TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Monday, January 6, 2014
Thơ Lê Hoàng: NHỮNG CON CHIM BÉ BỎNG - ĐÊM BÃO TUYẾT TÌM EM
NHỮNG CON CHIM BÉ BỎNG
Khi mùa Đông chưa tới
Tôi thường hay dạo chơi trong khu vườn
Chiều buông xuôi mặt trời, ánh nắng còn vàng tươi
Những chú chim nho nhỏ khẻ bay lượn quanh tôi
Tiếng hót líu lo nho nhỏ, như tiếng hát ru ai!
Khi mùa Đông chưa tới, những chú chim nho nhỏ
Rất thảnh thơi, nhìn cuộc đời vui tươi.
Bây giờ trời vào Đông
Tuyết rơi đầy tả tơi
Tôi không còn thấy chim ở đâu?
Cành dương liểu chìm sâu, tuyết phủ ngang đầu
Nhìn cây như những mái tóc trắng chìm sâu
Trong trời tuyết trắng ngầu.
Tôi không biết mấy con chim nhỏ ngủ ở thế nào?
Tổ ấm có bao giờ
tuyết phủ?
Chim chìm tuốt hang sâu?
Con người còn có mái nhà che dấu
Có áo có chăn phủ đêm thâu
Chim chỉ có bộ lông màu
Không biết chim chịu đựng bao lâu
Trong cơn bão tuyết ngập đầu
Hy vọng , ngày mai trời ngưng bão
Rủ tuyết khỏi cành cao
Cho chim trở lại bay ngang đầu
Nghe chim hót, giọt sấu rơi vào xa thẳm .
Chim ơi, chim ơi! chim về đâu?
Nhớ quay lại cho dầu, mùa Đông đang lạnh giá,
Nhưng Xuân sẻ đi qua, mang vui về tất cả
Cho chim, cho ta và
cỏ hoa
Niềm vui khắp mọi nhà, bão tuyết đã đi xa
ĐÊM BÃO TUYẾT TÌM EM
Em ra đi mùa Đông
Tuyết phủ giăng khắp lối
Đường vào nhà em cao vời vợi
Tuyết phủ khắp nơi
Anh làm sao đi tới
Để cùng em xúc tuyết đầy, vơi.
Tuyết chắn lối em đi rồi
Buồn tràn ngập trong tôi
Gọi em từ buổi tối
Không nghe tiếng em trả lời
Hay em buồn cuộc đời
Không thèm trả lời tôi.
Hai mươi năm xa nhau
Có lần em gặp tôi
Trong mùa Đông năm nào
Nhìn nhau em không nói
Nước mắt em tuôn trào
Tại mùa Đông xa nhau,
Hay tại em không chịu hỏi
Chúng mình đã yêu nhau?
Mùa Đông năm nào
Đến bây giờ em cứ buồn đau!
Gặp mùa Đông bão tuyết
Anh nhớ em nhường nào!
Anh sẽ đến với em
Cho dù tuyết lên cao
Anh sẽ đi vào, vượt qua vùng tuyết trắng
Để em tựa vào vai , như ngày nào
Hai đứa cùng bên nhau
Âu yếm quá thật sâu
Như hai con chim đan cánh
Truyền hơi ấm ban đầu
Em nhé, đêm tuyết phủ sâu
Chúng mình chìm trong giấc ngủ: “Mạch sầu “
Lê Hoàng
Tin văn nghệ: Hội ngộ cùng nhà thơ VÕ NHƯ MAI: "NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ" CÒN ĐÂY! - Võ Văn Hoa
Như Mai - người thứ 3 bên trái sang - đứng cạnh thân phụ của
mình ...
|
Quảng Trị, 06/ 01 / 2014
Như Mai và Trương Lan Anh |
Nhà giáo - nhà thơ Võ Thị Như Mai ở Tây Úc đã trở lại thăm
quê nhà. Thấm thoắt hơn ba năm, kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2011, Mai về nước ra
mắt tập thơ " BÊN KIA TÍT TẮP ĐẠI DƯƠNG".
Cụ thân sinh của Như Mai và Võ văn Hoa |
Hôm qua, Như Mai cùng cụ Võ
Đình Giao thân sinh đã tổ chức một cuộc
hội ngộ anh em bạn bè văn nghệ tại tư gia làng Mĩ Chánh (phía Nam dòng Ô Lâu)
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nhà thơ - võ sư Nguyễn Xuân Hòa, các nhà thơ Võ Văn
Luyến, Lan Anh, nhà thư pháp Hoàng Tấn Trung, Võ Văn Hoa "những người
muôn năm cũ" và bạn bè của Như Mai đã đến dự.
Bà Jenny và Võ Văn Luyến |
Nhân dịp này, Võ Văn Hoa tặng Như Mai tập thơ "Phù Sa Tình"
Không khí cuộc vui càng về sau càng sôi nổi và ấm áp hơn: Lời ca tiếng hát, những vần thơ chan chứa tình yêu thương gửi đến Như Mai và gia đình những gì thân thương nhất ...
Võ Văn Hoa gởi từ Quảng Trị
VỀ THÔI, CUỐI NĂM - thơ Huy Uyên
Quạnh quẽ lối về cuối năm
bao quanh đâu rồi nổi nhớ
em bạc lòng chờ ai bên sông
mà ráng chiều nay đậu hai mắt đỏ .
Hạnh-phúc đi về thôi khôn bước
dáng xuân ai e-ấp tuổi xuân thì
làng quê,lũy tre,con đường thân thuộc
nhớ thương ai ngày xưa ấy ra đi .
Chiếc bóng cuối năm lầm lũi về
quê hương tháng năm trào nước mắt
trâu bò,ruộng đồng, cỏ dại, bờ đê
ai bỏ lại bên đường
nổi buồn hiu hắt.
Quê hương mất chìm hoa, pháo Tết
nhà nghiêng hương khói lễ đầu năm
hồn người dật-dờ hoang trôi đi miết
cổ-tích đắng cay nằm lại cuối đường .
Hồn của người lang-bạt vườn khuya
đường trần bơ vơ quá đổi
quanh ta không cả một bóng người
mãi bên ai đêm dài theo tiếng gọi.
Em tóc xanh bao mùa hong gội
đợi Tết về dưới nắng đem phơi
nhẹ bước người chân trần dấu mỏi
thác gởi theo ai chết một bóng người.
Về thôi,về thôi
bao năm lần lữa hẹn
Quê cũ rưng rưng
nỗi nhớ mãi hoài mang đến
ở nơi xa ai hẹn
một ngày về
bỏ lòng đợi chờ
cho hơi thở người ấm lạnh hương quê.
Huy Uyên
TÁC PHẨM BIÊN KHẢO ĐẦU TIÊN VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở TÂY NINH VỪA ĐƯỢC XUẤT BẢN - Nguyễn Thị Kim Liên
Đó là cuốn sách" TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở TÂY NINH". Một công trình biên khảo đầu tiên do hòa thượng Thích Niệm Thới,Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương GHPG Phật giáo Việt Nam , Phó trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Tây Ninh làm chủ biên và nhà thơ Phan Kỷ Sửu biên soạn nội dung đã được nhà xuất bản Tôn Giáo (Hà Nội) xuất bản vào cuối tháng 12-2013. Tác giả Phan Kỷ Sửu,là một gương mặt quen thuộc trong giới cầm bút ở Tây Ninh,ông đã có quá trình trên 30 năm công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh,nguyên phó trưởng phòng Văn nghệ,ông còn là Hội viên Hội Nhà báo VN,Hội Cựu giáo chứcHội Văn học Nghệ thuật Tây Ninh, Đến nay ông đã có 5 tác phẩm viết riêng và góp mặt trên 40 tuyển tập thơ văn xuất bản trong cả nước.Tác phẩm nói trên là tập biên khảo đầu tiên mà ông đã âm thầm nghiên cứu và thực hiện từ năm 1980 khi ông làm nghiệm vụ phóng viên Văn hóa xã hội và đã hình thành khi ông vừa tròn 65 tuổi đang nghĩ hưu tại quê nhà, Thị xã Tây Ninh.
Sách dày 352 trang,bìa trình bày trang nhã với bức ảnh tượng đài Quan Thế âm Bồ tác vừa được xây dựng trong khuôn viên chùa Linh Nghĩa ( huyện Dương Minh Châu) in trên nền trời xanh yên ả do nhiếp ảnh Nguyễn Cảnh thực hiện.
Phật giáo là một tôn giáo lớn đã đến Tây Ninh trên hai thế kỷ từ sau khi những bước chân khai phá của những lưu dân đầu tiên đến miền đất mới này.Phần đầu của sách tập trung giới thiệu khái quát về quá trình hình lịch sử hình thành đất Tây Ninh,Phật giáo đến Tây Ninh từ những bước đầu cho đến hôm nay.Tác giả đã giới thiệu nhiều cảnh chùa tiêu biểu trong toàn tỉnh trong đó có những chùa là danh lam thắng cảnh nổi tiếng,là di tích lịch sử văn hóa như Linh sơn Tiên thạch tự,chùaCẩm phong,chùa Phước Lâm, chùa Thiền Lâm,Chùa Cao Sơn, chùa Phước Lưu v,v....Bên cạnh đó tác giã còn giới thiệu về các hệ phái Phật giáo khất sĩ,Phật giáo Nam tông,hệ phái Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam ...
Phần thứ 2 giới thiệu về các tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh như tục thờ Quan Thánh,Thiên Hậu,Ngũ hành,bà Chúa xứ... đặc biệt là một tín ngưỡng mang màu sắc Tây Ninh rất rỏ nét là việc tôn thơ Quan lớn Trà Vong.
Phần thứ 3 Những trang văn và những vần thơ giới thiệu một số tác phẩm thơ,văn chọn lọc ca ngợi vẻ đẹp của những không gian tâm linh cũng như bày tỏ những cảm xúc và suy tư về những tình cảm thiêng liêng trong đời người.
Về cách viết của tác giả Phan Kỷ Sửu. Hòa thượng THích Niệm Thới đã nhận định:
"Ông Phan Kỷ Sửu trong các bài báo có một cách viết thật đơn giản, ngắn gọn.Ve72 phương diện nghiên cứu đó là những tư liệu phong phú khẳng định cả một quá trình lao động nghiêm túc và đầy trách nhiệm của một người cầm bút hiện nay..."
Đặc biệt, nhà thơ nữ quen thuộc Nguyệt Quế hiện đang nghỉ hưu tại Gò Dầu cũng đã tham gia một số tác phẩm thơ văn viết về kỷ niệm tuổi thơ bên mái đình Phước Trạch quê hương và những nét đẹp trong lễ hội rằm tháng Giêng ở chùa Cao Sơn của một thời đã xa... Với cách viết mặc dù rất hồn nhiên nhưng lại dễ lay động suy tư của người đọc.
Nói chung "Tìm hiểu Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Tây Ninh" là một tư liệu rất bổ ích và rất cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về những đặc điểm văn hóa lịch sử và tôn giáo,tín ngưỡng ở Tây Ninh. Xin trận trọng giới thiệu cùng bạn đọc khắp nơi.
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
Subscribe to:
Posts (Atom)