SƠ LƯỢC TRÀ KINH CỦA LỤC VŨ
Ở phần trên có liên hệ đến Lục Vũ và tác phẩm danh tiếng của ông: Trà Kinh (Kinh thư của Trà), ông đã định thức hóa Pháp điển về Trà. Ta thử xem sơ lược về Trà Kinh.
1. Tiểu sử Lục Vũ
Lục Vũ (733–804), đời Đường, tác giả cuốn Trà Kinh, người đất Cảnh Lăng, Hồ Bắc; theo bản đồ thì
cặp sát
Tứ Xuyên
và Quý Châu (lúc đó thuộc Nam Chiếu/ Đại
Lý).
Lục Vũ, tự là Hồng Tiệm, vốn là một đứa trẻ mồ côi, được một thiền sư tên là Thái Chúc ở Hồ Bắc nhận nuôi. Thiền sư này vốn là một người hâm mộ và sành điệu trà đúng với truyền thống Thiền thời đó.
Sáu năm trời Lục Vũ lưu ngụ tại
thiền viện Long Vân, thời gian này ông được chỉ dạy nhiều về cách pha chế và thưởng thức trà. Tuy nhiên bẩm tính của Lục Vũ thích Nho giáo hơn là Thiền học nên thường bị sư ông trách phạt; cuối cùng không kham nổi Lục Vũ bỏ trốn theo một gánh
hát. May sao đến năm 14 tuổi Lục Vũ
gặp được một hoàng thân; ông này nhìn ra tư chất của Lục Vũ và có nhiều giúp đỡ. Sau loạn An Lộc Sơn, Lục Vũ lui về ẩn dật, kết bạn với
nhiều văn nhân và cho ra đời cuốn Trà Kinh.
2. Trà Kinh
Trà Kinh gồm 3 quyển, chia làm 10 thiên, mỗi thiên đi vào một nội dung: Nhất chi nguyên: nói về nguồn gốc cây chè; Nhị chi cụ: nói về 15 công cụ trồng chè, hái chè, chế biến chè; Tam chi tạo: nói tiêu chuẩn, yêu cầu khi chế biến trà; Tứ chi khí: giới thiệu 25 dụng cụ pha trà; Ngũ chi chủ: bàn về cách pha trà; Lục chi ẩm: nói về thú uống trà; Thất chi sử: ghi chép các trà nhân, trà thoại; Bát chi xuất: nói về các vùng trà; Cửu chi lược: nói về giản lược hoá một số khâu trong chế biến trà; Thập chi đồ: nói về các tranh ảnh vẽ về trà.
- Chương tư dành riêng để liệt kê và miêu tả hai mươi bốn thứ "trà khí", bắt đầu từ cái lò ba chân cho đến cái tủ tre để đựng những dụng cụ ấy.
- Trong chương thứ năm, Lục Vũ trình
bày phương pháp nấu trà.
Trừ muối, ông
bỏ hết các
thứ gia vị khác.
Ông cũng đề cập tới vấn đề mà
người ta đã
bàn đến rất nhiều là
vấn đề chọn nước và
mức độ đun nước sôi.
Theo ông thì nước sơn tuyền tốt nhất,
rồi đến nước sông, và sau chót nước các nguồn khác. Có ba độ nước sôi: độ thứ nhất, khi có những bọt nho nhỏ như mắt cá bơi trên mặt nước; độ thứ hai, khi bọt nước trông
giống như những hạt châu
bằng pha lê
lăn đi trong suối; độ thứ ba, khi sóng
nước sủi lên
sùng sục trong ấm. Người ta đem Trà
bánh hong trước bếp lửa cho đến
khi mềm ra như cánh tay con nít, rồi đặt giữa hai tờ giấy thật tốt, nghiền vụn ra. Khi nước
sôi
ở độ thứ nhất thì bỏ muối vào, ở độ thứ nhì thì bỏ trà. Đến độ sôi thứ ba thì đổ một thìa nước lã vào ấm để "trấn" trà và làm cho
"nước hồi phục lại nguyên
khí". Rồi người ta rót
trà ra chén dể uống. Ôi
cam lộ! Những chiếc lá
nhỏ mong manh treo lên
như những đám
lân vân trên nền trời thanh quang,
hoặc nổi vật vờ như những đóa sen trên dòng thủy lục.
Chính về món đồ uống này mà Lỗ Đồng,
một thi nhân đời
Đường đã
viết: "Chén
thứ nhất dấp ướt môi
và cổ họng; chén
thứ hai phá
tan nỗi cô
quạnh của ta; chén
thứ ba thấm vào
lòng ruột khô
khan của ta và
kiếm ra được năm ngàn
cuốn biểu ý
văn tự kỳ dị. Chén
thứ tư làm
cho ta dâm dấp mồ hôi,
- bao nhiêu những điều tà
ác ở trên
đời đều tiết ra khỏi lỗ
chân lông ta. Uống đến chén thứ năm, lòng thấy lâng lâng thanh tịnh; chén thứ sáu chiêu vời ta tới cõi bất tử. Chén thứ bảy - a, nhưng ta không
thể nhắp hơn được nữa!
Ta chỉ thấy luồng gió lạnh thổi phồng cánh tay áo ta lên
thôi, bồng Lai Sơn ở đâu?
Thôi hãy để cho ta cưỡi ngọn gió
mát này bay đi đến đó
cho xong"- như đã biết ở phần trên.
- Chương thứ mười trà đồ, tức đem chín mục trên chép ra lụa trắng treo lên, để mục kích mà hiểu rành rọt được trà vậy.
Cuốn Trà Kinh là cuốn sách Bách khoa toàn thư về chè lâu đời nhất từ đời nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này. Người Trung Quốc gọi Lục Vũ là Trà Thánh, và ông được thờ như vị thần giám hộ của các nhà buôn trà. Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, nhân dân đã xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã
có cống hiến lớn cho văn hoá
và lịch sử chè
Trung Quốc. Ngoài
ra còn dựng một tượng đồng Lục
Vũ đang ngồi uống một chén chè tại quê hương Thiên Môn của ông.
CÁC HÌNH THỨC TRÀ
1. Đoàn Trà
Đoàn trà hay trà
bánh: Là khối nguyên lá hay đã xay nhỏ nén lại. Lá trà sau khi thu hoạch xay ra hay để nguyên rồi đem hấp chín, sau đó cho vào khuôn
ép (có lò sản xuất ép
khuôn mang dấu hiệu riêng
của mình).
Nếu lá
trà xay thành bột, người ta hồ thêm
bột gạo rồi mới ép.
Cuối cùng
đem sấy cho khô.
Trà bánh là nguyên liệu cho nhiều loại
thức uống như trà sữa của Mông Cổ và
trà bơ của Tây
tạng.
Thời Lục Vũ - thời Đường, người ta uống theo lối Đoàn Trà thô sơ: Trà khô được
vo tròn
thành bánh, trước lúc
uống trà
phải mang bánh
trà ra hong trước bếp cho mềm trà,
rồi đặt giữa hai tờ giấy sạch mà
nghiền vụn ra. Chờ nước vừa sôi
thì bỏ muối vào,
chờ nước sôi
thêm một lúc
thì mới mang trà
đã nghiền mà
bỏ vào. Nước sôi sùng sục như giận dữ là lúc quan trọng nhất; cần phải bỏ vào lúc ấy một thìa nước lạnh gọi là để trấn trà, và là phục hồi tính của nước, tức là nguyên khí. Sau đó mới mang pha ra để uống.
2. Mạt trà
Mạt trà hay trà bột.
Đến đời Tống (962-1274) lối uống trà
của Lục Vũ tức Đoàn
Trà đã được bỏ đi để uống theo
lối Mạt Trà-
Lối nầy được gọi là đệ nhị trà phái. Trà được bỏ vào cối đá nghiền thành bột rồi mang đặt vào chén, đổ nước thật sôi, quấy đều bằng một chiếc "trà
tiển" - thanh quậy trà- là dụng cụ hình như một cái chổi bằng tre, vót thật khéo, chọn tre tốt; một đầu chẻ tách ra thành nhiều que như que tăm dài, một đầu không chẻ để làm cán. Tiển là để chùi
nồi, chùi
ấm như ta vẫn thấy, nhưng đây
cũng là một loại tiển được vót
công phu hơn, thanh tao hơn đặc biệt
để quậy trà.
Người Nhật và lối Trà Đạo của họ là lối uống theo nghi thức của đệ nhị trà phái thời Tống nầy. Mạt trà là loại bột trà xanh dùng trong nghi lễ trà
đạo của Nhật bản, có
màu xanh lục và
mùi thơm tự nhiên
của trà.
Mạt trà
thường cao giá
hơn các thứ trà
khác và có lẽ hiện nay ngoài
Nhật Bản khó
tìm nơi nào có xưởng sản xuất loại trà
này. Hình thức trà này có từ đời nhà Tống, truyền qua Nhật và
có liên quan đến Thiền tông.
3. Yêm trà hay Tiễn trà
Yêm trà còn gọi là tiễn trà hay trà ngâm, là loại trà ngày nay đang dùng. Loại trà này ra đời do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (trị vì 1368-1399) người sáng lập ra nhà Minh, quyết định bỏ hẳn lối sản xuất trà
bánh/ trà
ép khuôn và trà bột vì
quy trình sản xuất các
loại trà
này đòi hỏi rất nhiều thời
gian và
công sức, thay thế vào đó là yêm trà. Sự ra đời loại trà này làm phát triển ngành gốm sứ phục vụ việc uống trà - trà cụ: Quyết định dùng trà ngâm/ yêm trà là động cơ thôi thúc các nghệ nhân lò Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây và lò Yixing, tỉnh Giang Tô vẽ ra nhiều kiểu ấm và chén tinh xảo cho cách thức uống trà mới. Trà bột nhường chỗ cho trà có dạng lá tự nhiên và có cách chế biến như ngày nay. Đó là những lá trà phơi sấy khô, có thể ướp hương hay không, hãm với nước nóng mà dùng.
Loại hình trà ngâm có rất nhiều chủng loại và mỗi chủng loại có nhiều danh trà khác nhau. Hiện nay người ta lan truyền 10 loại đệ nhất danh trà
Trung Hoa (dĩ nhiên không chính thức )
là:
Tây Hồ Long Tỉnh
của Hàng
Châu, Đỗng Thính
Bích Loa Xuân của Giang Tây,
An Khê Thiết Quan Âm
của Phúc
Kiến, Hoàng
Sơn Mao Phong của An Huy, Quân
Sơn Ngân Châm của An Huy, Kỳ Môn
Hồng Trà
của An Huy, Vũ Di Nham Trà
của Phúc
Kiến, Lục An Qua Phiến
của An Huy, Tín
Dương Mao Tiêm của Hà
Nam, và Đô Vân Mao Tiêm của
Quỳ Châu. Chúng ta sẽ bàn vài danh trà tiêu biểu ở phần dưới.
Phương pháp dùng tiễn trà, trà ngâm/ hãm trong nước sôi, của hậu đại Trung Hoa tương đối là mới đối với Nhật Bản, vì mãi giữa thế kỷ mười bảy người Nhật mới biết đến phương pháp này.
(Còn tiếp nhiều
kỳ)
Nguyên Lạc