm ngữ, tập Thanh luận”.
- “Ở lại
đây 1 năm, học tiếng Phạn, tập Ngữ pháp (tiếng Phạn)”.
Lê Mạnh Thát dịch mà không suy
nghĩ gì hết, cứ dịch càn tới. Thử hỏi, chỉ với một năm học nói đã xong chưa mà
nghiên cứu tới những Bộ Luận Phật giáo - là những trứ tác của
những Luận sư thuộc hàng Thanh Văn Thừa đã ngộ Tứ Đế (Khổ. Tập. Diệt.
Đạo)?
Lê Mạnh Thát vốn không hiểu
rằng tiếng “thanh luận” trong câu dẫn trên đây, cũng như tiếng “Thanh
minh” ở một đoạn trước, chỉ ngôn ngữ học.
Hơn nữa, cứ coi nguyên tác thì
thấy không có chữ nào có nghĩa là “nghiên
cứu” cả!
17). “...tìm cách đi với nhà buôn, nhưng không thể
kịp. Dù đã cố hết sức mình tìm đường đi lên.”.
Nguyên tác: ... cầu chẩn thương đồ, tuyền khốn bất năng
cập, tuy khả lệ kỉ cầu tiến ngũ lý chung
tu bách tức.
-
“...xin đi theo đoàn thương buôn, (nhưng) khốn đốn luôn không
theo kịp đoàn, tuy tự khích lệ là phải cố vượt lên (cho kịp) nhưng cứ đi 5 dặm thì nghỉ tới cả trăm lần”.
Chữ “chẩn” trong nguyên
tác có nghĩa là “cầu xin”, không có nghĩa là “tìm
cách”.
Câu “tìm cách đi với nhà buôn, nhưng không thể
kịp” hàm hồ. Không thể kịp cái gì?
Câu “cầu
tiến” Lê Mạnh Thát dịch là “tìm đường đi lên” lại cũng hàm hồ nữa!
Tiếp đến, Lê Mạnh Thát dịch
thiếu câu “tuyền khốn” (“khốn đốn luôn”), cũng
không dịch câu “khả lệ kỉ” (“tự khích lệ”).
18). “... mãi rời cuộc sống, không còn lòng để thăm hỏi.”
Nguyên tác:
“Trường từ nhân đại, vô hài lễ yết chi tâm”.
- “Rời
bỏ cõi người thì rồi không hợp với tâm nguyện đến bái yết đất Phật”.
Tiếng “trường từ” nghĩa
là “sự từ biệt lâu dài”, ý chỉ “sự chết”.
Chữ “Hài” trong câu trên
có nghĩa là “hòa hợp”.
Câu này nói rằng nếu chết đi thì điều này rồi không hợp với
tâm nguyện của mình là đến xứ Phật
cầu Pháp, chiêm bái các di tích của Phật.
Câu kế tiếp diễn rõ hơn ý trên
đây:
- “thể tán
phong đoan bất toại bản cầu chi vọng!”.
- “thân
tan dưới đầu gươm dáo thì không đạt thành nguyện vọng của mình!”.
Lê Mạnh Thát dịch “không còn lòng để thăm hỏi” thì đã
sai, lại mơ hồ! “Thăm
hỏi” ai?
19). “... lòng lại nhớ quanh co.”.
Nguyên tác: “Ký tư
thử thuyết cánh chẩn vu hoài”.
- “Đã
nghĩ tới truyền thuyết này thì càng đau đớn trong lòng”.
Trong Hoa ngữ có từ ngữ “chẩn
hoài”, nghĩa là “đau lòng nghĩ nhớ” (thống niệm).
Khuất Nguyên (343 - 299 tr. Cn)
có câu:
Xuất Quốc môn nhi chẩn hoài
hề!
/ Sở Từ. Cửu Chương. Ai Dĩnh
/.
Bỏ Nước đi mà đau
lòng kìa!
Vương Dật (? - ?) thời Đông Hán
(25 - 220) chú thích:
- “Chẩn,
thống dã; hoài, tư dã”.
- “Chẩn,
là đau đớn; hoài là suy nghĩ”.
Có thể thấy, “nhớ
quanh co” thì khác xa với “nhớ mà lòng đau đớn”!
20). “... kêu dài”.
Nguyên tác:
“Trường khiếu”.
- “Lớn
tiếng kêu”.
Lê Mạnh Thát dịch từng chữ một
là “kêu dài”. “Kêu
dài” là kêu ra làm sao?
Tiếng Việt có các tiếng “than
dài”, “thở dài”, không có “kêu dài”.
Trường nghĩa là “dài”, là “xa”,
do đó nếu dịch câu “trường khiếu” là “lớn
tiếng kêu” hoặc là “cất tiếng kêu lớn” thì hợp tinh thần tiếng Việt
hơn.
Lớn tiếng kêu thì âm thanh lan
xa cho người ngoài xa nghe.
21). “... rồi lên Kỳ Xà Quật chiêm bái nơi giữ áo ấm của đức Phật.”.
Nguyên tác: “......
thướng Kỳ Xà Quật kiến điệp y xứ”.
-
“... lên Kỳ Xà Quật thăm nơi có [dấu tích] áo [cà sa bằng vải] bạch điệp của
Phật”.
(Kỳ Xà Quật tức núi Linh
Tựu, hay còn đọc là Linh Thứu. Coi phần tiếp sau phần này).
Đối chiếu câu dịch chính xác tôi dịch trên và
câu dịch
sai của Lê Mạnh Thát có thể thấy Lê Mạnh Thát:
1/. Không biết nguyên tắc giả tá
(còn gọi là thông tá) trong Văn tự học Trung Hoa.
2/. Không thông điển tích Phật giáo.
Tôi lần lượt chứng minh từng điểm một sau
đây.
1). Về văn tự học.
Chữ “Điệp” ở đây có các
nghĩa “Tầng, lớp. Lập lại. Sợ hãi”.
Nhưng ở đây, trong Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện
chữ “điệp” này chỉ thứ vải dệt từ sợi bông cây gòn (mộc miên) ở các xứ Tây vực.
Thứ vải dệt từ sợi bông cây mộc miên sắc trắng, chất mịn do đó mà được mệnh danh là “bạch điệp”.
Cà sa của Phật được may bằng
thứ vải bạch điệp này do đó Nghĩa Tĩnh nói “điệp y”.
Chữ này vốn viết với Bộ “Mao”
(Lông) ở bên phải chữ “điệp” kể trên, nhưng nguyên tác ở đây viết không có Bộ “Mao”,
theo lối giả tá thường thấy trong văn chương cổ điển.
Nói rõ hơn là ở đây Lê Mạnh Thát không biết
là 2 chữ “Điệp”, một chữ có Bộ “Mao”, và một chữ không có Bộ “Mao”,
chỉ là một, tức mượn chữ này để chỉ
chữ kia! Cho nên đã hiểu theo nghĩa “tầng, lớp”, để từ đó suy
diễn là “lớp áo”, là “áo ấm”.
2). Về điển tích Phật giáo.
Trong “Tây Vực Ký” có khá nhiều đoạn nói đến thứ áo may bằng vải “bạch
điệp” này ở một số nước vùng Tây vực .
Tổ Huyền Trang ghi lại trong “Đại
Đường Tây Vực Ký”:
- “Cung Thành Đông bắc hành thập tứ, ngũ
lý, chí Cật Lật Đà La Củ Trá Sơn (Đường ngôn Tựu Phong, dịch vị Tựu Đài. Cựu viết Kỳ Xà Quật,
ngoa dã!)......
Kì sơn đỉnh tắc Đông tây trường, Nam
bắc hiệp. Lâm nhai Tây thùy hữu chuyên tinh xá cao quảng kỳ chế, Đông
tịch kỳ hộ, Như Lai tại tích đa cư thuyết Pháp......
Tinh xá Đông bắc thạch
giản trung hữu đại bàn thạch, thị Như Lai sái ca sa chi xứ, y văn minh
triệt, kiểu như điêu khắc”.
/ Đại
Đường Tây Vực Ký. Qu. IX. Ma Kiệt Đề Quốc. Hạ /.
- “Từ Cung Thành đi về hướng Đông bắc 14, 15
dặm thì tới núi Cật Lật Đà La Củ Trá
(Ngôn ngữ Đường gọi là Tựu Phong, cũng gọi Tựu Đài.
Xưa gọi là Kỳ Xà Quật, là gọi sai)......
Đỉnh núi chiều Đông Tây dài,
Nam Bắc hẹp. Sát bên ghềnh núi phía Tây có một tinh xá bằng gạch, cao rộng, kiến
trúc đặc dị, day mặt về hướng Đông, đức Như Lai thuở
xưa phần nhiều thuyết Pháp tại đây......
Ở khe núi đá mé Đông bắc tinh
xá có tảng đá lớn, là nơi Như Lai
phơi áo cà sa, dấu áo lưu lại trên mặt đá thật rõ, rành rạnh như điêu khắc”.
Ngoài ra, cũng sách dẫn trên, ở
một đoạn nữa, cho biết:
- “Như
Lai Tăng già đê Ca sa, tế điệp sở tác, kỳ sắc hoàng xích, trí bảo hàm trung, tuế nguyệt ký viễn,
vi hữu tổn hoại”.
/ Đại
Đường Tây Vực Ký. Qu. II. Na Kiệt La Hạt Quốc /.
- “Cái áo
Tăng già đê của Như Lai dệt với vải (bạch) điệp sợi mịn, có sắc vàng
đỏ, để trong hộp quí, trải năm tháng xa
xôi áo đã có chút ít hư hoại”.
Kinh Hoa Nghiêm so sánh Tâm Bồ đề thanh tịnh trắng sạch như sợi vải Bạch điệp:
- Bồ đề
tâm giả như Bạch điệp tuyến, tòng
bản dĩ lai tính thanh tịnh cố!
/
Hoa Nghiêm Kinh. Nhập Pháp
Giới. XXXIX /.
- Bồ đề tâm như sợi
vải Bạch điệp, vì từ nào đến giờ tánh vốn thanh tịnh!
22). “... hội đầu Long Hoa..... đều hợp chân tôn.”.
Đúng phải là “3 Hội Long Hoa”,
không phải chỉ Hội đầu tiên.
Chân tông ở đây
tức chỉ cái “thực lý của Chân như Pháp tướng”.
23). “... qua phương trượng mà tới Câu Thi.”.
Nguyên tác: “quá
Phương Trượng nhi giới Câu Thi”.
Có thể thấy ngay dịch văn dẫn
trên của Lê Mạnh Thát rất hàm hồ!
Cứ như nguyên tác thì Phương
Trượng và Câu Thi chỉ địa danh.
Điều mà ai cũng rõ là trong
chùa, chỗ cư trú của Sư trụ trì được gọi là Phương trượng.
Dịch như Lê Mạnh Thát người đọc
sẽ thắc mắc:
1/. Phương trượng của Chùa
nào đây? Chùa ở đâu?
2/. Câu Thi là địa danh, nhưng
là tên 1 địa phương, hay tên Quốc gia?
Về danh xưng “Phương trượng”
chúng ta hãy đọc một đoạn trong bộ loại thư Phật giáo nổi tiếng là “Pháp Uyển Chu Lâm” của Thích Đạo Thế (?
- ?) đời Đường:
- “Phệ Xá
Li quốc, thuộc Trung Ấn Độ (Cựu vân Tỳ Xá Li quốc)......
Cung Thành chu ngũ lý. Cung Tây
bắc lục lý hữu tự tháp, thị thuyết Duy Ma Kinh xứ.
Tự Đông bắc tứ lý hứa hữu Tháp, thị Duy Ma cố trạch cơ,
thương đa linh thần! Kỳ xá điệp chuyên, truyền vân tích thạch,
tức thị thuyết Pháp hiện tật xứ dã.
Vu Đại Đường Hiển Khánh niên
trung sắc sứ Vệ Trưởng sử Vương Huyền Sách nhân hướng Ấn Độ,
quá Tĩnh Danh trạch, dĩ hốt lượng cơ, chỉ hữu thập hốt, cố hiệu Phương
Trượng chi Thất dã!
/
Pháp Uyển Chu
Lâm. Qu.XXIX. Cảm Thông thiên. Thánh tích Bộ đệ Nhị /.
- “Nước
Phệ Xá Li, thuộc miền Trung Ấn Độ (Thời cũ gọi là nước Tỳ Xá Ly)...
Cung Thành chu vi 5 dặm. Cách Cung Thành 6 dặm về phía Tây bắc
có Tháp miếu, là nơi Phật giảng Kinh Duy Ma.
Mé Đông bắc Tháp miếu khoảng 4 dặm có ngôi Tháp, là nền cũ của nhà của Duy Ma Cư sĩ, nơi đây vẫn
còn xuất hiện những việc linh thiêng, thần kỳ! Căn nhà của Duy Ma Cư sĩ
được xếp gạch lên nhau mà thành, truyền thuyết nói chồng đá lên nhau, nhà này
là nơi Duy Ma thị hiện thân bệnh mà thuyết Pháp.
Trong khoảng Niên hiệu Hiển
Khánh triều Đại Đường vua ra sắc chỉ cho Vệ Trưởng sử Vương Huyền Sách đi Sứ (Ấn Độ), tiện dịp ghé qua nhà (cũ) của Tĩnh
Danh, dùng thẻ hốt đo nền nhà, đo được chỉ có 10 hốt, do đó gọi là Nhà
Phương Trượng!”.
Tiếng Phương Trượng chỉ
phòng của Sư trụ trì trong Chùa đã bắt nguồn từ đó.
Người ta vẫn nói “Phương
trượng” là tiếng chỉ nhà ở của Cư sĩ Duy Ma Cật, thế nhưng không thấy ai
nêu rõ 1 trượng dài bao nhiêu để có khái niệm về độ lớn của căn nhà!
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu vấn
đề này.
Trước hết là cái Hốt của
quan chức thời cổ và độ dài của nó.
Hốt là thẻ bài các
quan cầm khi vào họp triều, có việc
gì thì ghi trên đó để nhớ. Thời cổ từ vua quan cho tới sĩ thứ đều dùng hốt.
Về sau thì chỉ có quan chức mới được dùng.
Hoàng Dĩ Chu (1828 - 1899), học
giả cuối kỳ Thanh triều (1644 - 1911), trong tác phẩm nghiên cứu Lễ chế “Lễ
Thư Thông Cố”, dẫn thiên ‘Ngọc Tảo’ trong sách “Lễ Ký”
nói là độ dài qui định của HỐT là “Nhị xích hữu lục thốn” (2
thước 6 tấc).
(Tham
khảo Lễ Thư Thông Cố. Qu. XLIX. Danh vật đồ 2. Hốt).
Thước, tấc nói trong sách “Lễ Ký”
là thước, tấc đời Chu (1121 - 256 tr. Cn):
1 xích = 19.91
cm / 1 tấc = 1 / 10 thước = 1.991 cm.
Vậy 1 Hốt = (19.91
cm x 2) + (1.991 cm x 6) = 39.82
cm + 11.946
cm = 51.766
cm.
10 Hốt = 51.766
cm x 10 = 517.66
cm, tức 5.1766 m.
1 xích thời Đường = 31.10 cm, tính ra thì mỗi cạnh nhà của
Duy Ma sẽ là 8.086 m.
Thế nhưng, cứ đoạn văn dẫn trên
của “Pháp
Uyển Chu Lâm” thì 10 Hốt = 1 Trượng.
Vậy, nếu nói theo hệ thống đời Chu thì ở đây 1
Hốt dài 19.91 cm.
Còn nói theo hệ thống đời Đường
thì 1 Hốt dài 31.10 cm.
Nếu nói theo đơn vị Trượng
thời Chu thì mỗi cạnh nhà của Duy Ma Cật = 1.991 m.
Nếu tính theo qui định thời
Đường thì mỗi cạnh nhà của Duy Ma Cật sẽ là: 3.11 m.
Nói khác đi, nếu ứng dụng 1 Cây
Hốt dài 2 xích 6 tấc của
thiên “Ngọc Tảo” thì điều này không ăn khớp với cả 2 hệ thống Chu và
Đường!
Không rõ “Pháp Uyển Chu Lâm” nói theo hệ thống đo lường thời nào?
Thích Đạo Thế, tác giả tập sách
kể trên là người thời Đường bởi vậy có lẽ ông nói theo qui định đo lường thời
ông.
Từ hệ thống đo lường đời Đường
nếu phân tích chút nữa ta thấy:
3.11m x 3.11m = 9.6721 m2. Tức xấp xỉ con số 10.
Qua đoạn văn của “Pháp Uyển Chu Lâm” thì rõ nhà cũ của Cư
sĩ Duy Ma Cật sau này được gọi là “Phương Trượng”.
Cho nên câu “Quá
Phương Trượng nhi giới Câu Thi” phải dịch là:
- “Qua
nhà cũ của Cư sĩ Duy Ma Cật rồi đi qua nước Câu Thi”.
Tóm lại, có thể nói
rằng Lê Mạnh Thát không hiểu câu “quá Phương Trượng” trên
đây nói gì cho nên mới dịch hàm hồ như đã thấy.
24). “... chỉ khỏi được họa dao đâm, mà giữ được thân hôm sớm”.
Nguyên tác: “... cận miễn trị
nhận chi họa, đắc tồn triêu tịch chi mệnh”.
- “Trị
nhận” nghĩa là “dùng dao đâm thấu vào”.
Dịch là “dao đâm” thì
không sai, có điều, câu ở trước đã nói “đại kiếp tặc” thì giặc cướp
không chỉ dùng “dao” mà còn dùng các thứ như kiếm, cung, dáo… tóm lại là vũ
khí.
Câu “cận miễn trị nhận chi
họa” do đó nếu dịch là “thoát được cái họa gươm đao” hoặc dịch “thoát được
cái họa bị giặc cướp giết” thì xác đáng hơn! Dịch từng chữ một trong nhiều trường hợp phải nói là ngô nghê.
Kế đến, 2 chữ “triêu tịch”
ý chỉ “khoảng thời gian ngắn”, như nói kiếp sống của loài sâu phù
du “triêu sinh nhi tịch tử”. Dịch là “hôm sớm” thì không nói rõ được ý nguyên tác!
Dịch từng chữ
- điều
rất thường thấy trong việc chuyển dịch của Lê Mạnh Thát, nhiều lúc rồi không
diễn hết ý của nguyên văn, mà đôi khi còn ngớ ngẩn nữa!
( Còn kỳ 3)
GS Minh Di