Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, February 2, 2017

XIN CHO MỘT CHÚT XUÂN NỒNG - Thơ Hoành Trần





XIN CHO MỘT CHÚT XUÂN NỒNG

Nhẹ nhàng nàng xuân đến,
Rồi nhẹ nhàng bước đi,
Ta vừa đang xuân thì,
Sao mây đà vương trán!

Rộn ràng đàn chim hát,
Quây quần sẻ chia nhau,
Chẳng nghĩ suy cao sâu,
Đã chia xa muôn hướng,

Đàn chim xây tổ ấm,
Có đôi lần gặp nhau,
Cũng chỉ vài ba câu,
Nghe cõi lòng xa xót.

Ơi mùa xuân ngào ngọt,
Ơi dĩ vãng ngọt ngào,
Nhớ thương thương nhớ nào!
Vương vấn đời u uất?

Mong đời ai ngọt mật,
Xin tha thứ cho nhau,
Biết ra sao ngày sau!
Ngày mắt phai môi nhạt.

Ta xin người tiếng hát,
Ru một đời trầm luân,
Tiển đưa cuộc tình gần,
Để men xuân nồng mãi!

               Hoành Trần
                    3/2/17

READ MORE - XIN CHO MỘT CHÚT XUÂN NỒNG - Thơ Hoành Trần

CÒN AI THÍCH VỀ HÀ NỘI NỮA ĐÂY ? Thơ Nguyễn Khôi

 
                       Nhà thơ Nguyễn Khôi

READ MORE - CÒN AI THÍCH VỀ HÀ NỘI NỮA ĐÂY ? Thơ Nguyễn Khôi

TỪ ĐƯỜNG MÒN ĐẾN ĐƯỜNG XUYÊN Á - Phạm Xuân Dũng

Đường vào di tích lịch sử cao điểm 241. Ảnh: Phạm Xuân Dũng

Nhiều lúc cảm nghĩ có những con đường mang số phận giống với con người. Điều này như đã vận vào con đường 9, con đường trăm năm chất chứa nhiều biến động lịch sử quốc gia và quốc tế dù chiều dài có 82 cây số tính từ Đông Hà lên Cửa khẩu Lao Bảo của tỉnh Quảng Trị.

1. Trong một lần nói chuyện về con đường 9, thạc sĩ sử học Yến Thọ (Lê Đức Thọ), Phó giám đốc Trung tâm Di tích và Danh thắng Quảng Trị đã chia sẻ dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu với khái quát  khá thú vị, rằng: “Con đường 9 là con đường công cụ, con đường muối từ Đông sang Tây, con đường hương liệu theo chiều ngược lại. Nó cũng là con đường nối miền xuôi với miền ngược, nối biển, đồng bằng với miền núi; nối Kẻ Biển, Kẻ Ruộng, Kẻ Chợ với Kẻ Mọi; nối đồng bào người Chăm, người Kinh miền xuôi với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Quảng Trị”.

Khởi thủy con đường 9 không phải xuất phát từ Đông Hà mà từ Ngã Tư Sòng thuộc huyện Cam Lộ, nay giáp với Đông Hà, ấy là con đường thượng đạo xuyên sơn. Thuở xưa nó chỉ là con đường mòn, chủ yếu dành cho người đi bộ lên vùng thượng du Cam Lộ như cách gọi của Lê Quý Đôn, rồi đi tiếp sang tận nước Ai Lao (Lào). Chính nhờ vị thế con đường thương đạo xuyên sơn chạy dọc theo con sông Hiếu mà một thời đã tạo nên chợ phiên Cam Lộ nổi tiếng một tháng sáu phiên: Mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28 Âm lịch. Nơi đây ngày xưa từng được mệnh danh là “Tiểu Trường An” với câu hò vang vọng: “Đò về bến Đuồi bùi ngùi nhớ cảnh/Chạnh tâm tình nhớ núi Lãnh, sông Hương”.

Bến Đuồi ngay sát chợ phiên, còn núi Lãnh chính là núi Mai Lĩnh (Quảng Trị), còn sông Hương xứ Huế thì được thông thương bằng sông đào Vĩnh Định dưới thời nhà Nguyễn, nối kinh sư với Quảng Trị bằng sông Thạch Hãn và sông Hiếu. Hàng hóa từ kinh kỳ có mặt tại chợ phiên Cam Lộ theo đường thủy, rồi lên với miền ngược theo con đường tiền thân QL 9 bây giờ.

Thật ra cách đây hàng trăm năm, chợ phiên Cam Lộ còn là một trung tâm ngoại thương tấp nập trên bên dưới thuyền. Tàu bè Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… từ Cửa Việt lên chợ phiên mua bán, rồi voi từ xứ Ai Lao thồ lâm đặc sản như trầm hương, ngà voi xuôi theo con đường xuyên sơn về trao đổi hàng hóa. Hãy nghe Lê Quý Đôn miêu tả trong Phủ biên tạp lục: “Hai bên tả hữu phía trên sông Hữu Giang dân các động sách ở, cày cấy chăn nuôi rất nhiều, người buôn ở các xã thường mang muối, mắm, cá khô, đồ sắt, nồi đồng, thỏi bạc, hoa xuyến, đồ lặt vặt, đến đất người Man đổi lấy các hàng hóa: thóc, gạo, gà, trâu, gai, sáp, mây, gió, vải man, màn man, thuê voi chở về Cam Lộ. Người Man cũng có lấy voi chở hàng hóa xuống chợ Cam Lộ để bán, một con voi chở được 30 gánh, mỗi gánh được 20 bát.

Cũng có một phiên chợ lùa trâu đến 300 con để bán, giá một con trâu không quá 10 quan, giá một con voi chỉ hai hốt bạc và một khẩu súng nhỏ”. Ông còn nhắc đến Tuần Ba Giăng còn gọi là Sở Tuần hay đồn Hiếu Giang, một nơi triều đình lập ra thu thuế buôn bán ngày xưa. Vậy thì truyền thống nội và cả ngoại thương của Quảng Trị đã có từ khá sớm và rất đáng tự hào dù chỉ dựa vào một con đường mòn xuyên Á và mấy con sông.

2. Người Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi khai thác Đông Dương đã chú trọng đến giao thông và chính họ đã khai sáng con đường 9 dù mục đích ban đầu vì lợi ích thực dân của chính quốc, chính vì vậy lúc mới khai sinh còn có tên là Con đường Thuộc địa số 9. Ngay tại điểm khởi đầu đường 9, đầu thế kỷ trước, người Pháp cho xây dựng ga Đông Hà phục vụ cho con đường sắt Bắc-Nam. Chuyện làm con đường 9 cũng lắm đau thương. Ngày xưa ngược lên phía tây Quảng Trị là chốn rừng thiêng nước độc, không chết vì lao lực, đòn roi thì cũng chết vì sốt rét. Tình cảnh ấy đã rơi lệ vào những câu vè than thân của phu lục lộ: “Hai hàng nước mắt nhỏ tuôn/Cả năm phủ huyện kéo lên nguồn, trời ơi/Cực chi da diết hỡi trời/Ai không có chiếu trải tơi mà nằm”.

Tôi may mắn gặp được nhân chứng cu-ly đường 9 cuối cùng nay tuổi đã 90. Ông tên  Lê Văn Đen, trú tại thôn Cam Phú, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông là phu làm đường vào năm 1940 vì con đường này làm nhiều thời kỳ khác nhau mới hoàn chỉnh kéo dài sang đến tận biên giới Lào-Thái Lan ở sông Mê Kông. Thuở ấy cách đây hơn ¾ thế kỷ, ông chỉ là cậu thanh niên mới lớn, phải đi làm thay cha mẹ theo lệnh của người Pháp và quan lại Nam triều.

Ông lão râu tóc bạc phơ kể lại: “Thời Pháp thuộc làm con đường 9 từ Đông Hà sang Lào dân mình cũng khổ lắm. Mỗi thôn phải cử ra 5, 6 người đi làm phu, làm từ sáng đến tối, làm cả tuần, cả tháng, cả năm, chủ yếu làm bằng tay, người đào đất, kẻ gánh đất. Người lớn làm  đường hay bị đánh đập, tui mới lớn đỡ bị roi vọt hơn. Hồi đường mới làm sơ khai đoạn trên ni (km25, QL9) bề ngang khoảng chừng  hai mét thôi, về sau mở rộng dần ”.

Trong kháng chiến chống Pháp có một sự kiện đáng nhớ, đó là sự ra đời của một đơn vị quân đội đặc biệt, gọi là “Biệt động đội đường số 9” do nhà văn, nhà báo, nhà lý luận phê bình Hồng Chương người Quảng Trị tham gia chỉ huy. Đơn vị này đã đánh nhiều trận từ Khe Sanh, Rào Quán về Đầu Mầu rồi Đèo Đá, Cầu Đuồi (Cam Lộ). Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, có thể số phận con đường 9 đã rẽ sang một lối khác nếu không có sự can thiệp của các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc.

Một vấn đề mang tính chiến lược được các bên tham gia hội nghị Genever quan tâm là vĩ tuyến nào làm giới tuyến tạm thời và theo đó con đường 9 sẽ thuộc về ai? Và vĩ tuyến 17 đã được thỏa thuận làm giới tuyến tạm thời và đường 9 thuộc về chính quyền Nam Việt Nam. Một cuộc chiến đằng đẵng đang chờ đợi cả dân tộc ở phía trước con đường thống nhất non sông.

3. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống Mỹ thì chiến dịch Lam Sơn 719 (tháng 9 năm 1971) đã đi vào lịch sử và sách báo cũng đã nói đến nhiều. Chỉ xin nhắc lại và lưu ý một sự kiện sau đó một năm cạnh con đường 9, đó là sự trở về của trung đoàn bộ binh 56 thuộc sư đoàn 1, quân đội Sài Gòn. Năm 1972, khi bị bao vây ở cao điểm 241 còn được người Mỹ gọi là căn cứ Carroll, sau khi cân nhắc đã chịu đầu hàng để tránh đổ máu, trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn 56 Phạm Văn Đính đã đầu hàng. Đó là quyết định không đơn giản trong cuộc đời của một sĩ quan chuyên nghiệp, hẳn nó được manh nha ấp ủ từ lâu. Đó là biểu tượng nhân văn trong chiến tranh khốc liệt theo tinh thần đồng bào lấy đại nghĩa, tình thương làm trọng mà sau này Bộ Chính trị đã thể hiện thành nghị quyết về hòa hợp, hòa giải dân tộc.

Có người bảo, chiến tranh đã đi qua, không cần phải quá nhấn mạnh chủ trương “nối vòng tay lớn”. Tuy nhiên, nói như một bậc thức giả nếu coi sự hợp quần là chiến thuật thì đó là bá đạo, còn nếu coi đó là chiến lược thì chính là vương đạo. Cố kết lòng người, thu phục nhân tâm thì luôn phải thực lòng và luôn là chiến lược hàng đầu, phải thực hiện bền bỉ dài lâu. Đây vẫn là vấn đề thời sự nóng hổi.

Còn nhớ sau năm 1975, từng đoàn xe vận tải mang biển số quân đội sang Lào. Trên buồng lái luôn có súng trường AK hoặc thường là M.16 chiến lợi phẩm gác chéo. Không phải để lấy lệ mà để tự vệ khi xe chạy sang đất Lào theo con đường 9. Vào những năm đầu sau ngày thống nhất, tàn quân phỉ Vàng Pao vẫn phục kích trên đường chặn đánh bộ đội Việt Nam. Lực lượng Vàng Pao dù không còn đông đến hơn ba vạn như thời được CIA o bế làm mưa làm gió ở Tam Giác Vàng nhưng cũng vẫn là nỗi lo của nước bạn, chúng chỉ ngán bộ đội Việt Nam. Cánh lính vận tải Trường Sơn vốn đã dạn dày trận mạc, luôn sẵn sàng đương đầu với thổ phỉ khi làm nhiệm vụ vận tải. Đã có đụng độ đương nhiên phải có thương vong, dù cả hai đất nước đã thống nhất và hòa bình. Kể thêm điều này để hiểu thêm một đặc điểm của lịch sử đường 9 còn ít được biết tới.

4. Rồi một ngày đẹp trời con đường xuyên Á đã được gọi tên trên hành lang kinh tế Đông-Tây, gọi tắt là EWEC tại Hội nghị các bộ trưởng tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được tổ chức tại Manila (Philippines). Hành lang này được chính thức thông tuyến vào ngày 20.12.2006, cách đây đúng 10 năm. Đây là con đường dài 1450 cây số kéo dài từ Mianmar qua Thái Lan, Lào và đi vào Việt Nam từ tỉnh Quảng Trị thông qua con đường 9. Một vận hội lớn đã mở ra cho nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó miền Trung nước ta.
Lịch sử thường được hiểu là dài rộng, lớn lao nhưng đôi khi lại dồn tụ trong vài chục bước chân khi sau lưng nhà ông Lê Văn Đen là con đường 9 do Pháp xây dựng, còn trước mặt  nhà lại con đường 9 được người Mỹ cấp tốc làm nên vào 1971. Hay nếu ai dừng chân ở cầu Đầu Mầu sẽ thấy có đến ba chiếc cầu chính thức mang bóng dáng lịch sử: một do Pháp xây, một do Mỹ xây và một (đúng ra được xây hai lần) do nhà nước ta xây sau ngày thống nhất. Câu chuyện trăm năm quần tụ bây giờ hiện rõ một nơi mặc cho bao nhiêu con nước Hiếu Giang đã chảy qua cầu…

Đổi thay dọc theo và nhờ con đường 9 - đường xuyên Á thì có nhiều. Riêng tôi vẫn nhớ Lê Qúy Đôn viết rằng từ xã Cam Lộ (như đoạn chợ phiên) lên Tuần Ba Giăng phải đi hết một ngày đường, đủ biết con đường mòn băng qua núi rừng quanh co, hiểm trở. Thời Pháp thuộc, bà con vùng này còn đi bộ về chợ phiên, đi từ khi trời chưa sáng, đi cả đoàn nối nhau đòn xóc chỉa lên trời để tránh bị cọp vồ. Thời bao cấp sau năm 1975 vẫn có những đoàn người rồng rắn đi phiên. Nay sau xuất phát chỉ cần chưa đầy mười phút, ô tô đã đến nơi thong thả, chén trà mới pha còn chưa kịp nguội, đâu cần đợi cả ngày trời. Có một con đường mòn đã thành đường xuyên Á, đi từ quá khứ đến tương lai.

Phạm Xuân Dũng


READ MORE - TỪ ĐƯỜNG MÒN ĐẾN ĐƯỜNG XUYÊN Á - Phạm Xuân Dũng

ĐƯỜNG 9: TRĂM NĂM CHẤT CHỨA THĂNG TRẦM - Phạm Xuân Dũng


Nhiều lúc cảm nghĩ có những con đường mang số phận giống với con người. Điều này như đã vận vào con đường 9, con đường trăm năm chất chứa nhiều biến động lịch sử quốc gia và quốc tế dù chiều dài có 82 cây số tính từ Đông Hà lên Cửa khẩu Lao Bảo của tỉnh Quảng Trị.   

1. Trong một lần nói chuyện về con đường 9, thạc sĩ sử học Yến Thọ (Lê Đức Thọ), Phó giám đốc Trung tâm Di tích và Danh thắng Quảng Trị đã chia sẻ dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu với khái quát  khá thú vị, rằng: “Con đường 9 là con đường công cụ, con đường muối từ Đông sang Tây, con đường hương liệu theo chiều ngược lại. Nó cũng là con đường nối miền xuôi với miền ngược, nối biển, đồng bằng với miền núi; nối Kẻ Biển, Kẻ Ruộng, Kẻ Chợ với Kẻ Mọi; nối đồng bào người Chăm, người Kinh miền xuôi với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Quảng Trị”.Khởi thủy con đường 9 không phải xuất phát từ Đông Hà mà từ Ngã Tư Sòng thuộc huyện Cam Lộ, nay giáp với Đông Hà, ấy là con đường thượng đạo xuyên sơn. Thuở xưa nó chỉ là con đường mòn, chủ yếu dành cho người đi bộ lên vùng thượng du Cam Lộ như cách gọi của Lê Quý Đôn, rồi đi tiếp sang tận nước Ai Lao (Lào). Chính nhờ vị thế con đường thương đạo xuyên sơn chạy dọc theo con sông Hiếu mà một thời đã tạo nên chợ phiên Cam Lộ nổi tiếng một tháng sáu phiên: Mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28 Âm lịch. Nơi đây ngày xưa từng được mệnh danh là “Tiểu Trường An” với câu hò vang vọng: “Đò về bến Đuồi bùi ngùi nhớ cảnh/Chạnh tâm tình nhớ núi Lãnh, sông Hương”.
\
Đường 9 xưa


                                            
Bến Đuồi ngay sát chợ phiên, còn núi Lãnh chính là núi Mai Lĩnh (Quảng Trị), còn sông Hương xứ Huế thì được thông thương bằng sông đào Vĩnh Định dưới thời nhà Nguyễn, nối kinh sư với Quảng Trị bằng sông Thạch Hãn và sông Hiếu. Hàng hóa từ kinh kỳ có mặt tại chợ phiên Cam Lộ theo đường thủy, rồi lên với miền ngược theo con đường tiền thân QL 9 bây giờ.

Thật ra cách đây hàng trăm năm, chợ phiên Cam Lộ còn là một trung tâm ngoại thương tấp nập trên bên dưới thuyền. Tàu bè Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… từ Cửa Việt lên chợ phiên mua bán, rồi voi từ xứ Ai Lao thồ lâm đặc sản như trầm hương, ngà voi xuôi theo con đường xuyên sơn về trao đổi hàng hóa. Hãy nghe Lê Quý Đôn miêu tả trong Phủ biên tạp lục: “Hai bên tả hữu phía trên sông Hữu Giang dân các động sách ở, cày cấy chăn nuôi rất nhiều, người buôn ở các xã thường mang muối, mắm, cá khô, đồ sắt, nồi đồng, thỏi bạc, hoa xuyến, đồ lặt vặt, đến đất người Man đổi lấy các hàng hóa: thóc, gạo, gà, trâu, gai, sáp, mây, gió, vải man, màn man, thuê voi chở về Cam Lộ. Người Man cũng có lấy voi chở hàng hóa xuống chợ Cam Lộ để bán, một con voi chở được 30 gánh, mỗi gánh được 20 bát.

Cũng có một phiên chợ lùa trâu đến 300 con để bán, giá một con trâu không quá 10 quan, giá một con voi chỉ hai hốt bạc và một khẩu súng nhỏ”. Ông còn nhắc đến Tuần Ba Giăng còn gọi là Sở Tuần hay đồn Hiếu Giang, một nơi triều đình lập ra thu thuế buôn bán ngày xưa. Vậy thì truyền thống nội và cả ngoại thương của Quảng Trị đã có từ khá sớm và rất đáng tự hào dù chỉ dựa vào một con đường mòn xuyên Á và mấy con sông.

2. Người Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi khai thác Đông Dương đã chú trọng đến giao thông và chính họ đã khai sáng con đường 9 dù mục đích ban đầu vì lợi ích thực dân của chính quốc, chính vì vậy lúc mới khai sinh còn có tên là Con đường Thuộc địa số 9. Ngay tại điểm khởi đầu đường 9, đầu thế kỷ trước, người Pháp cho xây dựng ga Đông Hà phục vụ cho con đường sắt Bắc-Nam. Chuyện làm con đường 9 cũng lắm đau thương. Ngày xưa ngược lên phía tây Quảng Trị là chốn rừng thiêng nước độc, không chết vì lao lực, đòn roi thì cũng chết vì sốt rét. Tình cảnh ấy đã rơi lệ vào những câu vè than thân của phu lục lộ: “Hai hàng nước mắt nhỏ tuôn/Cả năm phủ huyện kéo lên nguồn, trời ơi/Cực chi da diết hỡi trời/Ai không có chiếu trải tơi mà nằm”.


Tôi may mắn gặp được nhân chứng cu-ly đường 9 cuối cùng nay tuổi đã 90. Ông tên  Lê Văn Đen, trú tại thôn Cam Phú, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông là phu làm đường vào năm 1940 vì con đường này làm nhiều thời kỳ khác nhau mới hoàn chỉnh kéo dài sang đến tận biên giới Lào-Thái Lan ở sông Mê Kông. Thuở ấy cách đây hơn ¾ thế kỷ, ông chỉ là cậu thanh niên mới lớn, phải đi làm thay cha mẹ theo lệnh của người Pháp và quan lại Nam triều.


Ông lão râu tóc bạc phơ kể lại: “Thời Pháp thuộc làm con đường 9 từ Đông Hà sang Lào dân mình cũng khổ lắm. Mỗi thôn phải cử ra 5, 6 người đi làm phu, làm từ sáng đến tối, làm cả tuần, cả tháng, cả năm, chủ yếu làm bằng tay, người đào đất, kẻ gánh đất. Người lớn làm  đường hay bị đánh đập, tui mới lớn đỡ bị roi vọt hơn. Hồi đường mới làm sơ khai đoạn trên ni (km25, QL9) bề ngang khoảng chừng  hai mét thôi, về sau mở rộng dần ”.
Trong kháng chiến chống Pháp có một sự kiện đáng nhớ, đó là sự ra đời của một đơn vị quân đội đặc biệt, gọi là “Biệt động đội đường số 9” do nhà văn, nhà báo, nhà lý luận phê bình Hồng Chương người Quảng Trị tham gia chỉ huy. Đơn vị này đã đánh nhiều trận từ Khe Sanh, Rào Quán về Đầu Mầu rồi Đèo Đá, Cầu Đuồi (Cam Lộ). Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, có thể số phận con đường 9 đã rẽ sang một lối khác nếu không có sự can thiệp của các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc.

Một vấn đề mang tính chiến lược được các bên tham gia hội nghị Genever quan tâm là vĩ tuyến nào làm giới tuyến tạm thời và theo đó con đường 9 sẽ thuộc về ai? Và vĩ tuyến 17 đã được thỏa thuận làm giới tuyến tạm thời và đường 9 thuộc về chính quyền Nam Việt Nam. Một cuộc chiến đằng đẵng đang chờ đợi cả dân tộc ở phía trước con đường thống nhất non sông.

3. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống Mỹ thì chiến dịch Lam Sơn 719 (tháng 9 năm 1971) đã đi vào lịch sử và sách báo cũng đã nói đến nhiều. Chỉ xin nhắc lại và lưu ý một sự kiện sau đó một năm cạnh con đường 9, đó là sự trở về của trung đoàn bộ binh 56 thuộc sư đoàn 1, quân đội Sài Gòn. Năm 1972, khi bị bao vây ở cao điểm 241 còn được người Mỹ gọi là căn cứ Carroll, sau khi cân nhắc đã chịu đầu hàng để tránh đổ máu, trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn 56 Phạm Văn Đính đã đầu hàng. Đó là quyết định không đơn giản trong cuộc đời của một sĩ quan chuyên nghiệp, hẳn nó được manh nha ấp ủ từ lâu. Đó là biểu tượng nhân văn trong chiến tranh khốc liệt theo tinh thần đồng bào lấy đại nghĩa, tình thương làm trọng mà sau này Bộ Chính trị đã thể hiện thành nghị quyết về hòa hợp, hòa giải dân tộc.



Chiến dịch Lam Sơn 179


 Có người bảo, chiến tranh đã đi qua, không cần phải quá nhấn mạnh chủ trương “nối vòng tay lớn”. Tuy nhiên, nói như một bậc thức giả nếu coi sự hợp quần là chiến thuật thì đó là bá đạo, còn nếu coi đó là chiến lược thì chính là vương đạo. Cố kết lòng người, thu phục nhân tâm thì luôn phải thực lòng và luôn là chiến lược hàng đầu, phải thực hiện bền bỉ dài lâu. Đây vẫn là vấn đề thời sự nóng hổi.

Còn nhớ sau năm 1975, từng đoàn xe vận tải mang biển số quân đội sang Lào. Trên buồng lái luôn có súng trường AK hoặc thường là M.16 chiến lợi phẩm gác chéo. Không phải để lấy lệ mà để tự vệ khi xe chạy sang đất Lào theo con đường 9. Vào những năm đầu sau ngày thống nhất, tàn quân phỉ Vàng Pao vẫn phục kích trên đường chặn đánh bộ đội Việt Nam. Lực lượng Vàng Pao dù không còn đông đến hơn ba vạn như thời được CIA o bế làm mưa làm gió ở Tam Giác Vàng nhưng cũng vẫn là nỗi lo của nước bạn, chúng chỉ ngán bộ đội Việt Nam. Cánh lính vận tải Trường Sơn vốn đã dạn dày trận mạc, luôn sẵn sàng đương đầu với thổ phỉ khi làm nhiệm vụ vận tải. Đã có đụng độ đương nhiên phải có thương vong, dù cả hai đất nước đã thống nhất và hòa bình. Kể thêm điều này để hiểu thêm một đặc điểm của lịch sử đường 9 còn ít được biết tới.

4. Rồi một ngày đẹp trời con đường xuyên Á đã được gọi tên trên hành lang kinh tế Đông-Tây, gọi tắt là EWEC tại Hội nghị các bộ trưởng tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được tổ chức tại Manila (Philippines). Hành lang này được chính thức thông tuyến vào ngày 20.12.2006, cách đây đúng 10 năm. Đây là con đường dài 1450 cây số kéo dài từ Mianmar qua Thái Lan, Lào và đi vào Việt Nam từ tỉnh Quảng Trị thông qua con đường 9. Một vận hội lớn đã mở ra cho nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó miền Trung nước ta.
Lịch sử thường được hiểu là dài rộng, lớn lao nhưng đôi khi lại dồn tụ trong vài chục bước chân khi sau lưng nhà ông Lê Văn Đen là con đường 9 do Pháp xây dựng, còn trước mặt  nhà lại con đường 9 được người Mỹ cấp tốc làm nên vào 1971. Hay nếu ai dừng chân ở cầu Đầu Mầu sẽ thấy có đến ba chiếc cầu chính thức mang bóng dáng lịch sử: một do Pháp xây, một do Mỹ xây và một (đúng ra được xây hai lần) do nhà nước ta xây sau ngày thống nhất. Câu chuyện trăm năm quần tụ bây giờ hiện rõ một nơi mặc cho bao nhiêu con nước Hiếu Giang đã chảy qua cầu…

Đường 9 ngày nay


 Đổi thay dọc theo và nhờ con đường 9 – đường xuyên Á thì có nhiều. Riêng tôi vẫn nhớ Lê Qúy Đôn viết rằng từ xã Cam Lộ (như đoạn chợ phiên) lên Tuần Ba Giăng phải đi hết một ngày đường, đủ biết con đường mòn băng qua núi rừng quanh co, hiểm trở. Thời Pháp thuộc, bà con vùng này còn đi bộ về chợ phiên, đi từ khi trời chưa sáng, đi cả đoàn nối nhau đòn xóc chỉa lên trời để tránh bị cọp vồ. Thời bao cấp sau năm 1975 vẫn có những đoàn người rồng rắn đi phiên. Nay sau xuất phát chỉ cần chưa đầy mười phút, ô tô đã đến nơi thong thả, chén trà mới pha còn chưa kịp nguội, đâu cần đợi cả ngày trời. Có một con đường mòn đã thành đường xuyên Á, đi từ quá khứ đến tương lai.

Phạm Xuân Dũng 
(Theo laodong.com.vn)


READ MORE - ĐƯỜNG 9: TRĂM NĂM CHẤT CHỨA THĂNG TRẦM - Phạm Xuân Dũng

XUÂN TIN YÊU - Thơ Nhật Quang



                   Tác giả Nhật Quang


XUÂN TIN YÊU

Tiễn đông, chào đón xuân sang
Rộn vang khúc hát, nhịp nhàng ý thơ
Nắng hồng vương nhẹ cung tơ
Ru hồn nhân thế ước mơ dạt dào

Bên hiên sắc thắm mai,đào
Trời xanh chim én lượn chào nắng xuân
Lòng người rộn rã lâng lâng
Trao nhau lời chúc, Chúa xuân an bình

Hương trầm tỏa ngát lời kinh
Ngày xuân dâng Mẹ tâm tình thiết tha
Quê hương,Giáo hội gần xa
Tin yêu, hiệp nhất nở hoa rạng ngời

Hương hoa nồng thắm đất trời
Tình xuân ấm áp, người người an vui
Xuân về trong nắng vàng tươi
Lộc thiêng ơn Chúa khắp nơi chan hòa.

                                       Nhật Quang
                                         (Sài Gòn)

READ MORE - XUÂN TIN YÊU - Thơ Nhật Quang

VÀI LỜI BIỆN HỘ VỀ THƠ NGUYỄN KHÔI - Châu Thạch



Tác giả Châu Thạch

VÀI LỜI BIỆN HỘ VỀ THƠ NGUYỄN KHÔI
Châu Thạch
Vừa qua trên một số trang web có bài viết của  TS Ngữ Văn Nguyễn Ngọc Kiên với đề tài “Đầu xuân thì thầm với nhà thơ Nguyễn Khôi”. Bài viết nầy có một vài nhận xét của TS ngữ văn Nguyến Ngọc Kiên mà khi đọc tôi có ý kiến khác. Xin mạo muội trình bày.
Trước hết bài viết khen thơ Nguyễn Khôi, nhưng lời khen như sau: “Gần đây thơ Nguyễn Khôi xuất hiện khá nhiều và đều đặn trên các trang báo mạng. Phần  lớn thơ anh là những bài thế sự, thời sự, chính trị mang tính ứng tác về cuộc sống diễn ra quanh ta”
Nhà thơ Lê Mai thẳng thắn cho rằng: Thơ Nguyễn Khôi không độc đáo. Không lạ. Không sang trọng!  Nhưng thơ Nguyễn Khôi cuốn hút rất nhiều người đọc. Từ nam phụ, lão ấu. Từ những vị ni cô, sư nữ ở chùa tận Bình Dương và Huế cho đến những phụ nữ có học vấn, học hàm học vị cao ở trường ĐH Quốc Gia. Có người kín đáo thư từ cho Nguyễn Khôi, có người thì công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ nhà thơ  trên facebook. Nó có sức ma mị”
Tôi xin mạo muội phản bác lại các câu “không độc đáo”, “không lạ”, “không sang trọng” và “ma mị”.
Với tôi thơ Nguyễn Khôi đầy đủ ba tính chất mà tiến sĩ Ngữ văn Nguyễn Ngọc Kiên đã dùng lời của nhà thơ Lê Mai khẳng định là là không có đó:
- Thơ Nguyễn Khôi có Độc đáo: Tôi xin dùng ngay lời viết của Tiến Sĩ để chỉ sự độc đáo của thơ Nguyễn Khôi: “Phần  lớn thơ anh là những bài thế sự, thời sự, chính trị mang tính ứng tác về cuộc sống diễn ra quanh ta.”
Giữa hàng ngàn rừng thơ hiện nay khóc lóc, than van, văng tục hay mơ mộng hảo huyền thì thơ Nguyễn Khôi đứng riêng một cõi khác lạ đúng như lời nhận xét trên. Nếu không gọi thơ ấy là độc đáo thì là gì? Càng độc đáo hơn khi thơ Nguyễn Khôi chỉ “ứng tác về cuộc sống diễn ra quanh ta” nhưng nó như một ngón tay vạch mặt, chỉ thẳng vào trò đời một cách không ôn hòa mà cũng không cực đoan làm cho sự xấu như cây kim lòi ra giữa bạch nhật và sự tốt cũng tỏa hương đúng với nó. Đó là một phương pháp tả chân vẽ y sự kiện trong cái nhìn đằm thắm của tác giả làm cho thơ trở nên độc đáo với một phong cách riêng mà xưa nay hiếm có.
- Thơ Nguyễn Khôi có Lạ: Cũng theo bài viết thì thơ Nguyễn Khôi “cuốn hút rất nhiều người đọc”. Vậy nó không lạ thì làm sao cuốn hút được người đọc. Ngày nay mỗi ngày phổ biến hàng ngàn bài thơ trên các trang web. Nếu thơ không có gì lạ thì chẳng ai thèm đọc chớ đừng nói đến sự ngưỡng mộ. Tuy nhà thơ Nguyễn Khôi viết về thế sự, về sự kiện vây quanh ta nhưng trong mỗi bài thơ của ông có vô vàn cái lạ mà mắt ta như mù, lòng ta như đui không thấy được. Cái lạ của thơ ông là cho ta thấy cái thực của sự vật mà ta đã nhìn qua lăng kính bấy lâu nay. Vì vậy, chính thơ ông làm cho ta sáng mắt ra thấy những điều rất lạ.
- Thơ Nguyễn Khôi có Sang trọng: Tiến sĩ Kiên dùng lời của nhà thơ Lê Mai viết ở trên: “Nhưng thơ Nguyễn Khôi cuốn hút rất nhiều người đọc. Từ nam phụ, lão ấu. Từ những vị ni cô, sư nữ ở chùa tận Bình Dương và Huế cho đến những phụ nữ có học vấn, học hàm học vị cao ở trường ĐH Quốc Gia”
Toàn những người sang trọng yêu thơ Nguyễn Khôi. Vậy nếu thơ ông bình dân thì họ yêu được sao? Với tôi thơ Nguyễn Khôi rất sang trọng. Sang trọng từ ý, từ tứ, từ từ và cả cách diễn đạt. Đọc thơ ông ta biết ngay đây là một tác giả trí thức có phong cách sang trọng, thanh tao. Một vài bài thơ ông có lời thơ rất dí dỏm nhưng bằng một phong cách thâm thúy, bác học trong sự dí dỏm đó.
Và để giải nghĩa vì sao thơ Nguyễn Khôi có ba cái không ấy mà được bạn đọc mọi giới yêu mến thì Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Kiên dùng lời của nhà thơ Lê Mai kết luận như sau: “Nó có sức ma mị”.
Trước hết tôi tra tự điển hai chữ “ma mị” và thấy giải thích như sau: Ma mị (khẩu ngữ) như ma giáo. Sau đó tôi tra tiếp chữ  “ma giáo” và thấy giả thích như sau: Ma giáo (khẩu ngữ) xảo trá bịp bợm. Như thế nếu nói thơ Nguyễn Khôi “nó có sức ma mị” mà được nhiều giới ngưỡng mộ, từ trẻ đến già, từ người bình dân đến người trí thức. Vậy chẳng lẽ họ ngưỡng mộ cái sự xảo trá bịp bợm hay sao? Với tôi thơ Nguyễn Khôi là loại thơ chính trực của những con người hảo hán. Những đề tài phơi bày thực tế. Tiếng thơ của ông không cuốn hút người đọc bằng lời hoa mỹ, bằng âm bổng trầm, bằng xảo thuật ru hồn đối tượng mà tiếng thơ ông cuốn hút người đọc vì lời thơ chân thật, âm thơ khô khan nhưng sâu sắc. Đọc thơ ông dầu tả cảnh, tả người, tả sự việc đều thấy nổi bật lên những góc cạnh chủ yếu. Đó chính là cái  đẹp cái hay cái điêu luyện của người sáng tác chớ không phải sự ma mị nào cả.  
Tiếp đó tôi cũng không thống nhất với nhận xét của TS Ngữ Văn Nguyễn Ngọc Kiên về chữ “tắt trăng” mà nhà thơ Nguyễn Khôi đã dùng. Tiến sĩ viết như sau: “Trong bài tứ tuyệt “Ao làng”,  Nguyễn Khôi viết:
            Vượt biển, chơi hồ, trở quá giang 
            Bỗng dưng lại thấy nhớ ao làng 
            Cái đêm hè ấy ai ra tắm 
            Để cả bầu trời phải tắt trăng.

                                            (1995)
 Rồi Tiến sĩ bình luận tiếp:
“Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim thì cho rằng chữ “tắt” trong “Để cả bầu trời phải tắt trăng” không thể thay thế bằng một chữ khác. Chúng tôi lại không nghĩ thế. Nhà thơ Lê Mai cho rằng chữ “tắt”  là tả thực chỉ hành động, dùng ở đây không thật tinh tế và không được “thơ” lắm! Có kẻ nghịch ngợm, ngỗ ngược cho rằng nó gợi cho ta liên tưởng tới chu kì của chị em phụ nữ.
Chữ “tắt” hoàn toàn có thể thay thế bằng động từ khác. Chẳng hạn, ta thử thay bằng “lịm” hay “khuất” :“Để cả bầu trời lịm ánh trăng” nghe có vẻ ổn hơn. “Lịm” như một ngọn đèn vụt sáng trước khi tắt, thực tế làm tỏa  sáng rực cả bài thơ. Như vậy nói không thể thay thế là hơi vội vã và  hoàn toàn không có cơ sở!”


Ý kiến của tôi như sau:
Thật ra đọc bài thơ nầy ta biết ngay ở câu chót tác giả muốn nói đến các cô thiếu nữ tắm ao trong những thời gian trời không có trăng. Thường thì phụ nữ nông thôn mỗi khi tắm ao, họ lựa lúc trời tối, một là để tránh con mắt của người khác, hai là bởi bản tính e thẹn  chính họ cũng ngượng ngùng khi nhìn vào sự lỏa thể của mình. Chữ “tắt” ở đây nếu thay thế bằng chữ “lịm” hay chữ “khuất” đều có nghĩa là trời vẫn có trăng thì không đúng thực tế. Thực tế là họ tắm vào lúc không trăng, tối trời. Với tôi Nguyễn Khôi dùng chữ “tắt trăng’ trong câu chót là một tứ thơ sáng tạo, độc đáo, khác lạ và tuyệt hay đã nâng cả bài thơ lên tầm cao thị vị. Nếu tác giả dùng chữ “lịm” hay chữ “khuất” thì câu thơ “Để cả bầu trời phải lịm trăng” hay “Để cả bầu trời phải khuất trăng” chỉ có ý nghĩa là trăng nhìn thấy sự lỏa thể mà mê mẩn đến mờ đi ánh sáng hay trốn vào đâu đó để ghé mắt nhìn trộm. Tứ thơ nầy đã cũ quá và đã lạc hậu vô cùng vì đã có hàng ngàn thi nhân viết rồi từ xưa đến nay. Nguyễn Khôi dùng chữ “tắt trăng” đã đưa trăng có cái nhân cách người, có cái đạo đức của chính nhân quân tử khi trăng tự tắt ngọn đèn của mình, hay quay lưng đi  không nhìn những người phụ nữ tắm ao. Tứ thơ nầy hoàn toàn mới, diễn đạt một ý thơ chỉ sự thanh cao của trăng, cũng chính bộc lộ sự thanh cao của tâm hồn tác giả mà từ xưa đên nay chưa một ai nghĩ đến trong thơ.
Theo tôi nếu có người đọc nào thấy chữ “tắt’ mà “liên tưởng đến chu kỳ của chị em phụ nữ” như nhà thơ Lê Mai đã nói thì người đó bị bệnh hoạn trong tâm thần, chưa chắc họ đã xem thơ mà ta cũng không cần đề cập tới những con người thô tục đọc thơ làm gì.
Tôi cũng không đồng ý với TS Ngữ văn Nguyễn Ngọc Kiên khi ông chỉ trích chữ “nai tác” trong bài thơ “Đêm Mộc Châu” của Nguyễn Khôi. Tiến sĩ viết như sau:
“Nguyễn Khôi đã viết :
Đêm Mộc Châu lần đầu nghe nai “ tác”
         Dân đốt nương núi cháy xém vầng trăng
         Mới hay cuộc sống còn đói khát 
         Đốt cả đất trời kiếm miếng ăn
Theo chúng tôi đây cũng là một bài thơ hay của Nguyễn Khôi. Hai câu đầu là tả thực. Hai câu cuối có sức khái quát lớn. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ở nơi mà đã có “dân đốt nương Núi cháy xém vầng trăng”, tàn phá rừng, hủy hoại môi trường như thế thì không còn nghe thấy tiếng “nai tác”được nữa. Có chăng chỉ còn nghe tiếng thạch sùng mà thôi!” Sau đó tiến sĩ còn khẳng định: “Ở đây Nguyễn Khôi chắc cũng trong cơn ngái ngủ, mê sảng mà nghe thấy tiếng “nai tác”. Vậy nên ta cũng không nên “chẻ sợi tóc làm tư” mà làm gì miễn là đó là thơ hay!”


Đây là một nhận xét thật sự sai lầm. Người viết bài nầy đã từng nhiều lần nghe suốt đêm tiếng nai tác trong một vùng tàn phá môi trường hàng ngàn dặm. Sau 1975 tôi được điều đi khai hoang sản xuất trên vùng rừng núi. Chúng tôi thường nghe tiếng nai “tác”  bi thương kéo dài trong đêm. Hỏi ra mới biết đó là tiếng của những con nai lạc bầy do môi trường bị hủy hoại. Bởi sự thay đổi của núi rừng làm cho những con nai con thường lạc mẹ, thế là con gọi mẹ hay mẹ tìm con cứ “tác” suốt đêm trường. Tiếng gọi ấy của nai khắc khỏi trong đêm vọng vào hồn tôi cũng đang khắc khoải vì những biến động của cuộc đời tôi thuở ấy.


Thật tình nếu muốn viết về cái “Độc Đáo” cái “Lạ” cái “Sang Trọng” và tiếng thơ không “ma mỵ” rất “Chính Trực” của Nguyễn Khôi thì tôi có đầy đủ tư liệu để chứng minh là “có”, nhưng phải viết hàng trăm trang giấy. Trong khuôn khổ bài viết nầy tôi chỉ xin tóm tắt những cảm nhận của mình vì thấy lòng mình xốn xang bởi những lời khen hay chê tôi không hiểu trong bài vết của TS Ngữ văn Nguyễn Ngọc Kiên . Nếu có sự bất đồng ý kiến, xin tiến sĩ, ông Nguyễn Khôi và bạn đọc tha thứ cho./.
                              Châu Thạch

READ MORE - VÀI LỜI BIỆN HỘ VỀ THƠ NGUYỄN KHÔI - Châu Thạch