Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, October 23, 2012

BẦY RẮN VÀ NGƯỜI - Huy Uyên


Chiêm bao em về muộn
trên môi đậu kín nụ cười
đường dài chi mà sầu chưa kịp xuống
phố xá xa rồi xin em ở lại thôi.

Tôi còn gì mà đứng đợi chờ
cơn mưa đầu mùa đã nhạt phai theo ngày trước
nơi em đã từng vờ bước
rồi đứng ngậm ngùi.

Em bây giờ có buồn chi tôi
thả trái phá vào thẳm sâu hang động
thả linh hồn lên trời
đứng hoài đọc kinh
dỗ dành hai ta ngày đêm cô đơn chiếc bóng.

Bên ngoài hình như mưa xuống
tóc em rối sợi sao khuya
chôn đời nhau trong mắt của người
nhìn nhau bỏ đi mà lòng bỗng sửng .

Những nụ hôn vội vàng
bờ môi rưng rưng se lạnh
bầy rắn và người bò quanh
mối tình đã cầm lòng rao bán.

Biết đâu em khi xa
ngồi nhìn bóng mình vùi sâu vực xoáy
người phiêu du theo mùa vàng đốt cháy
lặng buồn hát bài thánh ca.

Quay lại nhìn chốn xưa
anh một mình bò dài lên bờ dốc
em buồn chi mà chẻ hoài con tóc
tiển đám tang người đi dưới cơn mưa.

Huy Uyên
lesinh.lesinh@yahoo.com
READ MORE - BẦY RẮN VÀ NGƯỜI - Huy Uyên

CHÍ PHÈO DIỄN CA (2) - Nguyễn Tường



TIẾP THEO KỲ TRƯỚC: CHÍ PHÈO DIỄN CA 1


2.

Nhưng kìa cụ ông cũng đã về.
Cụ cất tiếng rất sang: “Cái gì?
Tại sao mà đông người thế chứ?”
Chỗ nầy, chỗ kia tiếng “lạy cụ”,
người ta kính cẩn giãn cho xa,
và Chí Phèo bỗng nằm dài ra,
bất động, rên khẽ như gần chết.
Thoáng nhìn, cơ sự đã hiểu hết.
Làm lý trưởng, chánh tổng lâu ngày,
nay lý trưởng con cụ lên thay,
những việc thế nầy cụ không lạ.
Cụ quát các bà vợ trước đã,
cái thói xưng xỉa chực tâng công:
- Các bà đi vào nhà được không?
Chỉ lôi thôi, làm việc thêm hỏng.
 Quay lại người làng, cụ dịu giọng:
- Các ông bà nữa, về đi thôi!
Có gì mà phải xúm lại coi?
Không ai nói gì, họ tản cả.
Một phần vì họ nể cụ bá,
một phần muốn yên thân cho rồi:
người nhà quê vốn ghét lôi thôi.
Ai dại dột cứ việc mà đứng,
có sao họ triệu đi làm chứng.
Sau còn trơ lại mỗi Chí Phèo
và cha con cụ bá nhìn theo.
Bây giờ cụ bá lại gần kế,
khẽ lay và gọi, “Làm sao thế,
anh Chí ơi?” Chí Phèo ngước lên,
con mắt chỉ he hé, giọng rên:
- Với bố con mầy, tao liều chết.
Nhưng tao chết có thằng sạt nghiệp,
mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Nghe Chí Phèo nói thế, bỗng dưng
cụ bá cười nhạt, tiếng giòn giã:
người ta thường bảo rằng cụ bá
hơn người cũng bởi cái cười này.
- Cái anh này nói thế mới hay!
Ai làm gì mà anh phải chết?
Người chứ phải ngóe đâu dễ giết?
Anh Chí lại say rồi phải chăng?
Rồi giọng thân mật, cụ hỏi rằng:
- Vậy anh về từ bao giờ thế?
Sao không vào chơi, uống nước nhể?
Thấy Chí Phèo im, cụ tiếp thêm:
- Vào uống nước đã. Nào đứng lên.
Có gì cứ nói nhau tử tế,
cần gì mà thanh động lên thế,
người ngoài biết, mang tiếng cả làng.
Rồi xốc Chí Phèo, vừa phàn nàn:
- Khổ quá! Có tôi đâu đến nỗi.
Ta nói chuyện biết phải, biết lỗi
thì cái gì cuối cùng cũng xong.
Người lớn cả, đâu phải trẻ con,
một câu chuyện với nhau là đủ.
Chỉ tại thằng lý Cường nóng dữ
không chịu biết nghĩ trước nghĩ sau.
Ai chứ anh- nó, họ với nhau.
Họ với hàng Chí Phèo chẳng biết,
nhưng cũng thấy nguôi ngoai chút ít.
Hắn ra vẻ nặng nề, ngồi lên.
Cụ bá biết phần thắng về mình,
nháy mắt con một cái, cụ quát:
- Lý Cường đâu! Tội mầy khó thoát.
Vào bảo người đun nước mau lên,
sao không đi còn đứng đó nhìn!
Cụ dắt tay Chí Phèo đứng dậy,
giục thêm vài tiếng nữa sau đấy,
và Chí Phèo cũng chịu bước đi:
hắn cố khập khiễng như bị gì.
Là vì trong người rượu đã nhạt,
không còn chửi bới và la quát,
hắn thấy hăng hái như không còn.
Sự ngọt ngào làm hắn mềm lòng,
vả lại người đứng xem về cả,
hắn thấy mình như trơ trọi lạ.
Cái sợ cố hữu dậy bất ngờ,
cái sợ xa xôi thuở ngày xưa,
hắn thấy mình quả là táo bạo.
Không sao dám gây cha con lão,
bốn đời làm tổng lý còn gì!
Nghĩ, hắn thấy mình oai quá đi.
Ở làng nầy, hắn chả gì cả.
Không vây cánh, họ hàng nhờ vả;
anh em không, bố mẹ cũng không...
Ờ thế mà cũng độc lực ông
với lý trưởng, chánh tổng, chọi lại
bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại,
Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào,
Bắc Kỳ nhân dân đại biểu cao,
khét tiếng đến cả trong hàng huyện.
Khắp cả cái làng nầy thử kiếm
mặt nào trong hai nghìn suất đinh
làm được một cái chuyện như mình?
Kể làm rồi chết cũng chịu vậy.
Vậy mà không: cái cụ bá ấy
lại xử nhũn mời hắn vào nhà
ngồi bàn chuyện và cùng xơi trà.
Thôi cũng hả, đã nhũn thì được.
Nhưng bỗng hắn lại hơi chùn bước;
biết đâu cái lão nầy lại lừa
vào nhà rồi chuyện lại dây dưa?
Ồ mà thật dám như thế lắm!
Này nó hãy lôi tròng cổ hắn
cái mâm, cái nồi, đồ bạc thau,
vợ con la lên, cột hắn vào,
chần một trận nên thân, vu cướp.
Cái thằng bá Kiến gì chẳng được,
già đời đục khoét há lẽ gì
mà chịu lép như trấu thế kia?
Thôi dại gì mà vào miệng cọp,
hắn cứ đứng đây này, cũng tốt,
lăn ra đây la toáng xem nào.
Nhưng nghĩ ngợi một tí dù sao,
hắn có lăn ra kêu đi nữa,
liệu có còn ai ra không chứ?
Vả lại bây giờ rượu nhạt rồi,
nếu lấy dao rạch cũng đau thôi.
Vào thì vào, cần quái gì chứ.
Nếu mà muốn đập đầu thì cứ
đập vào nhà nó hơn đập ngoài.
Cùng lắm, nếu phải chuyện không hay
nó bày trò lật lọng, giở quẻ
thì hắn chỉ ở tù có thế.
Ở tù với hắn là chuyện thường.
Thôi cứ vào, khỏi ở ngoài đường.
Vào rồi, mới biết cái hắn sợ
là hão huyền và không chứng cớ.
Bá Kiến muốn dàn xếp cho yên.
Không phải cụ tỏ ra đớn hèn,
chính cụ khôn róc đời chẳng phải,
cái khôn ngoan người xưa đã dạy:
thứ nhất là sợ kẻ anh hùng,
thứ hai là sợ đứa khốn cùng.
Chí Phèo không anh hùng là chắc,
nhưng liều lĩnh thì khỏi thắc mắc.
Chấp đứa liều lĩnh đâu phải khôn!.
Thế nào là mềm nắn, rắn buông?
Cái nghề làm quan, nếu nhất nhất
cái gì cũng đè đầu xuống đất
thì chỉ có bán nhà sớm thôi.
Cụ đã dạy lý Cường thế rồi.
Vũ dũng như hắn mà lý trưởng
là nhờ có cụ chứ đừng tưởng.
Cụ mà chết đi rồi thử xem
“chúng nó” lại không cho bùn đen
Tiếng vậy, làm tổng lý cũng khổ
Làng nầy, hơn hai ngàn dân số,
xa phủ tỉnh, kể cũng dễ ăn
nhưng không phải lý trưởng lên làm
rồi cứ ngồi mà khoét từng tý.
Hồi năm nọ, có thầy địa lý
qua đây bảo thế đất của làng
là “quần ngư tranh thực” rõ ràng,
vì thế bọn đàn anh trên trước
chỉ là đàn cá tranh mồi nước.
Mồi thì ngon đấy, miễn phải bàn,
nhưng năm bè, bảy mối giành ăn.
Ngoài mặt với nhau rất tử tế
nhưng trong bụng không phải như thế;
lúc nào cũng cầu nhau lụn tàn
để cưỡi lên đầu cổ giành ăn.
Ngay Chí Phèo đến đây kiếm chuyện
biết đâu có thằng đã ẩy đến?
Nếu cụ không chịu nhịn có khi
làm to chuyện tốn tiền thêm nguy.
Cái nghề quan bám thằng có tóc
có ai lại đi bám thằng trọc?
Bỏ tù nó chuyện cũng dễ thôi;
nhưng ngày nó ra được tù tồi
liệu nó để mình yên không đó?
Cụ phải cái vụ thằng năm Thọ,
mãi đến giờ còn nhớ chưa quên.



(Còn tiếp)

Nguyễn Tường
New York

READ MORE - CHÍ PHÈO DIỄN CA (2) - Nguyễn Tường