Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, April 28, 2021

NHỮNG VẦNG MÂY KHÔNG TRÔI - Lê Đàn cảm nhận thơ Nguyễn Văn Trình

 

Nhà thơ Nguyễn Văn Trình
và Nhà thơ-Nhạc sĩ Lê Đàn


   Những vầng mây không trôi

                 Nhà thơ – nhạc sĩ Lê Đàn

                 Hội viên Hội VHNT Tỉnh Quảng Trị

 

      Thơ của thầy giáo - thi sĩ Nguyễn văn Trình mang đậm chất “Thầy”, cái chất của nhà mô phạm thể hiện rất rõ trong những câu chuyện thơ về cha, về bạn bè, về người học học trò thi rớt, về em bé nghèo bán bánh mì….  Đó là những vần thơ thấm đẫm đạo lý, chan chứa tình người.

      Đặc biệt, những vần thơ viết về “bướm trắng hồn nhiên” (cách gọi những học trò đáng yêu của thầy), đã lấy được nước mắt của một đọc giả già như tôi:

     “…Đó là bài giảng cuối cùng cho em / Mà sáng nay thầy giảng/ và bắt đầu một cuộc chia tay…/ Vội vàng cái buổi chia tay/ Không phải lần đầu sao thầy rưng rức/ Cả lớp nôn nao…một thoáng ngậm ngùi…/ Rồi tiếng cười thay nước mắt”                

                                 (Bài giảng giờ chia tay)

      Một người tuổi đã xế chiều như tôi dễ gì khóc chỉ vì bài thơ cho tuổi học trò ?! Vậy mà tôi đã “ướt mi” khi đọc bài thơ trên của thầy.

Có nhà thơ đã xúc động đến tuôn trào nước mắt khi nghĩ về thời thơ ấu trong lúc đang ngồi một mình giữa canh khuya trọ học nơi thành phố hoa lệ : “Đôi mắt ướt, tuổi vàng, khung trời hội cũ / Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang…/ Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ / Bụi đường dài gót mỏi đi quanh” (Tuệ Sỹ).  

Còn Nhạc sỹ Quốc Bảo dù không ứa lệ nhưng cũng cay cay một ấu thơ: “Còn gió mát giữ cho thu vàng/ Còn bát ngát giữ cho xuân tràn/ Còn xa xôi giữ cho nhau hình bóng/ Còn vòng tóc rối giữ cho vai em mềm/ Còn giấy mới giữ cho câu thơ u huyền/ Còn ta, ta giữ lại cho ấu thơ”(Giữ lại cho ấu thơ)

    Những vần thơ về tuổi học trò của thầy hay đến lạ:

    “ Nhớ mùa xanh, lá vẫy môi chào/ Ôi hồn nhiên, ngọt nắng chiêm bao” (Nắng chiêm bao).Thi  thoảng  pha chút “yêu” hồn nhiên chất chứa: “Sao giấu nỗi, tình yêu nén chặt/ Trái tim anh thắp lửa phượng hè ơi” (Ngày tựu trường). Ai bảo thầy giáo không đa mang cùng thi sĩ  ?! – Có đấy, nhưng thật kín đáo, thánh thiện: “Mùa cúc tím và những chiều ngóng đợi/ Em dịu dàng ngọn gió cứ đầy vơi” (Chiều An Lạc). Đôi lúc một mình giữa canh khuya thầy tự hỏi: “Em về mây tím hoa mua/ Đường côi mấy nẻo gió lùa hồn anh” (Em về bên ấy). khi cái ta đau khổ xuất hiện: “Em về/ Nỗi buồn chan đáy mắt/ Khoảng trời nào màu trắng phủ bông lau/ Ta đau đớn nhặt cuội xâu thành chuỗi/ Ảo tưởng rằng:chuỗi ngọc của người thương (Em về tinh khôi). Bây giờ cái ta đã chuyển sang cái tôi vụt ra khỏi tâm thức tìm kiếm: “Tôi đi tìm em/ Tìm trong ký ức/ Mênh mang, rộng dài nỗi nhớ/ tôi chạm phải trái tim mình nức nở/ Nghe nhói đau/ Trống vắng / Nỗi niềm…/ Em-Ảo ảnh,/ Còn tình tôi, rất thực” ( Em - Ảo ảnh).

    Nhưng “đau đớn” đâu dễ gì ngự trị mãi trong tâm tưởng của cái tôi vốn đáng ghét như người Pháp từng nói. Thầy đã biết tỉnh thức quay về thực tại nhiệm mầu, để những khoảnh khắc thăng hoa toả sáng tuệ giác viết lên những bài thơ có chữ “AI? hay đến khó quên:

“Em về…/ Để mình ai, trống vắng, đợi chờ” (Em về tinh khôi )

“Em về chiều hoá mây bay/ Để ai ngơ ngẫn, nỗi này ai mang”                                                                                               (Vô đề 4)

“Ai về ngày tháng chông chênh/ Để ai ở lại thác ghềnh ai ơi” (Vô đề 5)

“Em,/ Chuyện mưa nắng cuộc đời vẫn thế/ Buồn vui chớp nhoáng đời người/ Khi em vẫn là nỗi nhớ/ Dày vò ai cái thuở xa thương/…Em về cho ai chơi vơi…” (Em về cho ai chơi vơi)

 Tác giả láy đi láy lại nhiều lần một chữ “Ai?”. “Ai”, có phải là cái tôi đau khổ hôm qua không ?! Ai không phải là ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Anh, càng không phải là thất tình lục dục (hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, lạc). Ai chơi vơi ?! Đâu phải là tôi chơi vơi. Đúng như một vị thiền sư đã dạy chúng tôi trong một khoá tu thiền: “Khi thực tập thiền định được một thời gian thì Cái tôi (Bản ngã) của quý vị sẽ biến mất trong thời gian mình tĩnh toạ, lúc đó tâm mình ở trong trạng thái “Định”, cái cảm giác đau hoặc tê chân sẽ biến mất, vì đâu còn cái tôi nữa để mà đau. Các thi sĩ cũng có được trạng thái này lúc sáng tác. Nhưng khi xả thiền thì cái tôi quay trở lại, và cái cảm giác tê chân hay phiền não cũng quay trở về y nguyên như cũ…”

    “Ai” có thể là một câu hỏi, cũng có thể là một từ phủ định ai chứ không phải là tôi. Cái tôi vừa mới nói với em rằng nắng mưa là chuyện của trời, buồn vui chớp nhoáng đời người”. Đành rằng biết như vậy nhưng khi xa em làm sao không nhớ, làm sao không dày vò. Nhưng, như vị thiền sư giảng về Thiền định, nhà thơ ở trong trạng thái “Định” nên đã biến mất cái tôi bị dày vò, sự dày vò và phiền não tạm thời lùi ra, để trạng thái nhập định“THẤY” cái dày vò, cái chơi vơi, cái đau khổ là của ai khác, chứ không phải của tôi. Thật lạ, và cũng thật diệu kỳ cái khoảnh khắc đó. “Vâng chỉ có nơi đó, nơi đó ta mới thật sự thống khổ triền miên, mới muộn phiền sảng khoái” (Huy Tưởng). Dù phút giây biến mất cái tôi trong thời gian rất ngắn, nhưng cũng đủ cho nhà thơ có được những vần thơ vượt thoát cái tầm thường nhân thế. Và những câu thơ chơi vơi khiến ta mê mẩn chơi vơi cùng tác giả. Tôi đã tìm thấy trong bài thơ chơi vơi sẵn có một giai điệu đẹp, bài hát “Chơi vơi” hình thành từ bài thơ có nhiều chữ “Ai” ấy.

Cái chơi vơi ấy thực ra là “của ta”, nhưng ta cứ cho là của ai đi cho nó nhẹ người. Thầy giáo - nhà thơ Nguyễn Văn Trình đã hoá giải được nỗi u sầu nhân thế khi lẩy ra  một chữ “AI” trong ngôn ngữ Việt thay cho cái tôi hay là cái ta hoặc nói một cách triết học hơn là cái “ bản lai diện mục”.

    Tôi đã phổ nhạc liền mạch 5 bài thơ trong tập này. Đó là cái duyên giữa thơ và nhạc, cái duyên giữa tôi và thầy giáo – thi sĩ Nguyễn Văn Trình.

    Thơ đồng hành dòng chảy của ý và tưởng, trong dòng sông tâm thức vốn không ngưng nghỉ. Thơ sẵn trong tàng thức mỗi người, nhưng vấn đề là người ta có chịu khó lấy thơ ra hay không ?! Khi thầy giáo làm thơ, những bài thơ đầy chất “Nhân văn”, những bài thơ đẹp được “lấy ra” ấy sẽ góp vào vườn hoa đầy hương sắc tô điểm cho cuộc đời đáng yêu này!

Vâng, những bài thơ trong tập Mây trắng bên trời của thầy giáo - thi sĩ  Nguyễn Văn Trình là những “Vầng mây không trôi”, bởi những bài thơ ấy luôn day dứt và ám ảnh, để lại trong tôi những ấn tượng khó phai sau mỗi lần đọc. Và tôi tin những nõn mây trắng làm dịu mát lòng người kia sẽ còn mãi cùng với trời xanh, mây trắng!   

            

                                        Đông Hà, 10/7/2011

                                   Nhà thơ – Nhạc sĩ Lê Đàn


READ MORE - NHỮNG VẦNG MÂY KHÔNG TRÔI - Lê Đàn cảm nhận thơ Nguyễn Văn Trình

NGỤ NGÔN Ê-DỐP (61-64) - Ngọc Châu dịch sang thơ song thất lục bát.

 


61. The Rooster and the Jewel  

       A very hungry rooster was scratching and digging in the dirt looking for food. He scratched and dug and finally found a beautiful jewel. He was amazed at how the gem shone glittered.

       "This is a very fine and beautiful thing," he thought, "but I would rather have one tasty kernel of corn instead."

What is a treasure to one may be worthless to another.

 

Gà Trống và viên ngọc

 

Gà trống đói ra công bới móc,

đống rác to kiếm thóc để ăn

Móng cào, mỏ hất tung hoăng

Cuối cùng thấy hạt ngọc xanh lăn tròn

 

Trống ngạc nhiên nhìn hòn sỏi lạ

“Cớ sao ánh sáng tỏa long lanh

Của này đẹp thật nhưng mình

Đang cần nhét hạt ngô xinh vào diều…”

 

Đúng là quí giá bao nhiêu

Cũng là đồ bỏ rác rêu với gà. 

 

Dịch giả Ngọc Châu

62. The Lion's Share  

        The lion went hunting one day with three other beasts. Together, they surrounded and caught a deer. With the consent of the other three, the lion divided the prey into four equal shares, but just when each animal was about to take his portion, the lion stopped them.

        "Wait," said the lion, "Since I am a member of the hunting party, I am to receive one of these portions. Since I am considered to rank so high among the beasts of the forest, I am to receive the second share. Since I am known for my courage and strength, I am to receive the third share. As for the fourth share, if you wish to argue with me about its ownership, let's begin, and we will see who will get it."

 

Sư tử chia phần

 

Sử tử với ba con thú khác

Cùng đi săn, chia chác phân đều
Bao vây, tóm được một huơu

Sư liền xẻ bốn đúng theo hợp đồng

 

Ba con kia đứng trông thấp thỏm

Chìa tay ra định tóm mỗi phần

“Khoan nào” - sư tử vội ngăn-

nghe ta nói đã, nhận phần tính sau

 

Ta nhận một, ngang nhau tất cả

Suất thành viên như đã bàn rồi

Suất hai phải hiến tặng người

Cao cương vị cai trị đời bình yên

 

Suất ba ta giữ, tất nhiên

Vì lòng can đảm, khỏe trên muôn loài

Suất còn lại tùy các ngươi
Cùng ta tỉ thí thắng thời được mang

 

Thế mới biết hỡi làng, hỡi xóm

Cần hiểu mình lập nhóm với ai

Để may còn có chút xài

Không thì giữ mạng cũng ngoài tầm tay!

 

63. The Lion and the Mouse 

        One day a lion was waken from his afternoon nap by a group of mice scurrying all about him. Swat! went his huge paw upon one the little creatures. The mouse pleaded for mercy from the stately  beast. The lion took compassion upon the tiny mouse and released him.

        A few days later, the lion became trapped in a hunter's net. His roars made the whole forest tremble. The little mouse whose life was spared approached the lion in the snare and used his sharp little teeth to gnaw the strong ropes until the lion was free.

 

Sư tử và chú chuột nhắt 

 

Một hôm chúa rừng xanh mở mắt

(đang say ngon trong giấc ngủ trưa)

Bởi đàn chuột nhắt nô đùa

Nhốn nha nhốn nháo chạy đua quanh ngài

 

Chộp một phát! Đuôi dài bị tóm

Tên nhãi ranh cóm róm lạy xin

Cầu ngài trả lại bình yên

Động lòng thương hại, Sư liền thả ra

 

Tuần sau đó Sư ta gặp hạn

Mắc lưới dày của đám thợ săn

Gầm lên vang động sơn lâm

Khiến cho muôn thú lặng câm kinh hoàng

 

Chú chuột nhắt thoát hàm sư tử

Lén lại gần bẫy thú dò quanh

Tìm ra điểm yếu rất nhanh

Nhỏ răng nhưng cắn vòng quanh kiên trì

 

Cứ gặm mãi đến khi dây đứt

Thế là ngài Sư thoát được ra

Mới hay ban phúc người ta

Chính  là tạo phúc phòng xa cho mình 

 

64. The Fox and the Lion  


A Fox saw a Lion confined in a cage, and standing near him, bitterly reviled him. The Lion said to the Fox, "It is not thou who revilest me; but this mischance which has befallen me."


Cáo  chửi sư tử

 

Thấy Sư tử nằm trong cũi sắt

Cáo lại gần thẳng mặt chửi khinh

Sư đành nhẫn nhục lặng thinh

Rồi buông “Chẳng phải chú mình chửi ta

 

Vấp rủi ro thành ra phải chịu

Chú mày cứ chửi nhịu lưỡi đi

Ở đời mấy khỉ, mấy khi…”


Người dịch: Ngọc Châu

 

READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP (61-64) - Ngọc Châu dịch sang thơ song thất lục bát.

CHUÔNG GIÓ, AN TRÚ – Thơ Tịnh Bình


                Nhà thơ Tịnh Bình

CHUÔNG GIÓ
 
Leng keng... leng keng...
Bước chân nàng gió
Sớm mai trên cỏ
Mắt ngọc long lanh
 
Tia nắng lung linh
Xuyên ngàn kẽ lá
Chú chim rất lạ
Hót vang không ngừng...
 
Ngày xanh... rất xanh...
Vu vơ khẽ hát
Em nghĩ về anh
Ngày xưa man mác...
 
 
AN TRÚ
 
Bao giờ cởi hết ưu phiền
Về làm đứa trẻ hồn nhiên năm mười
Bao giờ tàn cuộc rong chơi
Chỉ mong để lại nụ cười trên môi
 
Mênh mông bể khổ lạc trôi
Thuyền mây một áng tinh khôi giữa trời
Sầu chi lá rụng hoa rơi
Biệt ly rồi lại về nơi cội nguồn
 
Lòng đơn nhấp ngụm trăng suông
Cõi tâm an trú không buồn không vui
Dòng đời rong ruổi ngược xuôi
Thương người còn mãi khôn nguôi chữ tình...
 
Ta giờ nhạt với hư vinh
Còn chăng thơ với chút tình thế nhân...
 
                                      TỊNH BÌNH
                                       (Tây Ninh)

READ MORE - CHUÔNG GIÓ, AN TRÚ – Thơ Tịnh Bình

NHỊP GUỐC – Thơ Nguyên Lạc

 
 


NHỊP GUỐC
 
Thu về động nỗi tình phai
Còn nguyên nhịp guốc xưa ai bỏ về
 
Vọng từ tâm nhịp tái tê
Người về! Thôi nhé thiết thê tôi nhìn
Người về! Tôi bóng đối hình
Đứng nghe nhịp guốc thấy mình nát tim
 
Mùa về! Nhịp guốc còn nguyên
Chiều thu cô lữ ưu phiền guốc xưa
Mười năm có đủ hay chưa?
Quên đi nhịp guốc sầu mùa biệt li
 
Người về có nghĩa người đi
Gặp tôi lần cuối phân kỳ lời than
Vu quy em phải theo chồng
Anh ơi! Tình đó phải đành... biết sao?
 
Bao năm vẫn nhịp guốc nào
Thu về tiếng lá thì thào guốc xưa!
Em ơi! Tôi vẫn mãi mơ
Nhịp đôi guốc mộc dáng thơ ngây nào
 
Phương kia hạnh phúc ra sao?
Đừng như tôi phải hư hao một đời
Mùa sang vàng lá thu rơi
Tiếng thu. nhịp guốc. chạm tôi phiến sầu!
 
                                             Nguyên Lạc
 
READ MORE - NHỊP GUỐC – Thơ Nguyên Lạc