Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, March 24, 2020

RƯỢU CHIỀU LỮ THỨ - Thơ Nguyên Lạc



                          Nhà thơ Nguyên Lạc



RƯỢU CHIỀU LỮ THỨ

Tay nâng chén rượu chiều rơi
Mời ai cạn chén kiếp đời lưu vong?
Mời em. nhan sắc còn không?
Mời tôi. tan mộng trăm năm nỗi sầu!

Hồ Trường biết rót về đâu? [*]
Về đâu rồi cũng một màu tàn phai!

Uống đi! Cạn chén đắng cay
Xé câu thơ cổ thả bay lũng chiều
Tà huy đổ bóng liêu xiêu
"Hồ Trường! Say. tỉnh?"
Hắt hiu đất trời!

Sao không say hở tôi ơi?
Tỉnh chi? Sầu với cỏ cây. Hồ Trường!

                                        Nguyên Lạc 

..........

[*] "Vỗ gươm mà hát/ Nghiêng bầu mà hỏi/ Trời đất mang mang ai người tri kỷ/ Lại đây cùng ta cạn một hồ trường/ Hồ trường! Hồ trường!/ Ta biết rót về đâu?
                               (Hồ Trường - Nguyễn Bá Trác)

READ MORE - RƯỢU CHIỀU LỮ THỨ - Thơ Nguyên Lạc

NUÔI CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY - Đặng Xuân Xuyến


NUÔI CÁ CẢNH
THEO PHONG THỦY
*
Bể cá cảnh có nước là yếu tố thủy trong phong thủy học, có tác dụng điều hòa âm dương, tăng cường sinh khí và có thể thúc đẩy khí cát hoặc khí hung nên cách bài trí bể cá vô cùng quan trọng.
Nếu bài trí phù hợp với phong thủy thì tài lộc chảy đến, phát tài chẳng mấy chốc, còn ngược lại thì tài vận sẽ liên tục bị tán tài, suy giảm.
Theo kinh nghiệm dân gian thì người có bát trạch thiếu thủy, hợp thuỷ thì nên nuôi cá cảnh, còn người có bát tự kỵ thủy thì không nên nuôi cá cảnh. Nếu nuôi cá cảnh thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.

I. VỊ TRÍ ĐẶT BỂ CÁ
Theo phong thuỷ thì hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn hoặc hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Tuy nhiên, nhà ở hiện đại thiết kế theo hướng tận dụng triệt để diện tích và không gian sử dụng nên việc bố trí bể cá bên cạnh đáp ứng yêu cầu về phong thủy còn cần lưu ý sự hài hòa, hợp lý với các đồ vật và không gian ngôi nhà.
Theo quan niệm của người phương Đông thì số cá và màu sắc của cá thích hợp với vị trí đặt bể cá ở các hướng như sau:
- Bắc (thuộc hành thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng kim.
- Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc màu xanh.
- Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.
- Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc xanh
- Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ
- Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng
- Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu trắng hoặc màu vàng kim
- Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá màu trắng hoặc màu vàng kim.
Dù đặt bể cá ở vị trí nào cũng nên lưu ý những điểm sau:
- Bể cá phải được tựa lưng vào bờ tường để tăng độ vững chãi, chắc chắn cho tài lộc.
- Bể cá phải đặt ở gần lối đi, phòng khách hoặc ở những nơi trang trọng.
- Nên đặt bể cá ở phương vị Chu Tước (đứng giữa nhà nhìn ra cửa chính thì bên tay trái gọi là Thanh Long, bên tay phải là Bạch Hổ, phía sau là Huyền Vũ, phía trước là Chu Tước) mới có lợi cho tài vận, tuyệt đối không đặt ở phương vị Huyền Vũ thì thủy bị tụ lại, sẽ dẫn đến suy giảm tài lộc.
- Trong phong thủy, bể cá mang ý nghĩa tốt lành, do đó nên đặt ở các hướng tốt như: Bắc, Tây Bắc hoặc Đông Nam.
- Nên đặt bể cá ở những vị trí ít ánh sáng tự nhiên (mặt trời) chiếu vào.
- Nên đặt bể cá ở bên trái cửa chính (từ trong nhà nhìn ra) để đón vận may về tài lộc.
- Không đặt bể cá bên phải của chính (từ trong nhà nhìn ra) vì sẽ mang lại những bất lợi cho cuộc sống hôn nhân.
- Không đặt bể cá thẳng hướng cửa chính nhìn vào.
- Không đặt bể cá dưới tượng thờ các thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc - Lộc - Thọ sẽ phạm “chính thần hạ thuỷ”, khiến gia chủ khuynh gia bại sản.
- Không đặt bể cá trong bếp hoặc đối diện với bếp sẽ gây mất mát về vật chất và phát sinh bất hòa cho gia đình.
- Không tận dụng gầm cầu thang để đặt bể cá vì gầm cầu thang mang tính âm, đặt bể cá tại đây sẽ làm năng lượng âm tồn đọng dưới gầm cầu thang.

II. HÌNH DÁNG BỂ CÁ
- Hình tròn (thuộc hành kim): Rất tốt vì kim sinh thủy.
- Hình chữ nhật (thuộc hành mộc): Khá tốt.
- Bể cá hình lục giác (thuộc hành thủy): Tốt vì bình hòa.
- Bể cá hình vuông (thuộc hành thổ): Không nên vì thổ khắc thủy.
- Bể cá hình các góc nhọn (thuộc hành hỏa): Không nên vì thủy khắc hỏa.

III. SỐ LƯỢNG CÁ NUÔI TRONG BỂ
Dân gian có nhiều cách chọn số lượng cá để tăng cường sinh khí, đem 
lại vận may về tài lộc như dựa vào ngũ hành, dựa vào bản Mệnh hay dựa vào các số đẹp, vào quẻ riêng của mỗi người hay chọn số lẻ vì quan niệm nước là âm nên số cá lẻ (dương) để cân bằng âm dương, tăng tài tấn lộc...
Trong khuôn khổ bài viết này, người viết lược soạn và giới thiệu 3 cách để bạn đọc tham khảo.
&. Cách thứ nhất: Dựa trên Bản Mệnh:
- Mệnh Mộc: Thích hợp nuôi 3 hoặc 8 con.
- Mệnh Thổ: Thích hợp nuôi 5 hoặc 10 con.
- Mệnh Kim: Thích hợp nuôi 4 hoặc 9 con.
- Mệnh Thủy: Thích hợp nuôi 1 hoặc 6 con.
- Mệnh Hỏa: Thích hợp nuôi 2 hoặc 7 con.
&. Cách thứ hai: Dựa trên Ngũ Hành:
- Số lượng 1 con: thuộc hành Thủy, làm tăng cường Thủy khí, đây là khí vượng tài nên được coi là cát (tốt).
- Số lượng 2 con: thuộc hành Hỏa, làm hao tổn Thủy khí, loại khí này bị tiêu hao, nên bị xem là xấu.
- Số lượng 3 con: thuộc hành Mộc, làm giảm Thủy khí, nên bất lợi.
- Số lượng 4 con: thuộc hành Kim, Thủy khí gia tăng làm tài khí thêm vượng.
- Số lượng 5 con: thuộc hành Thổ, Thủy khí bị khắc nên bất lợi.
- Số lượng 6 con: thuộc hành Thủy, Thủy khí được gia tăng nên tốt.
- Số lượng 7 con: thuộc hành Hỏa, làm tiêu hao Thủy khí, mặc dù khí này bị hao tổn nhưng không tốt không xấu.
- Số lượng 8 con: thuộc hành Mộc, làm giảm Thủy khí nên bất lợi.
- Số lượng 9 con: thuộc hành Kim, làm vượng Thủy khí nên rất tốt.
- Số lượng 10 con: thuộc hành Thổ, Thủy khí bị giảm nên bất lợi.
Từ 11 con trở lên: Tính như trên nhưng bỏ đi hàng chục, ví dụ: 11 con tính là 1 con - 12 (hoặc 20) con tính là 2 con.
&. Cách thứ ba: Dựa theo vị trí đặt bể cá:
- Bắc (thuộc hành thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng kim.
- Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc màu xanh.
- Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.
- Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc xanh
- Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ
- Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng
- Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu trắng hoặc màu vàng kim
- Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá màu trắng hoặc màu vàng kim

LỜI KẾT:
Kết thúc bài viết này, người viết lần nữa lưu ý bạn đọc: Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã mà ai cũng thích nhưng nếu nuôi cá thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.
-------
(Trích từ: TÌM HIỂU VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà Xuất Bản Thanh Hóa ; 2007)

ĐẶNG XUÂN XUYÊN
READ MORE - NUÔI CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY - Đặng Xuân Xuyến

NỖI BUỒN VÂY - Ca khúc Mai Hoài Thu phổ thơ PhamPhanLang - Ca sĩ Vân Khánh

READ MORE - NỖI BUỒN VÂY - Ca khúc Mai Hoài Thu phổ thơ PhamPhanLang - Ca sĩ Vân Khánh

GIẤC MƠ XANH - Thơ Quang Tuyết



                    Nhà thơ Quang Tuyết


GIẤC MƠ XANH

Lạ lùng thay! Giấc mơ XANH
Lời thơ TÍM bỗng ngủ lành trên môi
Ta nghe một khúc xuân ngời
Tô son lên đóa hoa cười thêm duyên
Lạ lùng thay nắng chửa lên
Mà sao hương lạ xông mềm áo xưa?
Dỗi hờn mắt nguýt lời thơ
Tình em đẹp mãi bên bờ lau thưa
Duyên vừa thắm dấu bỗng mờ
Thềm rêu còn đó ngẫn ngơ gót hài
Em về thương giọt nắng phai
Tương phùng điệp khúc xanh hoài trong mơ

                                                 Quang Tuyết

READ MORE - GIẤC MƠ XANH - Thơ Quang Tuyết

GIỚI THIỆU TẬP HỒI KÝ “CHUYỆN ĐỜI TÔI” CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP - Châu Thạch


           



GIỚI THIỆU TẬP HỒI KÝ “CHUYỆN ĐỜI TÔI” CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
                                                                        Châu Thạch

     Chắc chắc, rất ít người biết đến bút hiệu nầy vì tác giả không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Chắc chắn, rất ít người biết đến tác phẩm nầy vì tác giả chỉ in 100 quyển dành để tặng cho những người yêu mến mình. Thế nhưng, nếu ai đọc được tập hồi ký nầy thì nước mắt sẽ rơi, rơi vì nhiều cảm xúc:

Thứ nhất:
- Cảm xúc vì một đời người luôn chịu những nỗi đắng cay
- Cảm xúc vì một thời cuộc đã qua trong máu lửa và trong đau thương.

Thứ hai:
- Cảm xúc vì một nhân vật có thật trong hồi ký đã vượt qua mọi chông gai của đời để lớn lên trong tri thức, trong nhân cách của mình, như một bông hoa đẹp nở trên vùng sỏi đá.
- Cảm xúc vì phẫn nộ trước những con người gian ác, rung động trước những tâm hồn nhân đạo. Tất cả đều có thật, diễn ra trong tập hồi ký như một hoạt cảnh trường đời hấp dẫn và lý thú


     Tập hồi ký dài gần 500 trang, gồm có 5 chương và phần kết, 68 tiêu đề, nhà thơ Lang Trương viết lời tựa:

Chương I: Sinh Ra Từ Gốc Rạ Quê Nghèo.

     Nguyễn Thị Ngọc Diệp kể lại tuổi thơ của mình. 13 tuổi, con Bê còn ở truồng, không có áo quần để mặc, tắm mưa, kéo mo cau, mút cà rem, không đi học nên không biết chữ và lớn dần, vô tư với một mối tình rất tự nhiên của Tám Nho, một thanh niên mộc mạc chất phát. Thế rồi, một tháng mười thương đau đến, cha chết, chị chết, chiến tranh lan tràn trên quê hương, đẩy con người đi vào địa ngục trần gian.

Chương II: Xa Quê Tìm Con Chữ.

     Bỏ quê hương cho Tám Nho đứng ngóng theo dưới rặng tre đầu làng, không hứa hẹn gì với người đơn phương e ấp yêu mình, đi đến xứ “đất đỏ mưa bùn” An Hòa, Quảng Nam. Tìm việc trong một bệnh viện Việt Đức. Học tiếng nước Đức, học chữ nước Đức trước khi học chữ nước mình. Từ một nhân viên tạp dịch quê mùa, không biết chữ, tôi luyện trở thành một y tá giỏi, tốt nghiệp ngay trên xứ người.

Chương III: Biến Cố Cuộc Đời.

     Sau ngày đất nước thống nhất, chịu chung số phận của phe thua cuộc, bị nghi ngờ, bị mất việc, buôn chùng bán chạy, vượt biên bị bắt và tù tội. Ra tù, không nơi nương tựa, không có chỗ ở, hứng chịu liên miên những điều tồi tệ của con người và của thể chế trước khi qua được nước Đức để định cư.

Chương IV: Nước Đức Trong Tôi.

     Kể lại những lần đến Đức, ân nghĩa của nước Đức, của người Đức, cùng sự nhạy bén, phấn đấu không mệt mỏi của tác giả để đạt được những thành quả khó tin là có thật trong cuộc đời.

Chương V: Ân Nghĩa người Dưng.

     Kể lại những ân nhân, những nghĩa cử đầy nhân bản của những con người, kể cả hai phía, đã đem đến cho tác giả niềm an ủi vô biên.

- Phần Kết Của Hồi Ký:

Tác gỉả tâm sự những điều sâu thẳm trong lòng mình, những tình cảm chan chứa đối với cha mẹ, thân nhân, con cháu, bạn bè và những thương yêu, buồn giận, những điều được điều mất mà tác giả đã trải qua, như con thuyền cứ trôi hoài qua bão tố, dầu hôm nay đang sống trên một đất nước văn minh và giàu có.

Phần kết của bài viết nầy:

     Nhận định Chuyện Đời Tôi, nhà thơ Lang Trương đã viết:
“Chuyện Đời Tôi của Nguyễn Thị Ngọc Diệp là những trang đời đẫm nước mắt nhưng không hề bi lụy mà tràn ngập tính nhân văn. Người đọc không tìm thấy lòng thù hận mà chỉ thấy tình yêu trải dài trong suốt quyển hồi ký. Chị viết đơn giản, mộc mạc như lời tâm tình, thủ thỉ trò chuyện với chính mình. Phong cách hành văn theo lối tự sự đó đã lay động trái tim bạn đọc. Những gì chân thành xuất phát từ trái tim rất dễ kết nối những trái tim”

     Đúng vậy, tôi đã thấy những nhà trí thức, những nhà thơ, nhà văn sau khi đọc Chuyện Đời Tôi thì nói hoài nói mãi những lời khen ngợi. Tôi đã thấy những bà nội trợ rất ít đọc sách, ôm Chuyện Đời Tôi đọc suốt đêm, rồi sáng hôm sau, kể lại cho chồng con nghe một cách thích thú. Tôi cũng đã thấy những Việt kiều tuổi trẻ, lớn lên sau 1975, đọc Chuyện Đời Tôi và rơi nước mắt.

     Vậy tôi nghĩ, không cần nói thêm điều gì nữa cho bài viết thêm dài. Nếu một ngày nào đó, hồi ký Chuyện Đời Tôi của Nguyễn Thị Ngọc Diệp đoạt một giải thưởng lớn thì tôi cũng không ngạc nhiên mấy, vì nó xứng đáng được như vậy!

                                                                    Châu Thạch

READ MORE - GIỚI THIỆU TẬP HỒI KÝ “CHUYỆN ĐỜI TÔI” CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP - Châu Thạch