Ngồi dưới bậc thềm tượng Quán Thế Âm trước cổng chùa làng đợi đến lượt mình nhận quà của đoàn từ thiện về cứu trợ. Tôi lại miên man nghĩ về chùa làng mình đã bao lần cưu mang che chở cho dân vượt qua thống khổ của chiến tranh thiên tai, dịch bệnh.
Quê
tôi vẫn gọi là chùa Văn Quỹ dung dị và mộc mạc như
vậy mặc dầu có tên là VẠN AN TỰ hẳn hoi. Thuộc xã
Hải Tân, Huyện Hải Lăng nằm tận cùng phía nam tỉnh
Quảng Trị cách Thừa Thiên Huế bởi dòng sông Ô LÂU.
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp
sống muôn đời của tổ tông.
(Trích
câu cuối bài NHỚ CHÙA )
Thơ
Huyền Không
Có
lẽ trên đất nước mình, chùa quê đều như vậy: chùa
với đình tuy hai mà một. Nghe quí cụ lão thành kể lại:
ngày xưa chùa và đình làng tôi thờ chung trong một ngôi
nhà rường năm gian, tiền Phật hậu linh (trước thờ Tôn
Tượng Bổn Sư Thích Ca, sau thờ linh vị THÀNH HOÀNG
(khai khẩn) hai gian tả hữu thờ Thất Tộc (Bảy họ: Lê,
Nguyễn, Đỗ, Trần, Ngô, Phạm, Nguyễn).
Năm
1957, chùa tổ chức quy y dưới sự chứng minh của ân sư
Thượng Tâm Hạ Thái, pháp hiệu Thiện Trí,tự Hoà Khương,
bút hiệu Dạ Sỹ Thiện Trí, thế danh Nguyễn Diệu, sinh
năm Đinh Mùi (1907), niên hiệu Thành Thái năm thứ 19.
Đại lão Hòa Thượng Thích Thiện Trí, Giáo Phẩm chứng
minh Giáo Hội Phật Gíao tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa chủ chùa Hiếu Quang. Ngoài kiến thức Phật học, Ngài còn
tinh tường về các thể thơ, đối, liễn, nghi lễ và là
một soạn giả ca Huế. Ngài xuất gia lúc 12 tuổi, đầu
sư với HT Thích Phước Hậu, trụ trì chùa Linh Quang Huế.
Năm 27 tuổi (1932), Ngài Thọ Tỳ Kheo, năm 75 tuổi Ngài
được Giáo Hội suy tôn lên ngôi vị Hòa Thượng… Về
thân thế của Ngài, quê nội là làng Đạo Đầu, xã
Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhưng Ngài được sanh ra và
lớn lên cho đến ngày xuất gia tại quê ngoại là làng
Văn Quỹ, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị. (Chỉ xin trích cuộc đời và hành trạng của HÒA
THƯỢNG để hàng đạo hữu chùa Văn Quỹ biết Bổn Sư
của mình…(Tiểu sử trích theo Mai Lâm Giám Lục”).
Mạng
mạch Đạo Pháp bén rể ăn sâu, sum suê hoa trái kể từ
đây.
Tuổi
thơ tôi thường theo mạ đi chùa, mới đầu ngại ngùng e
thẹn, tay cứ níu lấy vạt áo dài nối của mạ, ngập
ngừng từng bước một vào điện thờ mà run. Mạ trìu
mến dỗ dành: - Vào lễ với mạ, Bụt thương con trẻ
lắm, con không nhớ Bụt hiện trong chuyện Tấm Cám mà mệ
thường kể cho con nghe à. Mà
thiệt, ông Bụt ngồi xếp bằng trên cao nớ răng mà
hiền, mắt nhìn xuống như nhìn tôi, miệng tủm tỉm cười
mãi không thôi, vô tình tôi ngoái nhìn lại sau lưng phía
trên cửa ra vào, một ông mắt trợn trắng bóc, mặt đỏ
lòm bộ tướng dữ tợn. Tôi níu tay mạ vừa chỉ vừa
thụt lùi. (Sau này lớn lên mới biết đó là Ngài Hộ
Pháp).
Thế
rồi, bọn con nít chúng tôi càng lâu càng gắn bó với
chùa, thường theo mạ đi chùa. Mạ vào lễ còn bọn tôi
bày đủ trò phá phách, vô tâm nghich ngợm chơi đùa, nhất
là bắt chim, phía sau tượng Ngài Hộ Pháp có bức hoành
phi kín đáo cho chim sẽ tha hồ làm tổ. Té ra trông tướng
ngài dữ dằn lại quá hiền, bọn tôi leo trèo đụng tay,
đụng chân, có đứa cả gan sờ râu, rứa mà đêm về
không ai nằm chộ (mơ) và đau ốm chi nơi. Lần đầu
trong đời học sinh ôn thi tiểu học và đệ thất
cũng rủ nhau lên chùa học cho thanh tịnh, mau thuộc bài
và lạy phật cầu nguyện…Thế rồi !
Chiến
tranh bùng nổ ngày càng khốc liệt Tôi đành xa quê, bỏ
làng, bỏ chùa tản cư lánh nạn, bước đi mà ngậm ngùi
ngoái lại bâng khuâng khi nhớ về câu thơ của Nguyễn
Bính mới thấm thía làm sao:
Mai
này Tôi bỏ quê tôi
Bỏ
trăng, bỏ gió, chao ôi bỏ chùa !
Vào
Huế, ngày hai buổi đi học đạp xe qua những danh lam
thắng cảnh cố đô, những ngôi cổ tự già lam uy nghiêm
trầm mặc và những mái chùa nho nhỏ như bóng dáng chùa
quê : Hiếu Quang, Cát Tường, Tịnh Bình, cũng thờ Phật,
cũng kinh kệ hôm mai mà sao nghe lạ lẫm, không làm cho Tôi
khuây khỏa, răng mà nhớ Chùa, nhớ Phật ở làng mình da
diết khôn nguôi.
Như
Hòa Thượng MÃN GIÁC (thi sĩ Huyền Không) quê làng Phương
Lang, xã Hải Ba đã minh chứng: “Tình
quê của tôi nó thâm nhập như vậy” nên chi trong thời
chiến tranh về thăm làng không được, vào năm 1956 tôi
đã sáng tác bài thơ NHỚ CHÙA !
Thấp
thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Yên lặng chùa tôi ngập nắng vàng(1)
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Yên lặng chùa tôi ngập nắng vàng(1)
Lang
thang làm thân cùng tử, phiêu bạt nơi xứ người, nhìn
Gia Đình PhậtTử “người dưng” sinh hoạt, văng vẳng
bên tai những bài hát "Dây thân ái lan rộng muôn nhà,
tay sắp xa nhưng tim không xa ….”(2). “Ra
đi lìa xa mái hiên chùa, còn đâu bóng lam hiền…….”(3).
Lòng bồi hồi, quay quắt nghèn nghẹn nước mắt chực
trào ra thôi. Mỗi chiều hôm nghe chuông chùa ngân nga là
mường tượng chuông chùa làng mình chầm chậm rơi rơi,
man mác u hoài lãng đãng sương khói đôi bờ Ô Lâu.
Chiến
tranh rồi cũng qua,mái chùa cũng theo từng nhip sống của
dân làng mà đứng vững. Nhớ những ngày khó khăn đó,
bà con đi học bổ túc văn hóa, mỗi người đi học đều
mang theo một cây đèn dầu hoặc ngọn đuốc bằng tre gặp
đêm rằm, mồng một thì ghé chùa góp thêm ánh sáng cho
ngôi Phạm Vũ tụng một thời kinh rồi đi học, chưa biết
chữ nhưng Chú Đại Bi và Tâm Kinh thì thuộc làu. Thế
mới thẩm thấu sự nhiệm mầu bất khả tư nghị “VÔ
NHẤT VẬT” của ánh sáng Vô Tận Đăng của Lục
Tổ, nguy khó với chiến tranh, lao đao với bão lũ thì
cùng nhau tìm về núp bóng dưới mái chùa quê an bình. Là
những nông dân lam lũ, một nắng hai sương với ruộng
đồng, được Chư Tôn Đức ở Quảng Trị và Huế thường
Quang Lâm sách tấn, được thấm nhuần Đạo vị giải
thoát và ánh sáng trí tuệ soi đường đã chắt chiu chăm
chút ngôi Gìa lam uy nghiêm cửu trụ an nhiên hằng tại
nơi Đất Làng Quê Tôi.
Có
một ngôi chùa như thế ở miền quê là nơi trưởng dưỡng
Đạo Tâm của quý bác trong làng, là nơi tu học khơi
nguồn trí tuệ của Đoàn sinh Gia đình Phật Tử và
cũng là nơi ưu ái dừng chân của các đoàn từ
thiện về cứu trợ họp bàn cùng Khuôn Giáo hội phân
phối hàng quà trong tinh thần “BẤT NHỊ” của Tâm
Kinh: giàu, nghèo, ghét, thương, lương, giáo. Quê tôi có 2
tôn giáo: Phật Giáo và Công Giáo, tín đồ rất đông, là
anh em huyết thống và con dân của 7 họ (tộc)
Cứ
mỗi lần bất an, tôi chống gậy lên chùa ngồi yên ả
một mình dưới tượng đài Bồ Tát Quán Thế Âm, thấy
thanh thản đến lạ lùng, nhìn đoàn sinh GĐPT sinh hoạt
lại vẳng về : “ Hôm nay về dưới bóng cha lành, lòng
con thấy nhẹ nhàng, vì tâm con yên vui…”(4) Thì lòng
khinh an, cảm động đến rưng rưng.
Chùa
làng Văn Quỹ, nơi che chở tuổi thơ tôi rong chơi an lành
thì cũng là nơi nương tựa tuổi già chất ngất bình yên
giữa phong ba đời thường./.
MÙA
SEN !
Lãm
nguyệt hiên cuối xuân
(1)trích
thơ “Nhớ Chùa”của HT Mãn Gíac
(2)nhạc
Lê Lừng
(3,4)nhạc
Trần Nhật Thành
Ảnh:
-Chùa
Văn Qũy
-Tượng
đài Bồ Tát Quán Thế Âm.