PHẠM NGỌC THÁI VỚI NHỮNG TÌNH THƠ SÂU NẶNG NỖI ĐỜI
Đọc “Phê bình & tiểu luận thi ca”, Nxb Văn hoá Thông tin
2013
NGUYỄN ĐÌNH CHÚC
giới thiệu
Phạm Ngọc Thái không chỉ sáng
tác được nhiều bài thơ tình hay, mà thơ về nỗi đời dân gian, kiếp người của anh
không ít bài cũng đạt sự viên mãn để tạo thành những thi phẩm súc tích, có bài
đến hoàn bích: Làm ma em vợ, Nỗi trăn trở người đi tìm vàng, Em bán xoài,
Cỏ hoang, Em bé cầu bơ, Cô quét lá đêm hồ...
Đọc “Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái” mới
phát hành cuối năm qua, một cuốn sách khá hoành tráng, bề thế... dày gần 300
trang. Trong PHẦN II - THƠ PHẠM NGỌC THÁI VỚI LỜI BÌNH - Có tới 34 bài
thơ đạt độ khúc triết, đã được cả thảy 28 tác giả vừa văn nghệ sĩ, nhà giáo
cùng các đấng trí thức khác viết lời bình. Mặc dù vẫn còn một số bài thơ không
kém phần hay trong tuyển thơ đồ sộ của anh, hiện chưa có lời bình nên chưa đưa
vào được trong tập bình luận thi ca lần này. Song, chỉ riêng một nhà thơ mà đạt
được số lượng những bài thơ sâu sắc hoặc hay ở những cung bậc khác nhau nhiều
như thế, cũng có thể nói đó đã là một chân dung thi nhân vào hàng siêu đẳng
rồi.
Trong bài viết nhận định “Phê bình
& tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái” vừa qua của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng,
cũng mới đăng trong năm, cô giáo đã trích từ tác phẩm hai bài bình thơ của hai
tác giả để giới thiệu cùng bạn đoc:
1. Nhà văn Đào
Viết Minh luận bàn về “Làm ma em vợ” - một bài thơ khóc tang khúc triết.
2. Nhà giáo
Diễm Loan thì bình bài thơ tình sâu sắc “Khóc bên Hồ Núi Cốc”.
Ở bài viết này, tôi chỉ xin nói riêng về mảng thơ đời hay
của thi nhân được in trong tập bình luận thi ca đó. Như nhà văn Đào Viết Minh
khi bình Làm Ma Em Vợ đã có nhận xét rằng:
“... Trước những cảnh đời còn bao thương tâm, oan nghiệt,
phi lý, bất công vẫn đè nặng lên lớp nhân quần lương thiện - Bài thơ tuy cũng
dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng,
nhuốm đầm sắc thái dân gian, theo quan điểm nỗi kiếp đoan trường của cụ Nguyễn
Du...
Hay là:
Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà
chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm, bể ải nơi nhân tình thế sự, chiêm nghiệm
trong thẳm sâu tâm linh của cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ “kiếp” luân hồi...
để nỗi xót thương từ trong lòng tác giả trào ra”.
Tức là nhà thơ đã nhìn đời bằng con mắt của những người lao
khổ. Có khi còn chĩa mũi dùi vào đả phá những kẻ làm chính trị nhưng đạo đức
giả, thậm chí là loạn luân. Như ở bài “Cỏ hoang” viết:
Nhà chính trị cùng đứa du côn tranh thủ chơi thánh nữ
Em vũ ba lê trong thế giới hỗn mang gieo hoa cấy linh hồn...
Để nói về một cô gái trong cái đám người phải đi xuất khẩu
lao động, thực chất là những kẻ làm thuê cuốc mướn ở nước ngoài, tha phương cầu
thực vì miếng cơm manh áo - Cô gái đã trở thành một thứ trò chơi, nạn nhân của
xã hội đang xuống cấp tận cùng. Cái thế giới nhân quần được gọi là “trần gian”
kia:
Hỡi Thiên đường - Địa phủ: Trần gian
Loài người mãi sao tràn lan tội ác?
Biết bao sự bất công, tàn bạo xô đẩy lớp chúng sinh vào cảnh
khốn quẫn. Đấy là nhân sinh quan của Phạm Ngọc Thái. Thí dụ như ở trong bài “Em
bé cầu bơ” - Nói về cảnh tết của một thân phận vất vưởng, lang thang nơi đường
phố:
Tối ba mươi lò than phở đã nguội rồi
Em bé cầu bơ không nơi ngồi sưởi ấm.
Đêm giao thừa người chúc nhau nhiều may mắn
Dưới gốc cây già một bóng nhỏ nhuộm màu đen.
Hình ảnh một đứa bé cầu bơ, cầu bất trong đêm giao thừa,
không nhà không cửa, ngày đi xin ăn, khuya về ngủ nhờ bên cái lò phở lấy chút
hơi ấm để qua đêm. Nhưng đêm ba mươi hầu hết các cửa hiệu đều đóng cửa, lò than
cũng không còn được đốt nữa. Đứa bé không còn chỗ nào để sưởi ấm tấm thân
còm. Chỉ bằng 4 câu mà tác giả khắc họa sâu sắc đến mức điển hình. Người
ta chỉ còn nhìn thấy một cái bóng đen, cũng được gọi là sự sống ấy đang co quắp
vì giá lạnh dưới một gốc cây già. Chính là cái màu đen của cả một kiếp người,
những thân phận thấp hèn của chốn nhân gian. Đọc lên trái tim ta quặn đau,
không khỏi xót xa. Rõ ràng từ một hiện thực cuộc sống được tác giả khái quát
thật cô đọng mà vẫn đầy cảm xúc. Tầm vóc của bài thơ không nhỏ một chút nào.
Nói về bài “Nỗi trăn trở người đi đi tìm vàng”, cũng viết về
những người xuất khẩu lao động, làm thuê ở nước ngoài. Thông qua sự trăn trở
bản thân, nhà thơ đã đi sâu vào nỗi lòng của những người lao khổ. Nó phục lại
một bối cảnh đầy mâu thuẫn, trước những cảnh tượng diễn ra nơi đất khách, quê
người. Nhiều nơi, nhiều chỗ tranh giành, dối lừa nhau như cảnh chợ giời. Đạo lý
thì bị tha hoá, xã hội xuống cấp - Có thể đó đã thuộc vào hàng lớp chúng sinh ở
tận cùng đáy xã hội rồi:
Đạo lý có hoá thừa đành giả dại làm ngơ
Đứa mách qué lại vân vi dễ sống...
Cuộc sống của những con người lương thiện đó đã phải:
Giả dại ở đời thường mà khôn lại trong mơ
Là một màn bi hài của xã hội và cuộc đời. Rồi tác giả lý
giải về mục đích mà những nỗi đời đáng thương đó đã phải chịu đựng:
Nhưng tôi đã có một thỏi vàng, thứ vàng rất thật
Đánh một đoá hồng vàng tôi trao đứa con thơ
Người vợ quê hương mỏi mắt đợi chờ
Một chút nữa với bạn bè, thân hữu...
Như một nhà bình luận khi nhận xét về
bài thơ “Nỗi trăn trở người đi tìm vàng” này, đã nói:
- Tiếng thơ đau mặn đắng hơn cả dòng nước mắt. Nó phục lại một
hiện thực xã hội bị suy thoái, xuống cấp. Dung lượng thơ có sức chứa tính thời
đại rất lớn. Giá trị nhân văn cũng như tính điển hình xã hội rất cao, v.v....
Để tiếp tục giới thiệu tập “Phê bình & tiểu luận thi ca
- Phạm Ngọc Thái” vừa xuất bản đó - Tôi xin trích thêm hai bài bình, nói về
mảng thơ đời sâu sắc của thi nhân, đã được hai tác giả là Hoàng Ngọc và Trần
Ngọc Lâm viết lời bình, bạn đọc cùng thưởng lãm:
1. Trước hết
nói đến bài thơ viết về những kiếp đời gió bụi lang thang, nhà thơ đã từng gặp
trên bãi biển Nha Trang:
EM BÁN XOÀI
Anh trai mua xoài cho em đi?
Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!
Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.
Xoài em chín. Đêm tàn canh em đón khách…
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm!
Biển to lớn. Bóng em nhỏ thẫm.
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?
Thế giới em đi “vòng thiên la địa võng“
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm. Hương toả mát thân người...
Ai mua xoài? Còn ai có mua em?
Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.
Phạm Ngọc Thái
Lời bình TRẦN NGỌC LÂM:
Theo nhà thơ kể lại, trong một dịp đi qua thành phố Nha
Trang những ngày sau chiến tranh. Khi đó anh vẫn còn trong quân đội ở chiến
trường miền Nam.
Vào một buổi tối, anh cùng với một nhóm sĩ quan đi ra chơi trên bãi biển và...
đã gặp những cô gái “bán xoài”. Một em gái trẻ dễ thương, thân hình bó
lẳn trong chiếc áo cánh chẽn mềm mỏng tới mời anh. Không hiểu sao lúc đó anh
lại từ chối? để rồi bao nhiêu năm tháng qua đi, hình ảnh người con gái ấy cùng
với những kiếp đời sương gió cứ đọng mãi, in sâu vào kí ức nhà thơ thành kỉ
niệm. Tới một ngày những xúc động xưa lại quay về và... bài thơ Em Bán Xoài đã
ra đời:
Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Đó là những thân phận lạc loài, nổi trôi trong
bể tình thế thái này. Linh hồn gần như không có nơi bám víu, nhỏ bé và yếu ớt,
trong cả biển đời đầy sóng bão chỉ muốn nuốt chửng lấy chúng:
Biển to lớn. Bóng em nhỏ thẫm.
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?
Tác giả tả về cái thế giới mà các cô gái đang đi, đang
sống trong đó - Chính là thế giới của chúng ta, nhưng sao nó thật hãi hùng:
Thế giới em đi “vòng thiên la địa võng“
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi...
Phải chăng cái thế giới đó cứ muôn đời vùi dập
lên những kiếp cảnh chúng sinh? Phải chăng bài thơ chính là tiếng gào
thét, lên án sự tàn ác còn tồn tại trong cộng đồng? Nó giống như con bạch tuộc
cứ bủa vây đám dân dã, những lớp người nghèo hèn sống hôm nay không biết đến
ngày mai. Mặc dù sự tồn tại của thế giới đó chính phải nhờ vào hương thơm trái
xoài và sự tươi mát của những người con gái kia. Thế mà:
Ai mua xoài? Còn ai có mua em?
Biển càng to lớn mênh mang thì bóng
hình những người con gái bé nhỏ ấy càng côi cút. Bên bóng của những chiếc cột
đèn đứng trong đêm thành phố cũng thật lạnh lẽo, nhập hoà vào những thân phận
tội nghiệp, đáng thương, để cùng vô vi trong cát bụi cuộc đời:
Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Hay là:
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh
Thơ từ những hình ảnh hiện thực chuyển sang siêu thực,
cuối cùng chỉ thấy một bờ cát trắng là tồn tại. Những giọt thơ buồn của nhà thơ
rơi lên các linh hồn bèo bọt ở chốn nhân quần:
Xoài
em chín. Đêm tàn canh em đón khách...
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Như thế là những thăng trầm của lịch sử và xã hội, cũng chỉ
giống như chiếc túi càn khôn cứ nghiến xiết đám dân lành tội nghiệp. Bài thơ
được kết thúc trong những lời ru, sự cảm đồng của hàng dừa quê hương cùng với
nỗi lòng tác giả bên người con gái bán xoài:
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.
Ba chữ “xứ sở gió...” diễn tả sự da
diết gắn bó của trời đất quê hương với con người, nhưng đồng thời nó cũng thật
hoang lạnh, vô tình. Em Bán Xoài vừa là một bài thơ đời vừa là thơ tình. Cảm
xúc thơ mạnh và súc tích, giàu tính nhân ái… với những kiếp đời gió bụi lang
thang.
TNL.
Trích “Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái”
2. Một bài thơ đời dân gian
sâu sắc khác:
CÔ QUÉT LÁ ĐÊM HỒ
Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá, bên tôi!
Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn triền miên.
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa…
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya.
Phạm Ngọc Thái
Lời bình HOÀNG NGỌC:
Vào một đêm trời đầy sương gió, tác giả đã gặp cô quét lá
bên hồ nước, chính là người quét rác trong phố khuya. Đó là những con người lao
khổ, cuộc sống cũng giống như những chiếc chổi tre ngày tháng quét lê trên
đường để mòn vẹt dần đi:
Em quét lá lẫn đời lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
Cái tiếng chổi đời, chổi kiếp ấy kêu
xiết vào trái tim người thi sĩ, để những giọt thơ từ trong anh rơi ra. Thông
qua bức chân dung Cô Quét Lá Đêm Hồ, nhà thơ muốn phản ánh cuộc sống cùng nhân
ảnh của những con người lao động trong cõi dân gian. Giữa khối lòng buồn tình
buồn của nhà thơ, nhưng lại ở trong cõi mộng. Nó mơ mộng đến mức hình ảnh cô
quét lá trên đường hóa thành như tiên nữ từ trong tranh bước ra, lặng lẽ đi vào
bến bờ thi:
Em
hóa thành thơ rơi lặng lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn triền miên
Tấm hình của bức chân dung trở
thành siêu thực. Siêu thực theo đúng nghĩa của nó: thực mà đã siêu trần. Cảm
giác vừa xa xót, vừa mộng mơ hòa quyện trong tâm hồn tác giả như ở đoạn thơ hai
ta vừa phân tích, tạo thành nhân cốt của bài thơ. Nhưng đây là “nhân cốt đời”!
Sở dĩ tôi nói “nhân cốt đời“ bởi vì: nếu ta phân tích tới
hai câu đầu của đoạn thơ thứ ba, sẽ lại gặp một nhân cốt khác nữa, nhưng
nó đã là những hình ảnh mang tính tượng trưng ra khỏi bến trần ai thường tình:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa..
Nhà thơ tâm sự: nhìn sâu vào trong đêm đó, giữa anh và cô
quét lá đêm hồ ấy như có hai khoảng đời cách biệt. Một đằng anh thi sĩ mộng mơ,
còn em lại đang quét lá rơi. Nói một cách khác, em đang lao động kiếm sống vì
miếng cơm manh áo, còn tâm trí nào mà cảm đồng với những xúc cảm lãng mạn của
nhà thơ? Chung quanh tiếng lá cây reo nghe bình thản một cách rờn rợn, lạnh
lùng. Bóng trăng trên đầu cũng trở nên nhợt nhạt, côi cút trong cả khoảng không
gian vô tận, vô bờ. Cô quét lá có cô đơn không, nhà thơ không biết? Cô cứ thầm
thì lặng lẽ quét, chẳng hề để ý đến sự có mặt của anh lúc đó. Nhà thơ thấy
chính lòng mình cô đơn! Câu thơ:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Đã ra đời như thế. Bóng trăng
trên đầu đã được hóa thân để kết hợp với câu thơ dưới:
Con nai vàng chết bóng thu xưa...
Tạo nên những hình ảnh đồng điệu. Nhưng nguyên nhân vì
sao lại có cảnh con nai vàng bị chết giữa bóng của rừng thu? Từ nỗi đời mà ra.
Hình ảnh cô quét lá cứ quét ngày, quét tháng cũng như chiếc chổi tre năm
tháng mòn vẹt dần, còn con người thì lại... “không nhân ảnh”. Vậy những
kẻ bần khổ ấy làm gì có tâm hồn mà mộng với sầu như cố thi nhân Lưu Trọng Lư,
để mơ đến cảnh bóng con nai vàng của Tiếng Thu kia? Thế là từ cảnh ngang trái
của đời nảy ra ý ngược thơ: con nai vàng phải chết!
Con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá
vàng khô... trong thơ cố thi nhân, nó bọc chứa cả thế giới huyền ảo như cổ
tích nằm bên trong tình thơ. Còn hình ảnh “con nai vàng chết” của bài thơ
Cô Quét Lá Đêm Hồ này, ý nghĩa xã hội lại nằm bên ngoài tình thơ, để phản ảnh
tới sự mất mát cả giá trị đời sống cũng như tinh thần của người lao động. Đây
là hai câu thơ hay nhất bài, nâng tầm vóc của bài thơ cao lên!
Tôi xin quay trở lại bình đoạn thơ mở đầu:
Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Miêu tả cảnh trời sương gió (nghĩa đen), để phản
ảnh cảnh lầm lụi gió sương của những con người lao động đang lặn lội ở đó (nghĩa
bóng). Hình ảnh hồ nước biểu tượng về nước non xứ sở, mảnh đất mà mồ hôi họ đã
tắm vào trong đó. Thế mà họ lại:
Người đi không rõ mặt người…
Đấy chính là nhân ảnh của dân gian,
chẳng khác nào những kiếp phù du? Nghĩa là bài thơ không dừng lại ở thân phận
cô quét lá. Nhà thơ đã chạnh lòng nghĩ đến những kiếp đời của chốn nhân quần,
cái lớp người thời nào mà chẳng phải chịu những sự bất công? Sống vật vã
suốt đời chỉ để lo miếng cơm, manh áo cũng không xong. Đến cuối bài thơ hình
tượng nhân ảnh mờ mịt này còn được tác giả nhắc lại một lần nữa:
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
Suốt dọc bài thơ: từ không gian gió sương hay
cuộc sống con người, cái chổi tre, vầng trăng, đến cả bóng con nai vàng... đều
là những hình ảnh mang theo hàm ý biểu tượng. Ta hãy nghe tác giả tả về cảnh
liễu hồ:
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá, bên tôi!
Cái tiếng liễu đìu hiu ru quanh hồ vắng bên những bước
đi âm thầm của cô quét lá: cảnh ấy, đời ấy... như Nguyễn Du đã viết:
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đã được hòa tấu bằng một
giọng thơ trầm lắng và hơi hiu hắt. Có lẽ chỉ những rặng liễu kia đã cùng
thức để cảm đồng với nhà thơ mà lặng lẽ ru cuộc đời cô quét lá? Đưa ta vào khoảng
không gian thật mơ hồ, nửa thực, nửa không. Nhà thơ xót với nỗi đau đời mà hóa
buồn chăng? Chính trong tâm trạng ấy, cô quét lá đêm hồ thành thơ rơi vào cõi
lòng anh.
Ở ngoài kia, xa kia, cô quét lá vẫn đang lặng lẽ quét,
lặng lẽ đi, khuất dần vào trong màn sương tối. Khoảng không gian giờ đây chỉ
còn nghe thấy những vần thơ của thi nhân vẫn vọng lên ở đó, với một bóng trăng
ngàn thu cô đơn soi mãi trên đầu đi vào cõi muôn năm...
HN.
Trích “Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái”