Quán cà phê Hoa Vàng nằm ở một góc khuất trong cư xá Bắc Hải, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Đến đây, khách thường thấy một người đàn ông tầm thước, dáng vẻ nông dân, da ngâm ngâm, mũi lân, trán cao, miệng rộng, răng to, khi thì ngồi một mình cặm cụi viết trên cuốn sổ nhỏ bằng nửa bàn tay, khi thì ung dung chuyện trò với khách, đó là nhà thơ Phạm Thiên Thư, tác giả thi phẩm “Động Hoa Vàng”, đã được nhạc sĩ tài danh Phạm Duy phổ thành ca khúc nổi tiếng “Đưa em tìm động hoa vàng” được rất nhiều người yêu thích.
"Gã
từ quan" Phạm Thiên Thư
Bạn bè thân hữu thường gọi
quán Hoa Vàng là "động
Hoa Vàng" và nhà thơ
Phạm Thiên Thư là: “gã từ quan”, bởi
“Động hoa vàng- Rằng xưa có gã từ
quan” đã gắn liền với tên tuổi
Phạm Thiên Thư, và nhà thơ cũng đã từng rủ bỏ
cuộc đời trần tục,
lên chùa tu hành kinh kệ
gần 10 năm.
Trong những lần tiếp
xúc với nhà thơ Phạm Thiên Thư,
tôi cảm thấy ông là một con người đặc biệt, bao hàm nhiều
tính cách, mênh mang nửa
đạo nửa đời. Trông ông vừa
như một thiền sư
sâu lắng, một triết gia uyên thâm, một
thi sĩ lãng mạn, vừa là gã lãng tử thích rong chơi cõi đời…, coi mọi
chuyện trần gian đều là phù du, hư ảo. Phạm Thiên Thư luôn có vẻ ung dung tự tại, nhưng
nhìn vào khối lượng tác phẩm đồ sộ
của nhà thơ, chúng ta có thể hiểu ông, trước
hết là một nghệ sĩ tài năng với
năng lực sáng tạo và sức làm việc
thật phi thường. Sự
nghiệp 50 năm sáng tác của ông đã đóng góp vào kho tàng
văn học nước nhà vài chục vạn câu thơ
độc đáo, với nhiều tác phẩm
trong nhiều lãnh vực.
Phạm Thiên Thư luôn tìm tòi sáng tạo, mở cho mình con đường
sáng tác riêng. Nhiều tác phẩm
kinh điển đã được ông chuyển thành thơ. Phạm Thiên Thư
đã thi hóa 7 bộ kinh của Phật giáo, như
kinh Kim Cương
(kinh Ngọc), kinh Pháp Cú
(kinh Thơ), kinh Hiền Ngu (kinh Hiếu, kinh Hiền)…
Với lòng kính trọng thi hào Nguyễn Du và yêu mến truyện Kiều,
Phạm Thiên Thư đã “cả gan” viết
“Hậu Kiều- Đoạn Trường
Vô Thanh” tiếp nối “Truyện Kiều-
Đoạn trường Tân Thanh” dài 3.296 câu lục bát, với tinh thần đề cao tính dân tộc,
xóa bỏ mọi điển tích, từ
chương Hán ngữ, thay vào đó bằng lịch sử,
điển tích, ngôn ngữ, đất nước,
con người Việt Nam…“Đoạn Trường Vô Thanh” đã đoạt
giải nhất văn chương toàn quốc năm 1973 dưới chế độ
cũ Sài Gòn.
Phạm
Thiên Thư đã sáng tác từ
điển cười bằng
thơ, đây là một tác phẩm độc đáo với
24.000 câu tứ tuyệt.
Theo châm ngôn “nụ cười bằng mười
thang thuốc”, “cười vui đẩy lùi bệnh khổ”, cười
để chữa bệnh (tiếu
liệu pháp), nhà thơ đã nghĩ ra đủ mọi thứ
trên đời cười; sử dụng
sự hài hước, dí dỏm để chữa
tâm bệnh. Trong lời giới thiệu
“Từ điển cười” của
Phạm Thiên Thư, bác sĩ Trương Thìn - Chủ tịch Hội
Đông y TP. Hồ Chí Minh đã
viết: “Phạm Thiên Thư làm y thơ, tiếu liệu
pháp, ai cũng cười, cười phá được khổ đau, cười
òa trong giác ngộ,…”. Nhà
thơ đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt
Nam xác lập kỷ lục “Là người
Việt Nam đầu tiên sáng tác từ điển cười
bằng thơ”.
Cuộc hạnh ngộ
của hai bậc nghệ sĩ tài
hoa họ Phạm- nhạc sĩ Phạm
Duy và thi sĩ Phạm Thiên
Thư, đã để lại nhiều
giai thoại một thời trong giới
văn chương. Khoảng thời gian 1970, nhạc
sĩ Phạm Duy sau khi qua
quảng đường dài sáng tác, từ dân ca, tình ca, tâm ca, hoan
ca, tục ca, vĩa hè ca,…
sáng tác của Phạm Duy đã đí vào bế
tắc, chán chường. Lúc đó cơ duyên Phạm Duy đã bắt gặp những vần thơ
nhẹ nhàng, thanh khiết, mênh mang, thâm trầm, nửa đạo
nửa đời, thiền ý sâu xa của
thi sĩ kiêm tu sĩ Thích Tuệ
Không (pháp danh của Phạm Thiên Thư), Phạm Duy đã tìm ra lối
thoát cho hồn nhạc, thấy được
con đường đi vào Đạo ca, hay đúng hơn là đi vào Đạo sống. Ngoài một
số nhạc phẩm Phạm
Duy sáng tác từ những vần thơ
của Phạm Thiên Thư đã đi vào lòng công chúng, như “Đưa
em tìm động hoa vàng”,
“Ngày xưa Hoàng thị”, “Em lễ chùa này”… Phạm Duy còn hợp tác với Phạm
Thiên Thư để cho ra đời 10 bài Đạo ca nổi tiếng.
Có thể nói cuộc hạnh ngộ
của Phạm Duy và Phạm Thiên Thư là duyên may, "như mây gặp núi", đã làm danh tiếng hai nghệ sĩ tài danh họ
Phạm thêm lừng lẫy và còn để
lại cho đời những tác phẩm
bất hủ. Trong kỷ niệm 50 năm sáng tác của
nhà thơ Phạm Thiên Thư được tổ
chức tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh đêm 21/12/2011, nhạc sĩ Phạm Duy đã nói: "Nếu không có Phạm
Thiên Thư thì không có Phạm
Duy". Câu nói có thể
phần nào xả giao, nhưng cho thấy
Phạm Duy đã tôn trọng và đánh giá rất cao thơ của Phạm
Thiên Thư.
Nhà thơ Phạm
Thiên Thư và nhạc sĩ Phạm Duy giao lưu
cùng khán giả
Kỷ niêm 1000 năm Thăng long Hà Nội, Phạm Thiên Thư
cho ra đời tác phẩm “Hát ru Việt sử thi”, mà theo nhà thơ, đó là tình cảm
và trí tuệ, anh hùng khí
phách, âm thanh và sự sống con người Việt Nam muôn đời
qua siêu thức hát ru …” Với 3.325 câu lục bát, “Việt sử thi” đã kể
chuyện lịch sử bằng
thơ từ thời vua Hùng dựng
nước đến triều đại
Tây Sơn….
Thơ của Phạm
Thiên Thư đủ sắc
màu, giai điệu, “sang trọng”
lẫn “bình dân”. Có những
vần thơ lung linh huyền ảo, bay bổng,
nhẹ nhàng thoát tục, dễ đưa
tâm hồn người lâng lâng vào cõi thiên
thai, mơ hồ.
Thức giấc ta nhìn em
Long lanh ngoài cửa
sổ
Hạt lệ xanh thiên cổ
Sáng giữa
vầng đêm đen
Ngôi sao hình như
quen
Ướp
trong lòng thơ cũ
Dường
có chi ấp ủ
Đậu thơm nhành hoa sen…
(Sao khuya)
Những
câu thơ tha thiết, nồng nàn:
Thôi thì em mặc áo xanh
Cho hồn
ta ẩn bên nhành kết thơ
Thôi thì em rủ
tóc tơ
Cho ta tựa
gốc sương mờ tịnh
tâm
Thôi thì em nguyện
lâm râm
Cho ta ngửi
nẫu môi trầm như lai
Lỡ
không cái gã địa tài
Đắp
chăn gã ngủ giấc dài trong tôi
Một
mai ta có luân hồi
Tái sinh lại
giữa khóe môi em hồng…
(Khúc tự tình phù du)
Có những câu ngang tàng khí phách:
….Vó ngựa
qua cầu còn mây mù
Khói phù hư
dong nốt phù du
Xốc xếch đeo túi thơ bầu rượu
Cùng cỏ
hoa vẫy chào xuân thu
Khua mái chèo cuốn
cả thiên thanh
Thuyền
chở xuân gỗ cùng đơm nhành
Vỗ bầu rượu hát câu chuốc
rượu
Gạc
chân mây nổi giữa dòng xanh…
(Ngày xưa Tù Thức)
Phiêu diêu thoát tục
….Ðất
Nam có lão trồng hoa
Mùa hoàng cúc nở
ướp trà uống đông
Lại
đem bầu ngọc ra trồng
Bầu
khô cất nậm rượu hồng
uống xuân
Người
vui ngựa chợ xe thành
Ta leo cầu
trúc bên ghềnh thác rơi
Theo chân chim gặp
mây trời
Lại
qua khói động hỏi người tu non….
(Động hoa vàng)
Cùng với những thi phẩm
tuyệt tác, nhà thơ Phạm Thiên Thư
còn có không ít tác phẩm
“bình dân”, nôm na, hóm hỉnh,
chọc cười, như 10 bài thơ
răn vệ sinh:
Đi cầu (tập hỷ xả)
Cái xấu cho đi chẳng tiếc chi
Thải luôn hờn giận- chớ
nên ghi
Coi như
mơ ngủ- như chưa
gặp
Để trướng trong tâm – có ích gì?
Rửa mặt (tập
chu toàn)
Vò cho khăn sạch
mới đem dùng
Lỡ dán
đêm qua tới “ị” cùng
Chớ tưởng của mình là sạch
cả
Biết
đâu kẻ xấu lén xài chung
Soi gương (tập tự
trọng)
Ra phố nên soi kỹ mặt mày
Ra phố nên soi kỹ mặt mày
Đẹp
mình trước đã để người hay
Đẹp hơn tất cả
là nhân cách
Chẳng
hỗ trời cao thẹn đất dày
Mặc đồ (tập
cảnh giác)
Trước
giũ rồi sau mới xỏ vào
Biết
đâu rết, nhện ẩn trong “bào”
Cứ nên
cảnh giác là hơn cả
Những
chỗ không ngờ- bị mới
đau…
Sắp bước vào tuổi
72, Phạm Thiên Thư vẫn miệt
mài sáng tác, nhà thơ vừa tiết lộ
đã hoàn thành và sẽ
“trình làng” trong năm 2012 một
số tác phẩm: “Hồi ký 1”, với
10.000 câu thơ nói về cuộc đời
của mình từ thuở ấu
thơ đến năm 1975 ; “Nhật ký quán Hoa Vàng”, nhật ký thể thơ,
ghi lại những gặp gỡ
giao lưu với bạn bè, thân hữu
thường ngày tại quán Hoa Vàng, khoảng 8.000 bài thơ
4 câu; “Xanh ngôn huyền”,
chuyển từ tác phẩm “Huyền
ngôn xanh” (ý tưởng khắp thế giới-
google) và có thêm một chương; “Dưỡng sinh
huyền”, gồm 6.000 câu thơ về phương
pháp dưỡng sinh Phathata
(Pháp- Thân- Tâm). Nhà thơ
còn sắp cho ra đời một công trình đồ
sộ, là bộ “Từ điển
Tâm Phật” khoảng
10.000 trang thơ, gồm 4 phần: Tâm Phật
1, Tâm Phật 2, Tâm Phật 3 và Tâm ngôn Thiền.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư
cho biết, hiện nay ông vừa hiệu đính các tác phẩm
sắp xuất bản, vừa
tiếp tục viết “Hồi
ký 2” về cuộc đời từ
sau năm 1975 đến hiện tại; đồng
thời bắt đầu viết
“Kinh Trang”, chuyển từ tác phẩm "Trang Kinh" của Trung Quốc
sang thể loại thơ 4 câu, theo tinh thần ngôn ngữ
Việt Nam.
Nhà thơ Phạm Thiên Thư
và nhà báo Lê Bá Lư
Nhà thơ Phạm Thiên Thư
và nhà thơ Bùi Phước Vĩnh
Nhà thơ Phạm Thiên Thư với những
người mến mộ
Có thể nói sáng tạo của nhà thơ
Phạm Thiên Thư thật độc
đáo và phi thường. Đến nay ông đã viết hơn 15 vạn
câu thơ thuộc nhiều lãnh vực.
Chỉ tính trong 10 năm
qua, ông đã cho ra đời hơn 30 tác phẩm trường thi. Dường
như ông viết từ siêu thức,
thơ đã có sẵn trong đầu cứ thế
mà trào ra. Nhà thơ bộc bạch: “Có lẽ
là nhờ vào nguồn lực thiền,
mỗi lần cảm xúc tôi khẽ
nhắm mắt lại là thi tứ
dâng lên”.Phạm Thiên Thư thường thức
làm thơ đến 1- 2 giờ sáng và mỗi đêm ông ngồi thiền ít nhất
là 1 tiếng đồng hồ, mà theo ông là để
"phục hồi và nạp thêm năng lượng".
Với phong thái ung dung, hòa nhã
của một thiền sư,
nhà thơ Phạm Thiên Thư lúc nào cũng khiêm cung và sẵn sàng chia sẻ với tha nhân. Thấm
nhuần tư tưởng Phật
giáo nên thơ ông dù ở lãnh vực nào cũng chứa
đựng tư tưởng thiền.
Theo ông, không cần phải vô chùa tu hay sống biệt lập,
ai ai cũng có thể tìm
chân lý thiền trong cõi
trần tục này. Ông thường khuyên mình cũng như khuyên người: “Luôn biết mình dốt-Để gột
tính kiêu-Để yêu như mới-Để
cởi mối hiềm-Để
thêm tinh tiến…”.
Ngoài là một
nhà thơ nổi tiếng, Phạm
Thiên Thư còn là một nhà ngoại cảm, một
thầy thuốc chữa bệnh
khá nổi tiếng theo phương pháp dưỡng sinh Phathata do ông sáng
lập. Theo ông, Phathata là một
phương pháp chữa trị bệnh
tật và rèn luyện sức khỏe
bằng cách đánh thức tiềm năng con người,
tự điều chỉnh bế
tắc, rối loạn cơ
thể và tâm lý thông qua
khả năng siêu ý thức và những cách tham thiền,
vận nội công và yoga. Phương pháp này được chính quyền địa phương
công nhận đã điều trị hiệu
quả cho những người cai nghiện
ma túy tại cộng đồng dân cư.
Phạm Thiên Thư tên thật là Phạm
Kim Long, sinh năm 1940 tại
Hải Phòng, vào Nam năm
1954, ông đã từng đi tu gần 10 năm ở chùa Vạn Thọ
- thành phố Hồ Chí Minh (1964-1973). Sau khi
hoàn tục ông lập gia đình, có 3 người con trai. Cuộc đời nhà thơ
cũng trải qua nhiều thăng trầm, ông đã từng làm nhiều nghề vất
vả để kiếm sống.
Quán Hoa vàng của gia
đình ông được mở từ 10 năm nay. Đây là cũng là nơi gặp gỡ,
giao lưu của giới văn nghệ
sĩ và những người mến mộ
“gã từ quan- Phạm Thiên Thư".
Vốn là một người
am hiểu sâu sắc Phật pháp và giáo lý nhà Phật, nhà thơ
Phạm Thiên Thư đã hiểu lẽ
vô thường của tạo hóa. Ông thường
nói đời người là phù vân nhưng cũng nhiều thú vị, đừng
âu lo, không trụ, không chấp mới được
an lạc. Ông thường khuyên bạn bè hãy cười nhiều hơn
để thêm sức khỏe cho mình và mang niềm vui đến
cho mọi người. Phạm Thiên Thư
thường hay dí dỏm: cười nhiều
vui nhiều thế giới sẽ
hòa bình.... Nhà thơ đã
nâng giá trị nụ cười lên tầm
cao nhân văn./.
Lê Bá Lư