Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, November 23, 2018

CON ĐƯỜNG PHẢI ĐẾN - Thơ Vĩnh Hoàng

   
                  Tác giả Vĩnh Hoàng


CON ĐƯỜNG PHẢI ĐẾN

Lòng người oán hận chiến tranh
Tang thương đã trải, dân lành khỗ đau
Ba mươi năm - Nhớ không nào ??
Bài học đắt giá , ghi vào sử xanh
Việt Nam cữa ngõ Biển Đông
Địa dư chiến lược – Ngoài vòng được sao ?
Tầm nhìn thế giới xen vào
Tranh dành ảnh hưởng, ta nào được yên ;
 Dân quyền, lợi nước đặt trên
Để dân tự quyết, Phải nên thế nào
Thuyền nan giữa cảnh ba đào
Vững tay chèo lái, dân trao cho quyền
Giữ độc lập, phải ưu tiên
Muôn người như một, đứng lên diệt thù
Anh hùng liệt nữ ngàn xưa
Giữ gìn nguyên khí, Quốc thù là ai ?
Con đường rộng mở tương lai
Chấn hưng giáo dục, lỗi thời bấy lâu
Đạo đức, nhân ái làm đầu
Khoa học xem trọng, ngỏ hầu tiến lên
Thị trường quy luật tạo nên
Tự cường kinh tế, vững bền bước chân
Bốn hai năm, thoát  chiến tranh
Nỗi đau còn đó, chưa lành được đâu
Làm sao, tránh khỏi đối đầu
Bang giao bình đẳng, chẳng cầu luỵ ai
Cân băng vị thế tương lai
Xem ai là bạn, biết ai là  thù
Không thể cương – Chẳng phải nhu
Tinh thần Dân Tộc, ngàn thu sáng ngời

                                          Vĩnh Hoàng
                                           6-12-2017

READ MORE - CON ĐƯỜNG PHẢI ĐẾN - Thơ Vĩnh Hoàng

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? - Hoàng Đằng

                      

                           Tác giả Hoàng Đằng


HIỂU ĐÚNG NGHĨA
CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO?

Chiều 19/11/2018 vừa rồi, trời đẹp, một học trò cũ đem xe đến nhà mời tôi – một thầy giáo già “mất dạy” từ 1975 – đi thăm một thầy giáo cũ của em đang bệnh hoạn, già yếu ở một làng quê xa trong dịp ở Việt Nam Ngày Nhà Giáo Việt Nam đang được cả xã hội quan tâm rộn ràng.
Đi xong về, tôi nói với em học trò – gọi là em nhưng đã xấp xỉ 70 tuổi:
- Tối nay, thầy sẽ viết vài dòng về chuyến đi này, đưa lên facebook cho những người thân quen biết.
- Đừng, dạ thưa thầy, đừng! Em học trò cản ngay.
Tôi thắc mắc:
- Tại sao?
Em trả lời:
- Như Trịnh Công Sơn đã viết đó, thầy nờ! “Để gió cuốn đi!”
Tôi hiểu “gió cuốn đi” khác với em học trò của tôi, thành thử, tôi đã đưa lên facebook mấy dòng, đại khái, như thế này:
Trịnh Công Sơn viết trong một bài hát: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng! - Hỏi làm gì, em biết không? - Để gió cuốn đi!" Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các nhóm, các tổ chức ...
Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng. Đại đa số nghĩ rằng "để gió cuốn đi!" là làm được chi đó rồi,  xong việc, cho nó chìm vào quên lãng, đừng nhắc đi nhắc lại.
Đúng, người làm việc thiện mà rồi tự mình nhắc đi nhắc lại như kể ơn thì việc thiện của mình giảm giá trị rất nhiều, thậm chí không còn giá trị. Nhưng mình làm việc thiện mà dư luận biết được, truyền bá việc thiện của mình cho nhiều người cùng biết thì ấy là việc tốt, tại sao không? Dư luận sẽ làm cho việc thiện lan toả, thăng hoa, tạo thành tấm gương cho mọi người soi và  noi theo.
Trịnh Công Sơn viết: "Để gió cuốn đi!" nghĩa là gió sẽ cuốn đưa việc tốt của mình ra cho nhiều người biết - gió ở đây tức là dư luận - chứ gió (hay dư luận) không phải đẩy việc thiện tan biến.
"Nhiều người biết" để làm chi? Lòng tốt, việc tốt sẽ tạo ảnh hưởng tốt đến mọi người, còn ảnh hưởng tốt ấy nhiều hay ít thì tuỳ hoàn cảnh, trình độ, giáo dục, môi trường và bản tính của người đón nhận.
Thử tưởng tượng trong một xã hội, một quốc gia, một thế giới, ai cũng có tấm lòng thì xã hội, quốc gia, thế giới ấy đáng sống biết chừng nào!
Cách hiểu của tôi đưa lên facebook đón nhận được một số ý kiến không đồng tình và một số ý kiến đồng tình.

* Ý kiến không đồng tình lập luận như sau:
Trạn Trương Văn:
Từ xưa đến nay, người ta nói "để gió cuốn đi" nghĩa là mất hết, không còn gì hết, chớ không ai nói ""để gió cuốn đi" là "đưa việc tốt của mình cho mọi người biết" … bao giờ. Chữ "cuốn đi" khác với chữ "lan tỏa" một trời, một vực. Có người nói với tôi Trịnh Công Sơn viết câu nầy rất "không nhân bản"; tấm lòng mà để gió cuốn đi thì vô ý nghĩa vì tấm lòng đó bay mất hết. Người có tấm lòng thì phải làm gì tốt đẹp cho đời, chớ "để gió cuốn đi" thì xem như chẳng làm chi hết … Thật tình, tôi thấy những câu trên của Trịnh Công Sơn cũng không song suốt và hơi nghịch lý, nhưng vì ông là một “thần tượng âm nhạc” nên người ta cứ hùa theo mà khen, rồi mỗi người cứ theo ý chủ quan của mình mà giảng giải. Thật ra, câu văn “một tấm lòng để gió cuốn đi” rất tối nghĩa và nghịch lý …
Trần Hào Trần Hào:
Theo tôi cuốn đi không phải lan tỏa, mà quên đi, nghĩa là làm việc thiện là bản năng tự nhiên của con người, không nhắc làm gì nữa…

Còn ý kiến đồng tình lập luận như sau:
Văn Thanh: 
Theo tôi, thầy Hoàng Đằng giải thích chuẩn giá trị của cụm từ "để gió cuốn đi" với tinh thần bài hát và việc làm từ thiện. Gió vô tư, gió không có chủ đích, gió cuốn theo thời vụ, việc tốt hay xấu đều lan tỏa theo chiều gió một cách tự nhiên, và con người cảm thụ có điều kiện theo tâm lý và hoàn cảnh … Gió cuốn, nói lên sức mạnh đặc trưng của gió và lan tỏa là tất yếu.
Hoàng Hữu Chiểu:
Trong tự nhiên , hạt giống cũng nhờ “gió cuốn đi'' để tồn tại sự sống! Tấm lòng, cứ nghĩ, như hạt giống tốt vậy! Cũng nhờ '' gió cuốn đi '' để rồi lan tỏa...
Triêm Hoàng:
Một chiếc lá ở điểm A mà bị " gió cuốn đi" thì nó sẽ tồn tại ở một điểm B nào đó, chứ không thể bị triệt tiêu vì "gió cuốn đi ". Hiểu như thế thì "gió cuốn đi " là để truyền bá, lan toả "một tấm lòng" mà Trịnh Công Sơn muốn gởi gắm với đời … Độ sâu cảm xúc của một người nghệ sỹ đôi lúc chúng ta khó có sự thấu cảm để cảm nhận những gì họ muốn truyền tải.
Từ trải nghiệm một chuyện bình thường hằng ngày, tôi muốn viết đôi dòng để chia xẻ cách hiểu lời hát trên của tôi với bạn đọc thân thương.
Tôi vẫn giữ cách hiểu của tôi: “… Cần có một tấm lòng … để gió cuốn đi” là gió mang lòng tốt đến cho nhiều người biết. Từ “cuốn” không phải làm cho lòng tốt bị nhận chìm mà đưa lòng tốt qua sự sàng lọc của dư luận để xem đó phải thật sự là lòng tốt không.
Dù sao, tôi vẫn tôn trọng cách hiểu khác của các bạn trên. Cùng một sự vật, mỗi người nhìn thấy sự vật ấy không ai giống ai; một bài thơ đem ra bình giảng, mỗi người bình giảng mỗi khác. Và giả sử Trịnh Công Sơn còn sống, ai đó hỏi nhạc sĩ: Vì sao cần có tấm lòng rồi để gió cuốn đi; chắc chắn câu trả lời của ông là: ai muốn hiểu sao thì hiểu. Vậy thì quan trọng là sống ở đời, chúng ta luôn tìm tòi để khám phá ra cái chưa ai nói, phát minh ra cái chưa ai làm.
Còn bạn, giờ này, nhân tôi nhắc lại lời nhạc của Trịnh Công Sơn, bạn hiểu thế nào?

                                                                Hoàng Đằng
                                                                 23/11/2018

READ MORE - HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? - Hoàng Đằng

XIN CẢM ƠN... - Thơ Quách Như Nguyệt



                     Nhà thơ Quách Như Nguyệt


XIN CẢM ƠN...

Không đợi đến ngày lễ tình yêu, em mới nói yêu anh
Không chờ đến mùa Xuân mới thấy lòng rạng rỡ
Không cần lễ Giáng Sinh để náo nức, nôn nao
Không ngóng Tết để thấy mình hớn hở                          
Cũng chẳng chờ đến ngày lễ Tạ ơn
Em mới biết cảm ơn những gì mình đang có
Bố mẹ dù đã mất, anh chị em, con cái, quà cáp nhận và cho
Cảm ơn Internet, computer làm đời sống hay ho
Cảm ơn bạn thân quý, người tri âm tri kỷ

Cảm kích lắm, đời sống em thi vị
Cảm ơn nhạc trữ tình
Cảm ơn được ngắm nhìn
Những bức hình tuyệt đẹp

Phải anh ạ, đời sống này… cho em xin cảm tạ
Bầu trời xanh bao la,
Hàng dừa xanh nghiêng ngã
Hàng liễu rũ la đà
Mái chùa rêu cong cong
Áo dài thêu lụa mỏng
Trăng và sao mênh mông
Mây trắng trôi bềnh bồng
Đàn chim bay xoãi cánh…
Cành hoa hồng mong manh

Làm sao mà kể hết?
Em cảm kích từng ngày, biết ơn từng giây phút
Con cảm ơn trời Phật, Thượng đế ở trên cao
Cho còn biết xuyến xao..

Và cuối cùng…
Anh ơi, chẳng quên đâu
Em xin cảm ơn anh
người mà em yêu dấu!

Quách Như Nguyệt

READ MORE - XIN CẢM ƠN... - Thơ Quách Như Nguyệt