Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, December 13, 2016

Tác phẩm và tác giả: HOÀNG YÊN LINH - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện thực hiện

Nhà thơ Hoàng Yên Linh
HOÀNG YÊN LINH
Tác Phẩm &Tác Giả
*
M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện
thực hiện
*
Tên khai sinh là Hoàng Mỹ Linh,
Nguyên quán Đông Hà, Quảng Trị.
Học ở Đông Hà - Huế,
Hiện sinh sống tại Lâm Đồng,
Tác phẩm đã xuất bản:
- Mưa hạ, NXB Hội Nhà Văn, 2013.
- Chuyện bên đời, NXB Hội Nhà Văn, 2014.
- Một thời để nhớ, NXB Hồng Đức, 2015.
*
Bến sông ngày xưa nay là quán nhậu
để tụi mình còn chỗ gặp lại nhau
con sông xưa vẫn một mầu xanh thẫm
bao con đò bao người đã ra đi....
(Bên sông An Lạc chung rượu ngày về, trang 8.)
Chỉ cần bốn câu thơ khơi dòng cho một tuyển thơ "Một Thời Để Nhớ" cũng đủ bao la là đât với trời, cũng chả khác gì thơ Huy Cận "Một chiếc linh hồn nhỏ, mang mang thiên cổ sầu." Cũng may là bến sông xưa nay còn quán nhậu để còn ngồi với nhau mà nhậu lai rai. Hạnh phúc biêt bao! Đọc thơ Hoàng Yên Linh chợt chạnh lòng nhớ tới nhà thơ Tú Xương:
“Sông xưa giờ đã lên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò."
Cũng chả khác gì pho "Tang Thương Ngẫu Lục" của nhà văn Nguyễn Huy Hổ thời Hậu Lê, chuyện thương hải biến ra tang điền, và những đám mây vân cẩu, vẫn thường trực hàng ngày hàng giờ. Thơ của Hoàng Yên Linh cũng đâu có khác gì bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu:
"Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương thảo lê thê Anh Vũ Châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
Qua thơ của nhà thơ lừng danh ngoài Bắc là Trần Nhuận Minh đã tham quan nơi này [tức là Hoàng Hạc Lâu thời nhà Trung Đường] và mô tả lại thì cũng chính nơi đây lầu cho Chim Hoàng Hạc đậu không còn nữa, mà thế vào đó là một nghĩa địa ngoại thành và một bãi rác, cạnh một khu chợ trời, và nhiều quán cóc ? dòng sông cũng không còn mà hàng cây Hán Dương cũng đã bị chặt hết không còn dấu vết, cùng bãi cỏ Anh Vũ Châu cũng biến mất. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, ngay quê hương của CVM và của bạn Hoàng Yên Linh, tức là Quảng Trị "ngày xưa là Châu Ô Cận Lục", cuộc chiến năm 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa là biến cả thành phô thành bình địa, đứng từ Sân Vận Động [hay cổng trường Trung Học Nguyễn Hoàng] là có thể nhìn thẳng ra được tới tận bờ sộng Thạch Hãn, nhìn thấu qua bên Nhan Biều luôn, không còn một cây phượng vĩ nào còn sót trên đại lộ Quang Trung.
Ngẫm nghĩ mấy câu thơ của Ôn Như Nguyễn Gia Thiều:
“Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán
Giắt díu người lên cạn mà chơi
Cái quay búng sẵn trên trời
Lờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.”
Rượu ngon không cần uống nhiều mà vẫn thấm vẫn say, thơ hay không cần làm nhiều mà hay vẫn hay. Làm thơ khác với bổ củi, là bổ củi càng nhiều thì càng to tay, làm thơ nhiều thì thành lực sĩ cử tạ.
*
Ngắm từng giọt cà phê
nghĩ thương mình cô quạnh
cả một đời u mê
chạy quanh cùng vọng động

thì ra là hư ảo
được thua chi ván cờ
đời phong ba bão tố
quay đầu lại là bờ

phù sinh ừ thế đó
chẳng qua một giấc hòe
chuông ngân hồi tịnh độ
thuyền xa bến bờ mê

ngắm từng giọt cà phê
đời sắc không là thế?

Qua Thơ của nhà thơ Hoàng Yên Linh, người viết nhận ra rằng nhà thơ cũng thuộc vào lớp tuổi Bẩy bó, cũng đã thấm thía cái Sự Đời, cũng đã Ngộ được phần nào cái lý lẽ cuộc sống. Ôi ngủ một giấc dưới gốc cây Hòe An , mơ một giấc mơ Hoành Tráng, nhưng khi tỉnh dậy thì hỡi ôi: "Giấc Nam Kha khéo bất bình, bừng con mắt dậy, thấy mình tay không."
Xin thẳng thắn nói thật với lòng mình là thơ Hoàng Yên Linh rất thật, rất sâu sắc và tuyệt vời .


M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện

Thơ Hoàng Yên Lynh
Dấu Xưa
Biển Chiều Cửa Việt
                                  
    
Giá mà anh gởi được cho em    
Một ít gió chiều nay của biển    
Một chút nắng với khung trời Cửa Việt    
Em dịu dàng em ngọt ngào thương mến    
Anh vụng về dệt ý những vần thơ. 
    
Giá mà anh gởi được cho em    
Con sóng vỗ ấp iu bờ cát trắng    
Em sẽ là bài ca bất tận    
Giữ tình mình tha thiết tháng năm.
    
Con sóng dạt dào    
Tình anh dậy sóng    
Cửa Việt xanh trời biển lộng mênh mông    
Nơi xa quá có chạnh lòng kỷ niệm    
Có một  thời mình đắm đuối thương yêu. 
    
Giá mà anh gởi được cho em    
Một chút sóng    
Dạt dào hương biển mặn     
Như tình em ngọt ngào – cay đắng     
Em dịu dàng rạo rực sóng triều dâng. 
     
Mai mốt em về     
Với Cửa Việt dấu chân xưa     
Anh gởi em chút tình … sầu tóc úa.


        
Chiếc Bóng Bên Rừng
              
Dao cuốc lên rừng như ra trận       
Khi không mà bạc áo phong trần       
Đời đã cho ta chung rượu đắng       
Ta uống mà đau một kiếp người. 
       
Sáng ra ta đứng trông đầu núi       
Có áng mây nào lạc đến đây       
Ta hỏi thăm đường về cố xứ       
Hỏi người năm cũ ngóng chờ ai. 
       
Ai biết mỗi ngày ta ở đây       
Buồn như lá rụng xuống rừng cây       
Ta dối lòng ta vài chung rượu       
Ngâm thơ Lý Bạch ngắm trăng tà. 
       
Không bạn... ta mời ta cạn chén       
Không tình ... ta uống để mà quên bờ rẩy   
Mà ngỡ xông pha chốn sa trường. 
       
Rượu rót không đầy trong chén nhớ       
Ta níu  tình ta gối giấc mơ       
Ơi đất khách hề! Chung rượu nhạt       
Mà nảo lòng ta kẻ cuối đường.

     
Rượu Ca                 
    
Chiếu rượu này ... bạn cùng ta đối ẩm    
Rượu tương phùng thắm đượm nghĩa tình quê                               
Ngoài kia trăng đã nghiêng đầu ngõ    
Rượu rót vơi đầy sao tái tê.
    
Bên bạn ta con chim già cánh mỏi    
Rươụ mừng, rượu đắng, rượu lao đao    
Ta tưởng ngày ta về cố quận    
Chẳng còn ai để cất tiếng chào.
    
Này uống ... cố tri đời bạc thếch    
Trong cõi đời trong đục xưa nay    
Đêm nay ta lạc vào giấc mộng    
Mà ngả nghiêng say với đất này.
    
Sáng mai chim hót chào khách lạ    
Cạn chén tạ từ ta đi thôi    
Phương Nam hề! Ta chân mòn gối mỏi    
Còn bạn nghiêng bầu rót rượu mời ta.
 
                 
 Mưa Tháng Năm                  
        
Cơn mưa chiều nay trắng trời Bảo Lộc        
Giọt mưa buồn vây bủa chốn sơn khê        
"Người ơi người ở đừng về ..."        
Sao chát đắng cả khung trời quá khứ. 
       
Tiếng mưa nao lòng một  đời xa xứ       
 Ơi cố tri giờ biền biệt chân mây       
Cánh võng giữa rừng đi qua tháng năm bão dữ       
Tiếng quê hương vẫn thao thức đêm ngày. 
       
Mưa trắng núi rừng sao lòng trăm nỗi       
Vẫn đong đầy nỗi nhớ khôn nguôi       
Cứ mãi trông mong đàn chim lạ       
Mang tin vui tỏa ngát hương đời 
       
Mưa rừng trắng cả sơn buôn       
Tiếng mưa như tiếng nước non gọi người       
Tình quê còn đó người ơi ...




READ MORE - Tác phẩm và tác giả: HOÀNG YÊN LINH - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện thực hiện

CHỚM XUÂN - thơ Hoài Huyền Thanh



Tác giả Hoài Huyền Thanh


CHỚM XUÂN

Trời đông miên gậm nhấm nỗi buồn
Mùa tháng chạp long đong nỗi nhớ
Ngọn đông phong ấp yêu bao trăn trở
Thu ngỡ ngàng thầm tiếc giọt mưa tuôn

Có phải hôm qua trời trở gió
Ngoài kia vàng lá tiễn thu đi
Có phải ngày đông qua rất vội
Heo may ơi! còn đâu thuở xuân thì

Rất lạ! Có gì đâu rất lạ!
Chỉ là… phút ấy chợt xao lòng
Mà không! Mà không nên dối trá!
Chớm xuân … sao lại phải dối lòng!

Xuân rạng rỡ từ quê nhà phố chợ
Hoa chen chân bao góc phố con đường
Gió mơn man lòng ta như trẩy hội
Vẫy tay chào… chút se lạnh còn vương

          HOÀI HUYỀN THANH
             Thềm xuân 2016




READ MORE - CHỚM XUÂN - thơ Hoài Huyền Thanh

MÙA XUÂN SANG - thơ Phạm Bá Nhơn



MÙA XUÂN SANG

Làng xóm tưng bừng đón xuân sang
Đất trời tô đậm nét hân hoan
Luống cải cuối vườn hoa nở rộ
Trước sân hé nụ gốc mai vàng

Đám trẻ đùa nô rộn tiếng cười
Cụ già ngồi nhớ tuổi đôi mươi
Có cô thôn nữ nghiêng vành nón
Má hồng thêm đậm nét son tươi

Có kẻ từ lâu mới trở về
Một nhà sum họp giữa làng quê
Nếp thơm nồi bánh xanh màu lá
Khói cuộn hương bay tỏa bốn bề

Năm tháng trôi theo bước thời gian
Tha hương cũng đã mấy đông tàn
Tình cũ quê xưa lòng canh cánh
Chớ để xuân sau đến muộn màng

Xuân đến xuân đi xuân lại sang
Cuộc đời một chuỗi hợp và tan
Kiếp người còn lại bao năm tháng
Chớ để ngày xuân sớm lỡ làng.


                        Phạm Bá Nhơn



Trích từ tập thơ
KHUNG TRỜI MÂY TRẮNG
Tác giả Phạm Bá Nhơn
NXB Văn Học
2009
(Tác giả gởi tặng)
READ MORE - MÙA XUÂN SANG - thơ Phạm Bá Nhơn

“CÔ VƯƠNG CƯỚI VỢ", MỘT TRUYỆN NGẮN ĐẦY ẮP TIẾNG CƯỜI VUI VÀ RẤT ĐẸP TÍNH NHÂN VĂN - Nguyễn Bàng

              


“CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ - MỘT TRUYỆN NGẮN ĐẦY             ẮP TIẾNG CƯỜI VUI VÀ RẤT ĐẸP TÍNH NHÂN VĂN
                 
Cuối tuần trước, nhà văn Đặng Xuân Xuyến gửi cho tôi truyện ngắn "CÔ" VƯƠNG CƯỚI VỢ”, anh viết từ năm 2015 và mới đưa lên mạng. Anh nói với tôi “viết tặng vợ chồng cậu em họ”, lại thêm lời đề tặng ở đầu truyện, thì đúng là chuyện thật người thật rồi. Vì thế tôi thích thú đọc ngay và nhận được từ câu chuyện đầy ắp những tiếng cười vui vẻ.
Truyện vui ngay khi nhìn thấy cái tên của nó: “CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ”.
Nói như câu ca dao “Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi” thì hiển nhiên người vợ của “cô” Vương là nữ giới rồi. Đúng vậy, đó là nàng Vấn, một gái quê “không mỏng mày hay hạt nhưng  thùy mị, nết na, không sắc nước hương trời nhưng nét dịu dàng đủ khiến trai làng phải thầm mơ trộm nhớ. Vấn được người. Vấn được nết.”
Thế thì chồng của nàng Vấn phải là con trai, đàn ông, nam nhi  chứ sao lại là cô Vương? Thắc mắc này cũng chính là cái thắc mắc của người kể khi mở đầu câu chuyện “Vâng! Thì hẳn là “cô” Vương lấy vợ chứ làm sao có chuyện “cô” Vương lấy chồng!”. Một kiểu vào đề thật khéo, đánh vào trí tò mò của người đọc khiến họ không thể không đọc tiếp để xem sự thể nó ra sao.
Và rồi đầu đuôi của chuyện cứ dần dần được hé mở trong những câu chữ tưng tửng của người kể không theo một trình tự thời gian nào cả.
Thì ra cô Vương không phải là cô mà là cậu Vương, là anh Vương, con trai cụ Phúc làng Đỗ Hạ. Một gã trai “Tuy không được cao ráo, mạnh mẽ nhưng bù lại rất khéo tay, chịu khó lam làm và đặc biệt là người rất tốt nết”. Nhưng cha mẹ sinh con trời sinh tính, anh Vương con cụ Phúc mang trong mình nhiều thói nữ tính: Thuở bé, Vương thích nhảy dây, thích chơi ô ăn quan, thích chơi trò búp bê, thích buôn hàng, thích cãi lộn. Lớn lên, Vương thích được gọi là cô, là chị và khoái nhất khi được mọi người mắng yêu bằng câu: “Con đĩ Vương này xinh phết!”. Rồi, không hiểu sao Vương lại còn dấp phải tính khí đanh đá chua ngoa và phát triển khiếu chửi nhau lừng danh thôn xóm.  
Nhưng đó chỉ là những dị tính phát tiết ra ngoài mà thôi, còn trong thâm tâm của Vương thì: “Thích là thế nhưng Vương ghét cay ghét đắng kẻ nào lại thực tâm coi Vương là phụ nữ, là phận liễu yếu đào tơ, là thân gái chân yếu tay mềm”. Và để thể hiện điều đó, “Vương vẫn chưa bao giờ phải tụt quần ngồi xổm mà tiểu tiện”. (Sao không dùng chữ đái dân giã đời thường thay hai chữ tiểu tiện tao nhã này nhỉ?)
Tuy là đàn ông thật nhưng với cái thích là thế, trong mắt dân làng, Vương không còn là đàn ông nữa mà là cô Vương, chị Vương và mắng yêu anh là “con đĩ Vương”, như anh hằng thích. Đã thế Vương lại chơi thân với Kiên mà dân làng gọi là Kiên“ái”, một gã trai hẳn hoi nhưng lại “dửng dưng chuyện yêu đương trai gái, cứ khó chịu ra mặt khi có người nhắc đến chuyện lấy vợ”, cùng Vương nhận nhau là hai “chị em”, thích được Vương gọi là “dì” vì Kiên ít tuổi hơn và cái chính là vì Kiên“ái” rất yêu Vương. Chả thế mà khi nghe tin Vương sắp cưới vợ, Kiên đã nắm tay Vương, đăm đắm nhìn thẳng vào mắt Vương, nũng nịu:
- Nhớ. Vương đừng lấy vợ nữa nhớ. Vương mà lấy vợ là em xuống tóc đi tu đấy.
Một “Cô” Vương khắp làng điều tiếng thị phi “dở ông dở bà” như thế, sao nàng Vấn nết na thùy mị lại nhận lời lấy làm chồng? Có phải vì chơi thân với nhau từ nhỏ, cả 2 cùng thích chơi nhảy dây, chơi chắt chuyền, chơi ô ăn quan, chơi búp bê, chơi buôn hàng... nên đã trở thành lứa đôi thanh mai trúc mã đẹp như đôi trẻ trong thơ Lý Bạch:
Tóc em mới kín trán,
Trước cửa bẻ hoa đùa.
Chàng cưỡi ngựa trúc lại,
Quanh ghế tung mơ chua.
Cùng ở xóm Trường Can,
Đôi trẻ vui tha hồ,
Để rồi:
Mười bốn làm vợ chàng,
Thơ ngây em hổ thẹn
Bên vách cúi gầm đầu,
Mặc cho chàng gọi đến.
Mười lăm mới bạo dạn,
Quấn nhau không muốn rời.
          (Trường Can hành - Trúc Khê dịch)
Hoàn toàn không có chuyện thơ mộng ấy vì “chưa bao giờ Vấn nghĩ Vương là con trai cả.” 
Nhưng hiển nhiên là “cô” Vương lấy vợ và nhà cụ Phúc đang mổ lợn để làm đám ăn hỏi Vấn cho Vương. Thế thì duyên do tại sao?
Câu chuyện vui nhất chính là ở trường đoạn này. Ta hãy lần theo lời kể hóm hỉnh của Đặng Xuân Xuyến:
Trước những lời đồn ra đồn vào về chuyện thằng con chín phần gái nửa dại phần đàn ông của mình chuẩn bị cưới vợ; trong lúc đông vui người đang ngả lợn để làm đám hỏi cho nó, cụ Phúc vẻ cũng lo lắng lắm. Vừa lúc đó Vương đi mời khách về đến nhà.
Cụ Phúc kéo Vương vào, hỏi dồn:
- Thầy hỏi, con phải trả lời thật nhé. Con có yêu cái Vấn không? Con có làm chuyện đàn ông với đàn bà được không? Còn chuyện con với thằng Kiên “ái” nhà ông Vân thế nào? Thầy nghe thằng cháu đích tôn nói con với thằng Kiên “ái” yêu nhau, thề thốt nếu không được sống cùng nhau sẽ cắt tóc đi tu. Đã thế, còn bày đặt chuyện lấy vợ làm gì hả con?
Sau khi mắng chửi té tát thằng cháu trưởng hay hớt lẻo chuyện của mình với ông nội, Vương chưa biết trả lời bố ra sao thì cụ Phúc đã ra tối hậu quyết định:
- Thôi, không cưới xin gì nữa. Để tôi ra thưa chuyện với bên nhà, nói rõ “chị” là đàn bà để xin hủy hôn. 
Đến đây thì Vương cuống lên:
- Thầy! Thầy đừng làm thế. Con yêu Vấn thật mà. Con là đàn ông thật mà! Con thề! Tiên sư bố đứa nào mà con nói điêu!
Chưa thấy cụ Phúc phản ứng ra sao thì “Vừa lúc đấy, Vấn bước vào. Như chết đuối vớ được cọc, Vương vội kéo Vấn vào cuộc.”. Sau khi nghe con trai mình luôn mồm chị chị Vấn Vấnxin nàng nói cho bố mình biết mình là đàn ông thật, Cụ Phúc nhìn Vấn, nhẹ giọng:
- Vấn này. Con đẹp người đẹp nết lấy đâu chả được thằng chồng tử tế sao lại chọn thằng Vương nhà bác làm chồng? Lấy nhau về, không có con cái thì sao được hả con? Rồi sẽ khổ cả đời, con ạ. Nghe bác, hủy đám cưới với thằng Vương nhà bác đi.
Vấn đỏ mặt, nhìn thật nhanh xuống bụng, rồi nhỏ nhẹ:
- Dạ! Con nghe lời thầy nhưng còn cháu nội của thầy thì sao ạ?
Thì ra chuyện thâm cung bí sử của họ là ở chỗ cái thằng cháu nội của cụ Phúc đang nằm trong bụng Vấn. Và đầu đuôi chuyện là như vầy:
“Trong suy nghĩ của Vấn, Vương là một người chị tốt, người chị không giống chị em khác chỉ một điều duy nhất là khi đi tiểu, chị Vương không bao giờ phải ngồi xổm”. (Lại đi tiểu !)
Thì nghĩ như vậy nên Vấn mới chủ quan. Tối ấy, sinh hoạt chi đoàn về, trời lất phất mưa lại còn rét đậm, đường về nhà Vương thì xa, sợ “chị” Vương ngấm mưa ngấm rét sẽ khổ nên Vấn mới rủ “chị” Vương ngủ lại. Ai ngờ, đêm ấy thành đêm định mệnh, thành đêm gạo nấu thành cơm, ván đóng thành thuyền”
Và:
“ Vấn không ngờ “chị” Vương tưởng là thằng lại cái, tưởng là thằng vứt đi, chỉ giỏi mấy trò nhảy dây, chơi chắt chuyền, chơi búp bê, chơi buôn hàng... và giỏi hăng máu chửi lộn với đám đàn bà con gái,... ấy thế mà khi làm cái chuyện của thằng đàn ông thì lại thật đâu ra đấy, ra tấm ra đẫn, ra ngô ra khoai, ăn đứt khối thằng vẫn khoác loác tự nhận là giỏi về chuyện thầm kín của đấng mày râu! …
Nghĩ thế, Vấn bằng lòng đón nhận tình yêu của Vương, nhận lời lấy Vương.
Khỏi phải nói cụ Phúc vui sướng ra sao khi biết thằng con của mình tiếng thế mà đàn ông đích thực và cũng khỏi nói đám “CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ sẽ tưng bừng vui vẻ ra sao ở cái làng Đỗ Hạ.
Khi gửi cho tôi thiên truyện này, nhà văn Đặng Xuân Xuyến bảo để tôi đọc giải trí. Truyện của anh đã đem lại cho tôi đầy ắp tiếng cười vui nhưng không phải là tiếng cười mua vui giải trí như những truyện khôi hài phê phán cái ngược đời, cái trái lẽ tự nhiên, lầm lẫn, hớ hênh của người đời mà là những tiếng cười tán thưởng, biểu thị niềm vui, sự yêu mến với con người như “cô” Vương, nàng Vấn và cụ Phúc, trong đó phần lớn nhất dành cho Cô Vương!
Một số người trong làng Đỗ Hạ, điển hình nhất là cụ Vân bố Kiên “ái” đã không ngớt lời miệt thị khinh bỉ “cô” Vương. Nào là con dở ông dở thằng, nào là đồng cô, pha gái, lại cái… Ấy là những tiếng dân giã của những năm xưa trước. Giờ đây, người ta nhập ngoại về một lô các tên gọi khác như: gay, pê-đê, bóng, chuyển giới, ái nam ái nữ. Không cần hiểu biết nguồn gốc của các từ ấy, không cần biết nó là tiếng Hy Lạp, tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Hán, trong tư tưởng của đa số người dân Việt Nam, những từ kể trên đều bị hiểu theo một nghĩa là đồng tính luyến ái. Mà đã là đồng tính luyến ái thì bị đánh đồng với sự sa đọa, bệnh tật, tệ nạn xấu xa, đều đáng khinh bỉ, đáng bị lên án, nhẹ nhất thì cũng bị phớt lờ, không thèm quan tâm. Hiểu sai dẫn đến ứng xử sai, khiến một số người như “cô” Vương trở nên mặc cảm, sống co cụm lại.
Nhưng “cô” Vương trong truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến đã không phải chịu những tai hại của những ứng xử sai như thế vì “cô” có được mấy cái may mắn:
Một, số người dân làng Đỗ Hạ đã miệt thị khinh bỉ “cô” Vương, tiêu biểu như cụ Vân không nhiều. Mà cụ Vân có quá lời chửi Vương thì ta cũng dễ bề thông cảm vì cụ mang nỗi khổ ấm ức con trai mình là “Kiên ái” thực sự là đứa đồng tính luyến ái. Đa phần người dân làng Đỗ Hạ đều nhìn Vương bằng con mắt thiện cảm, họ mở lòng chiều cái tính hây hấy của anh, gọi anh là cô, là chị và sẵn sàng mắng yêu anh: “Con đĩ Vương này xinh phết!”. Và họ đều thừa nhận: “Nếu không dấp phải tính khí đanh đá chua ngoa thì hẳn “cô” là người hiền thục nhất nhì làng xã”. Và vì vậy, khi nghe tin “cô” Vương cưới vợ, dân làng đã mừng cho “cô”: “tính khí của “cô” nửa gà nửa vịt như thế mà có người đồng ý lấy “cô” làm chồng là may lắm rồi, phúc đức lắm rồi”. Dân làng đông vui đến ngả lợn giúp nhà "cô" và chuyện trò rôm rả cũng vì cái sự mừng chân tình ấy!
Hai, Vương không phải là ái nam ái nữ hay người đồng tính luyến ái, mà chỉ là một người dị tính bị thu hút hấp dẫn đặc biệt, “khác thường” bởi những người khác giới nên thích được gọi là cô là chị, thích chơi các trò chơi của con gái, thích thể hiện sự đanh đá chua ngoa của những người đàn bà lắm mồm. Trong anh vẫn nguyên vẹn khí chất đàn ông, khi có dịp nó sẽ bừng dậy đưa anh trở về cuộc sống thật với con người thật của mình.
Nhưng hai cái may kể trên chưa cái nào là điều may nhất cho Vương mà cái may nhất cho anh là anh có được Vấn, người bạn thân từ tuổi thơ ấu đến cả lúc đã trưởng thành, mặc điều tiếng thị phi của người làng, Vấn không bao giờ tìm cách xa lánh Vương. Đã vậy, Vấn còn rất ngây thơ trong suy nghĩ coi “Vương là một người chị tốt, người chị không giống chị em khác chỉ một điều duy nhất là khi đi tiểu, chị Vương không bao giờ phải ngồi xổm”. Và nhờ cái ngây thơ thành thật ấy, Vấn và Vương đã có một đêm mà tác giả gọi là cái đêm định mệnh.
Ô hay, sao nhà văn Đặng Xuân Xuyến lại coi đó là cái đêm định mệnh nhỉ? Bởi lẽ, định mệnh là số mệnh của con người, do một lực lượng huyền bí định sẵn, không thể cưỡng lại được khiến nhiều người phải thụ động cam chịu dù nó rủi ro đến đâu. Cái đêm Vấn - Vương ấy đâu có phải là cái đêm cả hai hoặc một người trong họ phải cam chịu mà phải nói, nó là cái đêm kỳ thú nhất trong đời của họ tựa như cái đêm trong thơ Cung oán:
Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng
Tuy Vương không phải là bóng dương và Vấn cũng không phải là một đóa đồ mi nhưng cái đêm hôm ấy, Vương đã làm cho lửa dục vọng trong Vấn sáng lên rồi được đốt cháy mãnh liệt khiến Vấn sung sướng thỏa thuê và hiểu chân tơ kẽ tóc cái nam tính trong con người Vương. Thử hỏi, nếu trong cái đêm ấy, Vương không làm được, “quá được” cái chuyện ấy, cho dù Vấn đã dành cho Vương biết bao tình cảm cảm tốt đẹp từ thời chăn trâu cắt cỏ đến nay, sẽ chẳng bao giờ Vấn chịu lấy Vương làm chồng. Bởi lẽ, người phụ nữ lấy chồng trước hết là để có được “lời lãi đứa con”:
Lấy chồng mà chẳng có con
Khác gì hoa nở trên non một mình
Và còn bởi, tình dục là một vấn đề rất đời thường và luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người nhưng đã mấy ai trung thực không màu mè nói ra chuyện ấy. Mấy ai được như Vấn, thẳng thắn thừa nhận với cụ Phúc rằng, Vương con trai cụ đã làm chuyện ấy với mình, rồi nhìn xuống cái bụng đang mang hình hài đứa cháu nội của cụ.
Vì vậy, “CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ không chỉ đầy ắp tiếng cười vui mà còn rất đẹp tính nhân văn. Tác phẩm vừa miêu tả thực cuộc sống thực của con người vừa vun vào cho khát vọng hạnh phúc của họ, tán thưởng và biểu thị niềm vui, sự yêu mến với họ. Tác phẩm cũng không quên phê phán những cái xấu có thể phá vỡ hạnh phúc tự do vốn có của con người. Đó không chỉ là cái xấu của một số người như cụ Vân luôn tỏ ra khinh bỉ, miệt thị cay nghiệt một người như “cô” Vương mà ngay cả Vương cũng phải lãnh một phần sự phê bình nhẹ nhàng vì đã để cho cái dị tính trong anh phát triển quá đà, nếu không được Vấn đưa vào cái đêm định mệnh ấy đưa Vương về với đời thực của mình thì không biết số phận đời anh sẽ ra sao?
Khi gửi cho tôi truyện ngắn “CÔ” VƯƠNG CƯỚI VỢ, nhà văn Đặng Xuân Xuyến nói với tôi về tác phẩm của anh: “Cháu viết cũng vội nên chất lượng không được như  ý”.
Nhưng, ngoại trừ hai tiếng tiểu tiện tao nhã quá, tôi thấy đây là một truyện ngắn hay, rất đáng đọc.
 *
Sài Gòn, ngày 12/12/2016 
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com
.

READ MORE - “CÔ VƯƠNG CƯỚI VỢ", MỘT TRUYỆN NGẮN ĐẦY ẮP TIẾNG CƯỜI VUI VÀ RẤT ĐẸP TÍNH NHÂN VĂN - Nguyễn Bàng

CHÙM THƠ HUY UYÊN


 
            Ảnh tác giả



CHÙM THƠ HUY UYÊN


Gặp lại bạn ở San Jose.

Này bạn tóc râu sương trắng bạc
Còn không nổi xót nhớ quê nhà
Ghế đá khói thuốc buồn lác đác
Ngồi chi mà khóc hận ngày xưa.

Người một mình trước mall Lion
Đi về chắc lẻ sầu chiếc bóng
Đôi mắt u hoài coi bộ xa xăm
Đời trôi nổi vật vờ chan kỷ-niệm.

Gặp bạn đây lâu rồi mùa chinh-chiến
Cầm tay nhau nghe ấm lạnh muôn trùng
Tháng ngày lương khô, ba-lô, áo lính
Ở San Jose có lạnh lòng không ?

Có buốt hồn người dưới trời sương
Những hàng cây bên đường đang thay lá
Mùa cũ có quên đi chuyện buồn
Xác thân mai rồi đem thác-gởi.

Đêm trời sao một mình ngó núi
Quạnh-hiu về mòn cháy cô-đơn
Cả cuộc đời bạn muôn lần hờn tủi
Nào được quên dấu vết căm-hờn.

Bạn có về thăm lại Sài-Gòn không ?
Để mai mốt nằm bên người lính cũ
Mấy mươi năm máu lệ "TIẾC THƯƠNG"
Biên-Hòa vạn người đi không tới.

Tôi,bạn chiều nay buồn muốn khóc
Ở San Jose lặng lẽ một bóng hình
Ngược xuôi điêu-linh buổi trước
Dỗ đời nhau chung kiếp tử-sinh.

Thôi bạn sao ở đây
hai ta quá buồn !!!

Huy Uyên
Little Saigon/12-11-2016


Tâm-sự người lính thua cuộc bên ly rượu

Chiều nay bạn buồn bên ly rượu
Đã thất thập rồi vui với ai
Bao năm lệ tràn đôi mắt đỏ
Bổng dưng nhớ lắm khúc-quan-hoài.

Ừ bạn cùng ta một đêm say
Đất người cả đời đi không tới
Ta quên chưa bỏ lại nơi này
Trái tim bầm máu, lòng vời vợi.

Câu hồ-trường bao năm lở dở
Từ lúc dứt áo biệt quê nhà
Đem thân rao bán cùng phố, chợ
Những cặp mắt nhìn dửng dưng qua !

Thôi bạn đêm nay đêm ba mươi
Phố vắng lê đời thân còm cỏi
Không ánh trăng xưa khóc với cười
Để dỗ hồn ai đang hờn tủi.

Em xưa còn mắt huyền-đen mòn mỏi
Làng thôn còn đợi bến sông xưa
Em còn có hồng thêm đôi má
Thôi có mong chi một ngày về !

Chí trai đã già theo năm tháng
Em giam nổi nhớ trọn đời tôi
Người lính năm xưa không đưa tiễn
Mà nước mắt trôi tận cuối trời.

Xin em một lần đám tang tôi
Bơ vơ chạy quanh nơi xứ lạ
Quanh đây đã lặng chết bóng người
Day dứt chi mối tình dâu-bể.

Người lính (xưa) ôm gia-tài mắt lệ
Gởi về em lang-bạt đời tôi
Chiều nhìn mưa rớt hoài đầu phố
Cầm bằng đời con nước chết trôi thôi !

Này bạn,này em ta tiễn nhau
Ở ngã tư Little Saigon đèn đỏ
Coi như chôn đời nhau bây giờ
Để con tim thôi cháy hoài nỗi nhớ.

Máu người thôi chảy về cố-quận
Tình đã chết rồi quê-hương ơi !
Ngồi đây đếm hoài ngày,năm,tháng
Mơ-ước mai sau một lần về...

Huy Uyên
San Jose-8:pm 11/12/16


Buổi chiều ngồi trước mall Phước-Lộc-Thọ

Nghe nói Pennnsyl. giờ mưa nhiều
Chạy quanh Little Saigon tìm người cũ
Buồn quanh quất tiếng gọi người yêu
Chôn kín trong tim đầy nỗi nhớ.

Tình tôi dấu cuối trời nghĩa-địa
Bơ vơ lạnh giá chỉ mình tôi
Về chi đây chân-dồn-gối mỏi
Nhớ sao đau đáu một tin người.

Em xa còn giữ bóng hình tôi
Đã một thời gió sương chinh-chiến
Tìm nhau chi để đến cuối đời
Bạc tình sông quên về với biển.

Nụ hôn xưa ngủ sầu vĩnh-viễn
Tóc xưa thôi đã trắng đời nhau
Đứng ngoài sân mall lòng bổng sửng
Phố xe ai xuôi ngược lối đi về.

Nghe nói
ở Newcastle em khoác nâu sòng
Chôn tuổi cuối trời nơi cửa Phật
Ngày sám-hối quên chưa câu kinh
Có nhớ không mối tình xưa đã mất.

Mắt em giờ còn màu đắng ngọt
Tôi mù lòa đi quanh quẩn tìm ai ?
Vượt trùng-dương nửa vòng trái đất
Có được gặp em đâu
ngủ muộn giấc mơ dài !

Huy Uyên
10-11-16/Phước-lộc-thọ/Cali.

READ MORE - CHÙM THƠ HUY UYÊN