Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, June 16, 2014

CHÙM THƠ NGƯNG THU





CÓ LẼ NÀO?

Mùa không lá
lẽ nào anh không đến
giọt hanh vàng
nắng rọi cuối hiên xưa
em không khóc trong những ngày xa cách
anh mãi tìm chi ...
tình nói mấy cho vừa?


CŨNG NHƯ MẤY KHI

mắc mớ chi ai ?
mắc mớ chi?
buồn ...
thì cứ kệ đời
buồn đi !
ngồi ôm một mớ xa xăm cũng...
lòng ngổn ngang lòng
như mấy khi...


TRĂNG LOANG

Trăng vàng đổ
bóng loang nhàu sóng nước
ngập ngừng chi ?
muối mặn xót lòng đêm
bao mùa khuyết lại tròn
tình có lẽ
nụ hôn ngọt ngào thơm
lại thơm thêm.


THU VỀ

Mơn man gió thoảng cánh đồng xưa
Lặng lẽ thu về bên giấc trưa
Bướm trắng vờn bay hồn rất mộng
Cúc vàng lơi lả thoáng hương đưa.


SUONG KHÓI MONG MANH

Suong mong manh?
và khói cũng mong manh?
như tình em
như tình anh
lặng thầm không nói
dòng sông xanh mãi tìm dấu hỏi
nào đâu biết rằng
sương khói mong manh.


NGƯNG THU
READ MORE - CHÙM THƠ NGƯNG THU

TỔNG HỢP CANH GÀ - phiếm luận Chu Vương Miện

(Tài liệu tham khảo tác giả Hóc Môn và web văn hoc Hiệu Minh, cùng nhiều bài vở của nhiều học giả khác ghi ra đây thì dài dòng văn tự quá.)



Sau mấy năm theo đuôỉ mấy câu thơ Cành Trúc la đà, quá mệt mỏi tưởng muốn bỏ cuộc cho rồi, nhưng cơ may ở đâu lù lù kéo tơí và đáp số về những câu thơ này đã được giải đáp một cách tường tận, mà đúng y như câu ngạn ngữ thời xa xưa: “Bên này và bên kia rặng nuí Hy Mã Lạp Sơn chân lý khác nhau.”  Bài viết này chỉ có tính cách tổng hợp tất cả các bài viết có liên quan gần xa đến mấy câu thơ sau:
-Gió đưa cành trúc la đà
Hôì chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
-Gió đưa cành trúc trăng tà
Hôì chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
Chúng tôi không dám nhận mình là tác giả mà chỉ là một thứ thư ký ghi chép lại mà thôi.
Câu trên nếu đặt mình ở vào địa điểm thành phố Huế [tỉnh Thừa Thiên] thì bắt buộc phải hiểu như sau đây:
Chùa Thiên Mụ cách đồi Long Thọ [Long Cương] có một thơì gian vua Minh Mạng sửa lại là làng Thọ Xương, nhưng sau vài năm thì hủy bỏ trả lại địa danh này cho tỉnh Hà Nội ngoài Bắc Hà như cũ. Vùng Long Cương, Long Thọ có hầm đá vôi thiên nhiên làm vôi, và trên đỉnh ngọn đồi này triều đình nhà Nguyễn có cho xây dựng một cơ ngơi dùng để làm nơi cho các hoàng tử và công chúa đến để học chữ Nho, khoảng cách từ chùa Thiên Mụ đến Long Thọ khoảng hai cây số, nên khi gà ở thôn Long Thọ [tức Thọ Xương] gáy thì ở chùa Thiên Mụ hay ngược lại thôn Thọ Xương đều nghe tiếng gà gáy này, bất cứ lúc nào cứ gà gáy là ngươì nghe,  nếu ngươì không nghe thì gà lập tức không gáy nữa!
Ở bốí cảnh này, tức là địa lý diện địa này ở tỉnh Thuận Hoá [Huế] thì không thể nào chuyển dịch Canh Gà sang tiếng Pháp là bouillonde poulet de Thọ Xương hoặc sang Anh ngữ là chicken soup được vì không có cơ sở, tuy nhiên ai không cho là đúng thì cũng không sao, tự do dân chủ mà.
  
*
Còn câu thơ sau thì Thọ Xương ở Tỉnh Hà Nội; ngày xưa là huyện Thọ Xương rồi dần dần thu nhỏ thành thôn Thọ Xương, rốt lại bây giờ thì chỉ còn là ngõ Thọ Xương mà thôi. Cái tình cảnh phú quí dật luì này không chỉ làng thôn Thọ Xương, mà nhiều địa danh cũng theo thơì gian mà biến mất hoạ có còn thì cũng còn tí ti mà thôi, chả hạn Phường Khán Xuân nơi có một Câu Lạc Bộ Văn Họa xướng họa thơ Cổ Nguyệt Đường của cụ Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương thì đã chìm mất tăm mất tích xuống Hồ Tây, và sông Tô Lịch ngày xửa ngày xưa bây giờ chỉ còn là một con lạch nhỏ chiều ngang ước chừng 1m chẩy qua một cái cống nho nhỏ, đúng là câu “thương hải biến vi tang điền."
Nguyên bản bài thơ cụ Vân Đình Dương Khuê :
Tên bài thơ:
Tối ức Thọ Xương thang
[Nhớ nhất canh Thọ Xương]
Nguyên văn viết như sau:
Niểu niểu dao phong trúc
Thương thương Trấn Vũ chung
Thọ Xương đa cố cưụ
Đồng mãi đồn kê thang
Yên toả Tây Hồ thủy
Chử kinh Yên Thái hương
Hà Thành tứ mỹ cảnh
Tồi nại khánh tư lương

Bà Thọ chủ quán Thọ Xương bán miến gà đến xin chữ của cụ Vân Đình về để treo ở quán Canh Gà [nên sau này bài thơ cụ Vân Đình bỏ bớt đi hai câu chót].

Dịch nghiã ra chữ Nôm:
Gió lay trúc phất phơ
Chung Trấn Vũ xa thẳm
quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ
đều đến mua Canh gà hầm
khói sóng bủa vây mặt nước Hồ Tây
nhịp chầy kinh động làng Yên Thái
cảnh đẹp này của Hà Thành
khiến khách nhớ nhung nhất .

Bây giờ Ngõ Thọ Xương ở trong khu phố Hồ Gươm, khoảng cách từ Ngõ Thọ Xương đến chuà Trấn Võ khoảng cách cũng 4 đến 5 cây số, theo học gỉả Hóc Môn thì muốn cho ngươì ở chùa Trấn Võ nghe được tiếng con gà gáy, thì con gà gáy phải to như con bò, và ngươì nghe được tiếng gà gáy thì tai phải to như tai con voi, chuyện này không bao giờ có, và cũng không bao giờ xẩy ra.
Chuyện văn chương bao giờ thì cũng chả khác gì nhà văn nữ Dương thu Hương noí: "Nửa ổ bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không thể là sự thật được", bao nhiêu năm tranh cãi, nồng nhiêt cũng có, chê bai nhau cũng có, liệt ngươì khác vào hạng ngu dốt cũng có, chẳng qua cũng chỉ vì hiểu lấm, hiếu ngắn ngắn, hiểu một vùng giới hạn chứ không hiểu hai vùng rộng rãi, đó cũng chẳng qua là tai nạn chung, đường xá giao thông trắc trở khó khăn, mọi trao đổi vơí nhau không được thực lòng, hoặc là mang quá nhiều chủ quan, nhiều thành kiến cố chấp, trước khi chấm dứt bài thu gom tổng kết này, kinh mong các vị thức giả, cùng các vị học giả không ít thì nhiều có liên hệ tới hai câu thơ:
-Gió đưa cành trúc la đà
Hôì chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Hãy hỉ xả bỏ qua nhưng điều suy nghĩ cục bộ, và chuyện biết ít biết nhiều, chẳng qua cũng chỉ vì hiểu lầm mà ra cả, chúng ta xích lại gần nhau, và văn học của đất nước chúng ta cũng còn rất nhiều vấn đề để chúng ta bàn cãi. mà vị học giả nào chủ trương va dịch Canh Gà là Chicken soup ở phần sau của bài viết này thì hoàn toàn đúng chăm phần chăm không có ch để mà bàn cãi nưã .


Chu Vương Miện
READ MORE - TỔNG HỢP CANH GÀ - phiếm luận Chu Vương Miện

CHUYẾN TÀU CUỐI SÂN GA - thơ Thúy Ngân




Em mãi chờ ai, khắc khoải chờ
Lệ đêm ướt gối lạnh tê môi
Nửa vầng trăng khuyết còn đâu đó...
Nửa ở bên này nghẹn ứ thơ

Người hãy về đây uống cùng em
Rượu tình em ủ đã đượm men
Uống cho vơi nửa nụ hôn dại
Khai mạch đào nguyên đến say mèm

Người hãy về đây về với em...
Em đã yêu người,  người biết chăng ?
Về đi ta kết mộng trăm năm
Sân ga em đợi tàu anh cuối
Lỡ chuyến tàu này ... có còn hay...?!                 
 
                  Thúy Ngân
         Bưu điện tỉnh Bình thuận   
READ MORE - CHUYẾN TÀU CUỐI SÂN GA - thơ Thúy Ngân