ANH ƯỚC THÀNH
Anh ước thành Hương Giang,
Nâng thuyền em trôi nhẹ.
Anh muốn làm nón Huế,
Để gợi em ước mơ.
Anh ước thành bài thơ,
Hợp lòng em ý tứ.
Anh ước thành Núi Ngự,
Để em ngắm mây trời.
Anh ước thành biển khơi,
Dẫn thuyền em đây đó.
Anh ước thành làn gió,
Mơn man mái tóc em.
Anh ước thành hồ sen,
Đợi trăng rằm em đến.
Anh ước thành ngọn nến,
Thức cùng em đêm dài.
Anh ước thành chàng trai,
Ngày xưa em yêu nhất…
NHT
Phước Vĩnh, tp. Huế
nghongtran38@gmail.com
Lời bình: Châu Thạch
Các nhà thơ thường giàu trí tưởng tượng, cho nên trong thơ
họ, ngòai những ước ao bình thường như mọi người, họ còn có những ước ao cao
vời, không tưởng và đôi khi kỳ quặc nữa. Ta hãy thử nghe một ước ao lạ đời của
nhà thơ Tế Hanh:
Nếu em chết chắc là anh có thể
Tỏ
mối tình lặng lẽ, quá sâu thâm
Anh tìm nơi em nghĩ giấc ngàn năm
Ngồi điên dại, sầu như cây liễu rũ.
( Ước ao)
Và ta hãy nghe một ước ao của nhà thơ Hàn mạc Tử:
Tôi ước ao, là tôi ước ao
Tình tôi vô lượng sẽ dâng cao
Như bông trăng nở, bông trăng nở
Những cánh bông thơ trắng ngọt ngào.
( Ước ao)
Cũng mang cái bệnh thường tình của những con người làm thơ,
tác giả Nguyễn hồng Trân trong bài thơ “Anh ước thành” của mình cũng mơ mộng
một cách cao vời và ao ước những điều có thể gọi là không tưởng. Tuy thế cái
ước ao của Nguyễn hồng Trân không phải chỉ là mơ thành mây, thành nước, thành
trăng, thành gió một cách chung chung như bao thi sĩ khác mà mây, nước, trăng,
gió của Nguyễn hồng Trân gắn liền với một dịa danh có cảnh quan đầy thơ mộng :
Đó là xứ Huế đẹp xinh.
Ta hãy đọc bốn câu đầu của bài thơ:
Anh muốn thành Hương giang
Nâng thuyền em trôi nhẹ
Anh muốn thành nón Huế
Để gợi em ước mơ.
Hương giang là dòng sông đẹp của xứ Huế, nón Huế hay nón Bài
Thơ là đặc sản xứ Huế, đây là hai cái đẹp tượng trưng cho nhiều nét đẹp đặc thù
của Huế. Nhà thơ Nguyến hồng Trân có phần ủy mị khi muốn bíến mình thành hai vẽ
đẹp nên thơ nầy, nhưng cũng thông cảm cho một tâm hồn lãng mạn không thể hóa
thành cái gì hùng vĩ hơn khi mà con thuyền em đang đi trên Hương giang và đầu em đang đội chiếc nón bài thơ mong manh
và trắng đẹp. Biến thành Hương giang, biến thành nón Huế là biến thành dòng
sông nơi tác giả đương sống, là biến thành sản vật truyền thống ở chốn định cư,
Nguyễn hồng Trân đã muốn biến thành cái mình yêu để tôn vinh, phục vụ cho con
người mình yêu quý. Ở một nhận xét khác, đây là bốn câu thơ bày tỏ ước ao thực
tế, cụ thể chứ không phải là những mơ mộng viễn vông, vì ở đây tác giả ao ước
cho tâm hồn mình thơ mộng như dòng Hương giang, nhẹ nhàng như chiếc nón Huế để
hiến tặng cho người yêu thăng hoa trong cuộc sống, chứ không phải tác giả lấy
chính thân thể mình làm dòng sông, làm chiếc nón.
Bốn câu thơ tiếp tác giả đề cập đến một vẽ đẹp khác, đó là vẽ
đẹp trong tâm hồn và vẽ đẹp của núi Ngự Bình nơi đất thần kinh:
Anh ước
thành bài thơ
Hợp lòng em
ý tứ
Anh ước thành núi
Ngự
Để em ngắm
mây trời.
Ước thành bài thơ để cho hợp ý nàng là điều biết bao thi sĩ
mong muốn và đã nói ra, nhưng ước làm núi Ngự cho em ngắm mây trời là một suy
tư độc đáo mà không mấy thi sĩ nào nói ra được. Núi Ngự là một thắng cảnh nằm
bên bờ sông Hương. Cùng với sông Hương, núi Ngự là quà tặng vô giá thứ hai của
tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên cảnh sơn thủy hửu tình của Huế. Ước ao cho thân
thể mình thành núi Ngự hay ước ao cho tâm hồn mình như núi Ngự đều là những mơ
ước đầy thi vị, và hình ảnh em đứng trên núi Ngự ngắm mây trôi là hình ảnh đẹp
tuyệt vời của người nữ trước thiên nhiên cao rộng. Trí tưởng tượng của Nguyễn
hồng Trân không nằm trong sự nhỏ bé của tình yêu giữa nam và nữ mà nó được biến
hóa vượt lên, hòa điệu trong phong cảnh hửu tình. trong không gian cao rộng:
Anh trở thành ngọn núi và em đứng cao vời nhìn mây trời bay lồng lộng.
Đã qua thời ủy mị để làm dòng sông Hương thơ mộng. làm chiếc
nón Bài Thơ nhẹ nhàng, nhà thơ Nguyễn hồng Trân muốn làm cái gì lớn lao cho em
nữa nên đã làm núi Ngự Bình và bây giờ lại ước ao làm biển lớn, ước ao làm cả
ngọn gió trời:
Anh ước
thành biển khơi
Dân thuyền
em đây đó
Anh ước
thành làn gió
Mơn man mái
tóc em.
Vì ở các khổ đầu của bài thơ tác giả đã nói đến sông Hương và
núi Ngự, nên ở khổ thơ nầy biển của tác giả chắc chắn cũng chỉ là biển xứ Huế
mà thôi. Cùng với biển Lăng Cô, phá Tam Giang, biển Thuận An là một kiệt tác
thiên nhiên của Huế, thu hút du khách không kém gì đền đài lăng tẩm đã nổi
tiếng. Biển Thuận An luôn luôn biến đổi kỳ ảo theo mùa, nên nó mang nhiều nét
bí ẩn kỳ thú như tâm hồn người thi sĩ mộng mợ. Nhà thơ Nguyễn hồng Trân ao ước
mình thành biển để đưa thuyền em đi, làm gió để mơn man tóc em làm cho ta liên
tưởng đến vẽ đẹp muôn màu của biển Thuận An và ngọn gió dịu dàng từ ngàn khơi
thổi vào chạy dọc theo Hương giang lên miền lăng tẩm.
Rồi thì ngao du sơn thủy đủ rồi, tác giả lại đưa em quay về
trong lòng xứ Huế với hồ sen, khóac cho em hình ảnh thanh tân như những nàng
cung nữ xa xưa, để với em ngồi cùng ngọn nến đêm dài:
Anh ước thành hồ sen
Đợi
trăng rằm em đến
Anh ước thành ngọn nến
Thức cùng em đêm dài.
Nói đến hồ sen làm sao người đọc có thể quên được hồ Tịnh Tâm
xứ Huế. Hồ Tịnh Tâm là di tích của cảnh quan được kiến trúc dưới triều Nguyễn,
Cảnh đẹp của hồ đã tạo nên nguồn thi hứng cho những bài thơ nổi tiếng của vua
quan thời xưa và của thi nhân nhiều thế hệ sau nầy. Đứng bên hồ Tinh Tâm ngắm
nhìn, thưởng thức mùi hương ngào ngạt của hoa sen, lòng ta thanh thản và tỉnh
lặng vô cùng.
Ngọn nến xứ Huế cũng không phải là ngọn nên bình thường như
bao địa phương khác. Nói đến ngọn nến xứ Huế là nói đến ngọn nến hòang cung,
nếu nó không thể hiện nét cá biệt sinh
họat của một thời phong kiến thì thường bày tỏ tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của
bao cung nữ xa xưa. Nhà thơ Nguyễn hồng Trân đã ao ước làm hồ sen, rồi làm ngọn
nến, điều đó cũng bày tỏ được cái chất Huế
thấm đậm trong tâm hồn. Bốn câu
thơ nói về sen và nến đưa người đọc đến một miền thơ cổ kính, liên tưởng đến
những cung nữ âm thầm nuốt lệ nơi chốn lảnh cung.
Và cuối cùng bài thơ Nguyễn hồng Trân ước ao một điều thật sự
cho mình:
Anh ước thành chàng trai
Ngày xưa em yêu nhất…
Đây là một ước ao chính trong lòng người thí sĩ, và chính nó
là động lực để nhà thơ nẩy sinh biết bao ước ao cao vời khác. Ước ao nầy như
cánh cửa mở ra những ước ao thành sông thành núi, thành biển thành hồ của xứ
Huế mộng mơ và cô đọng thành một bài thơ ngắn gọn rất hay: Bài thơ “ Anh ước
thành” của Nguyễn hồng Trân ./.
Châu
Thạch