LỜI GIỚI THIỆU TẬP "PHÊ BÌNH & TIỂU LUẬN THI CA
của PHẠM NGỌC THÁI
Tuy là một nhà
thơ tự do nhưng ông có chân dung văn học với một tầm vóc thi ca đáng ngưỡng
vọng. Ông đã sáng tác được một khối lượng thơ tình hay, chưa từng có thi nhân
nào ngày nay đạt được. Với hàng bậc của các nhà thơ hiện nay, ta có thể khẳng
định rằng: Ông là một nhà thơ có đẳng cấp siêu hạng ở đương đại này.
|
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái |
Như nhà viết
bình luận Nguyễn Đình Chúc trong bài "Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà
thơ tình lớn của dân tộc", đã nói về ông như sau:
"Thi ca Phạm
Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đã đạt độ viên mãn về ý tưởng
nhân văn cũng như ngôn ngữ nghệ thuật là rất nhiều. Mức độ hay của mỗi bài khác
nhau, song những tình thi đó đều có thể làm rung cảm trái tim ta.
Đặc biệt là thơ
tình: dù ký ức về tình thuở ban mai hay buổi hoàng hôn... khi nhà thơ đã vào
tuổi hoa niên, cũng đều tha thiết và tiếc nuối. Chưa từng có thi nhân nào viết
được nhiều thơ tình hay đến thế! Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ tình
lớn của dân tộc. Một nhà thơ tình hiện đại sâu sắc. Rồi mai sau ông có cả trăm
bài thơ tình đứng trường cửu với đời và nền văn học nước nhà - Trong đó có đến
vài chục tình thi của ông đạt vào cung bậc các tình thơ hay vô giá..."
Đọc quyển
"Phê bình & tiểu luận thi ca" này, độc giả hoàn toàn có thể nhận
thức được những giá trị đó. Tiểu phẩm ấy cũng có in trong tập sách đây, đồng
thời nó đã được đăng trên vài chục website văn học - từ trong nước sang Âu
Châu, tới Mỹ và đến Toà báo Việt Nam Úc.
Không chỉ thế -
Ông còn là một tay bút bình luận thi ca sắc sảo. Văn của ông súc tích, hấp dẫn
cũng như thơ ông, nó có hồn và giàu cảm xúc để lôi cuốn lòng người. Đọc tập
"Phê bình & tiểu luận thi ca", bạn sẽ thấy cả một thế giới thơ
huyền diệu, với những lời bình sắc sảo đã được chi chút, gọt rũa… rất đáng để
đời chiêm ngưỡng.
Dù đó là bài ông
bình cho đời hay đời bình thơ hay của ông, đều hiện lên một thi nhân Phạm Ngọc
Thái đầy tài hoa. Ông đã để lại cho nền văn hiến Thăng Long một khối lượng thơ
hay hoặc khá hay rất lớn, với những giá trị nghệ thuật văn học tuyệt vời.
Những năm qua
trên văn đàn các trang mạng Việt toàn cầu, thơ ca và những bài bình luận của
ông được đăng rất nhiều, danh tiếng cùng chân dung thi nhân ông đã vang
khắp.
Nói về cuộc sống
đời thường của nhà thơ thì vẫn rất đạm bạc. Ngày ngày ông với người vợ của mình
vẫn phải bươn bả vì miếng cơm, manh áo. Ngoài ra sớm hôm ông bầu bạn với văn
chương. Ông chính là tác giả của hai tập thơ có tiếng tăm vào hàng đẳng cấp:
- Tập "Rung động
trái tim", Nxb Thanh niên 2009, thật đặc sắc… và tập "Hồ Xuân Hương
tái lai", Nxb Văn hoá Thông tin 2012 với 298 tình thơ, dày 400 trang -
Trong đó nhiều thi phẩm hay hoặc đạt độ kỳ thơ.
Hiện nay nhà
thơ đang cùng gia đình sống trong một ngôi nhà nhỏ gần bên hồ Tây, cạnh một
ngôi đền cổ. Một hồ nước đã từng có nhiều dấu ấn trong thi ca của các thi nhân
xưa nay. Thi sỹ Tản Đà trong bài "Tây Hồ vọng nguyệt", từng ca ngợi:
Hiu hắt hồ Tây chiếc lá rơi,
Đêm thu vằng vặc bóng theo người
Mảnh tình xẻ nửa ngây vì nước
Tri kỷ trông lên đứng tận trời.
Hay bà Hồ Xuân
Hương cảm xúc trong bài "Chơi Tây Hồ nhớ bạn", rằng:
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thờ,
Nọ vực trâu vàng trăng lạt bóng
Kìa
non Phượng Đất khói tuôn mờ.
Với nhà thơ Phạm
Ngọc Thái, hồ Tây cũng ghi lại rất nhiều những hình ảnh chan chứa trong thơ
ông, còn là nơi lắng đọng nhiều kỷ niệm tha thiết của tình yêu. Như ông viết:
Anh ở hồ Tây mênh mông sóng vỗ
Vẫn thấy bóng em trong màu hoa thương nhớ
Ôi, màu hoa son sắt trái tim em
Cái màu tím buồn của những cuộc ly tan!
Một số bài rất
đặc sắc khi trái tim nhà thơ thao thiết ở bên hồ, như: Một góc hồ Tây, Tình thơ
gặp lại ở Tây hồ, hay "Anh vẫn ở bên hồ Tây" – là một bài thơ tình
khá hay, viết vào lúc tuổi thi nhân đã xế chiều, mái tóc trên đầu cũng điểm
nhiều sợi bạc:
Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không
thôi
Em
có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh
ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi...
Vào những tháng
năm trước, giai đoạn nhà thơ được biệt phái ra công tác ở nước ngoài, kết hợp
làm kinh tế - Lúc nào ông cũng nghĩ về quê hương, nhớ đến gia đình và những
người thân. Ông đã sáng tác cả một tập thơ “có một khoảng trời”, Nxb Hà Nội
1990… chỉ viết về vợ con. Trong đó - hình ảnh hồ Tây, mái phố, bóng đa, ngôi
đền cổ… thường da diết trong ký ức ông mỗi khi nhớ chốn cố hương. Như những
hình ảnh được khắc hoạ trong bài "Tiếng hát đời thường"… gửi về cho
người vợ hiền ở quê:
Trong một phố nghèo có người vợ trẻ
Vân
đón con đi, về… như thường lệ
Vóc em thanh cũng thể mùa xuân
Đôi
mắt em: đôi mắt ấy màu đen.
Ngôi nhà nhỏ bên đền
Gốc
đa, quán báo
Nơi
ngày xưa ai bán chiếu gon (*)
Đêm
hồ nước trăng soi
Chiều lá me, lá sấu
Cung
thành xưa dấu đại bác còn…(*)
(*) Đó là những
biểu tượng gắn liền trong truyền thuyết của dân tộc: Hình ảnh một thuở nào bà
Thị Lộ đi bán chiếu gon ở Tây Hồ đã gặp ông Nguyễn Trãi và những vần thơ đối
đáp giữa hai người - Rồi hình ảnh cổng thành Thăng Long phía bắc vẫn còn in dấu
đạn đại bác của giặc Pháp bắn vào. Khi thành Thăng Long thất thủ, quan tổng đốc
Hoàng Diệu đã phải thắt cổ để tuẫn tiết. Tất cả đã vào trong thơ ông cùng với nỗi
thương nhớ quê nhà.
Tôi chỉ xin viết
ít lời giới thiệu tác giả và phác qua đôi nét về Tuyển "phê bình &
tiểu luận thi ca" này - Tập sách sẽ nói đầy đủ hơn, mãnh liệt hơn, cũng
như sự thuyết phục của nó hơn bất cứ một
lời ca ngợi nào.
Mong rằng tác
phẩm sẽ mở ra đối với mỗi bạn đọc một cánh cửa tâm hồn bất hủ và mang đến cho
mọi người sự đam mê, hấp dẫn trên từng trang sách… những giá trị tinh thần vô
hạn trong văn học và cuộc đời.
Anh Trần,
NS Sân khấu & Điện ảnh HN.
Thăng Long - Đầu thu 2013
Phạm Ngọc Thái gởi đăng
ngocthai1948@gmail.com